Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trồng cây cao su

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trồng cây cao su trong báo cáo này sử dụng một số phương pháp để đánh giá các tác động của Dự án đến môi trường.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trồng cây cao su

  • Mã SP:DTM CSu
  • Giá gốc:150,000,000 vnđ
  • Giá bán:125,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trồng cây cao su trong báo cáo này sử dụng một số phương pháp để đánh giá các tác động của Dự án đến môi trường.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 7

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 9

2.1 Các văn bản và hướng dẫn về luật pháp 9

2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 13

2.3  Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng 13

2.3.1  Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập 13

2.3.2  Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo 13

3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 14

3.1 Phương pháp khảo sát thực địa (investigation) 14

3.2 Phương pháp chuyên gia (Profession) 14

3.3 Phương pháp danh mục (Checklist) 14

3.4  Phương pháp đánh giá nhanh (Quick assessment) 15

3.5  Phương pháp ma trận môi trường (matrix) 16

3.6  Phương pháp lấy mẫu và phân tích 16

3.6.1 Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước mặt 16

3.6.2  Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước ngầm 17

3.6.3  Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí 18

3.6.4  Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất 19

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 20

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 22

1.1 TÊN DỰ ÁN 22

1.2 CHỦ DỰ ÁN 22

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 22

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 24

1.4.1 Qui mô dự án 24

1.4.2 Các hạng mục công trình phục vụ dự án 24

1.4.3 Trình tự thực hiện dự án 26

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 37

2.1  ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 37

2.1.1  Điều kiện địa lý, địa chất 37

2.1.3  Điều kiện về tài nguyên thiên nhiên 39

2. Tài nguyên rừng 39

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 48

2.2.1 Điều kiện về kinh tế xã Đăng Hà 48

2.2.2  Điều kiện về xã hội xã Đăng Hà 50

CHƯƠNG 3 56

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 56

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 56

3.1.1. Nguồn gây tác động 56

3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 56

3.1.1.1.1.Trong giai đoạn khai thác tận thu lâm sản, khai hoang và xây dựng cơ bản 56

3.1.1.1.2. Giai đoạn trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su 65

3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 77

3.1.1.2.1. Trong giai đoạn khai thác tận thu lâm sản, khai hoang và xây dựng cơ bản 77

3.1.1.2.2. Giai đoạn trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su 82

    3.1.2. Đối tượng bị tác động 85

3.1.2.1. Trong giai đoạn khai thác tận thu lâm sản, khai hoang và xây dựng cơ bản 85

3.1.2.2. Giai đoạn trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su 86

   3.1.3. Đáh giá tác động lên các thành phần môi trường 87

3.1.4 Những rủi ro, sự cố môi trường do Dự án gây ra 91

3.1.4.1 Trong giai đoạn khai thác, tận thu lâm sản, khai hoang và xây dựng cơ bản 91

3.1.4.2 Giai đoạn trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su 92

3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 96

CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 98

4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 98

4.1.1 Trong giai đoạn khai thác tận thu lâm sản, khai hoang và xây dựng cơ bản 98

4.1.2 Giai đoạn trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su 103

    4.1.2.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí 103

    4.1.2.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 105

    4.1.2.3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất 108

   4.1.2.4 Các biện pháp an toàn lao động 109

4.2. ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 111

4.2.1 Đối với sự cố cháy rừng 111

4.2.2 Đối với sự cố xói mòn 113

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 117

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 117

5.1.1 Quản lý môi trường giai đoạn khai thác tận thu lâm sản, khai hoang và xây dựng cơ bản 117

5.1.2 Quản lý môi trường giai đoạn trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su 118

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 128

5.2.1 Chương trình giám sát môi trường 128

5.2.2 Chi phí giám sát 130

Chương 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 132

6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã. 132

6.2. Ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã. 132

6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã: 132

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 133

1. KẾT LUẬN 133

2. KIẾN NGHỊ 134

3. CAM KẾT 134


DANH MỤC CÁC BẢNG

 

