Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường dự án khu du lịch sinh thái

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường dự án khu du lịch sinh thái thuộc Khu quy hoạch đô thị An Thới được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đồ án

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường dự án khu du lịch sinh thái

  • Mã SP:GPMT DLST
  • Giá gốc:150,000,000 vnđ
  • Giá bán:145,000,000 vnđ Đặt mua

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường dự án khu du lịch sinh thái thuộc Khu quy hoạch đô thị An Thới được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đồ án

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

2. Tên dự án đầu tư

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án

4.1.1 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng trong giai đoạn thi công

4.1.2 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng trong giai đoạn vận hành

4.2 Nguồn cung cấp điện của dự án

4.3 Nguồn cung cấp nước của dự án

4.4 Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc của dự án

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1 Biện pháp tổ chức thi công dự án

5.2 Tiến độ thực hiện dự án

5.2 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường

2.1 Tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận

2.2 Tác động của việc xả nước thải đến đến hệ sinh thái thủy sinh

2.2.1 Tác động của yếu tố vật lý đến hệ sinh thái thủy sinh

2.2.2 Tác động của yếu tố sinh học đến hệ sinh thái thủy sinh

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án

1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường

1.2 Dữ liệu về tài nguyên sinh vật

1.2.1 Hệ sinh thái trên cạn

1.2.2 Hệ sinh thái biển

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải

2.1.1 Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải

2.1.2 Hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải

2.1.3 Chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước

2.2 Chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải

2.3 Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải

2.4 Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải

3. Hiện trạng các thành phần môi trường

3.1 Chất lượng không khí khu vực dự án

3.2 Chất lượng nước dưới đất khu vực dự án

CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư

1.1 Đánh giá, dự báo tác động

1.1.1 Tác động của việc chiếm dụng đất

1.1.2 Tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng

1.1.3 Tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị

1.1.4 Tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình

1.1.5 Tác động do hoạt động của công nhân trên công trường

1.1.6 Rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng dự án

1.2 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

1.2.1 Công trình, biện pháp xử lý nước thải

1.2.2 Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn

1.2.3 Công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải

1.2.4 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

1.2.5 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác

2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

2.1 Đánh giá, dự báo tác động

2.1.1 Tác động của chất thải rắn

2.1.2 Tác động do bụi, khí thải

2.1.3 Tác động của nước thải

2.1.4 Tác động của tiếng ồn

2.1.5 Rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong giai đoạn vận hành của dự án

2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

2.2.1 Công trình, biện pháp xử lý nước thải

2.2.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

2.2.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn

2.2.4 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

2.2.5 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư

3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường

3.2.1 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung

3.2.2 Xây dựng điểm lưu chứa chất thải rắn thông thường

3.2.3 Xây dựng điểm lưu chứa chất thải nguy hại

3.3 Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác

3.4 Tóm tắt dự toán kinh phí đối với các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

3.5 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

CHƯƠNG V. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC

CHƯƠNG VI. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

1.1 Nguồn phát sinh nước thải

1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa

1.3 Dòng nước thải

1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải

1.5.1 Vị trí xả nước thải

1.5.2 Phương thức xả nước thải

1.5.3 Nguồn tiếp nhận nước thải

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

2.1 Nguồn phát sinh khí thải

2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa

2.3 Dòng khí thải

2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải

2.5 Vị trí, phương thức xả khí thải

2.5.1 Vị trí xả khí thải

2.5.2 Phương thức xả khí thải

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn

3.1 Nguồn phát sinh

3.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn

CHƯƠNG VII. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình

2. Chương trình quan trắc chất thải

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải

2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ khác

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm

CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường dự án khu du lịch sinh thái thuộc Khu quy hoạch đô thị An Thới được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đồ án

+ Dự án “Khu du lịch sinh thái Hải Dương” thuộc Khu quy hoạch đô thị An Thới được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, quy mô 1.022 ha tại Quyết định số 2981/QĐ-UBND ngày 18/12/2013.

- Quy mô của dự án đầu tư:

(1) Quy mô vốn đầu tư dự án

Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án “Khu du lịch sinh thái Hải Dương” được phân vào nhóm A (Dự án thuộc lĩnh vực du lịch với tổng mức đầu tư trên 800 tỷ đồng) và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

+ Tổng vốn đầu tư của Dự án: 1.036.991.000.000 đồng (Một nghìn không trăm ba mươi sáu tỷ chín trăm chín mươi mốt triệu đồng).

+ Công ty TNHH Miền Nhiệt Đới góp vốn là 207.3398.200.000 đồng, chiếm 20% tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn còn lại là vốn huy động từ vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng và huy động khác phù hợp theo quy định của pháp luật.

(2) Quy mô diện tích

Dự án có quy mô diện tích sử dụng đất nhỏ (Diện tích dưới 50 ha).

+ Dự án “Khu du lịch sinh thái Hải Dương” có quy mô diện tích 141.058,39 m2, thuộc Khu quy hoạch đô thị An Thới tỷ lệ 1/2000, phường An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Dự kiến xây dựng 74 căn biệt thự nghỉ dưỡng với 328 phòng, 01 công trình khách sạn 05 tầng nổi và 03 tầng hầm với 157 phòng, 01 công trình tổ hợp 01 tầng gồm Nhà hàng ẩm thực, quầy bar; Trung tâm chăm sóc trị liệu, phục hồi sức khỏe,... 01 công trình nhà điều hành 05 tầng, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, công viên cây xanh,.... Dự kiến sau khi hoàn thành, khu du lịch có khả năng phục vụ khoảng 1.185 người/ngày.

Giải pháp thiết kế:

Theo Đồ án Thiết kế đô thị Khu đô thị An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang quy mô 1.200 ha đã được phê duyệt theo Quyết định 2981/QĐ-UBND ngày 18/12/2013, khu vực nghiên cứu lập QHCT 1/500 được quy định về quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị như sau:

+ Về mật độ xây dựng: Mật độ xây dựng riêng từ 30% - 35%, được quy định cụ thể trong Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

+ Về tầng cao xây dựng: Căn cứ vào giải pháp quy hoạch nên xác định chiều cao từng khu vực từ 1 đến 5 tầng, được quy định cụ thể trong Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.

+ Khoảng lùi công trình so với chỉ giới đường đỏ:

· Trong phạm vi hành lang biển 50m (tính từ mép nước biển trung bình) không
xây dựng công trình.

· Khoảng lùi hành lang biển: khoảng lùi xây dựng tất cả các công trình tối thiểu 50m (tính từ mép nước biển trung bình đến bãi cát) và 30m (tính từ mép nước biển trung bình đến bãi đá).

· Chỉ giới xây dựng công trình từ đường giao thông hoặc khoảng lùi từ ranh quy hoạch được quy định cụ thể trong Bản đồ chỉ giới đường đỏ – chỉ giới xây dựng.

+ Cơ cấu sử dụng đất của dự án được trình bày trong bảng bên dưới:

Bảng 1.2 Bảng cơ cấu sử dụng đất của dự án

TT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

DIỆN TÍCH ĐẤT (m2)

TỶ LỆ (%)

1

Đất dịch vụ du lịch

2.705,58

1,92

2

Đất khách sạn

10.365,10

7,35

3

Đất biệt thự nghỉ dưỡng

59.373,11

42,09

4

Đất hạ tầng kỹ thuật

114,47

0,08

5

Đất cây xanh, công viên cảnh quan 

9.904,30

7,02

6

Đất giao thông

9.695,27

6,87

7

Đất hành lang biển

48.900,56

34,67

Tổng cộng

141.058,39

100,00

(Nguồn: Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án Khu du lịch sinh Hải Dương, 2022)

+ Căn cứ kết quả thẩm, phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của dự án Khu du lịch sinh thái Hải Dương tại Quyết định số 02/QĐ-BQLKKTPQ ngày 07/01/2022 và Công văn số 549/BQLKKTPQ-QLQH ngày 14/4/2022 của BQL Khu kinh tế Phú Quốc, tổng diện tích khu đất là 141.058,39 m2 (14,11 ha), mật độ xây dựng (gộp) toàn khu tối đa là 24,12%, tầng cao xây dựng tối đa 5 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa là 0,66 lần, được quy hoạch xây dựng như sau.

· Các hạng mục công trình chính:

§ Khu dịch vụ du lịch, gồm 01 ô đất (ký hiệu DVDL): Diện tích chiếm đất là 2.705,58 m2, mật độ xây dựng tối đa là 30,9%, tầng cao xây dựng tối đa là 05 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 1,54 lần, được quy hoạch xây dựng 01 công trình nhà điều hành đa năng, diện tích xây dựng 836,00 m2.

§ Khu khách sạn, gồm 01 ô đất (ký hiệu KS): Diện tích chiếm đất là 10.365,10 m2, mật độ xây dựng tối đa là 34,7%, tầng cao xây dựng tối đa là 05 tầng cao và 03 tầng hầm, hệ số sử dụng đất tối đa 1,82 lần, được quy hoạch như sau:

o Đất Khách sạn 5 sao (ký hiệu KS-1): tầng cao xây dựng tối đa là 05 tầng cao và 03 tầng hầm, diện tích xây dựng 3.601,36 m2.

o Đất Nhà hàng ẩm thực, quầy bar (ký hiệu KS-2): tầng cao xây dựng tối đa là 01 tầng, diện tích xây dựng 100 m2.

o Đất Trung tâm chăm sóc trị liệu, phục hồi sức khỏe (ký hiệu KS-3): tầng cao xây dựng tối đa là 01 tầng, diện tích xây dựng 288,87 m2.

§ Khu biệt thự nghỉ dưỡng, gồm 11 ô đất (ký hiệu BTND01 – BTND11): Tổng diện tích chiếm đất là 59.373,11 m2, mật độ xây dựng tối đa là 29,9%, tầng cao xây dựng tối đa là 03 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 0,63 lần, với 74 công trình biệt thự nghỉ dưỡng, tổng diện tích xây dựng 17.750,40 m2, được quy hoạch như sau:

o Đất biệt thự nghỉ dưỡng 1 (ký hiệu BTND01): Diện tích chiếm đất là 4.167,85 m2, mật độ xây dựng tối đa là 30,0%, tầng cao xây dựng tối đa là 01 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 0,30 lần, được quy hoạch xây dựng 06 căn biệt thự nghỉ dưỡng, tổng diện tích xây dựng 1.249,80 m2, diện tích xây dựng một căn 208,3 m2.

o Đất biệt thự nghỉ dưỡng 2 (ký hiệu BTND02): Diện tích chiếm đất là 4.995,31 m2, mật độ xây dựng tối đa là 33,5%, tầng cao xây dựng tối đa là 03 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 1,01 lần, được quy hoạch xây dựng 05 căn biệt thự nghỉ dưỡng, tổng diện tích xây dựng 1.672,50 m2, diện tích xây dựng một căn 334,50 m2.

o Đất biệt thự nghỉ dưỡng 3 (ký hiệu BTND03): Diện tích chiếm đất là 2.216,39 m2, mật độ xây dựng tối đa là 33,8%, tầng cao xây dựng tối đa là 01 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 0,34 lần, được quy hoạch xây dựng 05 căn biệt thự nghỉ dưỡng, tổng diện tích xây dựng 750,00 m2, diện tích xây dựng một căn 150 m2.

o Đất biệt thự nghỉ dưỡng 4 (ký hiệu BTND04): Diện tích chiếm đất là 3.412,59 m2, mật độ xây dựng tối đa là 24,4%, tầng cao xây dựng tối đa là 01 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 0,24 lần, được quy hoạch xây dựng 04 căn biệt thự nghỉ dưỡng, tổng diện tích xây dựng 833,20 m2, diện tích xây dựng một căn 208,3 m2.

o Đất biệt thự nghỉ dưỡng 5 (ký hiệu BTND05): Diện tích chiếm đất là 14.116,22 m2, mật độ xây dựng tối đa là 33,2%, tầng cao xây dựng tối đa là 03 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 1,00 lần, được quy hoạch xây dựng 14 căn biệt thự nghỉ dưỡng, tổng diện tích xây dựng 4.683,00 m2, diện tích xây dựng một căn 334,50 m2.

o Đất biệt thự nghỉ dưỡng 6 (ký hiệu BTND06): Diện tích chiếm đất là 6.712,29 m2, mật độ xây dựng tối đa là 27,6%, tầng cao xây dựng tối đa là 01 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 0,28 lần, được quy hoạch xây dựng 17 căn biệt thự nghỉ dưỡng, tổng diện tích xây dựng 1.853,00 m2, diện tích xây dựng một căn 109 m2.

o Đất biệt thự nghỉ dưỡng 7 (ký hiệu BTND07): Diện tích chiếm đất là 8.192,54 m2, mật độ xây dựng tối đa là 34,5%, tầng cao xây dựng tối đa là 02 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 0,69 lần, được quy hoạch xây dựng 08 căn biệt thự nghỉ dưỡng, tổng diện tích xây dựng 2.827,20 m2, diện tích xây dựng một căn 353,40 m2.

o Đất biệt thự nghỉ dưỡng 8 (ký hiệu BTND08): Diện tích chiếm đất là 5.129,62 m2, mật độ xây dựng tối đa là 20,3%, tầng cao xây dựng tối đa là 01 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 0,20 lần, được quy hoạch xây dựng 05 căn biệt thự nghỉ dưỡng, tổng diện tích xây dựng 1.041,50 m2, diện tích xây dựng một căn 208,3 m2.

o Đất biệt thự nghỉ dưỡng 9 (ký hiệu BTND09): Diện tích chiếm đất là 3.243,35 m2, mật độ xây dựng tối đa là 25,7%, tầng cao xây dựng tối đa là 01 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 0,26 lần, được quy hoạch xây dựng 04 căn biệt thự nghỉ dưỡng, tổng diện tích xây dựng 833,20 m2, diện tích xây dựng một căn 208,3 m2.

o Đất biệt thự nghỉ dưỡng 10 (ký hiệu BTND10): Diện tích chiếm đất là 2.324,01 m2, mật độ xây dựng tối đa là 28,8%, tầng cao xây dựng tối đa là 03 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 0,86 lần, được quy hoạch xây dựng 02 căn biệt thự nghỉ dưỡng, tổng diện tích xây dựng 669,00 m2, diện tích xây dựng một căn 334,50 m2.

o Đất biệt thự nghỉ dưỡng 11 (ký hiệu BTND11): Diện tích chiếm đất là 4.862,94 m2, mật độ xây dựng tối đa là 27,5%, tầng cao xây dựng tối đa là 03 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 0,83 lần, được quy hoạch xây dựng 04 căn biệt thự nghỉ dưỡng, tổng diện tích xây dựng 1.338,00 m2, diện tích xây dựng một căn 334,50 m2.

· Các hạng mục công trình phụ trợ:

§ Khu hạ tầng kỹ thuật, gồm 01 ô đất bố trí công trình đầu mối (ký hiệu HTKT): Tổng diện tích chiếm đất là 114,47 m2, mật độ xây dựng tối đa là 35%, tầng cao xây dựng tối đa là 01 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 0,35 lần. Trong ô đất kỹ thuật này bố trí Kho chứa CTNH (diện tích 20 m2) và Điểm tập kết CTR sinh hoạt (diện tích 20,06 m2).

§ Tầng hầm 3 của Khách sạn 5 sao: Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung công suất 350 m3/ngày đêm, diện tích xây dựng 360 m2.

§ Khu cây xanh, công viên cảnh quan bao gồm 08 ô đất ký hiệu từ CXCQ01 – CXCQ08 được bố trí đan xen vào giữa các khu. Tổng diện tích đất là 9.904,3 m2.

§ Đất giao thông: Tổng diện tích chiếm đất là 9.695,27 m2, không xây dựng công trình.

§ Hàng lang biển (ký hiệu HLB): Tổng diện tích chiếm đất là 48.900,56 m2, không xây dựng công trình.

 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI

2.1.4 Tác động của tiếng ồn

- Khi Dự án “Khu du lịch sinh thái Hải Dương” đi vào hoạt động thì tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:

+ Tiếng ồn từ các loại xe ra vào chở khách du lịch, xe chở nguyên liệu, xe của công nhân viên...

+ Tiếng ồn phát sinh từ khu xử lý nước cấp, vận hành hệ thống xử lý nước thải.

+ Tiếng ồn phát sinh từ máy phát điện dự phòng, máy biến áp.

+ Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh từ các thiết bị, máy móc trong khu vực Dự án như máy lạnh, máy bơm, hoạt động vui chơi, giải trí của du khách, sự trao đổi thông tin giữa du khách và nhân viên…

Bảng 4.43 Mức ồn của các thiết bị kỹ thuật trong khu du lịch

TT

Thiết bị

Mức công suất âm thanh (dBA)

Thấp

Trung bình

Cao

1

Thiết bị ngưng tụ làm lạnh bằng không khí

90

100

115

2

Máy bơm

55

80

105

3

Máy biến áp

80

85

90

4

Máy điều hòa không khí

80

90

100

5

Máy phát điện

100

105

110

6

Xe điện

51

59

67

7

Thang máy

46

54

62

 

QCVN 26:2010/BTNMT

70

 

(Nguồn: Nguyễn Hải, 1997)

Bảng 4.44 Mức ồn từ các phương tiện giao thông

TT

Thiết bị

Mức ồn (dBA)

1

Xe máy trên 125 cm3

85

2

Xe 4 chỗ, xe 7 chỗ

80

3

Xe bus, xe 50 chỗ

72 - 74

4

Xe tải dưới 3,5T

75 - 88

5

Xe thể thao

91

QCVN 26:2010/BTNMT

70

 

(Nguồn: Nguyễn Hải, 1997; Nguyễn Đình Tuấn & cộng sự)

Bảng 4.45 Mức ồn trong sinh hoạt của con người

TT

Hoạt động

Mức ồn tối đa (dBA)

1

Tiếng nói nhỏ

30

2

Tiếng nói chuyện bình thường

60

3

Tiếng nói to

80

4

Tiếng khóc của trẻ

80

5

Tiếng hát to

110

QCVN 26:2010/BTNMT

70

 

(Nguồn: Nguyễn Hải, 1997)

Bảng 4.46 Mức giảm độ ồn của máy phát điện dự phòng theo khoảng cách

TT

Khoảng cách (m)

Độ ồn (dBA)

QCVN 26:2010/BTNMT (dBA)

1

15

82,5

70

2

30

76,5

3

60

70,5

4

120

64,4

5

240

58,5

 

(Nguồn: Nguyễn Hải, 1997)

Ghi chú: QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn tại khu vực thông thường từ 6h - 21h.

Nhận xét:

+ Độ ồn của các máy móc thiết bị và phương tiện giao thông đều lớn hơn quy chuẩn cho phép. Đối với các phương tiện giao thông thì tiếng ồn thường tập trung tại khu vực bãi xe và cổng ra vào khu du lịch.

+ Tuy nhiên các phương tiện này không hoạt động cùng lúc tại cùng một thời điểm. Các phương tiện giao thông ra vào không tập trung trong ngày nên độ ồn giảm đáng kể.

+ Mức độ ồn phát sinh do máy phát điện khoảng 72 - 82,5 tại khoảng cách 15 m. Khi khoảng cách tăng lên gấp đôi, độ ồn giảm 6 dBA.

+ Mức độ tác động càng lớn nếu các phương tiện, máy móc này không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không được tu dưỡng thường xuyên hoặc việc bố trí, lắp đặt máy móc không hợp lý. Tuy nhiên tác động này mang tính gián đoạn, có thể kiểm soát được và được đánh giá là không đáng kể.

- Tác động do tiếng ồn gây ra đối với sức khỏe của du khách và nhân viên làm việc tại Dự án được trình bày ở hình sau.

Hình 4.1 Tác động của tiếng ồn tới con người

 

- Tiếng ồn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của du khách. Do vậy, Chủ dự án đã áp dụng các biện pháp chống ồn phù hợp.

2.1.5 Rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong giai đoạn vận hành của dự án

a. Sự cố hư hỏng, rò rỉ hệ thống xử lý nước thải
(1) Sự cố trạm xử lý nước thải ngừng hoạt động

- Trạm xử lý nước thải có thể ngừng hoạt động trong quá trình vận hành do hư hỏng các thiết bị bên trong hệ thống xử lý nước thải; Nghẹt bơm bể gom dẫn đến tràn bể gom; Việc vận hành hệ thống không vận hành liên tục dẫn đến chết vi sinh, hệ thống hoạt động không hiệu quả. Các sự cố này xảy ra làm cho môi trường xung quanh bị ô nhiễm, đặc biệt môi trường nước và gây nên những tác động đáng kể nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Bên cạnh đó, khi sửa chữa hệ thống XLNT, nhân viên có thể bị ngạt thở do khí độc phát sinh từ hệ thống.

(2) Sự cố rò rỉ từ hệ thống xử lý nước thải

- Nước thải thẩm thấu xuống đất làm giảm chất lượng nước dưới đất và ô nhiễm môi trường đất.

- Sự cố rò rỉ còn phát sinh ra mùi hôi thối gây khó chịu.

b. Sự cố rò rỉ hóa chất, nhiên liệu

Các hóa chất sử dụng cho xử lý nước cấp và nước thải có thể rò rỉ do quá trình vận chuyển và sử dụng chưa tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhà cung ứng hoặc do những nguyên nhân khách quan khác.

c. Sự cố cháy nổ

Sự cố chảy nổ có thể xảy ra trong các kho chứa nhiên liệu, các trạm điện, sự cố chập điện… Khi sự cố cháy nổ xảy ra sẽ bị thiệt hại về người và tài sản. Do đó các biện pháp phòng chống cháy nổ cần được quan tâm chú ý đặc biệt.

d. Sự cố tai nạn trong quá trình vui chơi, giải trí của du khách

Ngoài các sự cố trên, sự cố tai nạn đuối nước trong quá trình vui chơi, giải trí của du khách (tắm biển, hồ bơi) cũng đáng lưu ý. Nguyên nhân có thể được xác định gồm:

- Du khách không biết bơi hoặc sau khi sử dụng bia rượu vẫn tham gia tắm biển, bơi thuyền,… hoặc không tuân thủ các hướng dẫn khi tham gia vui chơi nên có thể gây ra sự cố tai nạn đuối nước.

- Các phương tiện phục vụ vui chơi trí như thuyền bè, ca nô,… bị sự cố kỹ thuật.

2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

2.2.1 Công trình, biện pháp xử lý nước thải

a. Nước thải sinh hoạt

Theo số liệu tính toán, tổng lượng nước thải phát sinh khi toàn bộ Dự án đi vào hoạt động là 278,04 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động du lịch và từ nhân viên khi Dự án đi vào hoạt động và được chia thành 3 loại theo nguồn phát sinh như sau:

- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.

- Nước thải từ hoạt động vệ sinh như rửa tay, tắm gội, giặt giũ…

- Nước thải phát sinh từ khu vực ẩm thực, nhà bếp/hàng.

Các loại chất thải này được thu gom, xử lý như sau:

(1) Nước thải từ hệ thống nhà vệ sinh

- Nước thải từ hoạt động bài tiết của con người trong các nhà vệ sinh của khu du lịch có lưu lượng khoảng 73,50 m3/ngày (lượng nước đen chiếm khoảng 1/3 lượng nước thải phát sinh) được xử lý sơ bộ bằng hệ thống các bể tự hoại ba ngăn. Bể tự hoại được xây dựng phía dưới các khu nhà vệ sinh của các khu chức năng. Do các công trình rải rác và phân bố đều trong toàn không gian vùng dự án nên mỗi hạng mục công trình có 1 bể tự hoại riêng. Kích thước bể tự hoại sẽ tùy thuộc chức năng và quy mô sử dụng. Nước thải sau khi qua hầm tự hoại sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải để xử lý chung với các loại nước thải khác của khu du lịch.

Bảng 4.47 Kích thước tối thiểu của bể tự hoại 3 ngăn chỉ xử lý nước đen

Số người sử dụng (N)

Chiều cao lớp nước Hư (m)

Chiều rộng bể B (m)

Chiều dài ngăn thứ L1 (m)

Chiều dài ngăn thứ L2 (m)

Dung tích ướt Vư (m3)

Dung tích đơn vị (m3/người)

5

1,2

0,7

1,2

0,6

1,5

0,30

10

1,2

1,0

1,6

0,7

2,8

0,28

20

1,4

1,0

2,9

1,0

5,4

0,27

50

1,6

1,8

3,3

1,4

13,5

0,27

100

2,0

2,0

4,4

1,6

24,0

0,24

(Nguồn: Nguyễn Việt Anh, 2013)

- Dựa theo bảng trên thì Chủ đầu tư sẽ xây dựng bể tự hoại tại các khu vực phát sinh nước thải sinh hoạt gồm 11 bể tự hoại tại 74 căn biệt thự nghỉ dưỡng, 01 bể tự hoại tại khu khách sạn 5 sao và 01 bể tự hoại tại khu nhà điều hành đa năng. Kích thước các bể tự hoại như sau:

Bảng 4.48 Kích thước của bể tự hoại 3 ngăn của KDL

TT

Khu vực phát sinh nước thải

N

Hư, (m)

B (m)

L1 (m)

L2 (m)

Vướt (m3)

1

Khách sạn 5 sao

495

2,0

4,0

13,6

1,6

121,60

2

Biệt thự nghỉ dưỡng 1

7

1,2

1,0

1,2

0,6

2,16

3

Biệt thự nghỉ dưỡng 2

56

1,6

1,8

3,9

1,4

15,26

4

Biệt thự nghỉ dưỡng 3

11

1,2

1,0

1,9

0,7

3,12

5

Biệt thự nghỉ dưỡng 4

5

1,2

0,7

1,2

0,6

1,51

6

Biệt thự nghỉ dưỡng 5

158

2,0

2,0

7,9

1,6

38,00

7

Biệt thự nghỉ dưỡng 6

19

1,4

1,0

2,9

1,0

5,46

8

Biệt thự nghỉ dưỡng 7

36

1,4

1,8

2,9

1,0

9,83

9

Biệt thự nghỉ dưỡng 8

6

1,2

1,0

1,2

0,6

2,16

10

Biệt thự nghỉ dưỡng 9

5

1,2

0,7

1,2

0,6

1,51

11

Biệt thự nghỉ dưỡng 10

23

1,6

1,0

2,9

1,4

6,88

12

Biệt thự nghỉ dưỡng 11

44

1,6

1,8

2,9

1,4

12,38

13

Nhà điều hành đa năng

320

2,0

4,0

8,2

1,6

78,40

 

Cộng

1.185

 

 

 

 

298,28

N: Số người mà 1 bể phục vụ.

Tổng thể tích các bể tự hoại 3 ngăn xây dựng tại khu du lịch là 298,28 m3

- Cấu tạo bể tự hoại như sau:

Hình 4.2 Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc

Ghi chú:

A. Ngăn tự hoại B. Ngăn lắng C. Ngăn lọc

D. Ngăn định lượng với xiphông tự động

1. Ống dẫn nước thải vào 2. Ống thông hơi 3. Hộp bảo vệ

4. Nắp hút cặn 5. Đan bêtông cốt thép 6. Lỗ thông hơi

7. Vật liệu lọc 8. Đan đỡ vật liệu 9. Xiphông định lượng

10. Ống dẫn nước thải đến công trình tiếp theo.

- Bể tự hoại được chia làm 2 phần: Phần lắng nước thải (phía trên) và phần lên men cặn lắng (phía dưới). Nước thải vào với thời gian lưu lại trong bể từ 1 đến 3 ngày. Do vận tốc trong bể nhỏ nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại. Hiệu quả lắng cặn trong bể tự hoại phụ thuộc vào nhiệt độ và chế độ quản lý, vận hành bể. Qua thời gian 3 - 6 tháng, cặn lắng lên men yếm khí. Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men acid. Các chất khí tạo thành trong quá trình phân giải (methane, cacbonic, sunfua...) được thoát qua ống thông hơi.

- Cặn trong bể tự hoại được lấy ra theo định kỳ, mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy cặn. Hiệu suất xử lý của bể tự hoại 3 ngăn theo SS đạt 65% - 70%; theo BOD5 là 60% - 65%; theo COD là 25% - 50% và các chất còn lại khoảng 40% - 60%.

Bảng 4.49 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải khi xử lý bằng hầm tự hoại

Hệ thống bể tự hoại 3 ngăn

Chất ô nhiễm

Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l)

Nồng độ chất ô nhiễm sau xử lý bể tự hoại

QCVN 14:2008/BTNMT (cột A)

Ngăn I (hiệu suất xử lý đạt 50%)

BOD5

450

225

30

COD

850

425

-

SS

1.208

604

50

Ngăn II (hiệu suất xử lý đạt 60%)

BOD5

225

90

30

COD

425

170

-

SS

604

242

50

Ngăn III (hiệu suất đạt 50%)

BOD5

90

45

30

COD

170

85

-

SS

242

121

50

Dầu mỡ

77,29 - 231,87

38,65 - 115,94

10

Tổng Nitơ

46,38 - 92,76

23,19 - 46,38

-

Tổng phospho

4,64 - 34,78

2,32 - 17,39

-

Amoniac

18,55 - 37,09

9,28 - 18,55

5

(Nguồn: Trần Đức Hạ, 2010)

- Ưu điểm chủ yếu của bể tự hoại là cấu tạo đơn giản, quản lý dễ dàng và hiệu quả xử lý tương đối cao. Tuy nhiên qua bảng trên ta thấy, nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sau khi qua bể tự hoại vẫn còn cao hơn mức cho phép, cho nên nước thải sau khi qua khỏi hệ thống bể tự hoại cần phải tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

(2) Nước thải từ hoạt động rửa tay, tắm gội, giặt giũ

Tổng lưu lượng phát sinh khoảng 176,10 m3/ngày, gồm nước xám 147 m3 (chiếm 2/3 lượng nước thải sinh hoạt) và 29,10 m3 nước từ hoạt động giặt ủi. Loại nước thải này ít chứa các thành phần ô nhiễm nên được thu gom về các hố ga nước thải tại mỗi khu vực, sau đó nhập chung với các loại nước thải khác về hệ thống XLNT tập trung.

(3) Nước thải từ khu vực ẩm thực, nhà bếp/hàng

- Tổng lưu lượng phát sinh khoảng 28,44 m3/ngày. Nước thải từ nhà bếp thường có hàm lượng dầu mỡ tương đối cao. Do vậy trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải từ khu vực này sẽ được qua bể tách dầu mỡ. Nhiệm vụ của bể tách mỡ là tách và giữ dầu mỡ lại trong bể trước khi dẫn vào hệ thống xử lý để tránh nghẹt bơm, đường ống và tăng hiệu quả quá trình xử lý sinh học phía sau.

- Tính toán bể tách dầu mỡ:

+ Qmax(h) = 28,44 m3/24 giờ x 1,2 = 1,42 m3/giờ

+ Thời gian lưu nước trong bể: 1,5 giờ

+ Thể tích bể: V = Qmax(h) x t (h) = 1,42 m3/giờ x 1,5 giờ = 2,13 m3

+ Kích thước bể: L(m) x W(m) x H(m) = 2,0m x 1,5m x 1,0m = 3,0 m3 (đảm bảo thể tích tính toán).

+ Thể tích ngăn 1 = 2/3 thể tích bể = 2/3 x 3,0 = 2,0 m3

+ Thể tích ngăn 2 = 1/3 thể tích bể = 1/3 x 3,0 = 1,0 m3

- Bể tách dầu mỡ được đặt ở vị trí thuận tiện phía sau nhà bếp, xây dựng bể BTCT.

Hình 4.3 Cấu tạo bể tách dầu mỡ

 

Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu mỡ:

Bể gồm 2 ngăn tách dầu mỡ và lắng cặn. Nước thải tràn vào ngăn thứ nhất được lưu trong khoảng thời gian nhất định để lắng bớt cặn rắn có trong nước thải, váng dầu mỡ trên mặt sẽ tràn vào máng thu dầu. Nước trong theo cửa thoát nước ở thân bể tràn vào bể thứ 2, còn váng dầu và dầu khoáng còn sót lại trong nước thải sẽ được tách vào máng thu thứ 2. Nước sau khi qua bể tách dầu mỡ sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung:

- Nước thải sau hệ thống xử lý phải đạt QCVN 14:2008/BTNMT, Cột A.

- Số lượng: 01 trạm với công suất 350 m3/ ngày đêm.

- Diện tích quy hoạch cho hệ thống xử lý nước thải: 360 m2.

- Vị trí trạm xử lý nước thải đặt tại tầng hầm 3 của Khách sạn 5 sao (theo Quy hoạch chi tiết 1/500).

Phương án thu gom, xử lý và xả thải:

Hệ thống thu gom và thoát nước thải của dự án như sau:

- Mạng lưới: Xây dựng hệ thống cống thoát nước thải riêng biệt hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa. Xây dựng các tuyến cống thoát nước theo quy hoạch tỷ lệ 1/500 và các tuyến cống nhánh thu gom nước thải tại từng công trình. Nước thải từ các công trình phía Bắc và Khách sạn 5 sao được dẫn trực tiếp về trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải từ các công trình phía Nam được dẫn về hệ thống XLNT tập trung do sự chênh lệch về cao độ. Cống thoát nước dùng ống nhựa HDPE D300 và ống có áp D160 với 92 hố ga. Nối cống theo nguyên tắc ngang đáy, độ sâu chôn cống tối thiểu 0,5m tính từ đỉnh cống đến nền thiết kế.

- Nguồn tiếp nhận: Nước thải sau xử lý của khu du lịch sẽ được chứa trong bể chứa nước sạch 117 m3 và bể dự phòng (tận dụng bể xử lý sự cố 408 m3) để tái sử dụng cho hoạt động tưới cây xanh, rửa đường, chữa cháy nhằm tiết kiệm chi phí. Khi các bể chứa này đầy, nước sau xử lý sẽ được bơm ra hệ thống thoát nước của KDL và thoát ra biển.

- Mô tả công trình cửa xả nước thải: Cửa xả nước thải sau xử lý được đặt bên ngoài dự án giáp biển để thuận tiện cho việc giám sát chất lượng nước thải sau xử lý. Chủ dự án xây dựng hố ga dẫn nước sau xử lý thoát ra biển và cửa xả hở, dễ nhìn thấy, có bảng chỉ dẫn, có sàn công tác diện tích 1m2. Hố ga dự kiến xây dựng bằng gạch trát vữa, kích thước 600m x 600m, tráng nền đáy chống thấm và có ống nối thông ra biển.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý đạt 100%.

 

Bảng 4.50 Bảng thống kê các loại vật tư thoát nước thải

TT

Tên vật tư

Đơn vị

Khối lượng

1

Ống tự chảy HDPE D300

m

2.780

2

Ống có áp D160

m

500

3

Hố ga thoát nước thải

cái

92

4

Trạm xử lý nước thải công suất 350 m3/ngày đêm

trạm

01

Cơ sở thiết kế:

- Trên cơ sở tính toán tổng lượng nước thải phát sinh của toàn bộ khu du lịch, chủ đầu tư xây dựng 01 trạm XLNT tập trung để xử lý lượng nước thải phát sinh trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

- Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh: Q = 278,04 m3/ngày đêm.

- Nước thải của toàn Dự án phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như nước thải nhà vệ sinh sau khi qua hầm tự hoại, nước thải nhà bếp, nhà hàng sau khi qua bể tách mỡ và nước thải từ hoạt động tắm gội, giặt ủi... Các loại nước thải này được đường ống thu gom về hố thu gom. Nồng độ nước thải đầu vào làm cơ sở thiết kế HTXL là nồng độ hỗn hợp của nước thải từ các nguồn phát sinh như trên.

- Tham khảo giá trị các chất ô nhiễm có trong nước thải đầu vào của dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng Thiên Thanh Resortcủa Công ty TNHH Thiên Thanh để tính toán.

Bảng 4.51 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào của dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng Thiên Thanh Resort

TT

Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN 14: 2008/BTNMT

(cột A)

Nhận xét

1

pH

-

6,38

5,5 - 9

-

2

BOD5 (200C)

mg/L

188

30

Vượt 6,3 lần

3

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/L

158

50

Vượt 3,2 lần

4

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

mg/L

731

500

Vượt 1,5 lần

5

Amoni (NH4+ tính theo N)

mg/L

12

5

Vượt 2,4 lần

6

Nitrat (NO3- tính theo N)

mg/L

15

30

-

7

Dầu mỡ động, thực vật

mg/L

18

10

Vượt 1,8 lần

8

Phosphat (PO43- tính theo P)

mg/L

6,2

6

Vượt 1,03 lần

9

Tổng Coliforms

MPN/ 100mL

4,6x106

3.000

Vượt 1,5x103 lần

(Nguồn: Kế hoạch BVMT dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng Thiên Thanh Resort”)

+ Chọn hệ số an toàn K  = 1,2 (cho trường hợp Dự án tiếp số lượng khách quá lớn vào mùa cao điểm) nên Qtk = Qnt x K = 278,04 x 1,2 = 278,4 m3/ngày.đêm

+ Chọn lưu lượng thiết kế: Qtk = 350 m3/ngày tương đương Qtb = 14,58 m3/giờ.

+ Hệ số nước thải không điều hòa được tính theo công thức:

 (Nguồn: Trần Đức Hạ, 2002)

Thay Qtb = 14,58 m3/giờ vào công thức trên, xác định Kch = 1,824.

+ Lưu lượng thiết kế TB tối đa: Qtbmax= Qtb x Kch = 14,58 x 1,824 = 26,6 m3/giờ.

- Chủ đầu tư sẽ xây dựng trạm XLNT chung của Khu du lịch có công suất 350 m3/ngày đêm; Qmax = 26,6 m3/giờ. Sơ đồ quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tập trung dự kiến xây dựng tại Dự án như sau:

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường dự án khu du lịch sinh thái thuộc Khu quy hoạch đô thị An Thới được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đồ án

 

GỌI NGAY - 0903649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha