Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản nội địa được triển khai trên phần đất có tổng diện tích 360.128,2 m2. Trong đó diện tích ao nuôi là 78.314 m2 chủ cơ sở không tiến hành thả nuôi đồng thời mỗi đợt thả nuôi khoảng 0,25% diện tích 19.579 m2.
Ngày đăng: 06-12-2024
28 lượt xem
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................................. vi
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ....................................................... 1
1.3. Công suất, sản phẩm; quy mô, công nghệ của cơ sở:......................................10
1.3.1. Công suất và sản phẩm của cơ sở:...........................................................10
1.3.2. Quy mô các hạng mục công trình của cơ sở: ................................................11
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vậtliệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp
1.5.3. Tổ chức quản lý và thực hiện cơ sở: .......................................................36
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ
NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..................................................................38
2.1. Sự phùhợpcủaCơsởđầutư vớiquyhoạchbảovệ môitrườngquốc gia, quy
2.2. Sự phù hợp của cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường.........40
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải...............45
3.3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường......................................69
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại..................................75
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung........................................77
3.6. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và các công trình bảo vệ
3.7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo
3.8. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường,
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.............89
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải trong giai đoạn hiện tại...........89
4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung......................................91
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ....................92
5.1.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải..........................92
5.1.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước mặt.........................94
5.2. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo:...........................96
CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.....99
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:.............................99
6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:..................................................99
6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình,
6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liêntục và định kỳ) theo quy định
6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................................99
6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải...............................100
6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.....................................100
Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.........................................................102
8.1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi
8.2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn,tiêu chuẩn kỹ thuật về
môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan ...................102
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1. Tên chủ cơ sở:
a. Đơn vị chủ quản:
- Đơn vị chủ quản: Công ty Cổ phần Thủy sản ....
- Trụ sở chính: Đường Võ Văn Kiệt, phường 7, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: ........... – Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị.
- Điện thoại: ......
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần mã số doanh nghiệp: .... đăng ký lần đầu ngày 08/05/2006 và thay đổi lần thứ 14 ngày 27/12/2023 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng cấp.
b. Đơn vị quản lý:
Đơn vị quản lý: Chi nhánh Công ty Cổ phần Thủy sản – Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản.
- Địa chỉ chi nhánh: xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
- Thông tin về người đứng đầu: .........
- Điện thoại: .........
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh: ..... cấp lần đầu ngày 05/06/2015, đăng ký thay đổi lần thứ 2, ngày 27/06/2024 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng cấp.
c. Đơn vị thực hiện:
- Đơn vị thực hiện: Trại nuôi Nông Trại.
- Địa chỉ chi nhánh:....Giồng Chát, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
- Thông tin về người đứng đầu: .......
- Điện thoại: ..........
- Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, mã số địa điểm kinh doanh: ..........cấp ngày 15/01/2019 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng cấp.
1.2. Tên cơ sở: Nông Trại
Cơ sở “Nông Trại” thuộc Công ty Cổ phần Thủy sản được sáp nhập từ 02 cơ sở liền kề là cơ sở “Nông trại – Khu I” và cơ sở “Nuôi trồng thủy sản nội địa” được Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Cơ sở “Nông Trại” tại Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 06/04/2023. Cơ sở tọa lạc tại Giồng Chát, xã Liêu Tú và ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng với tổng diện tích của cơ sở là 360.128,2 m2. Vị trí cơ sở có tứ cận tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp: Đường tỉnh 936B;
- Phía Nam giáp: sông Mỹ Thanh;
- Phía Tây giáp: Đất dân;
- Phía Đông giáp: Đất dân.
Tọa độ các điểm khống chế của cơ sở:
Vị trí khu đất cơ sở được xác định qua các mốc Tọa độ (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105030’ múi chiếu 60) như sau:
Hình 1. 1. Sơ đồ vị trí cơ sở (Ảnh vệ tinh)
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí tương quan của cơ sở với các công trình văn hóa – xã hội trong khu vực
Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của cơ sở
Cơ sở “Nông Trại” thuộc Công ty Cổ phần Thủy sản được thực hiện tại Giồng Chát, xã Liêu Tú và ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng với tổng diện tích của cơ sở là 360.128,2 m2. Mục đích sử dụng đất là: đất nuôi trồng thủy sản với diện tích 358.574,2 m2 (trong phần đất nuôi trồng thủy sản có 8.571,4 m2 là đất hành lang bảo vệ công trình đường tỉnh 936B) và đất phi nông nghiệp với diện tích 1.554 m2.
Cơ sở nằm trong khu vực được quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản và sau khi chuyển nhượng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều được chuyển thành chủ sở hữu là Công ty Cổ phần Thủy sản với mục đích sử dụng là nuôi trồng thủy sản với 05 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa đất số ...., tờ bản đồ số 10 có diện tích 19.990,5 m2 với mục đích sử dụng đất là đất nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng đến ngày 01 tháng 7 năm 2064;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa đất số ..., tờ bản đồ số 10 có diện tích 12.142,1 m2 với mục đích sử dụng đất là đất nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng đến ngày 01 tháng 7 năm 2064;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa đất số ...., tờ bản đồ số 10 có diện tích 163.523,5 m2 với mục đích sử dụng đất là đất nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng đến ngày 15 tháng 10 năm 2063;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa đất số ...., tờ bản đồ số 10 có diện tích 67.231,3 m2 với mục đích sử dụng đất là đất nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng đến ngày 15 tháng 10 năm 2063;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa đất số ...., tờ bản đồ số 4 có diện tích 97.240,8 m2 với mục đích sử dụng đất là đất nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng đến ngày 15 tháng 10 năm 2063.
Bảng 1.2. Tổng hợp mục đích sử dụng đất của cơ sở
Các đối tượng tự nhiên xung quanh cơ sở:
- Các đối tượng tự nhiên: Xung quanh khu vực cơ sở chủ yếu là các ao nuôi tôm của các Công ty và hộ dân. Cơ sở tiếp giáp với sông Mỹ Thanh, vị trí rạch Chắc Co chạy qua khu vực cơ sở và là ranh giới tự nhiên của Khu I và Khu II của cơ sở. Ngoài ra, vị trí ao chứa và lắng nước của cơ sở nằm cách bờ sông Mỹ Thanh khoảng 30 m, đảm bảo không gây sạt lở bờ sông và không ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt trên sông Mỹ Thanh. Bên cạnh đó, Cơ sở cách biển Mỏ Ó khoảng 7,0 km về phía Đông Bắc.
- Các đối tượng kinh tế – xã hội: Khu vực triển khai cơ sở thuộc địa phận ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú và ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Khu vực cơ sở cách trung tâm huyện Trần Đề khoảng 16 km về phía Bắc – Đông Bắc và cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 47 km về phía Tây Bắc; Xung quanh cơ sở chủ yếu là nhà dân tập trung dọc theo đường tỉnh 936B, đường giao thông liên xã. Cơ sở cách UBND xã Lịch Hội Thượng khoảng 11,6 km và cách UBND xã Liêu Tú khoảng 16 km. Cơ sở cách trường Tiểu học Liêu Tú B khoảng 4,2 km về phía Tây Bắc; cách trường Tiểu học Lịch Hội Thượng C khoảng 7,5 km; cách trường THCS Lịch Hội Thượng khoảng 10,5 km; cách Trung tâm Y tế xã Lịch Hội Thượng khoảng 10,7 km; cách trường THPT Lịch Hội Thượng khoảng 15,7 km về phía Bắc; cách chợ Lịch Hội Thượng khoảng 13,8 km về phía Bắc; cách trường THCS Liêu Tú khoảng 14,3 km về phía Tây Bắc.
- Hiện trạng mạng lưới giao thông:
+ Hiện trạng giao thông đường thủy: Sông Mỹ Thanh là tuyến đường thủy rất quan trọng trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa. Ngoài ra, hệ thống kênh rạch khá phong phú trong khu vực rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm đến nơi tiêu thụ bằng tàu, thuyền.
+ Hiện trạng giao thông đường bộ: Khu vực thực hiện cơ sở tiếp giáp với Đường tỉnh 936B, thuận lợi cho quá trình liên thông bằng đường bộ qua Quốc lộ Nam Sông Hậu và đường tỉnh 933C, 934 và đường bê tông nông thôn nên thuận lợi về giao thông đường bộ.
- Hiện trạng thông tin liên lạc: Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc đã được lắp đặt hoàn thiện trong khu vực.
- Hiện trạng cấp điện: Nguồn điện cấp cho cơ sở được lấy từ đường điện hiện hữu của khu vực từ lưới điện Quốc gia.
- Cấp nước: Nguồn nước cấp cho các hoạt động tại cơ sở là nước máy được Chủ cơ sở hợp đồng với đơn vị cấp nước là Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng để phục vụ hoạt động sinh hoạt của công nhân. Bên cạnh đó, nước phục vụ cho quá trình nuôi trồng thủy sản được khai thác từ sông Mỹ Thanh.
- Thoát nước: Nước thải sinh hoạt phát sinh tại cơ sở được thu gom, xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 03 ngăn sau đó được dẫn vào hệ thống thoát nước thải kết hợp với nước thải từ các ao nuôi, nước thải nhà bếp dẫn vào ao xử lý nước thải, đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, trước khi tái tuần hoàn về ao chứa và lắng nước thô để tiếp tục cấp nước cho các ao nuôi.
Nội dung pháp lý có liên quan đến cơ sở:
Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của cơ sở: Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
- Quyết định chủ trương đầu tư số 78/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
- Quyết định số ../QĐ-UBND ngày 15/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc cho phép Công ty Cổ phần Thủy sản chuyển mục đích sử dụng đất 1.554 m2 đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp khác.
- Quyết định số ....../QĐ-UBND ngày 06/04/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Cơ sở Nông Trại.
- Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc Phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông chính thuộc nguồn nước nội tỉnh (nước mặt) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Quyết định số ....../QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc Phê Danh mục dòng chảy tối thiểu các sông chính trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Hợp đồng thuê đất số 38/HĐTĐ ngày 13/9/2017 giữa UBND tỉnh Sóc Trăng và Công ty Cổ phần Thủy sản.
Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
- Tổng diện tích đất triển khai thực hiện cơ sở là 360.128,2 m2; thuộc ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú và ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
- Tổng vốn đầu tư của cơ sở là 38.000.000.000 đồng (Bằngchữ:Bamươi támtỷđồng).
+ Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01/01/2022 và đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Nông Trại” tại Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 06/04/2023. Theo Điều 39 và 41 Luật Bảo vệ môi trường Cơ sở thuộc đối tượng phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường và thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh Sóc Trăng.
+ Cơ sở có tiêu chí tương đương như cơ sở đầu tư nhóm III Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Cơ sở có quy mô tương đương với cơ sở nhóm C theo tiêu chí quy định tại khoản 4 điều 8 Luật Đầu tư công (tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng) và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường).
Xuất xứ của cơ sở:
Nuôi trồng và chế biến thủy sản (chủ yếu là tôm) trở thành ngành sản xuất chủ đạo và là một trong những lợi thế của các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng; bên cạnh đó, địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng là vùng nguyên liệu đầu vào ổn định và có chất lượng cao nên nhận được sự quan tâm và đầu tư của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước, trở thành ngành kinh tế chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ra thị trường quốc tế, Công ty Cổ phần Thủy sản với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành chế biến thủy sản và thị trường xuất khẩu ổn định đã và đang đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ, khép kín, tiên tiến từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm được tạo thành.
Với nhu cầu sử dụng tôm nguyên liệu chất lượng cao ngày càng tăng và nhằm chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ quá trình chế biến thủy sản xuất khẩu. Công ty Cổ phần Thủy sản đã đầu tư dự án Nông trại gồm 02 khu, dự án Nông trại – Khu I được Chủ dự án mua lại từ Trang trại nuôi tôm Phạm Minh Tiền tại ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng và dự án “Nuôi trồng thủy sản nội địa” hay còn gọi là dự án “Nông trại – Khu II” tại ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú và ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Đến năm 2023, để thuận lợi trong công tác quản lý nên Công ty Cổ phần Thủy sản đã sáp nhập 02 dự án “Trang trại nuôi tôm” và dự án “Nuôi trồng thủy sản nội địa” thành dự án “Nông Trại” đã được UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 06/04/2023.
Cơ sở “Nông Trại” tại ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú và ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng với mô hình nuôi áp dụng công nghệ, khoa học, kỹ thuật tiên tiến, phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Cơ sở đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu cho các thị trường trên thế giới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại địa phương, nâng cao giá trị kinh tế cho lượng sản phẩm, tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và đóng góp các khoản thuế phí tại địa phương.
1.3. Quy mô, công suất, sản phẩm; quy mô, công nghệ của cơ sở:
Theo Quyết định số ..../QĐHC-UBND ngày 06/04/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nông Trại thì quy mô, công suất, sản phẩm; quy mô, công nghệ của cơ sở cụ thể như sau:
1.3.1. Quy mô, công suất và sản phẩm của cơ sở:
Cơ sở “Nông Trại Xanh” với loại hình hoạt động là nuôi trồng thủy sản được triển khai trên phần đất có tổng diện tích 360.128,2 m2. Trong đó diện tích ao nuôi là 78.314 m2 chủ cơ sở không tiến hành thả nuôi đồng thời mỗi đợt thả nuôi khoảng 0,25% diện tích 19.579 m2.
Sản lượng tôm khoảng 1.500 tấn/năm trong đó tôm sú khoảng 200 tấn/năm và tôm thẻ chân trắng khoảng 1.300 tấn/năm.
- Đối với tôm thẻ thả nuôi khoảng 2-3 vụ/năm, một vụ khoảng 3 tháng; Mật độ thả nuôi: 250-350 con/m2;
- Đối với tôm sú thả nuôi 01 vụ/năm; một vụ khoảng 4-5 tháng; Mật độ thả nuôi: 70-80 con/m2.
1.3.2. Quy mô các hạng mục công trình của cơ sở:
Với tính chất là vùng nuôi tôm công nghiệp, cơ sở đầu tư của Công ty đóng một vai trò rất quan trọng và cần đáp ứng được các yêu cầu như giao thông thuận tiện, các khối chức năng, công trình quản lý chất thải tại cơ sở. Các công trình được bố trí, sắp xếp hợp lý tránh việc các khối chức năng chồng chéo. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các khu chức năng có thể hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Tổng diện tích của cơ sở là 360.128,2 m2 các hạng mục của cơ sở đã được xây dựng hoàn thiện và đi vào vận hành ổn định như sau:
- Nhóm hạng mục công trình chính là ao nuôi, ao xử lý nước cấp (lắng Thô, xử lý hóa chất và sẳn sàng),… với diện tích là 226.876,9 m2.
- Nhóm các hạng mục công trình phụ trợ nhà kho, phòng làm việc, nhà nghỉ, nhà thu hoạch, trạm điện, nhà chứa máy phát điện, khu vực giặt và lưu BHLĐ - sân bê tông, sân đường nội bộ, cây xanh,… với diện tích 53.143,6 m2.
- Nhóm các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường bao gồm: kênh thải phụ, kênh thải chính, ao xử lý nước thải, ao chứa bùn, hố chứa xác tôm chết, kho chứa chất thải nguy hại; khu vực chứa rác thải sinh hoạt; khu vực lưu chứa chất thải rắn thông thường, nhà vệ sinh có hầm tự hoại với diện tích 71.536,3 m2.
- Nhóm các hạng mục khác (Diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình Đường tỉnh 936B, cơ sở không bố trí công trình trên phần diện tích này) với diện tích 8.571,4 m2.
Cơ sở có 41 ao nuôi (ký hiệu A, B, C, D) với diện tích là 78.314,3 m2; 16 ao sẵn sàng (ký hiệu S) với diện tích là 56.584,2 m2; 02 ao lắng thô với diện tích là 65.109 m2; 09 ao xử lý hóa chất nước cấp với diện tích là 26.869,3 m2; Đối với hạng mục xử lý nước thải có 02 kênh thải chính với diện tích 30.399,5 m2; 10 kênh thải phụ với diện tích là 9.026,9 m2; 11 ao xử lý nước thải với diện tích là 20.874,9 m2 và 07 ao xử lý bùn với diện tích là 11.060 m2; Bên cạnh đó, phần đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình Đường tỉnh 936B có diện tích là 8.571,4 m2 (Cơ sở không bố trí công trình trên phần diện tích này).
(Sơ đồ vị trí đính kèm phần phụ lục).
Các hạng mục công trình chính
Ao nuôi
- Tổng số 41 ao nuôi khu I ký hiệu là A, B; khu II ký hiệu là C, D với tổng diện tích 75.720 m2.
- Chi tiết: Độ sâu của ao nuôi là 1,8 m. Trong đó độ sâu từ đáy ao đến chân bờ 0,4 m; chân bờ đến mặt bờ là 1,1 m; mặt bờ đến miệng ao là 0,3 m (bờ nhỏ, kích thước 0,3×0,3 m để ngăn không cho nước chảy xuống ao); máy taluy 2,2m; độ dốc (xuống) về giữa ao.
- Lắp hệ thống ống thoát nước đáy (PVC 90), ống siphon (PVC114), ống xả nước PVC168 từ giữa đáy ao đến kênh thoát nước.
Ao lắng nước thô (S1 và S7)
- Cơ sở có 02 ao chứa và lắng nước thô với tổng diện tích 65.109 m2.
- Chi tiết đào ao: độ sâu 4,0 m; bờ 2 cấp, độ cao mỗi cấp 2,0 m, máy taluy mỗi cấp 3,0 m. Mặt bờ cấp 1 rộng 4,0 m; mặt bờ cấp 2 giáp với đường nội bộ, giáp ranh đất khác, giáp ao nuôi rộng 5,0 m, giáp với sông thì tùy theo chiều rộng đất tự nhiên nhưng không nhỏ hơn 10 m. Sử dụng diện tích đất gần sông Mỹ Thanh để thuận tiện cho việc lấy nước.
Ao xử lý nước cấp (ao xử lý hóa chất)
- Ao xử lý nước cấp tại cơ sở có tổng 09 ao với tổng diện tích 26.869,3 m2.
- Chi tiết đào ao: Độ sâu ao xử lý nước cấp 1,8 m, trong đó độ sâu từ đáy ao đến chân bờ 0,4 m; chân bờ đến mặt bờ là 1,1 m; mặt bờ đến miệng ao là 0,3 m (bờ nhỏ, kích thước 0,3×0,3 m để ngăn không cho nước chảy xuống ao); máy taluy 2,4m.
Ao sẵn sàng
Cơ sở có 16 ao nước sẵn sàng cấp với tổng diện tích 65.109 m2.
- Chi tiết đào ao: độ sâu từ 2,5 - 3,0 m; độ dốc (xuống) về phía kênh thoát nước thải; mái taluy từ 3,8-4,5 m, lắp ống PVC 200 giữa các ao để thông với nhau.
Các hạng mục công trình phụ trợ ØPhòng làm việc, nhà nghỉ, nhà ăn – nhà bếp
Các hạng mục liên khối gồm: Phòng làm việc và phòng ở, nhà ăn – nhà bếp có tổng diện tích 370 m2, công trình được kiên cố hóa với công trình nhà cấp IV, nền bê tông, vách tường trát vữa mác 75, sơn nước phủ bảo vệ bề mặt, mái lợp tole, đảm bảo sử dụng an toàn, sử dụng ổn định với các diễn biến thời tiết khu vực cơ sở
Kho hóa chất
Bố trí khu vực tại cơ sở để trữ nguồn men vi sinh, hóa chất xử lý ao nuôi. Hiện tại, kho hóa chất của cơ sở được xây dựng kiên cố theo công trình nhà cấp IV, nền bê tông, vách tường kết hợp lắp tole sóng vuông chắc chắn, mái lợp tole, có diện tích 120 m2.
Kho cơ khí và thu hoạch tôm
Cơ sở có 01 Kho cơ khí và 02 nhà thu hoạch tôm được bố trí khu vực riêng tại cơ sở với diện tích của Kho cơ khí là 90 m2 và tổng diện tích của nhà thu hoạch tôm là 180 m2. Kho cơ khí và thu hoạch tôm được xây dựng kiên cố theo công trình nhà cấp IV, nền bê tông, mái tole, vách tole chắc chắn. Cấu tạo nền gồm: Lớp đất tự nhiên; lớp cát lót nền D15cm; lớp bê tông đá 4x6 M100, D10cm (đá 1x2, mac 200, lưới thép Ø8); lớp vữa nền M75, dày 3,0 cm, mái lợp tole, vách dừng tole.
Kho vật tư, kho chứa thức ăn
Kho vật tư và kho chứa thức ăn có diện tích lần lượt là 574 m2 và 90 m2 là khu vực được xây dựng kín, che nắng, mưa. Khu vực này được xây dựng kiên cố theo công trình nhà cấp IV, nền bê tông, mái tole, vách tole chắc chắn. Cấu tạo nền gồm: Lớp đất tự nhiên; lớp cát lót nền D15cm; lớp bê tông đá 4x6 M100, D10cm (đá 1x2, mac 200, lưới thép Ø8); lớp vữa nền M75, dày 3,0 cm, mái lợp tole, vách dừng tole.
Chốt bảo vệ
Công trình nhà cấp IV, nền bê tông, vách tường kết hợp tole sóng vuông, mái lợp tole, tổng diện tích khoảng 20 m2, nhân viên bảo vệ ghi chép nhật ký ra vào cổng vùng nuôi.
Đường bê tông
- Đường chính có tổng diện tích là 5.600 m2: Kích thước: Rộng 2,5 m, cách hàng trụ điện trung thế 1,0 m; dài 700 m; Kết cấu: sắt f6, a150, M250, dày 100 mm.
- Đường phụ (trục nhánh) có tổng diện tích là 4.200 m2: Kích thước: Rộng 1,5m, nằm giữa 2 ao nuôi; Kết cấu: sắt f4, a150, M250, dày 60 mm.
Khu giặt và khu bảo hộ lao động
Các hạng mục bố trí liền kề, Công trình nhà cấp IV, nền bê tông, vách tường kết hợp tole sóng vuông, mái lợp tole có diện tích 200 m2.
Bờ bao
- Bờ bao tại cơ sở có tổng diện tích là 22.271 m2.
- Mặt bờ giữa các ao nuôi, giữa ao nuôi và ao ương/ao chứa nước cho ao ương, giữa ao nuôi và kênh thoát nước thải phụ kích thước rộng 4±0,5 m.
- Mặt bờ giữa các ao nuôi và các ao lắng/ao xử lý nước/ao chứa nước kích thước rộng 5±0,5 m.
- Mặt bờ giữa các ao nuôi và kênh thoát nước thải chính kích thước rộng 8±1,0 m.
- Bờ bao xung quanh khu nuôi cao hơn bờ giữa các ao 1±0,5 m, mặt bờ chung tối thiểu 5,0 m.
- Bên cạnh đó, cây xanh được trồng tại cơ sở với tổng diện tích 5.096,8 m2, thực vật được trồng chủ yếu là cây Đước, thích nghi với vùng nước mặn.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng
Gửi bình luận của bạn