Bảng 1. Phương pháp phân tích các mẫu nước mặt 17

Bảng 2. Phương pháp phân tích các mẫu nước ngầm 18

Bảng 3. Phương pháp phân tích các thông số 18

Bảng 4. Phương pháp phân tích các mẫu đất 19

Bảng 5. Danh sách những người tham gia thực hiện báo cáo ĐTM cho dự án 20

Bảng 1.2 Quy mô các hạng mục công trình 24

Bảng 1.3 Nhu cầu máy móc thiết bị phục vụ dự án 32

Bảng 1.4 Nhu cầu nguyên, vật liệu giai đoạn trồng cao su 32

Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng điện, nhiên liệu 33

Bảng 1.7 Tổng hợp nhu cầu lao động cho các giai đoạn của Dự án 34

Bảng 1.8 Vốn đầu tư trồng và chăm sóc cho 1 ha cây cao su 35

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp chỉ tiêu lâm học của trạng thái rừng đối với cây gỗ 40

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp chỉ tiêu lâm học của trạng thái rừng đối với tre nứa 40

Bảng 2.6 Tổng trữ lượng rừng phân theo lô 40

Bảng 2.5 Thành phần loài cây tái sinh trong khu vực điều tra và các chỉ tiêu của cây tái sinh như sau: 41

Bảng 2.7 Thời gian, vị trí lấy mẫu không khí 42

Bảng 2.8 Kết quả đo các yếu tố khí tượng 42

Bảng 2.9 Kết quả đo độ ồn và chất lượng môi trường không khí 42

Bảng 2.10 Vị trí lấy mẫu nước mặt 44

Bảng 2.11 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các con suối trong khu vực dự án 44

Bảng 2.12 Vị trí lấy mẫu đất 45

Bảng 2.13 Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 46

Bảng 2.14 Bảng so sánh điều kiện khu vực dự án với TT 58/2009/BNNPTNT 47

Bảng 3.1 Dự báo tổng hợp các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác tận thu lâm sản, khai hoang và thi công xây dựng tại khu vực dự án. 57

Bảng 3.2 Hệ số ô nhiễm không khí đối với xe tải 58

Bảng 3.3. Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông khi không tải phục vụ khai hoang, xây dựng dự án 59

Bảng 3.4. Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông khi có tải phục vụ khai hoang, xây dựng dự án 60

Bảng 3.5 Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường 62

Bảng 3.6 Các nguồn có thể gây ô nhiễm không khí 66

Bảng 3.7 Hệ số phát thải và nồng độ bụi ước tính phát sinh trong quá trình đào đắp đất 67

Bảng 3.9 Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO 68

Bảng 3.10 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO khi vận hành máy phát điện 69

Bảng 3.11 Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông khi không tải phục vụ công tác vận chuyển cây giống, phân bón, thuốc BVTV 70

Bảng 3.12 Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông khi có tải phục vụ công tác vận chuyển cây giống, phân bón, thuốc BVTV 70

Bảng 3.13 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí khi vận chuyển mủ cao su 70

Bảng 3.14 Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường 72

Bảng 3.16 Mức ồn các thiết bị thi công 77

Viện môi trường và Tài Nguyên ĐHQG 77

Bảng 3.17 Độ ồn của các thiết bị máy móc theo khoảng cách tới nguồn 78

Bảng 3.18 Nồng độ chất gây ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 79

Bảng 3.19 Mức ồn của các thiết bị trong quá trình hoạt động của Dự án 82

Bảng 3.20 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn tận thu lâm sản và xây dựng cơ bản 86

Bảng 3.21 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su 86

Bảng 3.22 Ma trận đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su tại tiểu khu 03 và 06 89

Bảng 4.1 Các nguồn gây tác động xấu và biện pháp giảm thiểu tương ứng trong giai đoạn xây dựng Dự án 98

Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường 119

Bảng 5.2 Giám sát chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng 128

Bảng 5.3 Chi phí giám sát chất lượng nước 130

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ Công nghệ và Môi trường - ETC) 131

Bảng 5.4 Chi phí giám sát môi trường không khí 131

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ Công nghệ và Môi trường - ETC) 131

Bảng 5.5 Tổng chi phí chi phí giám sát môi trường 131

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ Công nghệ và Môi trường - ETC) 131

 

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trồng cây cao su bao gồm các công việc sau

 

DANH MỤC CÁC HÌNH

 

Hình 1.1 Bản đồ hiện trang rừng và vị trí khoảnh 5 - Tiểu khu 318 23

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình khai thác tận dụng lâm sản 26

Hình 1.3 Quy trình trồng cây cao su 27

Hình 1.4 Quy trình chăm sóc và khai thác mủ cao su 29

Hình 4.1 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc 106

 

MỞ ĐẦU

 

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

Nhằm khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách về quản lý, khai thác và sử dụng triệt để, bền vững nguồn tài nguyên đất trên cơ sở phát triển hài hoà về kinh tế - xã hội - môi trường. Những chủ trương, chính sách tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực này là:

- Chính sách giao đất, giao rừng;

- Rà soát quy hoạch 3 loại rừng;

- Chuyển một phần diện tích đất rừng phòng hộ sang rừng sản xuất;

- Chuyển đổi một phần diện tích đất rừng sản xuất sang thực hiện các dự án phát triển nông lâm nghiệp;

- Phát triển chăn nuôi tập trung và bán tập trung;

- Thay đổi cơ cấu cây trồng trên đất rừng sản xuất;

- Chiến lược phát triển cây Cao su đến năm 2010.

Những chủ trương chính sách này nhằm bố trí, qui hoạch lại một cách hợp lý quỹ đất lâm nghiệp; tất cả rừng và đất rừng được giao, cho thuê đến các chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế; phát triển diện tích cây Cao su đến năm 2010 cả nước đạt được khoảng 700 nghìn ha.

Bình Phước vốn dĩ là một tỉnh nông nghiệp, miền núi, có diện tích đất lâm nghiệp lớn, nhưng diện tích rừng còn lại không nhiều. Vì vậy, khi thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, Bình Phước đã quy hoạch lại 03 loại rừng và đều chuyển một phần diện tích rừng nghèo kiệt thuộc quy hoạch rừng sản xuất sang trồng rừng Cao su và trồng cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế có tiềm lực đầu tư vào các dự án trên đất lâm nghiệp, nhằm mục tiêu phát huy tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vốn có để phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường của địa phương.

Hiện nay nhu cầu sản phẩm mủ cao su trên thị trường là rất lớn, căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước dự kiến trong giai đoạn đầu sẽ tập trung trồng, chăm sóc và khai thác mủ, khi khai thác đến vòng cuối sẽ tiến hành khai thác gỗ cao su thanh lý cung cấp cho ngành chế biến lâm sản, đóng đồ gia dụng và trang trí nội thất.

Cây Cao su được coi là cây chiến lược của tỉnh, theo định hướng đến năm 2015 toàn tỉnh có khoảng 200 ha, chiếm gần 1/3 diện tích Cao su toàn quốc. Thực hiện định hướng phát triển này, UBND tỉnh Bình Phước đã có Phương án chuyển đổi khoảng 60.000 ha rừng nghèo kiệt đất trống sang trồng rừng Cao su và rừng nguyên liệu giai đoạn 2008 – 2020, trong dự kiến giai đoạn 2008 – 2010 trồng khoảng 35.000 ha Cao su và rừng nguyên liệu khác.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công ty TNHH TMSX & XD Phụng Sinh đã điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp và tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp. Theo đó, diện tích rừng sản xuất nghèo kiệt, gần như không có khả năng phục hồi, hiệu quả kinh tế thấp được quy hoạch chuyển sang trồng rừng và trồng các loài cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, có khả năng bảo vệ môi trường và phù hợp với tập quán canh tác của địa phương, đặc biệt là trồng rừng Cao su.

Vì vậy, triển khai thực hiện dự án “Chuyển 50 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng cao su” tại khoảnh 5 – tiểu khu 318 - NLT Nghĩa Trung – Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước là phù hợp với chủ trương, chính sách của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời góp phần:

- Khai thác sử dụng bền vững, hiệu quả, triệt để 50 ha đất lâm nghiệp tại khoảnh: 5 - tiểu khu 318.

- Cung cấp mủ khô và gỗ cao su góp phần đẩy mạnh việc phát triển cây công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tạo điều kiện cho khoảng gần 50 nhân công lao động là người địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc tại chỗ có công ăn việc làm ổn định, có thu nhập cao.

- Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi cho địa phương.  

- Phát triển diện tích cây Cao su của tỉnh 35.000 ha giai đoạn 2008 – 2010 và của cả Nước lên 700 nghìn ha đến năm 2010.   

Theo Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ thì Dự án “Chuyển 50 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng cao su” tại khoảnh 5 – tiểu khu 318 - NLT Nghĩa Trung – Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước nằm trong danh mục các Dự án cần lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước thẩm định và cấp quyết định phê duyệt.

Cấu trúc và nội dung Báo cáo ĐTM này được xây dựng theo Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ và Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường để trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước thẩm định.

 

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

 2.1 Các văn bản và hướng dẫn về luật pháp

Báo cáo ĐTM của Dự án “Chuyển 50 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng cao su” tại khoảnh 5 – tiểu khu 318 - NLT Nghĩa Trung – Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước dựa trên các cơ sở pháp lý sau:

- Luật Bảo vệ Môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01 tháng 06 năm 1998;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;

- Nghị định 08/2005/NĐ-CP ban hành ngày 24/01/2005 của Chính phủ về việc quy hoạch xây dựng;

- Nghị định 71/2005/NĐ-CP ngày 06/06/2005 của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù;

- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng;

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 8/1/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;

- Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003, hướng dẫn thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/09/2007 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung thông tư liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 10/2009/TT-BNN ngày 04/03/2009 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn về việc bổ sung một số điểm của Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp;

- Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp;

- Thông tư số 02/2009/TT – BTNMT ngày 19/03/2009 quy định khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;

- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường;

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường;

- Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành quy định khai thác gỗ và lâm sản khác;

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;

- Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26/11/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 17/8/2008/QĐ-BTNMT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường;

- Quyết định số 2855QĐ/BNN-KHCN ngày 17/9/2008 của Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc công bố việc xác định cây cao su là cây đa mục đích.

- Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Ban hành Quy định về chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng hiệu quả thấp sang trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày;

- Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 27/02/2009 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy định về chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng hiệu quả thấp sang trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày ban hành kèm theo Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 11/09/2008;

- Quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 12/05/2009 của UBND tỉnh Phê duyệt Phương án quy hoạch trồng cao su và cây nguyên liệu trên đất lâm nghiệp giai đoạn 2008 – 2020 tỉnh Bình Phước;

- Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 19/03/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2006 – 2010;

- Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 23/04/2008 của UBND tỉnh về việc quyết định đầu tư ban hành mục loài cây tái sinh có mục đích trong rừng tự nhiên thuộc quy hoạch là rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

- Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 11/09/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng hiệu quả thấp sang trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày;

- Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 27/02/2009 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy định về chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt và trồng rừng hiệu quả thấp sang trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày ban hành kèm theo quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 11/09/2008;

- Quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 12/05/2009 của UBND tỉnh phê duyệt Phương án quy hoạch trồng cao su và cây nguyên liệu trên đất lâm nghiệp giai đoạn 2008 – 2020 tỉnh Bình Phước;

- Công văn số 969/UBND-SX ngày 14/04/2009 của UBND tỉnh về việc áp dụng Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 11/09/2008 và Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 27/02/2009 của UBND tỉnh;

- Công văn số 329/SNN-LN ngày 24/04/2009 của Sở Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn thực hiện công văn số 969/UBND-SX ngày 14/04/2009 của UBND tỉnh Bình Phước;

- Công văn số 209/SNN-LN ngày 24/01/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc chuyển đổi diện tích có rừng sang trồng cây cao su;

- Quyết định số 1262/QĐ-SNN ngày 20/12/2010 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt kết quả kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại khoảnh 5 - tiểu khu 318, Nông lâm trường Nghĩa Trung, Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé;

- Quyết định số 267/QĐ-UBND ngày 26/01/2011 của UBND tỉnh Bình Phước, Phê duyệt Dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng rừng cao su tại khoảnh 5, tiểu khu 318, Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé;

- Báo cáo số 09/BC-SNN ngày 21/01/2011 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Kết quả thẩm định hồ sơ Dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su, tại khoảnh 5 – tiểu khu 318 – Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé.

- Các quy trình quy phạm hiện hành.

 

 2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5949:1998 về Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - mức ồn tối đa cho phép;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2009/BTNMT  “Chất lượng không khí xung quanh”;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2009/BTNMT  “Một số chất độc hại trong không khí xung quanh”;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT  “Khí thải công nghiệp đối với bụi và hợp chất hữu cơ”

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2008/BTNMT “Chất lượng nước mặt”;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT “Nước thải sinh hoạt”;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2008/BTNMT “Chất lượng nước ngầm”;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2008/BTNMT “giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất”.

2.3  Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng

2.3.1  Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập

- Dự án đầu tư “Chuyển 50 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng cao su” tại khoảnh 5 – tiểu khu 318 - NLT Nghĩa Trung – Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước;

- Báo cáo “Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp khu vực lập Dự án đầu tư trồng rừng cao su của Công ty TNHH TM-SX-XD Phụng Sinh” do Trung tâm quy hoạch - khảo sát thiết kế nông lâm nghiệp Đắk Nông thực hiện tháng 08/2010;

- Bản đồ điều tra, đánh giá hiện trạng rừng - đất lâm nghiệp; Bản đồ quy hoạch trồng cao su;

- Hồ sơ pháp lý của Dự án.

2.3.2  Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo

- Tài liệu và số liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội tại các khu vực có liên quan đến Dự án do Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ, Công nghệ và Môi trường cùng các đơn vị khác tham gia khảo sát, thu thập trong nhiều năm gần đây;

- Niên giám thông kê 2009 của tỉnh Bình Phước;

- Các báo cáo về Đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan chuyên môn thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua, nhất là các báo cáo ĐTM đối với các Dự án tương tự khác;

- Các số liệu được điều tra, khảo sát và đo đạc dựa vào phương pháp chuẩn để thực hiện báo cáo ĐTM. Đó là các số liệu về hiện trạng môi trường (nước, không khí, đất và các hệ sinh thái khác);

- Các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về các biện pháp quản lý và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường của hoạt động Dự án;

- Tài liệu đánh giá nhanh WHO, năm 1993 của Tồ chức Y tế Thế giới;

- Các hướng dẫn về kỹ thuật ĐTM của Ngân hàng Thế giới (WB).

3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng trên thế giới. Trong báo cáo này sử dụng một số phương pháp để đánh giá các tác động của Dự án đến môi trường.

 3.1 Phương pháp khảo sát thực địa (investigation)

Phương pháp này được tiến hành trong tháng 02/2011 tại khu vực thực hiện Dự án (thuộc Nông Lâm Trường Nghĩa Trung, thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước). Nội dung khảo sát bao gồm:

- Khảo sát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng… và hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án.

- Đo đạc, lấy mẫu không khí, nước mặt, nước ngầm, đất.

- Quan sát hiện trường và ghi chép các nhận xét trực quan về các khu vực thực hiện Dự án.

- Thu thập, tổng hợp các số liệu và tài liệu liên quan đến khu vực Dự án.

 3.2 Phương pháp chuyên gia (Profession)

Tham vấn ý‎ kiến của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực hoạt động của Dự án để giải quyết những vấn đề có tính chuyên môn sâu.

Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong báo cáo nhằm xác định nguồn gây tác động xấu và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động này.

3.3 Phương pháp danh mục (Checklist)

Mối tương quan giữa ảnh hưởng của từng hoạt động của Dự án đến từng vấn đề môi trường được thể hiện trong bảng liệt kê. Bao gồm:

- Liệt kê đơn giản, chỉ liệt kê các nhân tố môi trường cần được xem xét tương ứng với một hoạt động phát triển.

- Liệt kê có mô tả, cùng với liệt kê các nhân tố môi trường có thuyết minh về sự lựa chọn các nhân tố đó, phương pháp thu thập, đo đạc số liệu đã ghi vào danh mục.

- Liệt kê có ghi mức tác động tới từng nhân tố môi trường, bên cạnh phần mô tả có ghi thêm mức tác động của từng loại hoạt động đối với từng nhân tố.

- Liệt kê có trọng số của tác động, bên cạnh phần mô tả có ghi thêm độ đo của tác động của hoạt động phát triển tới từng nhân tố môi trường.

- Danh mục dạng câu hỏi, gồm những câu hỏi liên quan đến những khía cạnh môi trường cần được đánh giá.

Như vậy một bảng danh mục được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của Dự án và cho phép đánh giá sơ bộ mức tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất.

Phương pháp danh mục được xây dựng theo từng giai đoạn khác nhau của Dự án, trên cơ sở đó định hướng các nội dung nghiên cứu tác động chi tiết.

Trong báo cáo ĐTM này, phương pháp danh mục được sử sụng trong chương 3 để liệt kê các tác động có thể xảy ra khi thực hiện Dự án đối với các thành phần môi trường xung quanh. Phương pháp này giúp việc đưa ra các biện pháp khắc phục tác động thích hợp hơn.

3.4  Phương pháp đánh giá nhanh (Quick assessment)

Các phương pháp đánh giá nhanh do Economopolus soạn thảo, được Tổ chức Sức khoẻ Thế giới (WHO) ban hành năm 1993, đã được áp dụng để tính tải lượng khí thải và nước thải.

Phương pháp này được xây dựng dựa trên việc thống kê tải lượng của nước thải, khí thải của nhiều Dự án trên khắp thế giới, từ đó xác định được tải lượng từng tác nhân ô nhiễm. Nhờ có phương pháp này, có thể xác định được tải lượng và nồng độ trung bình cho từng hoạt động của Dự án mà không cần đến thiết bị đo đạc hay phân tích. Ngoài vai trò dùng để đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm nước, khí… các hoạt động của Dự án, phương pháp này còn dự báo mức độ, tác động đến môi trường do lan truyền nước thải vào nguồn nước và khí thải vào vùng không khí ở phạm vi nào đó.

Trong báo cáo ĐTM này, phương pháp đánh giá nhanh được sử dụng trong chương 3 để tính toán tải lượng các chất ô nhiễm như bụi, khí thải sinh ra trong quá trình vận chuyển, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh. Phương pháp này giúp tính toán được lượng chất thải phát sinh ở mức độ nào để từ đó có biện pháp giảm thiểu thích hợp.

3.5  Phương pháp ma trận môi trường (matrix)

Phương pháp ma trận môi trường phối hợp liệt kê các hành động của hoạt động phát triển với liệt kê những nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận. Hoạt động liệt kê trên trục hoành, nhân tố môi trường trên trục tung, hoặc ngược lại. Cách làm này cho phép xem xét các quan hệ nhân quả của những tác động khác nhau một cách đồng thời. Thông thường việc xem xét chung dựa trên sự đánh giá định lượng các tác động riêng lẻ trên từng nhân tố. Có thể phân biệt các phương pháp ma trận cụ thể sau:

Phương pháp ma trận tương tác đơn giản: Trục hoành ghi các hành động, trục tung ghi các nhân tố môi trường nào thì được đánh dấu x, biểu thị có tác động, nếu không thì thôi. Có thể xem phương pháp này là một dạng danh mục môi trường cải tiến, đồng thời xem xét nhiều tác động trên cùng một tài liệu.

Tầm quan trọng của các nhân tố môi trường đối với hoạt động phát triển được xác định bằng cách lấy ý kiến của các chuyên gia, dựa theo ma trận tương tác giữa các nhân tố môi trường với nhau. Một nhân tố có khả năng tác động đến nhiều nhân tố khác được xem là quan trọng hơn những nhân tố ít ảnh hưởng đến các nhân tố khác. Mức độ tác động đến chất lượng môi trường của từng nhân tố được biểu thị bằng mối quan hệ giữa độ đo của nhân tố đó với chỉ tiêu về chất lượng môi trường.

Trong báo cáo ĐTM này, phương pháp ma trận tương tác đơn giản được sử sụng trong chương 3 để đánh giá mức độ quan trọng của các tác động có thể xảy ra khi thực hiện Dự án đối với các thành phần môi trường xung quanh. Phương pháp này cũng giúp việc đưa ra các biện pháp khắc phục tác động thích hợp hơn.

3.6  Phương pháp lấy mẫu và phân tích 

3.6.1 Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước mặt

Ø Phương pháp lấy mẫu

Mẫu nước mặt được lấy dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5996:1995 (ISO 5667:1990) (Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu nước mặt)

Mẫu nước mặt được lấy tại lớp bề mặt (cách mặt nước 0,3m).

Ø Lưu trữ mẫu

Mẫu nước mặt được lưu trữ trong thùng đá để giữ ở nhiệt độ dưới 40C. Tùy thuộc vào các chỉ tiêu phân tích để có cách bảo quản mẫu khác nhau theo như TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) (Chất lượng nước – lấy mẫu – Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu)

pH và DO được đo tại hiện trường, những thông số khác được phân tích tại phòng thí nghiệm.

Ø Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích được dùng trong Dự án theo như “Các phương pháp tiêu chuẩn để phân tích nước mặt”.

Bảng 1. Phương pháp phân tích các mẫu nước mặt

STT

Thông số

Phương pháp phân tích

1

pH

TCVN 6492-2000

2

Độ đục

Máy Hanna HI-8314

3

DO

TCVN 5499-1995

4

TSS

TCVN 6185:1996

5

BOD5

TCVN 6001–1995

6

COD

TCVN 6491 - 1999

7

Dầu mỡ

TCVN 5070 – 1995

8

NO3- (tính theo N) (mg/l)

TCVN 6178 - 1996

9

NO2- (tính theo N) (mg/l)

TCVN 6494 - 1999

10

N-NH4+

TCVN 2662 – 1978

11

Cu

TCVN 6193:1996

12

Zn

TCVN 6193: 1996

13

As

TCVN 6193: 1996

14

PO43-

SMEWW 4500 – P - D

15

Coliform (MNP/100ml)

TCVN 6187-2:1996

 

Kết quả phân tích các mẫu nước mặt sẽ được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2008/BTNMT “Chất lượng nước mặt”.

3.6.2  Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước ngầm

Ø Phương pháp lấy mẫu

Các mẫu nước ngầm được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11:1992) (Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm).

Ø Bảo quản mẫu

Các mẫu được bảo quản trong thùng đá và được giữ lạnh ở nhiệt độ dưới 40C  và được bảo quản theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) (Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn bảo quản mẫu).

Ø Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích các mẫu nước ngầm dựa theo Tiêu chuẩn Việt Nam. (TCVN), phương pháp chuẩn cho phân tích nước và nước thải (SMEWW), Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Cộng đồng Mỹ (APHA).

Bảng 2. Phương pháp phân tích các mẫu nước ngầm

STT

Thông số

Phương pháp phân tích

1

pH

TCVN 6492:2000

2

Độ cứng (mgCaCO3/l)

TCVN 2672 - 78

3

Cl-

AOAC 2000

4

SO42-

TCVN 6200-1996

5

Tổng Fe

TCVN 6177:1996

6

Mn

TCVN 5070 : 1995

7

Zn

TCVN 6193 :1996

8

Cu

TCVN 6193:1996

9

As

TCVN 6193 :1996

10

TDS

TCVN 4560:1998

11

NO3- (tính theo N) (mg/l)

TCVN 6178:1996

12

Coliform (MNP/100ml)

TCVN 6846:2001

Kết quả phân tích nước ngầm được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2008/BTNMT “Chất lượng nước ngầm” 

3.6.3  Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí

Ø Phương pháp lấy mẫu

Các mẫu không khí xung quanh được lấy ở độ cao 1,5 m so với mặt đất.

Ø Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích mẫu không khí dựa vào tiêu chuẩn ngành của tiêu chuẩn Bộ Y tế (BYT), Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn tổ chức quốc tế (ISO).

Bảng 3. Phương pháp phân tích các thông số

STT

Thông số

Phương pháp phân tích

1

Độ ồn

Máy đo ồn

2

NO2

TCVN 6137 – 1995 (ISO 6768 – 1985)

3

SO2

TCVN 5971 – 1995 (ISO 6767 – 1990)

4

CO

TCVN 5972-1995 (ISO 8186:1989)

5

Bụi

TCVN 5067 – 1995

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2009/BTNMT “Chất lượng xung quanh” và QCVN 06:2009/BTNMT “Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh” được dùng để so sánh kết quả phân tích.

3.6.4  Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất

* Phương pháp bảo quản và lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5297:1995 (Chất lượng đất – lấy mẫu – những yêu cầu chung). Chiều cao lấy mẫu là 20 – 30 cm, mẫu được lưu trữ ở nhiệt độ 2 – 50C.

* Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích mẫu đất dựa vào tiêu chuẩn Việt nam (TCVN), phương pháp chuẩn của tổ chức y tế cộng đồng Mỹ (APHA), phương pháp chuẩn của tổ chức phân tích cộng đồng (AOAC) và phương pháp của trung tâm thông tin và tham khảo phương pháp phân tích đất quốc tế (ISRIC). Thiết bị và phương pháp phân tích mẫu đất được trình bày trong bảng 4.

Bảng 4. Phương pháp phân tích các mẫu đất

STT

Thông số

Phương pháp phân tích

1

Cu

TCVN 6449-2000

2

Zn

TCVN 6449-2000

3

Cd

TCVN 6449-2000

4

Pb

TCVN 6449-2000

5

Hg

TCVN 6449-2000

6

As

TCVN 6449-2000

7

Cr

TCVN 6449-2000

Kết quả phân tích các mẫu đất được so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2008/BTNMT “Giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất”.

 

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM   Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trồng cây cao su 

Nội dung và các bước thực hiện báo cáo ĐTM này được tuân thủ theo Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Danh sách những người tham gia thực hiện Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho Dự án”Chuyển 50 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng cao su” tại khoảnh 5 – tiểu khu 318 - NLT Nghĩa Trung – Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước như sau:

Xem tin tiếp theo

GỌI NGAY - 0903649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha