TƯ VẤN GIÁM SÁT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

TƯ VẤN GIÁM SÁT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Ngày đăng: 09-11-2016

2,280 lượt xem

NỘI DUNG CHÍNH CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

6.3.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

6.3.1.1. Kiểm tra đồ án TKKT và đối chiếu tại hiện trường

a, Công tác thiết kế:

            + Các tài liệu hợp pháp dùng thiết kế

            + Trình tự thiết kế.

b, Kiểm tra TKKT và dự toán

§  Nội dung kiểm tra TKKT

+ Sự phù hợp của TKKT với nội dung đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư về quy mô, công nghệ, công suất, các chi tiết công tác kỹ thuật, quy hoạch kiến trúc, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng.

+ Bảo vệ môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.

+ Sự hợp lý của giải pháp thiết kế

§  Nội dung của kiểm tra dự toán:

+ Kiểm tra tính đúng đắn các định mức, đơn giá và việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ chính sách có liên quan và các khoảng  mục theo chi phí quy định của nhà nước.

+ Sự phù hợp giữa khối lượng TKKT và dự toán.

+ Xác định giá trị dự toán.

c, Kiểm tra TKKT theo các văn bản pháp quy về tiêu chuẩn kỹ thuật của các bộ, ngành.

d, Lập kế hoạch công tác tại văn phòng và hiện trường.

6.3.1.2. Thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và phương án tổ chức thi công

a, Nội dung bản vẽ thi công

            + Các chi tiết mặt bằng mặt cắt của các hạng mục công trình phải thể hiện đầy đủ vị trí và kích thước của các chi tiết kết cấu, thiết kế công nghệ, có biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị hạng mục công trình đó. Chất lượng quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện điển hình được gia công sẵn có thuyết minh hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu kỹ thuật an toàn lao động trong thi công.

            + Chi tiết cho các bộ phận công trình: thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cach và số lượng từng loại vật liệu, cấu kiện có ghi chú cần thiết cho người thi công và hướng dẫn của nhà chế tạo.

+ Vị trí lắp đặt chi tiết của hệ thống kỹ thuật và công nghệ

+ Biểu tổng hợp khối lượng xây lắp, thiết bị vật tư của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình.

§  Dự toán thiết kế bản vẽ thi công

+ Các căn cứ và cơ sở để lập

+ Bản tiên lượng, dự toán của các hạng mục công trình và toàn bộ công trình

b, Kiểm tra bản vẽ thi công và thiết kế tổ chức thi công

            + Kiểm tra giám sát đối chiếu với hồ sơ TKKT

            + Kiểm tra việc khảo sát thăm dò của nhà thầu

6.3.1.3. Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà thầu

            + Kiểm tra xác nhận số lượng, chất lượng các máy móc thiết bị, nhân lực của nhà thầu theo chỉ dẫn trong hồ sơ thầu

            + Kiểm tra xác nhận chất lượng phòng thí nghiệm của nhà thầu

            + Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ của nhà thầu xây lắp và năng lực chuyên môn của thí nghiệm viên.

6.3.1.4. Kiểm tra mặt bằng xây dựng

            + Kiểm tra đối chiếu mặt bằng thực tế

            + Kiểm tra bàn giao mặt bằng xây dựng đối chiếu với nhà thầu ( các mốc định vị, tim, cốt,…)

+ Kiểm tra công tác chuẩn bị trên công trường của nhà thầu: lán trại, kho bãi,…

6.3.1.5. Kiểm tra nguồn gốc, mỏ vật liệu, cấu kiện xây dựng

+ Kiểm tra mỏ vật liệu

+ Kiểm tra nguồn gốc vật liệu, cấu kiện.

6.3.2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

            Từ tháng 05/2016 đến tháng 9/2016, tổ Tư vấn giám sát thuộc Công ty CP Tư vấn & Xây dựng Minh Phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ và chuyên môn giám sát chặt chẽ công tác thi công của các công tác sau đây:

6.3.2.1.Giám sát về công tác thí nghiệm

·                    Trước khi thi công các vật tư đưa vào công trình phải trình chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất thí nghiệm theo lô (theo từng đợt) và phải được nghiệm thu trước khi sử dụng (Cát, đá, nước, xi măng, thép gạch, cọc BT DƯL…)

·                    Trong quá trình thi công cũng phải tiến hành các công việc thí nghiệm như thiết kế cấp phối bê tông, cấp phối vữa, đúc mẫu bê thông, mẫu vữa, thí nghiệm độ  chặt, kiểm tra chất lượng thép thông qua thử kéo, thử uốn và các thí nghiệm khác,…

·                    Sauk hi thi công có những công tác phải thí nghiệm như nén mẫu thử kết quả, siêu âm mối hàn và các thí nghiệm không phải phá hoại khác, khi nghi ngờ có thể kiểm định lại để khẳng định chất lượng sản phẩm.

·                    Tất cả công tác đều phải có sự giám sát của cán bộ giám sát.

6.3.3.2. Giám sát thi công hạng mục:

a, Công tác đóng cọc:

+ Quy trình đóng cọc

-         Tùy theo năng lực trang thiết bị hiện có, điều kiện địa chất công trình, quy định của Thiết kế và chiều sâu hạ cọc và độ chối quy định nhà thầu có thể lựa chọn thiết bịh hạ cọc phù hợp. Nguyên tắc chọn búa như sau:

-         Có đủ năng lượng để hạ cọc đến chiều sâu thiết kế với độ chối quy định trong thiết kế, xuyên qua các lớp đát đá dày kể các tầng kẹp cứng;

-         Gây nên ứng suất động không lớn hơn ứng suất cho phép của cọc để hạn chế khả năng gây nứt cọc;

-         Tổng số nhát đập hoặc tổng thời gian hạ cọc liên tục không vượt quá giá trị khống chế trong thiết kế để ngăn ngừa hiện tượng cọc bị mỏi;

-         Độ chối của cọc không nên quá nhỏ có thể làm hỏng đầu búa.

-         Lựa chọn búa đóng cọc theo khả năng chịu tải của cọc trong thiết kế và trọng lượng cọc. Năng lượng cần thiết tối thiểu của nhát búa đạp E đạt yêu cầu thiết kế.

-         Khi cần phải đóng xuyên qua các lớp đát chặt nên dùng các búa có năng lượng đập lớn hơn các trị số tính toán hoặc có thể dùng biện  pháp  khoan dẫn trước khi đóng hoặc biện pháp xói nước

-         Khi đóng cọc bằng búa phải dùng mũ cọc và đệm gỗ phù hợp với tiết diện ngang cọc. Các khe hở giữa mặt bên của cọc và thành mũ cọc mỗi bên không nên vượt quá 1cm.

-         Khi nối các đoạn cọc tròn rỗng và cọc ống phải đảm bảo độ đồng tâm của chúng. Khi cần thiết phải dùng bộ gá cố định và thiết bị dẫn hướng khi song không cao hơn cấp

-         Các phương tiện nổi cần được neo chắc chắn

-         Trong quá trình hạ cần ghi chép nhật ký theo mẫu in sẵn theo tiêu chuẩn TCXDVN 286 – 2003

-         Đóng 1 -2 cọc đầu tiên ở các điểm khác nhau trên khu vực xây dựng phải tiến hành cẩn thận có ghi chép số nhát búa cho từng mét chiều sâu và lấy độ chối cho loạt búa cuối cùng. Nhà thầu nên dùng thí nghiệm phân tích song ưgs suất cho cọc (PDA) để kiểm tra việc lựa chọn búa và khả năng đóng của búa trong các điều kiện đã xác định (đất nền, búa, cọc,…)

-         Vào cuối quá trình đóng cọc khi độ chối gần đạt tới trị số thiết kế thì việc đóng cọc bằng búa đơn động phải tiến hành từng nhát để theo dõi độ chối cho mỗi nhát; khi đóng bằng búa hơi song động cần phải đo độ lún của cọc, tần số đập của búa và áp lực hơi cho từng phút; khi dùng búa di –ê –zen thì độ chối được xác định từ trung bình của loạt 10 nhát sau cùng.

-         Cọc không đạt độ chối thiết kế càn a phải đóng bù để kiểm tra sau khi được “nghỉ” theo quy định. Trong trường hợp độ chối khi đóng kiểm tra vẫn lớn hơn độ chối thiết kế thì Tư vấn và Thiết kế nên tiến hành thử tĩnh cọc và hiệu chỉnh một phần hoặc toàn bộ thiết kế móng cọc

-         Trong giai đoạn đầu khi đóng cọc bằng búa đưn dộng nên ghi số nhát búa và độ cao rơi búa trung bình để cọc đi được 1m; khi dùng búa hơi thì ghi áp lực hơi trung bình và thời gian để cọc đi được 1m và tần số độ nhát đập trong một phút. Độ chối phải đo với độ chính xác tới 1mm.

-         Độ chối kiểm tra được đo cho 3 loạt búa cuối cùng. Đối với búa đơn và búa đi- ê-zen thì một loạt là 10 nhát; đối với búa hơi thì một loạt là số nhát búa trong thời gian 2 phút

-         Thời gian “nghỉ” của cọc trước khi đóng kiểm tr phụ thuộc vào tính chất các hợp chất các lớp đất xung quanh và dưới mũi cọc nhưng không nhỏ hơn;

            + 2 ngày khi đóng qua đất cát

            + 4 ngày khi đóng qua đất sét

+ Giám sát và nghiệm thu

-         Nhà thầu phải có kỹ thuật viên thường xuyên theo dõi công tác hạ cọc, ghi chép nhật kí hạ cọc. Tư vấn giám sát hoặc đại diện Chủ đầu tư nên cùng Nhà thầu nghiệm thu theo các quy định về dừng hạ cọc nêu ở phần trên cho từng cọc taịhiện trường, lệp biên bản nghiệm thu theo mẫu. trong trương phự có các sự cố hoặc cọc bị hư hỏng Nhà thầu phải báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý thích hợp; ccá sự cố cần được giải quyết ngay khi đang đóng đại trà, khi nghiệm thu chỉ căn cứ vào các hồ sơ hợp lên, không có vấn đề trong tranh chấp.

-         Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối quy  định thì Nhà thầu phải kiểm tra lại quy trình đóng cọc của mình, có thể cọc đã bị xiên hoặc bị gãy, cần tiến hành đóng bù sau khi cọc được “ nghỉ” và các thí nghiệm kiểm tra độ nguyên vẹn của cọc theo thí nghiệm phân tích sóng ứng suất (PDA) để xác định nguyên nhân, báo Thiết kế có biện pháp xử lý.

-         Khi đóng cọc đạt độ chối quy định mà cọc chưa đạt độ sâu thiết kế thì có thể cọc đã gặp chướng ngại, điều kiện địa chất công trình thay đổi, đất nền bị  đẩy trồi…., Nhà thầu càn xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.

-         Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sở các hồ sơ sau:

+ Hồ sơ thiết kế được duyệt

+ Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;

+Chứng chỉ xuất xưởng của cọc theo các điều khoản nêu trong phần 3 về cọc thương phẩm;

+ Nhật ký hạ cọc và biên bản nghiệm thu từng cọc;

+Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng chiều sâu cùng các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;

+Các kết quả thí nghiệm động cọc đóng ( đo độ chối và thí nghiệm PDA nếu có);

-         Độ lẹch so với vị trí thiết kế của trục cọc trên mặt bằng không được vượt quá trị số nêu trong bảng 11 hoặc ghi trong thiết kế.

-         Nhà thầu cần tổ chức quan trắc trong khi thi công hạ cọc (đối với bản thân  cọc, độ trồi của các cọc lân cận và mặt đất, các công trình xung quanh,…).

-         Nghiệm thu công tác đóng và ép cọc tiến hành theo TCVN 4091 :1885. Hồ sơ nghiệm thu được lưu giữ trong suốt tuổi thọ thiết kế của công trình.

b, Công tác dàn giáo, ván khuôn

+ Yêu cầu đối với coffa, giàn giáo

-         Thiết kế chế tạo ván khuôn phải đảm bảo và hoàn thiện bề mặt.

-         Cốp pha dàn giáo phải được độ cứng, ổn định dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc lắp đặt cốt thép.

-         Cốp pha phải được ghép kín khít, không để làm mất lưỡi măng khi đổ và đầm bê tông đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác dụng của thời tiết.

-         Cốp pha cần gia công lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng kích thước của kết cấu theo quy định của thiết kế.

-         Trước khi lắp dựng ván khuôn nhà thầu phải trình bày chi tiết về hệ thống ván khuôn sé sử dụng  cùng với tất cả các bộ phận chính của nó.

-         Không để lại vĩnh viễn trong vùng có cốt thép bất kỳ bộ phận kim loại nào dùng để chống đỡ ván khuôn.

-         Đối với công trình cần giữ kín nước, không được sử dụng phương pháp cố định ván khuôn mà nó để lại những lỗ trống trong khối bê tông. Các mối lối tường sẽ có vách ngăn nước.

-         Tất cả hố, lỗ vật định do nhà thầu đặt vào trong khối bê tông phải làm trước lúc đổ bê tông, không được khoan đục, cắt bất kỳ bộ phận nào trong bê tông sau khi đổ bê tông.

-         Ván khuôn phải được thiết kế chịu được tổ hợp tải trọng bao gồm lượng bản thân, áp lực bê tông, tải trọng kết cấu, tải trong gió với mọi tác động bất ngờ gây nên khi đổ, đầm và đông cứng bê tông

-         Kết cấu ván khuôn giằng chống phải dựa trên cơ sở kết cấu ván khuôn qui định, đồng thời thỏa mãn yêu cầu:

Ø  Khi chịu lực đảm bảo ổn định chịu lực, độ vững chắc và mức độ biến dạng trong phạm vi cho phép

Ø  Bảo đảm đúng hình dạng kích thước theo bản vẽ thiết kế

Ø  Bảo đảm kín khít tránh hiện tượng mất nước xi măng khi đúc bê tông

+ Giám sát xây dựng cốp pha, dàn giáo.

-         Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông cần được chống dính, phải đảm bảo chất chống dính có hóa tính và lý tính phù hợp với công tác hoàn thiện sau này, chất chống dính không được tác động xấu tới cốt thép bên trong.

-         Khi lắp dựng các cốp pha thành dầm, tường, cột phải phù hợp với việc dỡ sớm không làm ảnh hưởng tới phần cốp pha còn lại.

-         Khi lắp dựng cốp pha xong cần phải nghiệm thu theo các điểm:

Ø  Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế

Ø  Độ chính xác của các bộ phận đặt sẵn

Ø  Độ kín khít giữa các tấm ván khuôn và giữa ván khuôn với mặt nền hoặc với mặt khối bê tông đã đổ trước.

Ø  Sự vững chắc của ván khuôn và giằng chống, chú ý các chỗ nối, chỗ tựa.

-         Kiểm tra độ chính c\xác của ván khuôn và ở những bộ phận chủ yếu phải tiến hành bằng máy trắc đạc hay bằng những dụng cụ khác như: dây, thước đo chiều dài,… Cán bộ kiểm tra phải có phương tiện cần thiết để kết luận được độ chính xác của các ván khuôn theo hình dáng kích thước vị trí.

XEM THÊM TƯ VẤN GIÁM SÁT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha