Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Xây dựng kinh tế trang trại chăn nuôi lợn mô hình công nghiệp kết hợp trồng trọt, nuôi cá. Trang trại chăn nuôi sử dụng quy trình chăn nuôi khép kín, thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh, tự động hóa các công đoạn chăn nuôi để giảm thiểu công nhân làm việc.
Ngày đăng: 20-12-2024
16 lượt xem
MỤC LỤC.................................................................................. 1
MỤC LỤC BẢNG............................................................................ 4
MỤC LỤC HÌNH ẢNH........................................................................... 6
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................... 7
1.1. Tên Chủ dự án đầu tư: Ông Nguyễn Viết Bảo và bà Trần Thị Lành....... 7
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư....................................... 11
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư:.................................................................... 11
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư...... 11
1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư..................................................................... 14
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư..... 15
1.4.1. Nhu cầu giai đoạn thi công xây dựng....................................................... 15
1.4.2. Nhu cầu giai đoạn hoạt động................................................................... 17
1.5.1. Hiện trạng quản lý sử dụng đất của dự án................................................ 22
1.5.2. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.................... 22
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...... 24
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường... 24
2.2. Sự phù hợp của dự án với khả năng chịu tải của môi trường........................ 24
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ...... 25
3.1.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường............................................................ 25
3.1.2. Dữ liệu về tài nguyên sinh vật................................................................. 25
3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án....................................... 26
3.2.1. Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn tiếp nhận nước thải..................... 26
3.2.2. Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải.............................................. 26
3.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường nơi thực hiện dự án............. 27
3.3.1 Hiện trạng chất lượng không khí............................................................... 28
3.3.2 Hiện trạng chất lượng nước tại khu vực...................................................... 29
3.3.3. Hiện trạng chất lượng đất tại khu vực....................................................... 49
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..... 51
4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư.... 51
4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động................................................................ 51
4.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện................. 70
4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành....... 80
4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động................................................................ 80
4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện................. 94
4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường................. 120
4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án và dự toán kinh phí..... 120
4.3.2. Kế hoạch xây lắp, tổ chức, bộ máy, quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường... 121
4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo... 122
CHƯƠNG V: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 123
5.1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải...................................... 123
5.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải............................................... 124
5.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung................................. 124
CHƯƠNG VI: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN....... 125
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án.......... 125
6.1.1. Thời hạn dự kiến vận hành thử nghiệm.................................................. 125
6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý........... 130
6.2. Chương trình quan trắc chất thải............................................................... 131
6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................................. 131
6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải................................... 132
6.2.3. Hoạt động quan trắc định kỳ theo đề nghị của chủ dự án........................ 132
6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.................................... 132
CHƯƠNG VII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN.............................................. 133
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO..................................................... 134
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Địa chỉ văn phòng: xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:....
Số CMND: .........; Cấp ngày: 09/9/2010; Nơi cấp: Công an tỉnh Kon Tum.
Điện thoại:............
Tên dự án: Xây dựng kinh tế trang trại
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Dự án được triển khai tại vùng cát nội đồng xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích 33.483m2, được giới hạn bởi các mốc sau theo hệ tọa độ VN-2.000 (KTT 1070 múi chiếu 30):
Bảng 1. Tọa độ các điểm kép góc ranh giới khu vực dự án
Tên điểm |
Hệ tqa độ VN-2.000 (KTT 1070, múi chiếu 30) |
|
X (m) |
Y (m) |
|
M1 |
1.838.297,86 |
543.588,51 |
M2 |
1.838.207,27 |
543.852,33 |
M3 |
1.838.088,68 |
543.798,42 |
M4 |
1.838.182,87 |
543.555,97 |
M5 |
1.838.266,16 |
543.580,86 |
(Nguồn: Trích đo địa chính khu đất, kèm theo Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 07/3/2022 của UBND huyện Quảng Điền)
Các hướng tiếp giáp với dự án:
Hình 1. Sơ đồ vị trí thực hiện Dự án
Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực dự án:
Vị trí khu vực thực hiện dự án: Với đặc điểm bao quanh khu vực là đất nông nghiệp khác, phía Bắc và Nam của dự án tiếp giáp với khu đất trống, phía Tây tiếp giáp với khu đất đang trồng keo, tràm.
Điều kiện giao thông: Phía Đông dự án tiếp giáp đường liên thôn bằng bê tông 5m. Đây là một trong những điều kiện rất thuận cho quá trình triển khai thi công và đưa dự án đi vào hoạt động.
Mạng lưới sông suối: Nước mặt trong khu vực dự án chủ yếu là nguồn nước mương tự nhiên, nước mưa và phân bố không đồng đều được lưu giữ tại các bàu, trằm trong khu vực. Cách dự án khoảng 2km về phía Đông là bàu Niên. Cách dự án khoảng 0,42km về phía Tây Nam là bàu nước.
Hệ thống rừng, khu dự trữ sinh quyển: Khu vực xung quanh dự án hiện nay chủ yếu là đất nông nghiệp khác, chủ yếu trồng keo, tràm. Khu vực xung quanh dự án không có diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng tự nhiên. Trong phạm vi 5,0 km từ dự án cũng không có khu bảo tồn, rừng nguyên sinh,...
Dân cư và các đối tượng kinh tế, xã hội:
+ Khoảng cách gần nhất từ dự án đến khu dân cư khoảng 01 km về phía Bắc - Đông Bắc.
+ Xung quanh khu vực dự án không có các đối tượng kinh tế, xã hội như khu đô thị, các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Quanh khu vực dự án trong vòng bán kính 2,0 km không có đền chùa, khu di tích lịch sử, khu du lịch và diện tích dành riêng cho an ninh quốc phòng.
Hệ thống nước dưới đất xung quanh khu vực dự án: Qua khảo sát, trong khu vực dự án không có mỏ nước xuất lộ và giếng khoan, giếng đào. Các hộ dân trong địa bàn xã Quáng Thái chủ yếu sử dụng nguồn nước sạch của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế. Hoạt động của dự án không gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Các đối tượng khác: Qua khảo sát cho thấy, tại khu vực chưa đã có hệ thống đường điện đã được kéo đến phục vụ tốt nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Về thông tin liên lạc: Đã có đường dây điện thoại cố định của VNPT, các mạng điện thoại di động: Vinaphone, Viettel sóng phủ hoạt động tốt.
Hệ thống thoát nước: Khu vực chưa có hệ thống thoát nước mưa, nước thải. Nước mưa và nước thải thoát theo địa hình của khu vực, theo các mương thoát trong khu vực.
Như vậy khoảng cách của dự án đến các đối tượng xung quanh đảm bảo quy định theo Quy chuẩn QCVN 14:2009/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Quy hoạch xây dựng nông thôn: “Các khu vực chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải được quy hoạch với cự ly đảm bảo yêu cầu về khoảng cách ly vệ sinh. Khoảng cách từ nhà ở (chỉ có chức năng ở) tới các khu chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải lớn hơn 200m”. Đảm bảo khoảng cách theo Thông tư số 23/2019/TT- BNNPTNT: “Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét. Khoảng cách giữa 02 trang trại chăn nuôi của 02 chủ thể khác nhau tối thiểu là 50 mét”.
Cơ quan thẩm định, cấp giấy phép xây dựng: UBND huyện Quảng Điền.
Quy mô của dự án đầu tư: thuộc nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (Phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ).
Quy mô chăn nuôi: 2.400 lợn thịt (95kg/con), tương đương với: 456 đơn vị vật nuôi (hệ số quy đổi vật nuôi đối với lợn là 500kg/1 đơn vị).
Nhu cầu sử dụng đất dự án: 33,483 m2, trong đó bố trí các hạng mục:
+ Nhà nuôi lợn thịt: 02 dãy nhà.
+ Các công trình phụ: Nhà ở, nhà kho, nhà sát trùng,…
+ Khu xử lý chất thải: Hệ thống xử lý nước thải, công trình xử lý phân, khu nhà chứa phân, CTNH,…
+ Khu vực nuôi cá và trồng cây.
Các hạng mục công trình chính và phụ trợ của dự án được dự kiến bố trí ở bảng sau:
Bảng 2. Quy mô các hạng mục công trình chính và phụ trợ của dự án
Stt |
Hạng mục |
Kích thước (m) |
Diện tích (m2) |
|
|
|
Rộng |
Dài |
|
1 |
Nhà lợn thịt (02 dãy chuồng) |
18 |
80 |
2.880 |
2 |
Nhà kho cám (02) |
10 |
20 |
200 |
3 |
Nhà sát trùng |
5 |
10 |
50 |
4 |
Nhà ở công nhân |
5 |
20 |
100 |
5 |
Hồ cá (02 hồ) |
20 |
20 |
4.000 |
6 |
Đường nội bộ |
2 |
500 |
1.000 |
7 |
Đường đi vào trang trại |
5 |
100 |
200 |
8 |
Khu vực trồng rau màu, cây ăn quả |
- |
- |
9.000 |
9 |
Hệ thống xử lý chất thải |
- |
- |
3.000 |
10 |
Kho chứa chất thải nguy hại và kho chứa phân |
10 |
10 |
100 |
11 |
Sân phơi phân |
5 |
20 |
100 |
12 |
Khu vực chôn xác lợn với diện tích |
10 |
10 |
100 |
13 |
Mương thu gom, thoát nước mưa |
0,3 |
1.000 |
300 |
14 |
Mương thu gom, thoát nước |
0,5 |
800 |
400 |
Stt |
Hạng mục |
Kích thước (m) |
Diện tích (m2) |
|
15 |
Khu vực vành đai cây lâm nghiệp |
- |
- |
12.053 |
Tổng cộng |
|
|
33.483 |
Chăn nuôi: Công suất thiết kế: 2.400 con lợn thịt/lứa (6 tháng/lứa). Với trọng lượng lợn thịt trung bình xuất chuồng khoảng 95 kg/con Þ Tổng trọng lượng lợn thịt xuất chuồng trong 1 lứa là: Lợn thương phẩm (2.400 con x 95kg/con) = 228 tấn/lứa.
Trồng cây ăn quả, rau các loại:
Trồng cây bưởi da xanh (1.000 m2): 40 cây.
Nuôi cá: Nuôi cá (02 hồ, 4.000 m2): giá trị sản xuất: 60.000.000 đồng.
Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
* Quy trình chăn nuôi lợn:
Quy trình chăn nuôi lợn thịt kèm theo sơ đồ các chất thải phát tán ra môi trường:
Hình 1.2. Quy trình chăn nuôi lợn thịt
Quy trình chăn nuôi được thực hiện tuân thủ tuyệt đối theo hệ thống các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, phòng trị bệnh như sau:
- Thức ăn:
Đối với lợn, thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn thịt, thức ăn tốt giúp lợn mau lớn, lãi suất cao, nâng cao phẩm chất quầy thịt. Thức ăn được sử dụng theo các phương thức sau:
+ Dùng thức ăn đậm đặc trộn nguyên liệu sẵn có tại địa phương;
+ Dùng thức ăn tự trộn;
+ Dùng thức ăn hỗn hợp (hay cám bao) của các xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín. Chế độ cho ăn: Khi lợn mới bắt về sẽ được cho ở chuồng riêng cách xa lợn cũ. Ngày đầu không tắm cho lợn, cho lợn ăn khoảng ½ nhu cầu, qua 3 ngày mới cho ăn no. Cho lợn ăn theo phương thức định lượng:
+ Lợn dưới 60kg: ở giai đoạn này cho ăn tự do theo nhu cầu phát triển của lợn (ở giai đoạn dưới 30kg nên cho lợn ăn nhiều bữa trong ngày).
+ Lợn từ 61kg đến khi xuất chuồng: cho ăn khoảng 2,3 - 2,7 kg/con/ngày và sử dụng đúng loại thức ăn. Nước uống: nước uống cho lợn sạch sẽ và đủ lượng theo nhu cầu.
Chăm sóc lợn:
+ Đàn lợn được đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát.
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện những trường hợp bất thường xảy ra. Đánh dấu theo dõi, kiểm tra thức ăn hằng ngày để điều chỉnh kịp thời.
+ Thường xuyên kiểm tra nước uống, thức ăn trước khi cho ăn.
Xuất chuồng bán lợn:
Khi lợn đạt trọng lượng khoảng 95 kg/con sẽ được xuất chuồng. Nếu đang dùng kháng sinh để phòng bệnh thì phải ngưng thuốc từ 1 - 2 tuần trước khi xuất chuồng. Ngày xuất chuồng phải tắm rửa sạch sẽ. Lợn sẽ được xuất chuồng vào buổi sáng sớm hay xế chiều. Khi xuất chuồng lợn được cho uống nước đầy đủ, không cho ăn no tránh lợn chết khi vận chuyển.
* Quy trình trồng trọt các loại cây ăn quả:
Thời vụ trồng: Để cây sinh trưởng và phát triển có hiệu quả nhất, nên trồng vào đầu mùa mưa, nghĩa là từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.
Khoảng cách trồng: Trước khi trồng cần làm đất và đắp mô cao từ 50 - 70cm. Sau đó trồng cây lên mô đất. Có thể trồng theo mật độ dày, khoảng 3,5m x 3,5m hoặc 4 m x 4m. Sau khi thu hoạch, có thể loại bỏ cây ở giữa, đảm bảo mật độ giữa các cây luôn thông thoáng, giúp cây phát triển và đậu trái tốt hơn.
+ Cách trồng: Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút. Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại. Đặt bầu vào lỗ đã móc sẵn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại, không làm vỡ bầu, đứt rễ. Nếu đất khô phải tưới cho cây ngay, dùng rơm, rạ, cỏ rác... đậy xung quanh bầu để giữ ẩm. Nếu cây cao, ốm yếu dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.
+ Tưới nước: Tháng đầu sau khi trồng, nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau, tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn. Vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.
Bón phân:
+ Đối với cây 1 năm tuổi: mỗi tháng bón phân một lần bằng nước phân chuồng hoai pha tỷ lệ 1: 3 (tức 1 phần phân: 3 phần nước), tưới 10 - 15 lít/cây hoặc đạm urê 1% để tưới. Đối với cây 2 - 3 năm tuổi: mỗi cây nên bón 1,5 kg vôi bột, 30 - 50 kg phân chuồng hoai; 0,5 kg urê; 0,5 - 1 kg lân; 0,3 - 0,5 kg kali. Chia làm 4 lần để bón: sau khi thu hoạch, bắt đầu ra hoa, sau khi đậu trái 1 tháng, sau khi đậu trái 2,5 tháng. Đối với cây từ 4 năm tuổi trở lên: lượng phân tăng so với năm trước 0,5 - 1,0 kg/cây. Trong thời gian trái đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g giúp trái chín tập trung, màu thịt trái vàng hơn, mùi vị thơm ngon hơn.
+ Cách bón: Xới rãnh xung quanh theo đường kính tán cây, rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm. Bón càng nhiều phân chuồng hoai thì cây càng sai và chất lượng trái càng ngon.
Thu hoạch.
* Nuôi cá:
Chuẩn bị ao nuôi: Tát cạn, dọn đáy ao, san cho đáy ao bằng phẳng; Dọn bùn ao để độ dày bùn: 20-30cm; Dùng vôi 10-15kg/1.000m2, té đều khắp ao, quanh bờ ao; Phơi nắng 7-10 ngày cho bùn, bã hữu cơ phân hủy; Lấy nước vào ao: lấy qua hệ thống lọc nước để tránh cá tạp; Tháo khoảng 1m nước, dùng 100-150kg phân chuồng ủ mục té khắp mặt ao để tạo mầu ao, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển làm thức ăn cho cá giai đoạn đầu.
Thả giống: Chọn cá giống khỏe mạnh, không dị tật, mầu sắc sáng; tỷ lệ thả phù hợp với từng giống cá.
Chăm sóc và quản lý: Cá nuôi từ tháng 3- 4 chăm sóc cho ăn: Nếu ao thông thường thì 7-10 ngày thì bổ sung 50-70kg phân chuồng ủ mục/100m2 để tạo mầu cho ao và tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển để cá ăn. Bổ sung thức ăn tinh cho cá với tỷ lệ 3% trọng lượng cá. Thức ăn tinh đạm phải đạt 25-28%. Thường xuyên dọn cỏ ăn thừa trong ao, 15 ngày khùa ao 1 lần để phòng bệnh và thải khí độc trong ao. Định kỳ phòng bệnh cho cá: Tháng 1 lần bằng thuốc, như KN 04- 12, Triên Đắc,…
Nuôi vỗ béo: Trước khi thu hoạch 1-2 tháng phải cho cá ăn thức ăn công nghiệp với độ đạm 22-25%; Cho ăn vào sáng sớm hoặc chiều mát; Cho ăn 7-8% lượng cá trong ao.
Thu hoạch: Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn để ăn hoặc bán và thả bù cá giống để tăng năng suất nuôi. Phải ghi lại số lượng cá đã thu và thả lại sau mỗi lần đánh tỉa (ghi cả số con và số kg cá); Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ nuôi sau). Sau khi thu hoạch toàn bộ phải ghi lại sản lượng cá thu được (bao gồm cả cá đánh tỉa và cá thu cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong quá trình nuôi để có cơ sở cho đầu tư tiếp ở vụ nuôi sau.
b. Đánh giá việc lựa chqn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Loại hình của dự án: Chăn nuôi lợn mô hình công nghiệp kết hợp trồng trọt, nuôi cá.
Trang trại chăn nuôi sử dụng quy trình chăn nuôi khép kín, thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh, tự động hóa các công đoạn chăn nuôi để giảm thiểu công nhân làm việc.
Đánh giá lựa chọn công nghệ chăn nuôi của dự án là phù hợp đảm bảo tính khả thi và xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
c. Sản phẩm của dự án đầu tư
a. Nguồn cung cấp nhiên vật liệu
* Nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu
- Định mức nguyên vật liệu xây dựng tính cho 1m2 sàn nhà ở khung toàn khối như sau:
Bảng 3. Định mức sử dụng vật liệu xây dựng tính cho 1m2 sàn nhà ở khung toàn khối
Stt |
Tên vật liệu |
Đơn vị tính |
Số lượng vật liệu |
1 |
Gạch chỉ đặc tiêu chuẩn |
Viên |
550 |
2 |
Xi măng |
kg |
200 |
3 |
Thép tròn các loại |
kg |
42 |
4 |
Đá dăm |
m3 |
0,8 |
5 |
Cát vàng |
m3 |
0,458 |
[Nguồn: TS. Nguyễn Bá Vỵ, PGS. TS. Bùi Văn Yêm, Lập định mức xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội - 2007]
Định mức trên chỉ áp dụng cho xây nhà văn phòng, bảo vệ, nhà kho, nhà vệ sinh, nhà ăn, kho chứa phân, CTNH,…: 550 viên gạch/m2 sàn XD x 450 m2 sàn = 247.500 viên
Nhà trại: mỗi nhà trại theo thiết kế có tổng tường xây đơn 588 m2 588 m2 x 68 viên/m2 = 39.984 viên gạch/nhà x 2 nhà = 79.968 viên
Tạm ước tính nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu tối đa cho dự án tương ứng như sau:
Bảng 4. Nhu cầu nguyên vật liệu các hạng mục xây dựng cơ bản
Stt |
Tên vật liệu |
Đơn vị tính |
Số lượng vật liệu |
1 |
Gạch chỉ đặc tiêu chuẩn |
Tấn |
540 |
2 |
Xi măng |
Tấn |
599 |
3 |
Thép các loại |
Tấn |
50 |
4 |
Đá dăm |
Tấn |
1.000 |
5 |
Cát vàng, cát mịn |
Tấn |
1.400 |
6 |
Bạt chống thấm HDPE |
Tấn |
10 |
|
Tổng khối lượng |
Tấn |
3.599 tấn |
Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu tối đa cho dự án khoảng 3.599 tấn.
Nguồn cung ứng: Nguồn nguyên liệu sử dụng cho công tác thi công xây dựng của dự án được mua trên địa bàn tỉnh với quãng đường vận chuyển trung bình khoảng 10km. Riêng đất đắp sân bãi, khu trồng rau, trồng cây ăn quả, khu vành đai công nghiệp, nhà lợn thịt được tận dụng từ phần đất đào từ đào hồ nuôi cá, xây dựng HTXLNT, mương thoát nước thải, mương thoát nước mưa của dự án với khối lượng khoảng 15.000m3
* Nhu cầu nguyên, nhiên liệu
Nhu cầu điện, xăng dầu
Điện cung cấp cho dự án trong giai đoạn này được sử dụng cho mục đích sinh hoạt của công nhân trong công trường, vận hành các máy móc xây dựng và chiếu sáng bảo vệ là chính. Lượng điện sử dụng ước tính khoảng 5 kW/ngày. Sử dụng điện lưới quốc gia tại khu vực.
Nhu cầu sử dầu diezel phục vụ hoạt động của các máy móc thi công được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 5. Thống kê nhu cầu sử dụng nhiên liệu phục vụ cho công tác thi công xây dựng các hạng mục công trình
Stt |
Tên máy móc, thiết bị |
Số lượng (chiếc) |
Định mức sử dụng nhiên liệu |
Đơn vị tính |
Lượng điện, nhiên liệu sử dụng/ngày |
I |
Nhu cầu sử dụng dầu Diezel |
286,02 |
|||
1 |
Máy đào (dung tích gầu 1,25 m3) |
1 |
82,62 |
lít dầu diezel/ca |
82,62 |
2 |
Máy ủi 108 cv |
1 |
46,2 |
lít dầu diezel/ca |
46,2 |
3 |
Ôtô (loại 10 tấn) |
3 |
38 |
lít dầu diezel/ca |
114 |
4 |
Máy phát điện 150 KVA |
1 |
24,0 |
lít dầu diezel/ca |
24 |
5 |
Máy đầm rung tự hành 9T |
1 |
19,20 |
lít dầu diezel/ca |
19,2 |
(Ghi chú: Trong giai đoạn thi công ngày làm việc 2 ca, mỗi ca 7 tiếng, tuy nhiên các máy móc thi công trung bình ngày hoạt động 1 ca)
Như vậy tổng nhu cầu sử dụng dầu diezel là 286,02 lít/ngày. Dầu được mua từ các đại lý trên địa bàn huyện Quảng Điền.
- Nhu cầu nước:
Nước cấp cho dự án phục vụ cho sinh hoạt của công nhân trên công trường, tưới làm ẩm để giảm mức phát tán bụi trong quá trình thi công. Tạm tính số lượng công nhân thi công thường xuyên ăn ở trên công trường khoảng 20 người. Với nhu cầu sử dụng nước là 100 lít/người/ngày đêm, nên lượng nước cần cấp sẽ là 0,2 m3/ngày.đêm. Lượng nước này được cấp từ hệ thống cung cấp nước sạch của Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế.
Nước cấp cho xây dựng công trình: Lượng nước này được cấp từ hệ thống cung cấp nước sạch của Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế.
Nhu cầu giai đoạn hoạt động
a. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của hoạt động chăn nuôi
Thức ăn cho lợn: Thức ăn chăn nuôi - cám công nghiệp chuyên dụng: 1,8 kg/con/ngày ~ 1.552.000 kg/năm (thời gian nuôi: 180 ngày/lứa).
Máy móc, thiết bị:
Bảng 6. Danh mục thiết bị, máy móc dự kiến phục vụ giai đoạn hoạt động
Stt |
Tên máy móc, thiết bị |
Đơn vị tính |
Số lượng |
01 |
Silo chứa thức ăn, hệ thống máng ăn, máng uống |
HT |
10 |
02 |
Hệ thống máy ăn bánh tự động |
HT |
4 |
03 |
Hệ thống điện chiếu sáng, điện sưởi |
HT |
4 |
04 |
Hệ thống lạnh |
HT |
4 |
05 |
Hệ thống phòng cháy chữa cháy |
HT |
1 |
06 |
Máy bơm nước |
Cái |
2 |
07 |
Bình phun thuốc |
Bình |
4 |
08 |
Bàn ghế, tủ đựng hồ sơ, dụng cụ và các vật dụng cần thiết khác |
- |
- |
09 |
Các dụng cụ khác phục vụ chăn nuôi, trồng trọt (cuốc, xẻng, lưới,...) |
- |
- |
10 |
Máy phát điện dự phòng 30 KVA |
Cái |
01 |
(Nguồn: Dự án “Xây dựng kinh tế trang trại”)
Hóa chất, thuốc, vacxin sử dụng:
Dự kiến các hóa chất sử dụng trong giai đoạn hoạt động được trình bày ở bảng sau:
Bảng 7. Danh mục các hóa chất dự kiến sử dụng
Stt |
Hóa chất |
Công dụng |
Khối lượng |
01 |
Chế phẩm sinh học (EM) |
Giảm lượng khí độc H2S, NH3, giảm các vi sinh vật có hại trong không khí chuồng nuôi, giúp phân giải nhanh chất thải hữu cơ trong phân gia súc. Xử lý nước thải. |
30 kg/năm |
02 |
Vôi bột, chlorine |
Sát trùng, xử lý nước thải. |
90 kg/năm |
03 |
Hóa chất keo tụ (PAC, NaOH...) |
Keo tụ chất lơ lửng, đảm bảo môi trường sống các vi sinh vật trong hầm Biogas. |
0,1 kg/lần |
04 |
Chế phẩm PER SUPER 50EC |
Dẫn dụ, diệt ruồi, muỗi, côn trùng |
100 lít/năm |
Các loại vacxin và thuốc kháng sinh dự kiến sử dụng được trình bày ở bảng sau:
Bảng 8. Các loại thuốc kháng sinh dự kiến sử dụng đối với lợn
Stt |
Tên thuốc |
Phòng và trị các bệnh |
Liều phòng (1 liều phối trộn với 1.000kg thức ăn; kg) |
01 |
Ampi-col |
Nhiễm khuẩn tiêu hóa, hô hấp |
1,0 |
02 |
CRD-Pharm |
Suyễn, hồng lỵ, tiêu chảy |
1,0 |
03 |
Dia-Pharm |
Nhiễm khuẩn tiêu hóa, phù đầu |
1,4 |
04 |
D.T.C Vit |
Suyễn, hồng lỵ, tiêu chảy |
2,0 |
05 |
Pharmequin |
Tiêu chảy, phù đầu, tụ huyết trùng |
2,5 |
Ngoài ra, Chủ dự án còn sử dụng các loại men sống trong quá trình chăn nuôi nhằm ngừa các bệnh tiêu chảy, táo bón ở lợn, khử mùi hôi trong phân và cung cấp các Vitamin tăng đề kháng cho lợn.
a. Nguồn cung ứng:
b. Nhu cầu nguyên, vật liệu cho trồng trọt
c. Nhu cầu nguyên, vật liệu cho nuôi cá
d. Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác
Nhu cầu cấp nước sinh hoạt: tổng số cán bộ công nhân hoạt động trong dự án giai đoạn hoạt động là 05 người. Ước tính nhu cầu sử dụng nước của một người là 100 lít/ngày.đêm thì lượng nước cấp cho mục đích sinh hoạt là 0,5 m3/ngày.
Nhu cầu cấp nước cho sản xuất: Nước cấp cho sản xuất phục vụ cho nhu cầu nước uống của lợn, vệ sinh chuồng trại và tắm cho lợn, tổng số lợn duy trì thường xuyên là 2.400 lợn thịt.
+ Nước cấp phục vụ cho nhu cầu nước uống của lợn:
Nhu cầu nước uống của đàn lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, lứa tuổi, khẩu phần ăn, chất lượng thức ăn, chủng loại thức ăn, nhiệt độ môi trường, nhiệt độ chuồng nuôi, tình trạng sức khỏe con vật, mật độ chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi… Mỗi lứa tuổi khác nhau, có nhu cầu lượng nước tối thiểu khác nhau. Định mức sử dụng theo hướng dẫn của Viện chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể nhu cầu sử dụng nước cho từng loại lợn như sau:
Bảng 9. Nhu cầu nước uống của lợn
Loại lợn |
Nhu cầu nước (lít/con/ngày) |
|
Lợn sau cai sữa đến thịt |
7 - 15kg |
0,49 - 1,46 |
15 - 30kg |
1 - 4 |
|
30 - 60kg |
5 - 9 |
|
Trên 60kg |
9 - 15 |
(Giá trị gạch chân là giá trị chọn)
[Nguồn: Hướng dẩn của Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ]
Do có nhiều loại lợn ở các lứa tuổi khác nhau nên lượng nước uống cho lợn tại trang trại trong một ngày được tính theo giá trị trung bình tối đa nhu cầu nước uống của từng loại lợn và số lợn thường xuyên có mặt trong trang trại. Căn cứ chỉ tiêu kỹ thuật trong chăn nuôi với quy mô được xác định là 2.400 lợn thịt thì nhu cầu nước uống của đàn lợn trong trang trại được xác định như sau:
Bảng 10. Nhu cầu nước uống của đàn lợn trong trang trại
Loại lợn |
Số lượng (con/ngày) |
Nhu cầu nước uống (lít/ngày) |
||
(lít/con/ngày) |
Tổng |
|||
Lợn sau cai sữa đến thịt: |
7 - 15kg |
2.400 |
1,46 |
3.504 |
15 - 30kg |
2.400 |
4 |
9.600 |
|
30 - 60kg |
2.400 |
9 |
21.600 |
|
Trên 60kg |
2.400 |
15 |
36.000 |
Như vậy tổng nhu cầu nước uống cho lợn tại trang trại trung bình là 17.676 lít/ngày = 17,676 m3/ngày.
+ Nước cấp cho mục đích vệ sinh chuồng trại:
Theo quy trình chăn nuôi của dự án (trang trại kín, trại lạnh), định mức nước sử dụng tối đa cho công tác vệ sinh chuồng trại đối với lợn thịt là 10 lít/con/ngày (Nguồn: Giáo trình chăn nuôi lợn - Nhà xuất bản Hà Nội - 2005). Vậy, tổng lượng nước vệ sinh chuồng trại của cả đàn lợn là: 10 lít/con/ngày x 2.400 con thịt = 24.000 lít/ngày = 24 m3/ngày.
Nước cấp cho mục đíc trồng trọt: Theo số liệu tham khảo và hướng dẫn kỹ thuật trồng trọ, ước tính lượng nước cần dùng cho trồng trọt khoảng 5 m3/ngày.
Nước cấp cho mục đích sát trùng xe và người: Khi trang trại đi vào hoạt động nước cấp hoạt động khử trùng, vệ sinh xe ra vào trại tối đa khoảng 03 xe/ngày và 5 người = 25L/xe x 3 xe + 5L/người x 5 người = 100 l/ngày ≈ 0,01 m3/ngày.
Vậy, tổng lượng nước cấp trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động là: Nhu cầu nước sinh hoạt công nhân + nhu cầu nước chăn nuôi + nhu cầu nước trồng trọt = 0,5 m3/ngày + 17,676 m3/ngày + 24 m3/ngày + 5 m3/ngày + 0.01 m3/ngày = 35,73 m3/ngày = 47,186 m3/ngày.
Bảng 11. Tổng nhu cầu cấp nước giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Stt |
Mục đích |
Nhu cầu (m3/ngày.đêm) |
|
1 |
Sinh hoạt |
0,5 |
|
2 |
Cấp nước cho sản xuất |
Nước uống của đàn lợn |
17,676 |
3 |
Vệ sinh chuồng trại |
24 |
|
4 |
Nước cho trồng trọt |
|
5 |
5 |
Nước dùng cho sát trùng xe, người |
|
0,01 |
|
Tổng |
47,186 |
|
|
Làm tròn |
47,0 |
- Nguồn cung cấp nước:
+ Nước sạch dùng cho chăn nuôi và sinh hoạt được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế.
+ Chủ dự án dự kiến bố trí 02 bơm để lấy nước từ hồ cá phục vụ cho trồng trọt.
Tổng diện tích khu đất: Tổng diện tích đất của dự án 33.483 m2, được UBND huyện Quảng Điền cho ông Nguyễn Viết Bảo và bà Trần Thị Lành thuê đất để lập trang trại (sản xuất nông nghiệp) tại Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 07/3/2022.
Hiện trạng đất gồm: Hiện trạng là đất nông nghiệp khác. Trên khu đất hiện có một số các loại cây keo, tràm từ 2-3 năm tuổi, cây bụi,…
Vị trí thực hiện dự án không chồng lấn với các dự án khác trong khu vực. Khu đất thực hiện dự án nằm trong khu vực có vị trí địa lý tốt, thuận lợi cho xây dựng, nằm gần các tuyến đường giao thông chính của địa phương. Mặt bằng thoáng đãng, thuận lợi cho việc chuyên chở, tập kết vật liệu và rất thuận lợi cho việc thi công công trình.
Tiến độ thực hiện dự án được dự tính như sau:
Bảng 12. Tiến độ thực hiện dự án
Hạng mục |
Dự kiến thời gian hoàn thành |
Thời điểm dự kiến từ khởi công đến hoàn thành |
Hoàn thiện các thủ tục về môi trường, đất đai, xây dựng và các thu tục có liên quan |
4 tháng |
Tháng 3/2022 - Tháng 6/2022 |
Xây dựng các hạng mục công trình, lắp đặt máy móc thiết bị, chăn nuôi thử nghiệm; xây dựng lắp đặt các công trình xử lý môi trường, trồng cây xanh,… |
6 tháng |
Tháng 6/2022 - Tháng 12/2022 |
Dự án đi vào hoạt động chính thức |
|
Tháng 01/2023 |
Tổng mức đầu tư của dự án
Tổng vốn đầu tư của dự án: 4.205.000.000 đồng (Bốn tỷ, hai trăm lẻ năm triệu đồng), trong đó:
Chi phí thực hiện dự án:
Bảng 13. Tổng mức đầu tư dự án
Stt |
Hạng mục |
Thành tiền (1.000 đồng) |
1 |
Chi phí xây dựng |
1.705.000 |
1.1 |
Nhà heo thịt (18 m x 80 m): 02 nhà |
1.209.600 |
1.2 |
Kho chứa, văn phòng làm việc, nhà sát trùng. |
375.000 |
1.3 |
Hệ thống điện-bình điện 30 KVA |
45.000 |
1.6 |
Bồn chứa nước máy và hệ thống đường ống. |
75.400 |
2 |
Chi phí thiết bị |
1.060.000 |
2.1 |
Máng ăn tự động loại 80 kg |
210.000 |
2.2 |
Hệ thống lạnh |
650.000 |
2.3 |
Hệ thống ăn tự động |
200.000 |
3 |
Chi phí xây dựng HT xử lý nước thái, phân |
1.200.000 |
4 |
Chi phí làm đường vào trại |
100.000 |
5 |
Chi phí lắp đặt hệ thống điện lưới 3 pha |
100.000 |
6 |
Mương thoát nước |
20.000 |
7 |
Dụng cụ phòng cháy chữa cháy |
20.000 |
Tổng |
4.205.000 |
>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nuôi trồng thủy sản biển
Gửi bình luận của bạn