Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò thịt, bò giống chất lượng cao, chăn nuôi bò quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng phía Bắc Việt Nam,
Ngày đăng: 05-05-2017
11,619 lượt xem
NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI BÒ THỊT, BÒ GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 4
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 4
I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 4
I.3. Mô tả sơ bộ dự án 4
I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 4
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 8
II.1. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 8
1.1 Tình hình kinh tế xã hội. 8
1.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013 8
II.2. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH QUẢNG NINH 10
II.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH 11
II.4. Một số Trang trại nuôi bò sữa điển hình trong nước. 15
CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 19
III.1. Mục tiêu nhiệm vụ đầu tư. 19
III.2. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng 20
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 22
IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng 22
IV.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh 22
IV.3. Hiện trạng sử dụng đất 24
IV.3.1. Nền đất tại khu vực dự án 24
IV.3.2. Công trình kiến trúc khác 24
IV.3.3. Hiện trạng dân cư 24
IV.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 24
IV.4.1. Đường giao thông 25
IV.4.2. Hệ thống thoát nước mặt 25
IV.4.3. Hệ thống thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường 25
V.4.4. Hệ thống cấp điện 25
IV.4. 5. Hệ thống cấp nước 25
IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng 25
CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN ĐỀN BÙ GIẢI PHÒNG MẶT BẰNG 26
5.1 Tổng quĩ đất đầu tư xây dựng công trình 26
5.2 Chính sách bồi thường - Mô tả hiện trạng khu đất 26
CHƯƠNG VI: QUI MÔ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 27
VI.1. Phạm vi dự án 27
VI.2. Lựa chọn con giống 27
a. Chọn bê hậu bị, nguồn gốc và phẩm giống: 29
b. Chọn bò sữa 29
c. Quản lý và nhân giống bò sữa 30
VI.3. Mô hình đầu tư xây dựng trang trại bò sữa 42
VI.4. Phương án sản xuất 43
CHƯƠNG VII:GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ 56
VII.1. Các hạng mục công trình 56
VII.2. Giải pháp thiết kế công trình 56
VII.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án 56
VI.2.2. Giải pháp quy hoạch: 56
VII.2.3. Giải pháp kiến trúc: 56
VII.2.4. Giải pháp kết cấu: 57
VII.2.5. Giải pháp kỹ thuật 57
VII.3. Qui hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật 58
VII.3.1. Đường giao thông 58
VII.3.2. Quy hoạch chuẩn bị đất xây dựng: 59
VII.3.3. Hệ thống thoát nước mặt: 59
VII.3.4. Hệ thống thoát nước bẩn – vệ sinh môi trường: 59
VII.3.5. Hệ thống cấp nước: 59
VII.3.6. Hệ thống cấp điện – chiếu sáng công cộng: 59
VII.4. Xây dựng đường, sân bãi 60
VII.5. Hệ thống cấp thoát nước 60
VII.6. Hạ tầng kỹ thuật 60
CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH & SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 62
VIII.1.Sơ đồ tổ chức công ty 62
VIII.2.Phương án hoạt động và sử dụng người lao động 66
CHƯƠNG IX: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 67
IX.1. Tiến độ thực hiện 67
IX.2. Giải pháp thi công xây dựng 67
IX.2.1. Phương án thi công 67
IX.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG 67
IX.4. THIẾT BỊ THI CÔNG CHÍNH 68
IX.5. Hình thức quản lý dự án 68
CHƯƠNG X: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 70
X.1. Đánh giá tác động môi trường 70
X.1.1. Giới thiệu chung 70
X.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 70
X.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 73
X.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 74
X.1.5. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 75
X.1.6. Trong thời gian hoạt động 77
X.1.7. Kết luận 79
CHƯƠNG XI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 80
XI.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 80
XI.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 80
XI.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 81
XI.2.2. Chi phí thiết bị 81
XI.2.3. Chi phí quản lý dự án: 81
XI.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm 81
XI.2.5. Chi phí khác 82
XI.2.6. Dự phòng phí: 82
XI.2.7. Lãi vay trong thời gian xây dựng: 82
CHƯƠNG XII:VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 89
XII.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 89
XII.2. Nguồn vốn 89
XII.3. Phương án hoàn trả vốn vay 90
CHƯƠNG XIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
XIII.1.Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 92
XIII.1.1. Các thông số giả định dùng để tính toán 92
XIII.1.2. Cơ sở tính toán 95
XIII.2.Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 107
XIII.3.Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 107
CHƯƠNG XIV:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
XIV.1.Kết luận………………………………………………………………………108
XIV.2.Kiến nghị 108
- Công ty TNHH Phú Lâm.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5700657375. Đăng ký lần đầu ngày 24 tháng 01 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 21 tháng 02 năm 2017.
- Trụ sở công ty: Thôn 5, xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Đại diện pháp luật công ty: Ông Phạm Hữu San - Chức vụ: Giám đốc
- Điện Thoại:
- Vốn điều lệ đăng ký: 400.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn trăm tỷ đồng ./.)
- Đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Phạm Hữu San .Chức danh: Giám đốc
- Ngành nghề chính:
+ Trồng lúa
+ Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác
+ Chăn nuôi trâu, bò
+ Chăn nuôi gia cầm.
+ Bán buôn nông lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.
+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
- Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
- Địa chỉ : 156 Nguyễn Văn Thủ, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
- Điện thoại : (08) 22142126 ; Fax: (08) 39118579
- Tên dự án: Trang trại bò thịt, bò giống Phú Lâm
- Địa điểm: Tại xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
- Quỹ đất của dự án: 1.035,6 ha thuộc quyền sử dụng của Công ty TNHH Phú Lâm theo Quyết định số 44/QĐ-KKT ngày 26/02/2016 của Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Ninh về việc phê duyệt Qui hoạch chi tiết xây dựng chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500). Trong đó diện tích đất xây dựng chuồng trại, cơ sở hạ tầng khoảng 117 ha, còn lại là diện tích trồng nguyên liệu cỏ, ngô và rừng sản xuất.
- Mục tiêu đầu tư:
+ Đầu tư hệ thống chuồng trại, nông trường chăn nuôi bò quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng phía Bắc Việt Nam, các tỉnh phía Nam Trung Quốc và xuất khẩu đi các nước Đông Á.
+ Phát triển thành điểm trung chuyển vật nuôi, gia súc, thực phẩm được bảo quản sau chế biến... tập trung tại điểm giao thương vùng Đông Bắc.
- Quy mô đàn bò: sau 5 năm trang trại nuôi ổn định 40.000 con / năm.
- Tổng vốn đầu tư : 1.223.464.826.000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn hai trăm hai mươi ba tỷ, bốn trăm sáu tư triệu, tám trăm hai mươi sáu nghìn đồng ./.). Trong đó: vốn chủ sở hữu của Công ty Phú Lâm là 400.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn trăm tỷ đồng ./.);.
- Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm.
- Tiến độ thực hiện dự án:
+ Thời gian xây dựng: từ tháng 3/2016 đến tháng 3/2021
+ Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: Tháng 6/2017 đến tháng 3/2066.
+ Thời gian cung cấp sản phẩm tiêu thụ: Tháng 9/2017.
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
- Hình thức quản lý:
+ Công ty TNHH Phú Lâm trực tiếp quản lý dự án.
+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về qui hoạch trồng cây nguyên liệu, qui trình chăm sóc, khẩu phần dinh dưỡng …
-
I.3.1. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19/06/2013; Luật thuế Giá trị gia tăng sửa đổi số 31/2013/QH13 ngày 19/06/2013 …
- Các Nghị định của Chính phủ: số 118/2015/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu Tư năm 2014; Số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng; số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định về giá đất; số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất; số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về quy định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/ 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
- Công văn số 615/TY-KD ngày 20/04/2009 của Cục Thú Y hướng dẫn về thủ tục kiểm dịch nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh động vật sống, sản phẩm động vật;
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Thông tư 164/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính Ban hành biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
- Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ về Hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.
- Giấy ĐKKD: Số 5700657375 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 21/02/2017;
- Công văn số 586/QĐ-UBND ngày 3/3/2016 của UBND tỉnh - Quyết định chủ trương đầu tư dự án nuôi bò thịt và bò giống tại xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh;
- Công văn số 3623 ngày 23/6/2016 UBND tỉnh - Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho dự án chăn nuôi bò thịt và bò giống tại xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái;
- Công văn số 4870/UBND-XD1 ngày 12/8/2016 UBND tỉnh - Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho Dự án nuôi bò thịt và bò giống của Công ty TNHH Phú Lâm;
- Công văn số 5309/UBND-QH2 ngày 22/8/2016 của UBND tỉnh - Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án nuôi bò giống và bò thịt tại xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái;
- Công văn số 5897/UBND-NLN3 ngày 21/9/2016 của UBND tỉnh - Vv đề nghị tham gia xây dựng quy hoạch phát triển các vùng trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh;
- Công văn số 6348/UBND-NLN3 ngày 7/10/2016 của UBND tỉnh - Xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh;
- Công văn số 1835/QĐ-BTL ngày 31/3/2016 của Bộ Tư Lệnh QK3 - Quyết định phê duyệt phương án KT thi công, dự toán rà phá bom mìn, vật nổ Dự án chăn nuôi bò thịt và bò giống tại xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái.
- Công văn số 1366/PCQN-KT ngày 25/3/2016 Công ty Điện lực QN - Cấp điện cho công ty Phú Lâm;
- Công văn số 1036/SXD-QLXD ngày 25/4/2016 của Sở Xây Dựng - Giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án chăn nuôi bò thịt và bò giống của Công ty TNHH Phú Lâm;
- Công văn số 2267/UBND-XD1 ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh - Đầu tư hệ thống cấp nước phục vụ dự án nuôi bò thịt và bò giống xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái;
- Công văn số 1337/CSPCCC(P2) ngày 29/6/2016 của Bộ Công an CSPCCC - Chấp thuận an toàn PCCC Dự án chăn nuôi bò thịt, bò giống;
- Công văn số 239/TĐ-SXD ngày 29/6/2016 của Sở Xây dựng - Thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở Hệ thống hạ thầng kỹ thuật và công trình phụ trợ khu trung tâm thuộc dự án chăn nuôi bò thịt và bò giống tại xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Và các văn bản pháp lý liên quan khác.
- ;
I.3.2. CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN XÂY DỰNG
1. Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại bò thịt, bò giống Phú Lâm thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;
- TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;
- TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
- TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;
- TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
- TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
- TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;
- TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
- TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
- TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
- TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;
- TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí ;
- TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;
- 11TCN 19-84 : Đường dây điện;
- 11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
- TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;
- TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;
- TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
- TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
- EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).
1.1 Tình hình kinh tế-xã hội ở Việt Nam
Năm 2016, năm đầu cả nước thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu và thu ngân sách Nhà nước. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ dấu hiệu khởi sắc của năm 2015, kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu. Rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc, tình trạng hạn hán tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, bão lũ và sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống nhân dân.Tăng trưởng kinh tế.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016. Đồng thời, ban hành hàng loạt các Nghị quyết để chỉ đạo, giải quyết những vấn đề cấp bách, khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái như: Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016; các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Với những đổi mới mạnh mẽ và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế - xã hội nước ta năm 2016 đã vượt qua khó khăn, thách thức. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực như sau:
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64% của năm trước, đóng góp 2,59 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,98%, đóng góp 2,67 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 6,11%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp với quy mô trong khu vực lớn nhất (khoảng 75%) chỉ tăng thấp ở mức 0,72%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm nay gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất lợi của thời tiết, rét đậm, rét hại đầu năm tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; liên tục những đợt lũ trong các tháng cuối năm tại các tỉnh miền Trung và sự cố môi trường biển xảy ra cuối tháng Tư tại vùng biển các tỉnh Bắc Trung Bộ đã gây ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất của khu vực này.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,06% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao 11,90%, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 1,83 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng năm nay giảm tới 4,00%, đã làm giảm 0,33 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung, đây là mức giảm sâu nhất từ năm 2011 trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu do giá dầu thế giới giảm khiến lượng dầu thô khai thác giảm hơn 1,67 triệu tấn so với năm trước; sản lượng khai thác than cũng chỉ đạt 39,6 triệu tấn, giảm 1,26 triệu tấn. Xu hướng ngành công nghiệp chuyển dịch sang lĩnh vực chế biến, chế tạo, giảm sự phụ thuộc vào ngành khai khoáng là điều cần thiết vì Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hơn. Ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 10,00%, đóng góp 0,60 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 8,28% so với năm 2015, đóng góp 0,77 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,79%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 4,00%, cao hơn mức tăng 2,96% của năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống năm nay có mức tăng trưởng khá cao 6,70% so với mức tăng 2,29% của năm 2015, đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
1.2 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh
Vị trí địa lý tự nhiên
Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả vùng Bắc Bộ. Tỉnh có toạ độ địa lý trải dài từ 106026’ đến 108031’ độ kinh Đông và 20040’ đến 21040’ độ vĩ Bắc. Bề ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195 km; bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102 km. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Biên giới hành chính của tỉnh như sau:
- Trên đất liền:
+ Phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang;
+ Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ;
+ Phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng;
+ Phía Bắc giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), có đường biên giới dài khoảng 132,8 km.
- Về phía biển: Quảng Ninh có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ kéo dài theo hướng Bắc Nam gần 200 hải lý, giáp vùng biển Trung Quốc ở phía Đông.
- Về đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Ninh có 4 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện (trong đó có 02 huyện đảo) với tổng số 186 xã, phường, thị trấn.
Bản đồ tỉnh Quảng Ninh.
Vị trí địa lý kinh tế:
Quảng Ninh là một trong 7 tỉnh, thành phố thuộc Vùng KTTĐ Bắc Bộ. Vùng này chiếm 16,6% dân số và 20,7% tổng GDP của cả nước trong khi diện tích đất tự nhiên chỉ chiếm 4,7%. Cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được xem là một trong ba đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế vùng. Đồng thời Quảng Ninh cũng là một trong 11 tỉnh, thành phố thuộc Vùng ĐBSH, một trong những cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Vùng ĐBSH là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước, với các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn và các trung tâm, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai lớn của quốc gia. Vùng ĐBSH đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của cả nước.
Quảng Ninh nằm gần Hà Nội và Hải Phòng. Thành phố Hạ Long chỉ cách trung tâm Hà Nội 150 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài 120 km và cách trung tâm Hải Phòng 80 km. Phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng sẽ mang lại cho Quảng Ninh nhiều cơ hội như: phát triển cụm cảng biển với Hải Phòng (Tiền Phong – Lạch Huyện), chia sẻ dịch vụ hàng không nhờ sân bay Nội Bài và Cát Bi, cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch kết hợp (ví dụ giữa Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và đảo Cát Bà).
Các chương trình hợp tác nhằm tăng cường hoạt động kinh tế giữa các nước trong khu vực Trung Quốc – ASEAN có thể mang lại cho Quảng Ninh nhiều cơ hội phát triển. Cụ thể:
- Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Hai hành lang là Côn Minh (Trung Quốc) – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng. Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ gồm: 10 tỉnh duyên hải của Việt Nam từ Quảng Trị đến Quảng Ninh; các vùng lãnh thổ của Trung Quốc như: Bắc Hải, Tuyền Châu, Phòng Thành (thuộc tỉnh Quảng Tây), Trạm Giang (thuộc tỉnh Quảng Đông) và đảo Hải Nam.
- Chương trình hợp tác phát triển “Hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore ”. Mô hình hội nhập kinh tế Trung Quốc – ASEAN trải dài trên 5.000 km từ Nam Ninh (Trung Quốc) đến Hà Nội (Việt Nam), Viêng Chăn (Lào), Phnôm Pênh (Campuchia), Băng-cốc (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), và Singapore. Theo kế hoạch, các thành phố dọc hành lang sẽ được kết nối bằng đường sắt, đường cao tốc, đường thủy và đường hàng không, tạo thành một vùng phát triển toàn diện được tăng cường bởi thương mại, đầu tư và du lịch.
Quảng Ninh có điều kiện phát triển dịch vụ thương mại và vận tải giữa Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN. Năm 2015, khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) được hiện thực hóa, tỉnh tập trung huy động nguồn lực, đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Quảng Tây; xây dựng các trung tâm sản xuất chế biến tại Móng Cái, nâng cấp hạ tầng giải trí và du lịch và có thể cung cấp cả dịch vụ giáo dục và đào tạo.
Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi duyên hải với hơn 80% đất đai là đồi núi, hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên biển cũng đều là các quả núi.
- Vùng núi chia làm hai miền: vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là Đông Bắc – Tây Nam; vùng núi miền Tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc thị xã Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ.
- Vùng trung du và đồng bằng ven biển: gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp gồm: vùng nam Uông Bí, nam Quảng Yên (đảo Hà Nam), đông Quảng Yên, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.
- Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo với hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn đã tạo nên những hang động kỳ vỹ.
Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m, có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.
Thổ nhưỡng
Theo các tài liệu điều tra nghiên cứu về đất, Quảng Ninh hiện có 5 nhóm đất chính:
- Nhóm đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi trung bình (FH)
- Nhóm đất Feralít mùn vàng đỏ trên núi thấp (F)
- Nhóm đất Feralít đỏ vàng điển hình vùng đồi (F)
- Nhóm đất phù sa thung lũng và đồng bằng ven biển
- Nhóm đất đá vôi
Nhìn chung, địa chất thổ nhưỡng ở Quảng Ninh có những đặc điểm khá đặc trưng:
- Các loại đá tạo đất thường là sa thạch và mắc ma axit kết tủa chua. Bản thân chúng là các loại đá nghèo dinh dưỡng, kiến trúc hạt thô, khó phong hóa nên đất hình thành trên nó cũng nghèo, kết cấu rời rạc, dễ bị rửa trôi và xói mòn.
- Các loại phiến thạch sét, phù sa cổ và phù sa mới khá màu mỡ nhưng diện tích lại ít, phần nhiều bị ảnh hưởng của nước mặn ven biển nên sẽ bị hạn chế trong canh tác nông – lâm nghiệp.
- Các diện tích núi đá, bãi cát, đầm, hồ nước tuy không thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp nhưng mặt mạnh của chúng chỉ ở Quảng Ninh mới có như tạo thành những quần thể cảnh quan du lịch, phục vụ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Hiện trạng sử dụng đất
- Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 49.454,34 ha:
+ Đất lâm nghiệp: tổng diện tích là 391.524,23 ha.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: diện tích hiện có 20.655,54 ha.
+ Đất làm muối: 1,0 ha. Đất nông nghiệp còn lại: 29,95 ha.
- Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp
+ Đất ở tại nông thôn: 3.903,43 ha;
+ Đất ở tại đô thị: 6.104,73 ha;
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 248,27 ha
+ Đất quốc phòng: 4.921,75 ha;
+ Đất an ninh: 914,59 ha;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 14.636,44 ha;
+ Đất có mục đích công cộng: 22.494,34 ha;
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: 93,57 ha;
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1.246,72 ha;
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 31.239,53 ha;
+ Đất phi nông nghiệp khác: 6,76 ha.
- Hiện trạng sử dụng nhóm đất chưa sử dụng
+ Đất bằng chưa sử dụng 23.799,71 ha;
+ Đất đồi núi chưa sử dụng 31.435,19 ha;
+ Đất núi đá không có rừng cây 7.523,41 ha.
- Hiện trạng sử dụng nhóm đất khác
+ Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản là: 1.002,54 ha;
+ Đất mặt nước ven biển có rừng: 286,23 ha;
+ Đất mặt nước ven biển có mục đích khác là: 42,59 ha.
Khí hậu, thời tiết
Quảng Ninh tuy nằm trong khu vực khí hậu ẩm nhiệt đới gió mùa song nền nhiệt chung của tỉnh không cao. Chỉ có những khu vực có độ cao dưới 200m mới có tổng nhiệt độ năm trên 8000oC và nhiệt độ trung bình năm trên 22oC, đạt tiêu chuẩn nhiệt đới. Các khu vực còn lại trong vùng (khu vực núi cao trên 200m thuộc cánh cung Nam Châu Lĩnh – Yên Tử, khu vực đồi, núi khuất sau cánh cung này, một số núi cao trên đảo và dọc bờ biển) đều có tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm thấp hơn giới hạn nói trên. Một số đỉnh núi cao 1000m thì tổng nhiệt độ dưới 6500oC, nhiệt độ trung bình năm dưới 18oC.
Tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng khí hậu Đông Bắc, do đó có sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa trong năm:
- Mùa đông trong khu vực bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào cuối tháng 3, nhiệt độ trung bình dưới 20oC, số ngày có nhiệt độ không khí trung bình dưới 10oC chỉ còn xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2, trung bình 0,5-2,5 ngày/năm. Do ảnh hưởng của hoàn lưu cực đới, nhiệt độ mùa Đông ở Quảng Ninh khá thấp: nhiệt độ trung bình tháng 1 dưới 17oC, nhiệt độ cực tiểu ở đất liền và hải đảo có thể xuống thấp đến 5oC, một số nơi nhiệt độ có thể xuống đến 1oC.
- Mùa hè bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 9, đầu tháng 10, số ngày có nhiệt độ không khí trung bình trên 30oC (thời tiết “oi bức”) xuất hiện nhiều hơn, trung bình tăng 4-6 ngày/năm. Nhiệt độ trung bình tháng 7 đều trên 28oC; biên độ năm của nhiệt độ ở khu vực phía Đông khoảng 12 – 13oC, ở khu vực phía Tây khoảng 11 – 12oC.
Tỉnh Quảng Ninh được xem như một trong những vùng có mưa nhiều của miền Bắc với lượng mưa trung bình 1800-2000mm/năm, nhưng phân bố theo không gian lãnh thổ rất khác nhau. Trung tâm mưa lớn của vùng là sườn đón gió của dãy Nam Châu Lĩnh – Yên Tử và vùng đồng bằng duyên hải trước núi này (phía Bắc Cửa Lục thuộc huyện Hoành Bồ, khu vực đồng bằng thị xã Quảng Yên), vùng ít mưa nhất là Yên Lập (thị xã Quảng Yên) lượng mưa trung bình năm khoảng 1.401 mm.
Mùa mưa ở Quảng Ninh kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (lượng mưa lớn hơn 100mm/tháng), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa tập trung trong mùa hè chiếm 75-85% lượng mưa năm. Số ngày mưa trong năm khoảng 110 ÷ 180 ngày. Tuỳ theo từng năm, lượng mưa có biến động đáng kể so với giá trị trung bình năm.
Độ ẩm không khí vùng Quảng Ninh tương đối cao, cao nhất là vùng Tiên Yên, Móng Cái, Hải Hà và Đầm Hà. Trị số bình quân năm 84%, các nơi khác từ 81-83%. Tuy lượng mưa khác nhau giữa các vùng nhưng chênh lệch độ ẩm không lớn lắm.
Có thể thấy rằng Quảng Ninh là một vùng có lượng mưa tương đối lớn, nhưng do địa hình của Quảng Ninh rất phức tạp, phân cắt mạnh, nằm trải dài qua 2 kinh tuyến nên có sự phân vùng khí hậu rõ rệt giữa hai miền Đông và Tây.
Theo số liệu khí tượng thu thập tại 07 trạm khí tượng tại Quảng Ninh (trạm Bãi Cháy, trạm Uông Bí, trạm Cửa Ông, trạm Tiên Yên, trạm Móng Cái, trạm Quảng Hà và trạm Cô Tô) trong nhiều năm cho thấy: Số giờ nắng trung bình năm của tỉnh Quảng Ninh là 1290 giờ/năm. Số giờ nắng trung bình một năm nhiều nhất ghi nhân được là 1.656 giờ/năm vào năm 1983 tại trạm quan trắc Cô Tô, số giờ nắng trung bình 1 năm ít nhất ghi nhận được tại trạm quan trắc Tiên Yên năm 2002 là 961 giờ/năm.
Tổng số giờ nắng trong năm nằm trong khoảng 1000 ÷ 1700 giờ, trung bình một ngày đạt 3,6 giờ. Tuy nhiên, số giờ nắng chỉ chiếm không đầy một nửa thời gian chiếu sáng. Những tháng mưa phùn nhiều (tháng 2, 3) nắng rất ít, tỷ suất nắng không quá 20%. Tháng 9, 10 tỷ suất nắng cao hơn cả. Hai tháng này thời gian chiếu sáng không dài nhưng số giờ nắng xấp xỉ các tháng giữa mùa hạ (tháng 6, 7, 8).
Thuộc khu vực ven biển nhưng do địa hình phức tạp, cơ chế gió trên địa bàn tỉnh không thuần nhất. Các đảo ngoài khơi và những nơi địa hình không ảnh hưởng nhiều đến gió thì cơ chế gió phản ánh tương đối rõ điều kiện hoàn lưu: từ tháng 10 đến tháng 4 hướng gió có tần suất cao nhất là Bắc (Đông Bắc hoặc Tây Bắc), từ tháng 5 đến tháng 9 hướng có tần suất cao nhất là Nam (Đông Nam hoặc Tây Nam). Các nơi khác, cơ chế gió mang nhiều tính địa phương, tuy vậy, vẫn có đặc điểm chung: hướng gió chủ đạo trong mùa đông là Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc; hướng gió chủ đạo trong mùa hạ là Tây Nam, Nam, Đông Nam.
Tốc độ gió ở các nơi rất khác nhau. Các đảo ngoài khơi tốc độ gió rất lớn, trung bình hàng năm là 5 m/s, ít khi gió lặng (≤3%), nhiều thời điểm tốc độ gió lên tới trên 40m/s. Vùng đồng bằng ven biển tốc độ gió trung bình năm là 2 – 4m/s, tần suất gió lặng dưới 30% và đã quan sát được gió trên 2m/s, tốc độ gió lớn nhất chỉ 24m/s.
Tốc độ gió lớn nhất của các tháng giữa mùa hè, nguyên nhân do mùa hè cũng là mùa bão, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất, gió lớn cũng có thể xảy ra trong các đợt gió mùa, các cơn dông, lốc hoặc tố.
Thủy văn
Quảng Ninh có mạng lưới sông suối khá dày với 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng đa số đều nhỏ, mật độ trung bình 1,0 – 1,9 km/km2, có nơi đến 2,4km/km2. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là Sông Đá Bạc (chi lưu của hệ thống sông Thái Bình), sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim.
Phần lớn các sông, suối bắt nguồn từ cánh cung Đông Triều ở độ cao 500 – 1.300m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vuông góc với bờ biển. Các sông suối thường ngắn và dốc, tốc độ dòng chảy lớn, khả năng xâm thực sâu mạnh, phần lớn không có trung lưu, cửa sông đổ ra biển có dạng vịnh cửa sông. Những đặc điểm này có ảnh hưởng đến mực nước trên các sông, khi mưa nước lũ lên rất nhanh, sau mưa rút kiệt cũng nhanh. Thủy triều và độ mặn xâm nhập vào cửa sông ngắn, thường bị chặn lại ở các chân đập hoặc hạ lưu các công trình vượt ngầm qua sông.
Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ, chiều dài các sông từ 15 – 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, chúng được phân bố dọc theo bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới, sông Míp.
Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần.
Thủy văn nước ngầm
Dựa vào các tài liệu địa chất thủy văn hiện có, có thể sơ bộ đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh và cho một số tầng chứa nước có triển vọng cung cấp nước là Q23, Q21- 3, C-Plk, C1cb, D2ls.
Trữ lượng nước tĩnh: 562 triệu m3; trữ lượng động: 217,278 m3/ngày đêm; trữ lượng khai thác tiềm năng: 245.828 m3/ngày đêm. Kết quả nghiên cứu trên cũng chỉ ra trữ lượng nước dưới đất ở cấp A: 26.656 m3/ngày đêm, cấp B: 46.300 m3/ngày đêm, cấp C1: 108.222 m3/ngày đêm.
Trữ lượng tĩnh đạt 562 x 106 m3/ng; Trữ lượng động 217.278 m3/ng; Trữ lượng khai thác tiềm năng 245.828m3/ng. Kết quả nghiên cứu 14 vùng trong tỉnh đã được thăm dò xác định được trữ lượng nước dưới đất ở cấp A là 26.656m3/ng, cấp B là 46.300m3/ng, cấp C1 là 108,2m3/ng.
Hải văn
- Thủy triều:
+ Quảng Ninh có chế độ nhật triều thuần nhất, thời gian nước lên và nước xuống gần đều nhau. Về mùa hè, nước thường lên vào buổi chiều và về mùa đông nước thường lên vào buổi sáng. Các đỉnh triều (nước lớn) thường cách nhau 25 giờ. Số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống chiếm 85-95% (trên 25 ngày) trong tháng. Vùng vịnh Hạ Long có thủy triều vào loại lớn nhất ở nước ta, khoảng 3,5 – 4,0m.
+ Con nước triều lớn nhất xuất hiện từng nửa tháng một. Đó là thời kỳ nước triều cường, nước triều lên đầy và xuống kiệt, mực nước biến thiên nhanh hàng giờ, có khi trên 0,5m/h. Sau thời kỳ này là thời kỳ con nước triều nhỏ và không thuần nhất. Trong thời kỳ này mực nước lên xuống không đáng kể, hầu như con nước đứng. Thời kỳ này kéo dài 1-3 ngày trong tháng và hàng tháng có 2-3 ngày nước lên và xuống 2 lần (bán nhật triều).
+ Trong năm thủy triều trong vịnh Hạ Long mạnh nhất vào các tháng 1, 6, 7, và 12. Trong những tháng này mực nước thực tế lên đến hơn 4m so với 0m sâu hải đồ. Thủy triều yếu nhất vào các tháng 3, 4, , 8 và 9, mực nước ở mức 3m. Số ngày trong năm có mực nước cao trên 3,5m là 101 ngày. Mực nước thay đổi trong các năm theo chu kỳ 19 năm.
- Sóng biển:
+ Mùa đông: thịnh hành gió Bắc và Đông Bắc do quần đảo Cát Bà và các đảo Quan Lạn, Đông Kho, Cái Chiên, Vĩnh Thực che chắn phía ngoài. Tùy theo địa hình mà sóng khúc xạ vào bờ có hướng khác nhau nhưng nhìn chung khi sang tiến vào bờ theo hướng Đông và đông bắc;
+ Mùa hè: gió Bắc và Nam thịnh hành nhưng chủ yếu hướng Nam do gió mùa Đông Nam tạo nên. Sau khi phản xạ qua lại giữa các đảo che chắn, sang tiến vào bờ đều có hướng Nam và Đông Nam chủ yếu.
2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội
Dân cư
Quảng Ninh là tỉnh có dân số trung bình trong cả nước. Giai đoạn 2011-2015, dân số Quảng Ninh tăng với tỷ lệ trung bình 1,18%. Năm 2011, dân số của tỉnh là 1,17 triệu người,tính sơ bộ đến hết năm 2015, dân số dân số tăng lên khoảng 1,22 triệu, tăng hơn năm 2011 khoảng 56 nghìn người.
Là tỉnh công nghiệp, du lịch nên tỷ lệ di dân, biến động dân số và thu hút dân cư từ nơi khác về làm ăn sinh sống tại Quảng Ninh là rất lớn.Trong giai đoạn 2011 – 2014, tỷ lệ tăng trưởng dân số (PGR) trên toàn tỉnh tăng trung bình từ 1,26 –1,33%. Riêng giai đoạn 2014 – 2015, tỷ lệ tăng trưởng dân số toàn tỉnh đạt 0,8% theo tính toán sơ bộ của Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh.
Theo số liệu thống kê từ năm 2011 – 2014 cho thấy: dân số Quảng Ninh có sự phân bố khác biệt lớn theo vùng. Tính sơ bộ đến năm 2014, dân số khu vực đô thị như Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều, Quảng Yên cao nhất tỉnh, đạt từ 134,2 – 232,0 nghìn người; khu vực ít dân nhất là Cô Tô, Bình Liêu, Ba Chẽ với 5,2 – 28,6 nghìn người. Số liệu trên cho thấy vấn đề di dân cơ học từ nông thôn ra thành thị đã diễn ra rất nhanh, mạnh.
Tính đến năm 2015, Quảng Ninh có 4 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện trực thuộc; là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh liên tục tăng qua các năm (từ 55,5% năm 2011 lên 61,7% năm 2013), dự kiến năm 2015 Quảng Ninh đạt tỷ lệ đô thị hóa là 63,3% (so với trung bình toàn quốc là 33%).
Theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong giai đoạn 2015 – 2020, ước tính dân số Quảng Ninh sẽ tăng với tỉ lệ 1,01% một năm, và đạt 1,3 triệu người vào năm 2020. Sau đó, dân số sẽ tăng chậm hơn, khoảng 0,62% một năm, ước tính đến năm 2030, dân số sẽ là 1,4 triệu người. Dự kiến đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh sẽ đạt 63%.
Tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh
- Tình hình phát triển kinh tế và cơ cấu phân bổ các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011-2015:
+ Giai đoạn 2011-2015, điểm nổi bật của tình hình kinh tế-xã hội Quảng Ninh là đã giữ vững tăng trưởng kinh tế ở mức cao,bình quân 5 năm đạt 9,2%/năm; năng lực sản xuất và quy mô kinh tế ngày càng tăng; GDP (tổng sản phẩm nội địa) năm 2015 ước tính đạt khoảng 100.300 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2010, GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh) bình quân đầu người năm 2015 ước tính khoảng 3.901 USD gấp hơn 1,5 lần so với năm 2010 (2.560 USD). Thu ngân sách của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 tăng gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2006-2010, đứng trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu ngân sách.
+ Đặc biệt, giai đoạn 2011-1015, Quảng Ninh đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng từ “nâu” sang “xanh”, thoát khỏi sự phụ thuộc vào ngành khai thác than, ưu tiên tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp phi khai khoáng, đồng thời đảm bảo hoạt động khai thác than được sạch hơn và bền vững hơn. Điều này thể hiện rõ nét trong tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành: Nếu như năm 2011, khai thác than là hoạt động kinh tế lớn nhất của Quảng Ninh, chiếm 25% tổng GDP toàn tỉnh, thì đến năm 2014 đóng góp của ngành than là 18,6% GDP. Trong khi đó, GDP của ngành dịch vụ tăng từ 34% lên 44,2%.
+ Một số kết quả tăng trưởng tiêu biểu giai đoạn 2011-2015 của tỉnh:
§ Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển nhiều sản phẩm mới, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 7,6%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp đã có dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác mỏ, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp sạch, bền vững hơn, cụ thể: tỷ trọng ngành khai thác mỏ từ 42% năm 2010 giảm còn 29,9% năm 2015, ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp điện từ 7,4% năm 2010 tăng lên 33% năm 2015.
§ Hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng, tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 11,7%/năm, trong đó:
§ Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, tăng trưởng bình quân đạt 4,7%/năm. Trong giai đoạn 2011-2015, Quảng Ninh đã hoàn thành 100% công tác lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và thành công trong việc xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch tại xã Yên Đức, huyện Đông Triều. Đặc biệt, chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP của tỉnh đã thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương hợp tác phát triển góp phần gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp; qua đó tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đến nay, toàn tỉnh đã có 220 tổ hợp tác (2.420 thành viên) và 291 hợp tác xã (hơn 180.000 xã viên) được thành mới theo hướng cộng đồng, liên kết sản xuất.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
+ Hạ tầng giao thông:
§ Cải tạo nâng cấp quốc lộ 18C đoạn Tiên Yên – Hoành Mô; cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 340 huyện Hải Hà và cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ 329 Mông Dương – Ba Chẽ, tuyến đường tránh phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai – Quang Hanh.
§ Hoàn thành các dự án: cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Uông Bí – Hạ Long, đường nối quốc lộ 18A với KCN cảng biển Hải Hà; dự án đường dẫn cầu Bắc Luân II; dự án đường nối thành phố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Đồng thời tỉnh tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Lân, nâng cấp thành cảng du lịch, chuyên dùng và tổng hợp.
+ Hạ tầng cung cấp điện: Tính đến năm 2013, tổng công suất của các nhà máy điện đã hoàn thành và đi vào sử dụng trên địa bàn tỉnh là 2.950 MWh. Dự kiến trong năm 2015, tỉnh sẽ hoàn thành nhà máy Nhiệt điện Mông Dương I và II với công suất thiết kế là 2.200MW, nâng tổng công suất của các nhà máy điện toàn tỉnh lên 5.150 MW. Đặc biệt, năm 2013, tỉnh đã hoàn thành dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô (tổng kinh phí hơn 1.100 tỷ đồng). Trong năm 2015, Quảng Ninh dự kiến xây dựng và hoàn thành các dự án đưa điện lưới ra các xã đảo thuộc huyện Vân Đôn và xã đảo Cái Chiên, huyện Hải Hà.
+ Hạ tầng thủy lợi, khu vực ven biển, biên giới và ứng phó với biến đổi khí hậu: Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới, nâng câp, củng cố các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản, phòng chống lụt bão với tổng đầu tư ước trong 5 năm 2011 – 2015 đạt trên 2.000 tỷ đồng.
+ Hạ tầng giáo dục, đào tạo và y tế: Quảng Ninh đã tập trung xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia; đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho ngành giáo dục và y tế; nâng cấp hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện đa khoa khu vực… Tổng chi đầu tư cho lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo ước 5 năm là 17.362 tỷ đồng.
+ Hạ tầng thông tin, văn hóa thể thao và du lịch: Giai đoạn 2011-2015, các công trình công cộng lớn của tỉnh tại thành phố Hạ Long đã được đưa vào sử dụng, gồm: công viên Lán Bè, quảng trường Cột 3 và công trình Bảo tàng – Thư viện tỉnh chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh. Tại các địa phương khác, nhà văn hóa thôn, nhà văn hóa khu đã được đầu tư xây dựng.
+ Phát triển các khu đô thị: Quảng Ninh, đô thị hóa được nhân rộng và hoàn thành trên phạm vi rộng. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2013 của Quảng Ninh là 61,7%.
+ Phát triên hạ tầng KCN, khu kinh tế và hạ tầng thương mại: Quảng Ninh tiếp tục đầu tư, triển khai xây dựng và phát triển các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) có vai trò động lực như: KKT Vân Đồn, KKT cửa khẩu Móng Cái, KCN Việt Hung, cảng biển Hải Hà, KCN Đầm Nhà Mạc. Nhiều cơ sở hạ tầng thương mại hiện đại, các siêu thị, trung tâm thương mại được xây dựng như: Metro Hạ Long, Big c Hạ Long, Vincom Center Hạ Long, Media Mart, HC, Vin Mart.
Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội
- Phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 12% - 13%/năm; trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 9,5% - 10,5%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 14% - 15%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế theo đó có sự dịch chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và giảm tỷ trọng công nghiệp và nông nghiệp. Cơ cấu GDP năm 2015, dịch vụ chiếm 45,0% - 45,5%; công nghiệp và xây dựng chiếm 49,0% - 49,5%; nông nghiệp chiếm 5,0% - 5,5%. Năm 2020, dịch vụ chiếm 51% - 52%; công nghiệp và xây dựng chiếm 45% - 46%; nông nghiệp chiếm 3% - 4%.
+ GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2015 đạt 3.600 USD – 4.000 USD; năm 2020 đạt 8.000 USD – 8.500 USD.
+ Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt bình quân 11% - 12%/năm trong giai đoạn 2012-2020.
+ Tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn đạt bình quân trên 10%/năm giai đoạn 2011-2020.
+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 580 – 600 nghìn tỷ giai đoạn 2012-2020.
- Phát triển xã hội:
+ Tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,11%/năm giai đoạn 2011-2015 và 0,96%/năm giai đoạn 2016-2020.
+ Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo trong lực lượng lao động đạt 73% năm 2015 và 89% năm 2020.
+ Tỉ lệ thất nghiệp thành thị sẽ được duy trì ở mức dưới 4,3%.
+ Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia mới) giảm 1,1%/năm giai đoạn 2011-2015 và 0,7%/năm giai đoạn 2016-2020.
+ Triển khai có trọng tâm Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2015, Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới.
+ Tuổi thọ trung bình sẽ tăng lên 74 tuổi vào năm 2015 và 76 tuổi vào năm 2020.
+ Cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng nền móng cho một xã hội học tập trong tỉnh.
- Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
+ Đường bộ: Ưu tiên đầu tư xây dựng, củng cố và nâng cấp chất lượng mạng lưới giao thông của tỉnh Quảng Ninh và đặc biệt là thành phố Móng Cái.
+ Đường biển: Hạ tầng cảng biển sẽ tiếp tục là một động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển của Quảng Ninh, đặc biệt về Thương mại và Công nghiệp. Quảng Ninh sẽ phát triển các cảng biển theo quy hoạch đã được phê duyệt
+ Hàng không: Khởi công xây dựng sân bay Vân Đồn trong thời gian tới và tiếp tục mở rộng đến trước năm 2030.
- Phương hướng phát triển chăn nuôi
+ Quy hoạch các vùng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đảm bảo chất lượng thực phẩm và an toàn vệ sinh, xử lý tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, là nguồn cung cấp thực phẩm chất lượng cao và ổn định cho các khu vực dân cư, thị trường ngoài nước trọng điểm. Thực hiện chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang xây dựng trang trại cho chăn nuôi tập trung, quy mô diện tích từ 3-5 ha. Các điểm chăn nuôi tập trung phải nằm cách xa khu dân cư 0.5-2 km.
+ Đưa giống vật nuôi năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Sắp xếp bố trí hệ thống sản xuất giống gia súc, gia cầm chủ động cung cấp giống cho các cơ sở chăn nuôi.
+ Tăng cường công tác chuyên giao kỹ thuật cho người chăn nuôi. Kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông tiêu thụ thực phẩm, các chợ buôn bán. Hình thành hệ thống dịch vụ cung cấp thực phẩm có tính thương mại cao từ người sản xuất đến chế biến, đóng gói, phân phối. Triển khai xây dựng hệ thống lò mổ gia súc, gia cầm theo qui hoạch đã được duyệt . Xây dựng nhãn mác rõ ràng cho các loại thực phẩm và có trách nhiệm đối với người tiêu dùng.
+ Ưu tiên triển khai dự án phát triển khu chăn nuôi và chế biến thịt lợn quy mô lớn tại huyện Hải Hà để đến năm 2020 có thể nuôi và chế biến 1 triệu con lợn một năm. Dự án sẽ cần sự hợp tác với các công ty quốc tế để có thể khai thác được cả thị trường nội địa và thị trường to lớn cho các sản phẩm từ thịt lợn ở miền Nam và Tây Nam Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản.
+ Khu chăn nuôi sẽ được đặt tại Hải Hà, ưu tiên nằm trong ranh giới Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái để có đủ diện tích và được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị. Ngoài ra, vị trí đó cũng nằm gần biên giới Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn. Thực hiện những biện pháp sau đây:
+ Hỗ trợ trước đầu tư: thực hiện đánh giá chi tiết khu vực Hải Hà để xác định địa điểm phù hợp phát triển trang trại quy mô công nghiệp và hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá giống vật nuôi tiềm năng phù hợp với môi trường và điều kiện tự nhiên của tỉnh. Hỗ trợ nhà đầu tư thuê hoặc mua đất thực hiện các dự án.
+ Hỗ trợ nguồn nhân lực: hỗ trợ nhà đầu tư tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc trong các trang trại và nhà máy; hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề để chuẩn hóa vận hành và áp dụng kỹ thuật cao; có biện pháp hỗ trợ đưa người tài từ nơi khác (như nhà ở, giáo dục cho con em người lao động) để tận dụng tối đa các nguồn nhân lực tay nghề cao và chuyển giao kiến thức và kỹ năng.
+ Điều chỉnh chính sách: thắt chặt các chính sách môi trường và áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo các trang trại tuân thủ quy định; kiểm tra đột xuất để đảm bảo các trang trại triển khai hiệu quả các biện pháp giúp bảo đảm tiêu chuẩn về y tế.
+ Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng: hỗ trợ phát triển dây chuyền đông lạnh; xây dựng đường xá để vận chuyển sản phẩm từ trang trại ra thị trường tiêu thụ chính và các nhà máy chế biến. Nghiên cứu xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại huyện Đầm Hà có công suất phù hợp với tiềm năng chăn nuôi của tỉnh.
2.2.1.Thị trường thịt bò thế giới
Sản xuất và tiêu thụ
Thịt bò hiện là một trong những mặt hàng thịt được tiêu thụ phổ biến trên thế giới, với 56-58 triệu tấn/năm, đứng sau thịt lợn (103 – 111 triệu tấn) và thịt gà (81 – 90 triệu tấn).
Theo USDA , năm 2015 sản xuất và tiêu thụ thịt bò toàn thế giới giảm nhẹ so với năm 2014. Cụ thể, sản lượng đạt 58,389 triệu tấn, giảm 2,25%, tiêu thụ đạt 56,450 triệu tấn, giảm 2,13%. Sản lượng thịt bò tăng tại một số quốc gia như Châu Âu và Pakistan (khoảng 3%) không đủ bù đắp sự sụt giảm tại quốc gia hàng đầu (Mỹ) Ấn Độ (2,35%) và một số nước khác như Canada (4,46%), Brazil (3,07%), China (2,76%).
Tuy nhiên sản xuất và tiêu thụ thịt bò được dự đoán sẽ tăng trở lại trong năm 2016 với sản lượng sản xuất đạt 59,001 triệu tấn và sản lượng tiêu thụ đạt 57,078 triệu tấn, tăng khoảng 1% so với năm 2015
Biểu đồ sản xuất và tiêu thụ thịt bò toàn cầu 2011 – 2016
Hiện nay, Mỹ là quốc gia có sản lượng thịt bò lớn nhất và cũng là quốc gia tiêu thụ thịt bò lớn nhất thế giới. Năm 2015, sản lượng thịt bò tại Mỹ ước tính đạt 10,815 triệu tấn, chiếm 18,52% tổng sản lượng thịt bò toàn cầu. Tiếp đến lần lượt là Braxin (9,425 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 16,14%), EU (7,670 triệu tấn, 13,14%), Trung Quốc (6,700 triệu tấn, 11,47%), Ấn Độ (4,100 triệu tấn, 7,02%)…Về tiêu thụ, Mỹ đạt 11,274 triệu tấn (19,97% tổng tiêu thụ thế giới), tiếp đến là Braxin (7,781 triệu tấn, 13,78%), EU (7,730 triệu tấn, 13,69%), Trung Quốc (7,339 triệu tấn, 13%)…
Biểu đồ tiêu thụ thịt bò của các quốc gia/khu vực trên thế giới năm 2015 (Bên trái)
Biểu đồ sản xuất thịt bò của các quốc gia/khu vực trên thế giới năm 2015 (Bên phải)
Xuất khẩu và nhập khẩu
Mặc dù sản lượng ổn định nhưng xuất khẩu thịt bò toàn cầu đang có sự tăng trưởng nhanh do sự di chuyển hướng mạnh của các quốc gia xuất khẩu như Ấn Độ, Úc, Niu Di Lân tới các thị trường tiềm năng tại Châu Á. Năm 2016, xuất khẩu thịt bò toàn cầu dự kiến đạt 9,633 triệu tấn, tăng 0,8% so với năm 2015.
Nguồn cung cấp thịt bò chính của thế giới tập trung vào 4 quốc gia là Braxin (17,85%), Ấn Độ (18,9%), Úc(19,41%), Mỹ (10,76%). Trong đó, Úc đã có sự vươn tới khu vực thị trường châu Á một cách mạnh mẽ. Tại Việt Nam, tiêu dùng thịt bò nhập khẩu Úc cũng đang trở thành xu hướng mới.
Về nhập khẩu, các thị trường lớn nhất là Mỹ (20,16%), Trung Quốc (8,74%), Nhật (9,32%), Nga (8,24%),…
Biểu đồ nhập khẩu thịt bò của các quốc gia/khu vực trên thế giới năm 2015 (Bên trái)
Biểu đồ xuất khẩu thịt bò của các quốc gia/khu vực trên thế giới năm 2015 (Bên phải)
2.2.2.Thị trường thịt bò tại Việt Nam
Số lượng đàn gia súc năm 2015
Theo kết quả điều tra chăn nuôi của Tổng cục Thống kê tại thời điểm 01/10/2015 đàn bò thịt cả nước có 5,37 triệu con, tăng 1,42%. Đáng chú ý, diện tích đồng cỏ chăn thả gia súc có xu hướng thu hẹp, hiệu quả vẫn chưa cao.
Chăn nuôi gia súc lấy thịt tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là bò thịt. Phân theo vùng sinh thái, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tập trung chủ yếu lượng đàn bò cả nước, chiếm tới hơn 40%.
Biểu đồ tỷ trọng số lượng bò cả nước phân theo vùng sinh thái
Sản lượng thịt gia súc năm 2015
Theo Cục chăn nuôi, năm 2015, sản lượng thịt trâu bò hơi xuất chuồng đạt khoảng 385,1 nghìn tấn, tăng 1,72% so với năm 2014; sản lượng thịt bò xuất chuồng đạt khoảng 292,9 nghìn tấn, tăng 2,6%.
Biểu đồ sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2010 –2015
Diễn biến giá thịt bò năm 2014
Giá bò sống và giá thịt bò hơi nhìn chung không có sự đột biến trong suốt năm 2015. Tại Đông Nam Bộ, giá bò hơi duy trì ổn định ở mức 70.000 đồng/kg đến 75.000 đồng/kg trong phần lớn thời gian của năm, ngoại trừ các dịp lễ lớn. Nguồn cung thịt bò trong năm 2015 nhìn chung đảm bảo, không bị thiếu hụt.
Biểu đồ Diễn biến giá thịt bò hơi năm 2015
Biểu đồ diễn biến giá thịt bò hơi năm 2015
Trên kênh bán lẻ, các sản phẩm thịt bò năm 2015 nhìn chung vẫn giữ mức giá cao, đặc biệt trong giai đoạn đầu của năm. Theo tính toán dựa trên số liệu của AGROINFO, giá thịt bò đùi quý I/2014 trung bình ở mức 234.500 đồng/kg, mức giá ở quý II, III, IV cho thấy xu hướng tương đối ổn định.
Biểu đồ diễn biến giá thịt bò tại một số tỉnh thành, năm 2013 – 2014
Nhập khẩu thịt bò năm 2015
Trong tháng 12/2015 giá trị nhập khẩu thịt trâu bò đã qua giết mổ của Việt Nam đạt gần 11,1 triệu USD, cao hơn khoảng 16,9% so với tháng trước đó và cao hơn 9,1% so với cùng kì năm trước. Tính chung năm 2015, kim ngạch nhập khẩu thịt trâu/bò đã qua giết mổ về Việt Nam đạt 140,5 triệu USD, tăng 50,5% so với cùng kì năm trước.
Đối với trâu bò sống, kim ngạch nhập khẩu trâu bò sông của Việt Nam tháng 12.2015 đạt gần 44,9 triệu USD, tăng 196,3% so với cùng kì tháng trước và tăng tới 142,2% so với cùng kì năm trước. Tính chung năm 2015, kim ngạch nhập khẩu trâu bò sống về Việt Nam đạt 438,5 triệu USD tăng 73,2% so với năm trước.
2.2.3. Triển vọng phát triển của thị trường thịt bò
Triển vọng thị trường thế giới
Theo USDA , sản lượng thịt bò toàn cầu năm 2016 dự báo tăng nhẹ 1,1% từ mức 58,39 triệu tấn năm 2014 tăng lên đạt 59,001 triệu tấn. Các quốc gia có sản lượng sản xuất thịt bò giảm mạnh nhất là Úc, Canada và Nga với tỷ lệ giảm lần lượt là 9,76%, 7,14% và 4,06%. Tuy nhiên sự gia tăng sản lượng của quốc gia hàng đầu Mỹ (5,31%) và sự gia tăng mạng sản lượng của Ấn Độ (9,76%) đã đủ bù đắp phần sản lượng giảm sút. Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia có thị phần lớn nhất 19,24%.
Lượng tiêu thụ thịt bò trên thế giới cũng có xu hướng tăng khá tương ứng với tỷ lệ gia tăng lượng thịt bò sản xuất, khoảng 1%. Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia dẫn đầu với 11,671 triệu tấn, theo sau là Braxin (7,89 triệu tấn), Liên minh Châu Âu (7,72 triệu tấn), Trung Quốc (7,59 triệu tấn). Các quốc gia có mức tiêu thụ giảm mạnh nhất là Canada với 5,52% và Ac-hen-ti-na với 5,44%. Sự sụt giảm này cũng được bù đắp bởi tỷ lệ tăng không nhỏ của Mỹ (3,52%) và Nga (2,74%).
Triển vọng thị trường trong nước
Nhìn chung, nhu cầu sử dụng thịt bò trong đại đa số người dân Việt Nam đang có nhu cầu tăng cao. Theo thông tin của GIBC (Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu), số liệu tính đến quý 4 năm 2015, mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người là 84kg/người/năm, trong đó thịt bò chiếm 7.6%, tương đương 6.4kg/người năm 2015. Đến năm 2020, con số này sẽ là 7.6kg/người/năm, chiếm 8.1% tổng lượng đạm động vật được tiêu thụ trong dân. Như vậy, trung bình một người dân sẽ tiêu thụ là khoảng 17.5g/người/ngày.
Không chỉ có vậy, Việt Nam là nước có tỉ lệ chi tiêu cho lương thực thực phẩm cao nhất trên thế giới khi mỗi người dân chi tiêu hơn 30% thu nhập một năm cho việc này, trong đó riêng việc tiêu thụ thịt đã chiếm đến gần 10% thu nhập một người. Con số này vẫn chắc chắn sẽ không dừng lại, khi xu hướng sử dụng thịt bò trên thế giới ngày một tăng, tỉ lệ thịt bò trong bữa ăn trung bình trên thế giới là 25-30%, còn tại Việt Nam, con số khá khiêm tốn, chỉ từ 8-8.5%.
Trong khi đó, theo số liệu của Bộ NN&PTNT trong báo cáo mới nhất tháng 5/2016, tổng nguồn cầu trong nước là 400 nghìn tấn/năm, nhưng sản lượng thịt nội địa có thể cung cấp chỉ đạt hơn 300 nghìn tấn/năm, và sản lượng bò nhập khẩu là 71 nghìn tấn/năm. Như vậy, nguồn cung trong nước đang còn thiếu ít nhất 29 nghìn tấn/năm.
Các tỉnh miền Bắc, cụ thể là thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Ninh Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… đang được đánh giá là các địa phương có tiềm năng rất lớn trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao như các sản phẩm mà công ty Phú Lâm cung cấp. Dân số của các tỉnh thành miền Bắc, tính đến tháng 4/2016 đang là gần 33 triệu dân, tương ứng 37% dân số Việt Nam. Đây còn là những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân ngày một phát triển, tập trung nhiều vốn đầu tư của nước ngoài hoặc có lợi thế về du lịch dịch vụ.
Với thị trường tiềm năng nhất hiện nay mà Phú Lâm hướng tới là Hà Nội, công ty cũng đã lên những kế hoạch và chính sách tiếp cận hiệu quả. Vì là một thị trường lớn với rất nhiều các đối thủ cạnh tranh, Phú Lâm sẽ tập trung đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất cho các trạm trung chuyển ở khu vực ngoại thành Hà Nội, các lò mổ chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, các khu chứa thức ăn có quy mô lớn. Ngoài ra, việc tạo mối liên kết ngành chặt chẽ với các đối tác và các lò mổ trên địa bàn cũng sẽ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và định hướng phát triển thương hiệu bền vững.
Đặc biệt hơn, Quảng Ninh là tỉnh thành được Phú Lâm chọn để đặt trang trại và thực hiện dự án. Với những chính sách ưu đãi đặc biệt từ đia phương, Phú Lâm đặt mục tiêu chiếm lĩnh 90%-100% thị trường tiêu thụ thịt bò tại Quảng Ninh. Đây là một thị trường rất tiềm năng, với hoạt động công nghiệp phát triển, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng xí nghiệp tại Uông Bí, Móng Cái, và một lượng khách du lịch rất lớn hàng năm (trung bình 7.5 triệu lượt khách một năm). Khoảng cách địa lý của Quảng Ninh tới các vùng kinh tế khác như Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương cũng sẽ được Phú Lâm tận dung nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
II.3. Một số Trang trại nuôi bò điển hình trong nước.
3.1 Trang trại nuôi bò thịt của Công ty của Hoàng Anh Gia Lai
Định hướng chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - HAG) không chỉ dừng lại ở cây trồng mà còn cả chăn nuôi bò. Cùng với công nghệ cao ngày nay được áp dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, HAGL đã kết hợp với lợi thế sẵn có nguồn nguyên liệu sẵn có của mình để nuôi bò thịt, bò sữa nhập khẩu từ Úc cung cấp cho thị trường Việt Nam. Nhiều trang trại bò của HAGL đã hoàn thành đồng bộ, quy mô với công nghệ tiên tiến, hiện đại theo mô hình khép kín. Đến nay, các trang trại bò của bầu Đức đã bắt đầu hái ra tiền. Đến thời điểm này, bầu Đức đã có 5 trang trại bò tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Tính đến tháng 6/2015, HAGL đã nhập về Việt Nam 86.700 con bò từ Úc.
Dưới đây là một số hình ảnh thực tế trang trại bò được nuôi theo công nghệ hiên đại, quy trình khép kín của HAGL.
Đàn bò HAGL nhập từ Úc về thường có trọng lượng khoảng 250kg mỗi con. Được nuôi trong chuồng với thức ăn công thức được trộn từ cỏ, mật, bắp...mỗi ngày một con bò tăng trọng khoảng 1,5kg, đến khi xuất chuồng đạt khoảng 500kg trong khoảng 6 tháng.
3.2 Trang trại nuôi bò sữa của Công ty cổ phần TH Milk tại Nghệ An
Khu Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An do Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH làm chủ đầu tư và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á tư vấn đầu tư tài chính với tổng mức đầu tư là 1,2 tỷ USD. Trong đó giai đoạn một là 350 triệu USD hoàn thành vào tháng 7 năm 2012, với một hệ thống trang trại hiện đại có tổng số đàn bò là 45.000 con trong đó có 30.000 con cho sữa, cùng với một nhà máy chế biến hiện đại có công suất 500 tấn/ ngày. Đến năm 2017, dự kiến Dự án sẽ có 137.000 con bò và nhà máy chế biến đạt công suất 500 triệu lít/ năm.
3.3 Trang trại nuôi bò Úc của Công ty Cổ phần nông nghiệp R và D
Trang trại tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có số lượng nuôi 7.000 con bò được nhập khẩu từ Úc (bao gồm bò thịt và bò cái sinh sản). Diện tích khoảng 100 ha gồm chuồng nuôi bò và trồng cỏ làm thức ăn trong chăn nuôi bò. Hàng tháng công ty xuất chuồng khoảng 3.000 bò thịt và tiếp tục nhập khẩu 3.000 con. Bò nhập khẩu từ Úc là giống bò tơ có trọng lượng 200-300 kg/con, đến khi bò đạt trọng lượng 550 - 600 kg/con thì xuất thịt (nuôi vỗ béo từ 6-8 tháng). Bò sinh sản đã được phối giống được 3-4 tháng với các giống Red Brahman, Limousin… Bò được nuôi nhốt hoàn toàn và cho ăn bằng thức ăn được chế biến từ các nguồn tinh bột, cỏ, phế phẩm nông nghiệp: Thân cây cây lạc, bắp, đọt sắn… và được ủ chua bằng chế phẩm men vi sinh với giá thành rẻ hơn nhiều so với thức ăn công nghiệp. Chuồng trại được xây dựng hoàn toàn kép kín với hệ thống máy dọn chuồng, máy băm cỏ, phối trộn thức ăn và nhà xưởng ủ thức ăn cho bò.
|
Mục tiêu chung
Nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và huy động các nguồn lực để phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt có hiệu quả, phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng. Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất từ khâu giống, chăn nuôi và chế biến sữa, đảm bảo môi trường sinh thái và đồng thời góp phần cung cấp cho thị trường các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước giảm dần sữa nhập khẩu. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu con giống có chất lượng cao cho việc phát triển chăn nuôi trong vùng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Từng bước đưa chăn nuôi bò sữa bò thịt trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh trong những năm đến. Tạo sự gắn kết giữa nhà máy và người chăn nuôi bò sữa, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Mục tiêu riêng
Hợp tác với đối tác nước ngoài để được chuyển giao con giống tốt, công nghệ chăn nuôi hiện đại, công nghệ gây và giữ giống, và phương thức quản lý mới có hiệu quả, xây dựng dự án chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Khai thác có hiệu qủa hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Quảng Ninh cũng như các vùng phụ cận của khu vực để phát triển chăn nuôi bò thịt. Là trung tâm cung cấp giống, các dịch vụ chăn nuôi hiện đại cho các hợp tác xã, các hộ chăn nuôi gia đình trong khu vực. Cung cấp cho xã hội một khối lượng đáng kể thực phẩm: Thịt bò có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu con giống có chất lượng cao cho việc phát triển chăn nuôi bò thịt của vùng.
Sự cần thiết đầu tư
“Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đã đưa ra hiện trạng và định hướng phát triển về chăn nuôi trong địa bàn tỉnh trong đó có định hướng cụ thể về việc phát triển đàn trâu bò, đặt khu chăn nuôi ưu tiên nằm trong ranh giới Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.
Tỉnh Quảng Ninh có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển vùng nguyên liệu của dự án chăn nuôi bò thịt và bò giống.
Điều kiện khí hậu, thời tiết của Quảng Ninh tương đối ôn hòa, có lượng mưa trung bình hàng năm lớn, phù hợp với việc phát triển đàn bò cũng như trồng cỏ và các loại thức ăn cho bò khác.
Quảng Ninh có hệ thống mạng lưới sông suối khá dày, đảm bảo cung cấp nguồn nước mặt cho các dự án chăn nuôi và trồng trọt.
Nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống giao thông thuận lợi cùng với chủ trương ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh là những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư dự án chăn nuôi bò thịt và bò giống.
Hiện tại ngành chăn nuôi của Quảng Ninh mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu về thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh, số lượng thực phẩm còn thiều phải nhập từ các tỉnh bạn. Đồng thời một lượng đáng kể thực phẩm được nhập tiểu ngạch qua đường biên giới gây khó khăn trong việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát, quản lý các sản phẩm động vật. Đây là nguyên nhân chính làm phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Quảng Ninh mới chỉ có 03 cơ sở giết mổ quy mô công nghiệp, còn lại là các điểm giết mổ quy nhỏ lẻ, tự phát, điều kiện vệ sinh kém.
Trong kế hoạch, Công ty TNHH Phú Lâm sẽ xây dựng theo mô hình trang trại giống và chăn nuôi kiểu mẫu 5.000 con bò giống và 35.000 con bò thịt. Sau đó Công ty hỗ trợ bà con nông dân xây dựng các trang trại hộ gia đình, mỗi hộ từ 10 đến 50 con. Dự kiến Công ty TNHH Phú Lâm sẽ gây đàn bò thịt tại tỉnh Quảng Ninh từ 50.000-100.000 con.
Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời cao nên sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh bò thịt tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, từ thực tiễn khách quan nêu trên có thể nói việc đầu tư xây dựng Trang trại bò thịt, bò giống Phú Lâm nằm tại xã Quảng Nghĩa, Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển của tỉnh Quảng Ninh vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.
Chủ trương:
Để đạt được chỉ tiêu chăn nuôi gia súc ăn cỏ, trong đó chăn nuôi đàn bò thịt, nhất là đàn bò và chủ yếu và bên cạnh mô hình chăn nuôi truyền thống (chăn nuôi hộ gia đình) chúng ta phải tạo ra những mô hình chăn nuôi mới kết hợp từ các khâu: trồng cỏ cao sản, nhà máy chế biến thức ăn cho bò, chăn nuôi đàn bò theo mô hình tiên tiến. Giữa chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi truyền thống. Mô hình chăn nuôi phải đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay tại khu vực này chưa có một cơ sở chăn nuôi tiên tiến, gắn liền với khu vực trồng cỏ cao sản, chế biến thức ăn gia súc (cho bò). Các trang trại chăn nuôi chưa tuyển chọn được giống bò có hiệu quả.
- Tổng đàn bò thịt hiện nay được chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình (khoảng 80% tổng sản lượng) với nhiều bất cập về: thức ăn cho đàn bò, công tác giống, an toàn thực phẩm, thú y, thu gom và bảo quản chất lượng.
- Trong việc xây dựng mạng lưới chăn nuôi và chế biến nhằm ổn định việc cung cấp các sản phẩm cho thị trường. Chúng ta cần có một mô hình hợp tác sản xuất hoà hợp các yêu cầu như: chuyển giao công nghệ cao, áp dụng chương trình thú y cho đàn gia súc tiên tiến, an toàn thực phẩm…
Một mô hình kết hợp sản xuất giữa trang trại, các cơ sở giết mổ và các hộ nông dân (thành phần chính trong việc chăn nuôi hộ gia đình) là nhu cầu cấp bách. Một mô hình cần thiết cho sự kết hợp việc chăn nuôi trang trại và chăn nuôi hộ gia đình để đạt đưọc các yêu cầu: Công nghệ cao, hiện đại, hiệu quả, an toàn thực phẩm…
3.3. Mục tiêu cụ thể
Đến khi định hình, dự án đạt được các mục tiêu sau đây:
- Tổng đàn bò ổn định của dự án là: 40.000 con; trong đó:
+ Bò thịt : 35.000 con
+ Bò sữa : 5.000 con giống bò thịt
- Diện tích trồng cỏ : 400 ha
- Năng suất cỏ bình quân/ha: 250 tấn/ha/năm
- Sản lượng cỏ cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò/năm: = 250x400 = 100.000 tấn/năm
Công ty TNHH Phú Lâm quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng của Dự án là tại xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái. Tỉnh Quảng Ninh (cách cửa khẩu Bắc Phong Sinh 9 km)
- Hiện trạng đất đầu tư: Công ty hiện có 997,3 ha đất tại địa bàn xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái, đã được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trồng gỗ trụ mỏ, gỗ nguyên liệu bột giấy và đã hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng từ trồng cây sang chăn nuôi để chủ động một phần nguồn thức ăn. Đây là khu vực lòng chảo, kín gió, thuận lợi cho chăn nuôi tập trung. Chủ đầu tư sẽ tiến hành liên doanh, liên kết với các vùng nguyên liệu xung quanh để đảm bảo đủ nguồn thức ăn cho đàn bò.
- Về địa chất: Nền địa chất trong khu vực dự án chủ yếu là lớp đất đá phong hóa, lớp đất này có thành phần cơ giới đa dạng. Nền địa chất khu vực dự án có kết cấu chặt, độ nén tốt đảm bảo để tận dụng đất san nền. Tầng đất thịt và lớp thảm thực vật có độ dày tối đa khoảng 50cm, đảm bảo trồng cây công nghiệp và nông nghiệp.
- Về giao thông: Khu vực thực hiện dự án có hệ thống giao thông thuận lợi, cách quốc lộ 18 khoảng 3km, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 30km, cách cửa khẩu Bắc Phong Sinh 9km, cách cảng nước sâu Hải Hà 15km, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu đầu vào cũng như xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
- Khu vực phụ cận, cách khu đất khoảng 5km là đồng bằng đang được người dân sử dụng để trồng lúa, ngô; thuận lợi cho việc hình thành vùng nguyên liệu sau này.
- Khi thiết kế xây dựng vùng dự án, Công ty sẽ tiến hành làm mới các trục đường chính (cấp phối, rộng 8m), và các đường bao lô xung quanh cánh đồng cỏ để thuận tiện cho việc bón phân, chăm sóc cũng như để vận chuyển sản phẩm của Công ty.
- Về hạ tầng điện: Hệ thống đường trung thế 35KV cách vị trí khu đất khoảng 3km.
- Về nguồn nước: Khu vực thực hiện dự án có sông Ngà Bát chảy qua nên rất thuận lợi cho việc khai thác nước mặt phục vụ dự án.
- Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp.
- Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường.
- Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án.
Nền đất tại khu vực dự án
Công trình kiến trúc khác
Hiện trạng dân cư
IV.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
Đường giao thông
Hệ thống thoát nước mặt
Hệ thống thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường
Hệ thống cấp điện
Hệ thống cấp nước
IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng
Đầu tư xây dựng Trang trại bò thịt, bò giống Phú Lâm nằm tại xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
4.1.1 Điều hành và sản xuất thức ăn
· Kho thức ăn khô:
- Số lượng gồm 02 kho, diện tích 1560 m2
- Kết cấu: nhà xưởng công nghiệp khẩu độ 20m dài 78 m, chiều cao đỉnh cột 6m. Nền nhà xưởng có kết cấu bê tông, móng BTCT. Mái lợp tôn, trụ sắt, giằng gió…
· Cụm ủ:
- Tổng diện tích 4391.9 m2;
- Kết cấu: nền BTCT, vách BTCT và thưng tôn, Mái lợp tôn
· Bãi chứa nguyên liệu tươi:
- Tổng diện tích 5170 m2;
- Kết cấu: nền BTCT, vách BTCT và thưng tôn, Mái lợp tôn
· Nhà sản xuất thức ăn
- Tổng diện tích 5400 m2;
- Kết cấu: Nhà xưởng công nghiệp, nền BTCT, xây tường bao che, vách thưng tôn, Mái lợp tôn
· Nhà ăn
- Diện tích 241.5m2,
- Kết cấu chính: móng, đà, cột BTCT, tường gạch, mái lợp ngói, trần thạch cao, vì kèo, xà gồ thép. Nền lát đá granite.
· Nhà điều hành
- Diện tích 455 m2.
- Kết cấu chính là móng và đà kiềng bê tông cốt thép (BTCT), cột BTCT, xà gồ thép, lợp ngói, tường gạch sơn nước, trần thạch cao khung nổi, cửa gỗ kính, nền lót đá granite. Được bố trí các phòng làm việc và các phòng chức năng.
· Trạm dầu
- Diện tích 30 m2.
- Kết cấu chính là Bồn chứa xăng dầu được làm bằng sắt tấm mạ kẻm không rỉ, xung quanh có làm hệ thống bao che chống mưa nắng.
· Nhà để xe công nhân
- Diện tích 30 m2.
- Kết cấu chính kết cấu chính: móng đà BTCT, kèo và trụ thép, nền bê tông đá 1 x 2 xoa mặt kẻ Joint chống nứt.
· Cầu rửa xe: Diện tích 39 m2 Kết cấu chính là BTCT + hệ thống xịt rửa xe.
· Trạm cân: Diện tích 125 m2 Kết cấu chính là BTCT + hệ thống cân
· Xưởng cơ khí:
- Tổng diện tích 1680 m2;
- Kết cấu: Nhà xưởng công nghiệp, nền BTCT, xây tường bao che, vách thưng tôn, Mái lợp tôn
· Trạm điện
· Nhà bảo vệ
· Cổng và hàng rào
4.1.2. Khu vực chuồng bò, lên xuống bò
· Chuồng bò:
- Số lượng 24 chuồng
- Chiều rộng: 24.2 m, trong đó phần diện tích có mái che rộng 16m với lối đi bỏ thức ăn 5m ở giữa; sân phơi nắng 2 bên mỗi bên rộng 4.1m.
- Chiều dài: 126m.
- Chiều cao: 4.9 m.
- Mỗi chuồng nuôi 500 con.
· Chuồng cách ly:
- Tổng diện tích 1440 m2
- Kết cấu: nhà xưởng công nghiệp mặt nền nhà xưởng có kết cấu bê tông, móng đà kiềng BTCT, trụ sắt, giằng gió. Mái lợp tôn.
· Lên xuống bò: Tổng diện tích 1450 m2
· Bể nước trên đồi và Bể lọc cát
· Hồ nước: diện tích 10121 m2
· Nhà trạm bơm: diện tích 32.4 m2
· Nhà nghỉ giữa ca: diện tích 35 m2
· Nhà thú y: diện tích 35 m2
4.1.3. Khu xử lý phân, khu xử lý nước thải
· Nhà chế biến phân vi sinh:
- Tổng diện tích 2160 m2;
- Kết cấu: Nhà xưởng công nghiệp, nền BTCT, xây tường bao che, vách thưng tôn, Mái lợp tôn
· Nhà đóng bao phân vi sinh
- Tổng diện tích 2160 m2;
- Kết cấu: Nhà xưởng công nghiệp, nền BTCT, xây tường bao che, vách thưng tôn, Mái lợp tôn
· Khu ủ phân: Diện tích 3720 m2
· Khu xử lý nước thải: 6776 m2
· Bãi chôn bò:
4.1.4. Hạ tầng kỹ thuật
· San nền
- Cao độ san nền trung bình (+ 36m đến 38m) được căn cứ theo bản vẽ Quy hoạch san nền và thoát nước mưa trong đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt.
- Khu đất san nền có diện tích khoảng 117 ha. Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với chênh cao giữa 2 đường đồng mức thiết kế là 0.1m và độ dốc san nền i = 0.3%. Hướng thoát nước được bố trí từ khu đất san nền ra ngoài phía mương thoát nước, theo hướng Đông Nam về Tây Bắc (cụ thể xem bản vẽ đồng mức thiết kế và giải pháp thiết kế). Trước khi xây dựng các công trình trong khu vực tiến hành san nền sơ bộ khu đất để tạo mặt bằng thi công.
- Trước khi san nền cần bóc lớp đất bùn & hữu cơ dày trung bình 30cm trên bề mặt trong phạm vi nền đắp. Phần khối lượng bóc hữu cơ này sẽ được thu gom lại và vận chuyển bằng phương tiện cơ giới tới nơi tập kết nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh cũng như để có thể tái sử dụng làm lớp đắp đất màu phục vụ nhu cầu trồng cây xanh tạo cảnh quan trong phạm vi Dự án trong thời gian sau này.
- Khối lượng đào nền sẽ được tận dụng để đắp nền với độ chặt yêu cầu K = 0.9
- Tại các vị trí biên lô san nền có chênh lệch cao độ được vuốt mái taluy đắp là 1:1.5, đào là 1:1 (kết hợp với rãnh thu nước hình thang 0.4x0.4x0.4) xuống nền tự nhiên, riêng phạm vi sát bờ sông thiết kế tường chắn đất bằng đá hộc xây vữa XM M100 với chiều cao từ 4.0 ~ 6.0m.
- Khối lượng đào đắp taluy được tính theo phương pháp trung bình mặt cắt ngang tuyến taluy (tim tuyến được kẻ trùng với đường bao giới hạn phạm vi san nền), cao độ thiết kế được lấy dựa trên cao độ thiết kế san nền. Mặt cắt ngang được bổ với khoảng cách trung bình 20m để đảm bảo độ chính xác cần thiết.
· Đường giao thông
- Tuyến đường kết nối với khu vực dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt với quốc lộ 18B được tỉnh Quảng Ninh đầu tư.
- Hệ thống đường nội bộ trang trại: đầu tư hệ thống đường nhựa cho khu vực chuồng trại chăn nuôi với bề rộng mặt đường là 8m.
- Hệ thống đường lô: đường lô bao quanh các khu vực trồng vùng nguyên liệu cỏ (đường đất rộng khoảng 6m, để thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển cỏ về các trang trại).
· Hệ thống cấp điện
- Hệ thống cấp điện trong khu vực tuân theo quy hoạch hệ thống cấp điện trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt và khớp nối với các dự án có liên quan.
- Điện cấp cho khu dự án sẽ được lấy tại trạm biến áp tổng thể từ Đường dây 22kV và TBA 630kVA-22/0,4kV cấp điện cho hạng mục của dự án (theo quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt).
- Từ trạm biến áp cấp điện đến tủ điều khiển chiếu sáng và tủ điện phân phối. Vị trí định vị và công suất trạm được thể hiện trong bản vẽ cấp điện. Chi tiết về chủng loại cáp và các thiết bị bảo vệ đầu tuyến sẽ được tính toán chính xác.
· Hệ thống điện chiếu sáng
- Đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng đối với đường trong khu dự án;
- Tận dụng tối đa hiện trạng chiếu sáng.
- Hiệu quả kinh tế cao, mức tiêu thụ điện năng thấp, tiết kiệm điện năng.
- Nguồn sáng có hiệu suất phát quang cao, tuổi thọ của thiết bị và toàn hệ thống cao, giảm chi phí cho vận hành và bảo dưỡng.
- Đảm bảo các yêu cầu về an toàn vận hành và thi công.
· Hệ thống cấp nước
- Nguồn nước cung cấp cho dự án lấy từ sông Nga Bát ngay .Nước được bơm vào hồ chứa nước dự trũ , sau đó đưa vào trạm xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước sạch cấp theo nhu cầu sử dụng, nước thô cấp cho nhu cầu tưới cây rửa đường không cần qua xử lý. Riêng hệ thống bơm nước trồng trọt theo dây chuyện công nghệ tiên tiến của nước ngoài cấp.
- Mạng lưới cấp nước cho Khu vực văn phòng và chăn nuôi của dự án là mạng lưới chung giữa nước cấp cho sinh hoạt và nước chữa cháy.
- Mạng lưới đường ống cấp nước cấp 1 theo định hướng quy hoạch sẽ là mạng lưới vòng, đoạn qua khu vực dự án gồm có: tuyến ống chính D 200 tuyến ống nhanh D100 dùng cho họng cứu hòa đề phòng khi có cháy, D50 cấp cho khu văn phòng và nhà ở CBCNV
· Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống thoát nước thải
- Hệ thống thoát nước thải từ các hạng mục qua công trình được thoát vào hệ thống bể tự hoại sau khi qua xử lý được thoát ra hệ thống ga, cống bê tông cốt thép D300 và chảy vào hệ thống xử lý nước thải trước khi thoát ra hệ thống thoát nước khu vực.
- Các tuyến cống nhánh thoát nước thải có tiết diện D160 mm xây dựng từ hố ga chờ đấu nối ra hố ga thăm trên tuyến thu gom ngoài đường D300. Độ dốc đặt cống chủ yếu là 1/D, một số tuyến đặt theo độ dốc đường (i=1/D), độ sâu chôn cống tại các điểm đầu 1m, dẫn nước thải tự chảy về tuyến cống chính.
Trạm xử lý nước thải
- Trạm xử lý nước thải công xuất xử lý là 1000 m3/ ngày, gồm 2 đơn nguyên vận hành song song (công suất mỗi đơn nguyên là 500 m3/ ngày).
- Trạm xử lý nước thải gồm các bể chính : Bể điều hòa; Bể lắng sơ cấp; Bể yếm khí; Bể hiếu khí + thiếu khí; Bể lắng thứ cấp; Bể cô đặc bùn
· Hệ thống thoát nước mưa
Sử dụng hệ thống thoát nửa hở nửa kín cho phù hợp địa hình và điều kiện vật liệu địa phương. Sử dụng loại giếng thu hàm ếch, bố trí giếng thu tại các vị trí theo quy hoạch chiều cao và bố trí cách đều 40 đến 50 m phụ thuộc vào độ dốc địa hình một giếng; trên đoạn giữa hai giếng thu liền nhau, rãnh biên thiết kế vuốt dốc đều từ giữa về giếng thu, độ dốc phải đạt tối thiểu 0,4%. Giếng thăm bố trí tại vị trí các đường cống giao nhau, vị trí có sự thay đổi về kích thước được cống hoặc bố trí cách đều 50m một giếng; đáy giếng thăm thiết kế trũng sâu xuống 30 cm để lắng bùn và thuận tiện trong quá trình bảo dưỡng mạng lưới.
· Hệ thống tưới nước nhỏ giọt
Trong việc trồng cỏ làm thức ăn cho việc nuôi bò công ty sẽ đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho các diện tích trồng cỏ, hệ thống này lấy nước từ các sông, suối chính của khu vực dự án. Đặc tính nổi bật của hệ thống tưới nước Israel là vô cùng tiết kiệm nước. Hệ thống bao gồm bộ lọc tạp chất hoặc xử lý chất thải và bộ phận phân bón đi kèm. Hệ thống tưới nhỏ giọt này còn kiêm luôn nhiệm vụ bón phân cho vùng nguyên liệu cỏ.
· Hệ thống xử lý chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt được thu gom và chuyển đến nơi xử lý tập trung .
Chất thải chăn nuôi được đưa về hệ thống xử lý chất thải nhưng sẽ qua giai đoạn tách phân (tiền xử lý) trước khi đưa vào bể trung hòa của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi Bò.
· Hệ thống nối đất và chống sét
Hệ thống nối đất công trình là một hệ thống nối đất có cọc tiếp đất bằng thép mạ đồng.
Cọc nối đất bằng thép tròn D16 được mạ đồng, dài 2,4m. Các cọc cách nhau 3m, chôn sâu cách mặt đất 0,5m. Các dây nối đất từ đầu kim thu sét đến hệ thống nối đất bằng cáp đồng trần D 50.
Hệ thống nối đất được bố trí và tính toán đảm bảo an toàn cho người và thiết bị ở mọi chế độ làm việc. Điện trở nối đất của hệ thống phải đảm bảo đạt giá trị R ≤ 10 tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.
· Hệ thống PCCC
Lắp đặt hệ thống đường ống cứu hỏa cung cấp đủ lượng nước, đủ áp lực cho hệ thống chữa cháy phun nước và các họng cứu hỏa.
Hệ thống đường ống được lắp chìm ngầm. Các ống được nối với nhau bằng phương pháp hàn và mặt bích.
Lắp đặt các hộp chữa cháy tại các cửa ra vào các khu làm việc
Lắp đặt các trụ chữa cháy ngoài trời, xung quanh trang trại để cung cấp lượng nước chữa cháy bên ngoài. Hệ thống phải đảm bảo độ bển vận hành và dễ kiểm tra, thay thế khi bị rò rỉ, phải được thiết kế và lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn hiện hành.
Lắp đặt các máy bơm chữa cháy, máy bơm điện, máy bơm diesel cung cấp cho các họng cứu hỏa. Khi có cháy nổ, bơm điện hoạt động chính và bơm diesel dự phòng, đồng thời lắp đặt mới 01 họng chờ gần cổng trạm để cấp nước cứu hỏa cho xe chứa cháy, xây dựng bể chứa ngầm.
· Hệ thống giết mổ:
Công ty sẽ đầu tư một hệ thống giết mỏ gia súc tại địa bàn dự án với qui mô giết mổ tối đa 200 con/ngày. Hệ thống giết mổ gia súc này đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn ESCAS do Chính phủ Úc qui định.
4.2. Đầu tư máy móc thiết bị
· Phục vụ văn phòng, công tác quản lý
- Ô tô (phục vụ công tác đi lại của cán bộ quản lý) và các trang thiết bị văn phòng: bàn, ghế, máy tính, máy fax, máy photo, điện thoại,…
· Phục vụ công tác chăn nuôi, sản xuất
- Xe máy: Phục vụ công việc kiểm tra, giám sát cấp nông trại.
- Hệ thống chăm sóc và quản lý đàn bò: theo dõi, giám sát để có biện pháp chăm sóc từng con bò
- Các thiết bị, ccdc thú y: phục vụ chăm sóc thú y cho đàn bò
- Máy cày, máy kéo: phục vụ cho việc: làm đất trồng cỏ, rải ống, rải phân, rải thức ăn,…
- Dàn cày, dàn bừa: phục vụ khâu làm đất trồng cỏ
- Máy xúc lật: vận chuyển cỏ, gom thức ăn, …
- Dàn phay gốc cỏ: phay gốc sau thu hoạch để phát triển vụ cỏ tiếp theo.
- Máy thu hoạch cỏ: thu hoạch cỏ
- Máy băm cỏ: băm nhỏ cỏ trước khi đem trộn
- Xe tải vận chuyển: chở bò
- Máy xay trộn thức ăn: trộn thức ăn TMR
Giống bò
Công ty lựa chọn giống bò Brahman.
Ðặc điểm:
- Màu trắng, xám nhạt, đỏ, đen hoặc trắng đốm đen, con đực trưởng thành màu lông sậm hơn con cái. Lông cổ, vai, đùi, hông sậm màu hơn các vùng khác. Ở Úc, người dân nuôi bò Brahman màu trắng là chủ yếu để sản xuất thịt, còn các nước Châu Á lại chuộng nuôi Brahman màu đỏ.
- Là giống lớn con, ngoại hình đẹp, thân dài, lưng thẳng, tai to, u, yếm phát triển.
- Trọng lượng bê sơ sinh: 20 – 30 kg; Trọng lượng bê 6 tháng tuổi: 120 - 150 kg
- Bò đực trưởng thành: 700 - 1000 kg; Bò cái trưởng thành: 450 - 600 kg
- Tốc độ tăng trưởng nhanh: 650 – 800 gram/ngày
- Giai đoạn vỗ béo bò tăng trưởng: 1,2 – 1,5 kg/ngày
- Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 12 - 14 tháng
- Ðộng đực lần đầu: 15 -18 tháng tuổi
- Tính mắn đẻ, dễ đẻ, lành tính, nuôi con giỏi
- Kháng ve, ký sinh trùng đường máu, không mắc các bệnh về mắt, móng
Bò Brahman có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới, khô hạn. Khả năng sinh sản, sản xuất vẫn duy trì ở nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt cũng như vùng đồng cỏ khô hạn khi mà các giống bò khác bị giảm năng suất. Việc đầu tư chăm sóc ở mức tối thiểu.
Bò cái và bê con Brahman
5.2.2. Nhập và vận chuyển bò về Việt Nam
Công ty dự kiến nhập bò từ nước Úc, những năm đầu công ty sẽ nhập đồng thời bò cái mang thai để sinh sản và bê con để nuôi vỗ béo. Những năm tiếp theo công ty sẽ tự phối giống để chủ động nguồn bê con nuôi vỗ béo.
Để đủ điều kiện nhập bò vỗ béo từ Úc, Công ty phải tuân thủ các quy định liên quan có trong Hệ thống đảm bảo chuỗi cung ứng của nhà xuất khẩu, viết tắt là ESCAS (Exporter Supply Chain Assurance System) do chính phủ Úc áp dụng. ESCAS là 1 hệ thống đảm bảo dựa trên 4 nguyên tắc:
- Quyền lợi động vật: Việc xử lý và giết mổ động vật phải đáp ứng với các khuyến nghị của Tổ chức thú y thế giới (OIE).
- Kiểm soát thông qua chuỗi cung ứng: Nhà xuất khẩu phải kiểm soát tất cả chuỗi cung ứng từ khâu vận chuyển đến khâu chăn nuôi và giết mổ.
- Truy xuất nguồn gốc động vật thông qua chuỗi cung ứng
- Kiểm tra độc lập: các chuỗi cung ứng của nước nhập khẩu được kiểm tra độc lập.
5.2.3. Phương thức vận chuyển:
Vận chuyển bò nhập theo đường biển, mỗi chuyến tàu biển dự kiến sẽ chuyển được 2.500 con đến 4.000 con (tàu nhỏ) và 15.000 con đến 20.000 con (tàu lớn). Sau khi tàu cập bến đội vận tải của Công ty sẽ tiến hành vận chuyển bò về trang trại chăn nuôi.
Tàu chở bò giống theo đường biển (hình minh họa)
Cảng nhập tại Việt Nam là cảng biển Hải Phòng và/hoặc Cái Lân. Sau khi tàu nhập cảng, bò sẽ được đưa xuống tàu và lên xe để chuyển đến các trang trại chăn nuôi của Công ty. Do vấn đề về tải trọng được quy định theo luật an toàn giao thông, và tùy thuộc vào kích cỡ thùng xe, mỗi xe có thể chở tối đa khoảng 25 con bò thịt 280kg.
Xe tải chở bò (hình minh họa)
Giá nhập bò:
- Bò thịt giống cái tơ: Giá 01 con bò thịt cái tơ nhập từ Úc về đến trang trại của Công ty tại là 25.130.000 đồng (Hai mươi lăm triệu, một trăm ba mươi nghìn đồng); đơn giá trên đã bao gồm chi phí hải quan, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển…
- Bò đực giống (5% bò sinh sản): Giá 01 con bò đực giống nhập từ Úc về đến trang trại của Công ty là 104.012.000 đồng (Một trăm linh tư triệu, không trăm mười hai nghìn đồng); đơn giá trên đã bao gồm chi phí hải quan, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển…
- Bò thịt 280 kg: Giá 01 con bò thịt 280kg nhập từ Úc về đến trang trại của Công ty là 21.856.000 đồng (Hai mươi mốt triệu tám trăm năm mươi sáu nghìn đồng); đơn giá trên đã bao gồm chi phí hải quan, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển…
5.2.4. Chuồng trại nuôi bò
Xây loại chuồng bò 2 dãy đối xứng nhau, có lối đi bỏ thức ăn ở giữa. Mái chuồng được thiết kế theo kiểu nhà công nghiệp, hai bên có sân phơi nắng, tùy vào vị trí đất xây dựng chuồng bò, bố trí sân phơi nắng rộng hoặc nhỏ cho phù hợp với lô đất. (Quy cách xây dựng chuồng được mô tả chi tiết ở phần xây dựng)
5.2.5. Dinh dưỡng và thức ăn cho Bò
Chất dinh dưỡng
- Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng
+ Chất xơ: Các loại thức ăn cung cấp chất xơ chủ yếu là các loại cỏ, rơm, các loại phụ phế phẩm nông nghiệp.
+ Chất bột đường: Chất bột đường rất quan trọng trong trao đổi chất và cân bằng năng lượng, chất bột đường cung cấp năng lượng cho bò. Các chất bột đường chủ yếu là các tinh bột, đường. Các loại thức ăn cung cấp chất bột đường chủ yếu là các loại hạt, củ quả, rỉ mật… Cần bổ sung chất bột đường cho bò trong các tháng thiếu thức ăn hoặc bò đẻ, bê đang lớn và nhất là thời kỳ sinh trưởng phát dục.
- Chất dinh dưỡng cung cấp đạm (protein): Chất đạm rất cần thiết cho cơ thể bò. Nó là thành phần chính cấu tạo nên cơ thể, các enzym, các hormone…Nếu thiếu đạm, bò sẽ ngừng tăng trưởng, sụt cân, lông xù, rối loạn các chức năng sinh lý. Bò cái sẽ chậm động dục, dẫn tới không động dục, sức đề kháng đối với bệnh tật kém, dẫn tới tử vong.
- Chất dinh dưỡng cung cấp chất béo: Nhu cầu về chất béo ở bò không cao. Chất béo có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của kỳ tiết sữa, khi mà năng lượng trong khẩu phần phải cao để cung cấp đầy đủ cho bò.
- Chất dinh dưỡng cung cấp chất khoáng: Chất khoáng cần cho việc tạo xương, duy trì sức khỏe và giúp trao đổi chất. Nếu thiếu chất khoáng bò sẽ còi cọc, chậm lớn. Bổ sung khoáng cho bò thịt bằng các loại bột xương, bột sò và các loại premix.
- Chất dinh dưỡng cung cấp Vitamin: Tuy nhu cầu Vitamin của bò thấp nhưng thiếu nó thì trao đổi chất ngưng trệ và bò không phát triển được. Thường thì bò có thể bị thiếu các Vitamin A, D, E. Các loại Vitamin khác, thì hệ thống vi sinh vật dạ cỏ có thể tổng hợp được, đủ cho nhu cầu của bò. Đối với bê, do hệ thống vi sinh vật dạ cỏ chưa hoàn chỉnh nên đôi khi cũng cần bổ sung.
- Nước uống: Nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng trong quá trình trao đổi chất. Nước còn giúp điều hòa thân nhiệt, nâng cao sản lượng chăn nuôi. Ngoài ra, nếu bò thiếu nước hiện tượng nhai lại sẽ không xảy ra, cho nên cần thiết cho bò uống đủ nước, tốt nhất là khi nào bò khát nước thì được cung cấp nước uống dễ dàng. Cung cấp đầy đủ nước uống sạch cho bò thịt là rất quan trọng. Bình quân một bò nuôi lấy thịt có thể tiêu thụ 60 lít nước mỗi ngày.
Thức ăn cho bò thịt
Công ty đã tiến hành thuê các chuyên gia thức ăn từ Thái Lan thiết lập công thức thức ăn phối trộn thức ăn TMR cho từng nhóm bò.
TMR (Total mixed ration) là loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được phối trộn sẵn bằng máy trộn chuyên dụng theo khẩu phần đầy đủ, cần thiết và cân đối chất dinh dưỡng đối với từng nhóm bò. Ích lợi của TMR là khắc phục được sự mất cân đối trong các loại thức ăn hỗn hợp khác như thức ăn tinh hỗn hợp thì thiếu chất xơ, premix thì thiếu tinh và thô trong khẩu phần. Tận dụng được nhiều loại nguyên liệu để sản xuất: cỏ khô, cỏ ủ, ngũ cốc... nhất là các loại phụ phế phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm mà nếu cho ăn riêng lẻ bò khó thể ăn được vì không hợp khẩu vị (do mùi vị hoặc quá cứng…); khi được trộn chung vào một khẩu phần thật đều, bò không thể chọn lựa loại nguyên liệu này bỏ loại khác. Do vậy bò ăn được nhiều loại thức ăn. Thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng do đã được phối trộn một cách hợp lý. Thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa cao hơn do đã được chế biến và thức ăn tinh do được trộn lẫn với thức ăn thô nên qua đường tiêu hóa chậm hơn. Kiểm soát được hiệu quả sử dụng thức ăn. Loại thức ăn TMR tốt với nhiều quy mô chăn nuôi nhưng đặc biệt phù hợp với quy mô chăn nuôi tập trung, công nghiệp hóa; giúp giảm lao động thủ công, tăng năng suất lao động do tăng cơ giới hóa, từ đó tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi.
Hai loại thức ăn chính Công ty sử dụng là:
- Thức ăn thô xanh: cỏ voi do Công ty trồng.
- Thức ăn tinh: Bã đậu nành, ngô, rỉ mật, mì lát….
-
Thức ăn tinh từ bắp, cọ dầu và mía (từ trái sang phải)
+ Thức ăn thô xanh: Công ty trồng cỏ voi Pakchong với năng suất dự kiến là 100 tấn/ha, sản lượng cỏ hàng năm của công ty có thể đáp ứng đầy đủ nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò hàng năm.
+ Thức ăn tinh: ngoài thức ăn thô xanh, hàng ngày bò cần cung cấp các loại thức ăn tinh như: bã đậu nành, mì lát, mật rỉ, đọt mía, ure, bã mì… Đối với các loại thức ăn này Công ty sẽ tiến hành ký các hợp đồng mua thức ăn với các đối tác trong và ngoài nước.
5.2.6. Kỹ thuật chăm sóc và phối giống bò
Kỹ thuật chăm sóc bò
Trong kỹ thuật nuôi bò lấy thịt theo mô hình trang trại thì ngoài những kỹ thuật chăm sóc cơ bản, điều quan trọng nhất là cung cấp đầy đủ lượng, hàm lượng thức ăn và nước uống cho bò đúng giờ và theo từng loại bò.
- Thức ăn: Sử dụng máy trộn thức ăn TMR để sản xuất thức ăn cho bò, hàm lượng thức ăn sẽ được các chuyên gia tính toán và phối trộn theo 1 tỷ lệ thích hợp với từng loại bò và từng giai đoạn tuổi. Đến giờ ăn xe chở thức ăn sẽ vận chuyển và rải thức ăn đến từng chuồng bò theo khối lượng được tính toán sẵn phù hợp với từng loại bò. Cho bò ăn ngày 2 lần.
- Nước uống: luôn có sẵn trong các máng nước đặt tại chuồng, Sẽ sử dụng hệ thống cung cấp nước tự động. Bình quân mỗi bò thịt cần 50-60 lít nước mỗi ngày. Máng nước thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
Đối với bê con dưới 6 tháng tuổi chủ yếu là bú sữa mẹ, khi bê được 1 tháng tuổi thì tập cho bê ăn cỏ non và thức ăn tinh. Nuôi bê con chung với bò mẹ trong vòng 5 tháng rồi cho cai sữa và tách qua chuồng riêng từ tháng thứ 6, sau khi tách mẹ nuôi bê con thành từng nhóm có cùng lứa tuổi hoặc cùng cân nặng.
Tùy vào thực tế mà xác định thời điểm xuất chuồng, thông thường bò nuôi vỗ béo có trọng lượng xuất chuồng nặng khoảng 520kg (đối với bê đực), và khoảng 480 kg (đối với bê cái).
Đối với bò cái mang thai không nuôi chung với các loại bò khác (trừ giai đoạn cho bê con bú), khẩu phần ăn cũng được tính toán riêng.
Thường xuyên tắm chải cho bò để kích thích bò ăn uống khoẻ. Mùa hè tắm 2 lần/ngày.
Phương pháp phối giống
- Phương pháp phối giống trực tiếp: Bò đực giống được nuôi cùng với bò cái sinh sản với tỷ lệ 5%, một con bò đực sẽ nhảy phối giống khoảng 20 con bò cái. Khi bò cái có dấu hiệu động dục, con bò đực sẽ nhảy phối giống với con bò cái. Trong dự án này, Công ty sẽ nhập 250 (trong đó năm đầu nhập 100 con và năm thứ hai nhập 150 con) con bò đực (tương ứng 5% bò cái sinh sản) để làm nhiệm vụ phối giống.
- Gieo tinh nhân tạo:
+ Phương pháp này sử dụng tinh các bò đực đã được chọn lọc dưới dạng tinh viên hoặc tinh cọng rạ để phối cho bò cái. Ưu điểm của phương pháp này là tạo được bò lai có phẩm chất cao từ các bò đực đã được kiểm tra, ngăn ngừa hiện tượng đồng huyết, giảm lây lan các bệnh truyền nhiễm.
+ Có 2 phương pháp thụ tinh nhân tạo: thụ tinh có phân biệt giới tính và thụ tinh thường. Đàn bò sau khi được thụ tinh nhân tạo có phân biệt giới tính sẽ cho tỷ lệ giới tính theo mong muốn đạt 90%.
- Động dục ở bò cái: Động dục (hay còn gọi là lên giống) là thời điểm bộ máy sinh dục của bò cái sẵn sàng để tiếp nhận tinh trùng, rụng trứng và mang thai. Chu kỳ động dục của bò từ 18-21 ngày. Thời gian động dục của bò thường kéo dài 24-48 giờ (bao gồm 3 giai đoạn trước động dục, động dục và sau động dục). Khi động dục, bò cái có một số biểu hiện như: bỏ ăn, hụ rống, nhớn nhác, nhảy chồm lên lưng bò khác hoặc để bò khác nhảy lên lưng, âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn. Việc phát hiện bò động dục rất quan trọng, đặc biệt là khi áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo.
- Thời điểm phối giống: thời điểm phối giống thích hợp đóng vai trò rất quan trọng để bò cái có thể thụ thai, nhất là đối với phương pháp gieo tinh nhân tạo. Sau khi kết thúc động dục 10-12 giờ, trứng rụng và chỉ sống được 6-10 giờ. Tinh trùng có thể sống được 12-18 giờ trong cổ tử cung. Dựa vào thời gian sống của trứng và tinh trùng, ta nên phối giống cho bò 2 lần (phối kép) để tăng khả năng thụ thai ở bò: phối lần 1 sau khi phát hiện động dục 6 giờ và lần thứ 2 nhắc lại sau đó 12 giờ.
- Mang thai:
+ Sự thụ tinh diễn ra tại phần trên của ống dẫn trứng. Noãn bào của bò cái và tinh trùng kết hợp hình thành trứng, sau năm ngày phôi phát triển và di chuyển xuống tử cung, định vị và tiếp tục phát triển thành thai (từ ngày thứ 45 sau khi thụ tinh). Thời gian mang thai của bò kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày (từ 276 đến 295 ngày).
+ Sau khi gieo tinh 21 ngày có thể xác định bò có thụ thai hay không bằng biện pháp kiểm tra lượng progesteron trong máu. Phương pháp này chỉ có thể được thực hiện ở phòng thí nghiệm. Phương pháp chẩn đoán mang thai phổ biến nhất là khám thai qua trực tràng. Phương pháp này được thực hiện ở tháng thứ ba (có thể khám ở tháng thứ hai, nhưng để an toàn cho sự mang thai thì nên khám ở tháng thứ 3).
- Sinh đẻ: Đội ngũ thú y cần phải ghi nhớ thời gian mang thai của bò để chuẩn bị khi bò đến thời kỳ sinh đẻ. Cần phải chuẩn bị nơi cho bò đẻ sạch sẽ, rộng rãi, kín gió và dụng cụ cần thiết, dây (dùng để kéo bê khi cần thiết). Nơi bò đẻ, các dụng cụ phải được sát trùng sạch sẽ.
5.2.7. Các loại bệnh truyền nhiễm thường gặp
- Bệnh lở mồm long móng (FMD):
+ Lở mồm long móng là một bệnh lây lan rất mạnh, đặc biệt với trâu, bò, dê, cừu, lợn. Bệnh này xảy ra ở nhiều nước trên toàn thế giới.
+ Nguyên nhân: Bệnh do virus gây ra, đặc điểm lây lan của bệnh là những mụn nước vỡ ra và theo sữa, nước tiểu, nước mũi, chất tiết khác lan trực tiếp từ vật ốm sang vật khỏe. Một cách lây lan gián tiếp khác là qua quần áo, dụng cụ, máng ăn, lông, sữa và thịt.
+ Triệu chứng: Sau khi nhiễm bệnh 2-3 ngày, sốt cao 40-41,5oC, mụn nước phồng lên có chứa dịch màu vàng. Những mụn nước lan nhanh trên toàn bộ niêm mạc miệng, sau đó vỡ, dịch tràn ra ngoài và vật rất đau đớn, đôi khi có chảy máu. Cùng thời gian đó thấy xuất hiện những mụn nhỏ quanh móng chân, có thể làm long móng. Con vật đứng lên rất khó khăn và di chuyển một cách đau đớn. Cũng có thể thấy những mụn nhỏ ở núm vú, bầu vú sưng và căng, sữa có màu vàng và đắng.
+ Phòng bệnh: Để hạn chế lây lan, những con vật bị bệnh nên giết đi và vật phẩm của chúng đem đốt và chôn. Không được chuyển từ vùng này sang vùng khác. Những vùng nơi mà bệnh đang lưu hành phải tiêm vaccin để hạn chế sự phát tán của bệnh. Sử dụng vaccin đa giá chủng A và Asia1, tiêm vaccin lặp lại 8 tháng một lần vì thời gian miễn dịch chỉ kéo dài 6-8 tháng.
- Bệnh lao (tuberculosis):
+ Nguyên nhân: Bệnh lao là do Mycobacterium tuberculosis gây ra trên người, bò và chim. Con vật có thể mang trùng nhiều năm trong ổ lao tại phổi hoặc ở những cơ quan khác. Dưới những điều kiện nhất định các ổ lao vỡ ra và vi khuẩn lao tràn vào cơ thể. Trong giai đoạn này bệnh có thể lây lan và truyền sang con khác. Lao còn có thể lây truyền qua không khí hoặc trực tiếp qua các vết thương.
+ Triệu chứng: ổ lao có thể xuất hiện ở tất cả các cơ quan trong cơ thể. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lao không rõ ràng mà triệu chứng xuất hiện phụ thuộc vào vị trí của các ổ lao trong cơ thể. Bò bị bệnh lao thì tiêu hủy, không điều trị tốn kém và nguy cơ lây nhiễm sang người.
+ Phòng bệnh: Tiêm phòng bệnh lao theo quy định của thú y. Sử dụng vaccin BCG (vaccin chết).
- Bệnh nhiệt thán:
+ Nhiệt thán là một bệnh truyền nhiễm chung cho tất cả các loài gia súc. Bệnh xảy ra trên toàn thế giới nhưng thường thấy ở các nước nhiệt đới hơn là các nước ôn đới.
+ Nguyên nhân: Bệnh nhiệt thán do vi khuẩn có tên là Bacillus anthracis gây ra. Vi khuẩn này có khả năng hình thành nha bào và nha bào có thể tồn tại trong đất nhiều năm. Con vật bị nhiễm do tiếp xúc với những vật mang mầm bệnh.
+ Triệu chứng: Vật sốt cao, niêm mạc có màu tối, khó thở nghiến răng và gầy yếu, chướng hơi. Giai đoạn cuối của bệnh thấy sưng ở cổ, lưng, sườn và cơ quan sinh dục.
+ Bệnh kéo dài vài giờ hay vài ngày trước khi chết. Vì bệnh phát triển nhanh nên vật chết trước khi biểu hiện triệu chứng.
+ Phòng bệnh: Có thể nhìn thấy vật yếu dần theo thời gian, thông thường việc điều trị là đã quá muộn để có hiệu quả. Trong những vùng nhiệt thán xảy ra tốt nhất là tiêm vaccin cho cả đàn. Xác vật chết phải đem đốt. Nơi có xác vật chết phải đốt và tẩy uế cẩn thận. Những người tiếp xúc với con vật bệnh hoặc bị những dụng cụ bị nhiễm cần phải được rửa sạch và tiệt trùng cẩn thận toàn bộ tay chân, quần áo bảo hộ và ủng.
- Bệnh Anaplasmosis (bệnh biên trùng):
+ Anaplasmosis là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đặc biệt với trâu bò, có thể xuất hiện ở dê và cừu. Bệnh không gây tỷ lệ chết cao nhưng gây thiệt hại kinh tế lớn vì vật mắc bệnh có thể trạng yếu.
+ Nguyên nhân: Anaplasmosis gây ra do ký sinh trùng sống trong hồng cầu vì vậy được gọi là Anaplasms. Anaplasms được coi là những con vi sinh vật nhỏ chỉ có thể sinh sản trong tế bào sống. Bệnh được truyền bởi ve và một số loại ruồi, là vật chủ tự nhiên của Anaplasms.
+ Triệu chứng: Giai đoạn bắt đầu của bệnh thường có sự tăng thân nhiệt trong thời gian ngắn sau đó lại trở lại bình thường. Nhịp thở nhanh và khó khăn, con vật chỉ có dấu hiệu của sự mệt mỏi, ngừng nhai lại, mất tính thèm ăn.
+ Phòng bệnh: Hiện tại chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả, nhưng có thể dùng kháng sinh như oxytetracyclin hoặc chlortetracycline có thể giảm nhẹ bệnh, tuy nhiên chúng không thể loại trừ được tất cả Anaplasms và con vật vẫn còn mang trùng và có thể bị bệnh trở lại. Định kì 6 tháng một lần lấy máu kiểm tra, phát hiện bò bệnh để cách ly điều trị.
- Bệnh uốn ván:
+ Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng gây ra cho tất cả động vật và người có đặc điểm là sự co giật và cứng đờ các cơ.
+ Nguyên nhân: Uốn ván gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương. Trong vết thương chúng sinh ra độc tố, độc tố theo máu đến não, tại đây chúng gây ra sự đáp ứng quá khích đối với những kích thích thông thường, vì vậy mà xảy ra ngay lập tức sự co giật của cơ.
+ Triệu chứng: Giai đoạn ủ bệnh kéo dài một đến hai tuần nhưng đôi khi có thể dài hơn. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sự co cứng tăng lên dẫn đến mất khả năng nhai và cử động của tai, đi lại trở nên khó khăn. Sau khi bắt đầu có triệu chứng đầu tiên đến khi chết kéo dài 5 - 10 ngày. Đối với các con vật non thời gian này ngắn hơn.
+ Phòng và trị bệnh: Điều trị bệnh uốn ván hết sức khó khăn và không hiệu quả. Tuy nhiên, có thể tiêm kháng huyết thanh và peniciline để giúp cho việc tiêu diệt vi khuẩn. Dùng thuốc làm dịu đi sự co cơ. Phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh da sạch sẽ trước và sau khi phẫu thuật. Tránh không cho các vết thương bị nhiễm trùng hay dơ bẩn. Vết thương do đinh gỉ hay kim loại gỉ gây ra cần hết sức chú ý. Sau khi phẫu thuật, phải lập tức tiêm kháng huyết thanh để con vật có miễn dịch thụ động.
5.3. Trồng cỏ
5.3.1. Chọn giống và nhân giống cỏ
- Giống cỏ mà công ty sử dụng để trồng là cỏ voi Pakchong 1.
- Cỏ voi Pakchong 1 là giống cỏ lai giữa Giant King Grass và giống cỏ địa phương Thái Lan.
- Cỏ voi Pakchong 1 có dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo, dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn tốt nhất cho các loại gia súc. Giống cỏ Pakchong 1 chịu rét, chịu hạn, có bộ rễ phát triển cực mạnh, dài tới 3-4m, rễ dài nhất tới 5m, mọc tập trung. Đường kính thân 2-3cm, lớn nhất 4cm, chống gió tốt, là cây chống xói mòn có hiệu quả, cũng là một loại cây lý tưởng trồng trên đất có độ dốc cao, kể cả đất có độ dốc trên 250.
- Cỏ voi Pakchong 1 thích hợp với nhiều loại đất. Thời gian lưu gốc được 8-10 năm.
Cỏ voi Pakchong
- Nhân giống cỏ: Để thực hiện nhân giống cỏ, tiến hành trồng 3 ha cỏ giống Pakchong 1 được nhập từ Thái Lan để nhân rộng và đáp ứng đủ giống cỏ để thực hiện trồng. Chọn những cây giống tốt khoảng 3-4 tháng tuổi, trồng bằng thân cây khoẻ, không sâu bệnh, bóc hết lá bẹ ở mầm nách rồi dùng dao sắc cắt thành từng đoạn, cắt nghiêng, mỗi đoạn 3-4 mắt, trên mỗi mắt có 1 mầm nách, đoạn thân trên của mắt ngắn, đoạn thân dưới của mắt dài hơn để tăng tỷ lệ sống. Mầm xử lý đến đâu thì trồng đến đó để tránh mất nước.
5.3.2. Trồng cỏ
Quy trình trồng cỏ như sau: Khai hoang ® cày 4 chảo lần 1 ® cày 4 chảo lần 2 ® nhặt cành sau cày ® bừa 24 chảo lần 1 ® bừa 24 chảo lần 2 ® rạch hàng rải ống, rải phân ® trồng cỏ.
Cỏ voi Pakchong
- Khoảng cách và mật độ trồng
+ Trồng hàng đôi, hàng cách hàng 50cm, khoảng cách giữa 02 hàng đôi tính từ tim hàng là 2m, cỏ có thể trồng bằng máy hoặc thủ công, khoảng cách giữa 02 hom là 30 cm, mỗi hom dài 30 cm và có 4 mắt, hom được cắm nghiêng 1 góc 45 độ.
Quy cách trồng cỏ
- Bón phân, làm cỏ và tưới nước:
+ Bón phân: Bón lót trong khi ta cày đất lần 2, có thể bón phân chuồng, hữu cơ hoặc phân DAP(18-46-0). Trong dự án này, Công ty bón phân DAP với khối lượng là 225kg/ha. Sau khi trồng 15-20 ngày tiến hành bón thêm Ure (46-0-0) cho cây tỷ lệ 60kg/ha. Sau mỗi lần thu hoạch và sau khi làm cỏ dại xong tiến hành bón Ure (46-0-0) tỷ lệ 60kg/ha. Mỗi năm tiến hành bón hợp chất NPK 1 lần sau lần thu hoạch cuối của năm. Sau khi có đàn bò Công ty sẽ sử dụng phân bò để bón bổ sung cho đồng cỏ.
+ Làm cỏ: Sau khi trồng hoặc sau khi thu hoạch tiến hành làm cỏ dại cho cây 1 lần. Làm cỏ dại bằng phương pháp phun thuốc, hoặc dùng máy xới.
+ Tưới nước: Công ty sử dụng biện pháp tưới nước nhỏ giọt Israel cho toàn bộ diện tích trồng cỏ của công ty. Lắp hệ thống tưới nhỏ giọt song song với quá trình trồng cỏ, đường ống tưới nước nhỏ giọt sẽ được chôn ngầm dưới đất, nằm giữa hàng đôi và cách mỗi hàng cỏ 25cm. Khoảng cách giữa 2 lần tưới vào mùa nắng là 10 ngày.
- Thu hoạch
+ Sau khi trồng 72 ngày có thể thu hoạch cỏ. Mỗi năm thu hoạch cỏ được 5 lần, công ty sử dụng máy thu hoạch để thu hoạch cỏ.
+ Thu hoạch cỏ lúc 72 ngày tuổi sẽ cho hàm lượng Protein phù hợp với việc nuôi bò thịt là 14%. Cỏ khi thu hoạch, cây cao khoảng 160-200cm, khi cắt cỏ thì cắt cách mặt đất 10cm, không cắt quá thấp để tránh ảnh hưởng xấu đến tái sinh, tránh cắt vào ngày mưa vì dễ gây sâu bệnh. Năng suất cỏ 100 tấn/ha.
5.4. Sản phẩm và phương án tiêu thụ
5.4.1. Sản phẩm của dự án
Sản phẩm chính
Sản phẩm chính của dự án là thịt bò hơi, bò sẽ được vận chuyển đến các cơ sở giết mổ để tiêu thụ. Thịt bò là thực phẩm gia súc phổ biến trên thế giới, là một trong những loại thịt được con người sử dụng nhiều nhất, cùng với thịt lợn và thịt gà. Ở các nước phát triển tỷ lệ thịt bò chiếm 25 – 30% tổng lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người, trong khi đó ở Việt Nam thì tỉ lệ đó chỉ đạt 8,3%.
Trong 7 năm qua từ 2007 đến 2013, đàn bò của nước ta liên tục giảm từ 6,7 triệu con xuống còn 5,2 triệu con, chủ yếu do diện tích đồng cỏ bị thu hẹp. Bình quân số gia súc bao gồm cả trâu và bò trên đầu người rất thấp, khoảng dưới 0,1 con/người. Số lượng gia súc ít và khối lượng gia súc nhỏ nên sản lượng thịt trâu bò sản xuất tính trên đầu người cũng rất thấp, chỉ đạt 4,14 kg thịt hơi/người/năm. Trong khi đó Úc 106,4kg; Argentina 76,9kg; Canada 46,7kg; Mông Cổ 32,8kg. Những năm gần đây nước ta nhập mỗi năm hàng chục ngàn tấn thịt bò từ Úc, Argentina, Mỹ và Ấn Độ.
Nhờ mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng tăng, giá thịt bò cũng như giá con giống đang tăng lên nhanh chóng.
Sản phẩm phụ
Ngoài thịt bò, bò thịt còn cho sản phẩm phụ là phân bò. Phân bò là loại phân hữu cơ có khối lượng đáng kể. Khoảng 1/3 khối lượng vật chất khô bò ăn vào được thải ra ngoài dưới dạng phân. Hàng ngày mỗi bò trưởng thành thải ra từ 15-20 kg phân. Phân bò chứa khoảng 75-80% nước, 5-5,5% khoáng, 10% axit photphoric, 0,1% kali, 0,2% canxi. Nhờ có khối lượng lớn phân bò đã đáp ứng một phần rất lớn nhu cầu phân hữu cơ cho nền nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay ở nhiều vùng, nhất là những vùng trồng cà phê phân bò được bán với giá khá cao để làm phân bón. Nhiều nơi người ta nuôi bò với mục đích lấy phân là chính. Ngoài việc dùng làm phân bón, trên thế giới phân bò còn được dùng làm chất đốt. Tại một số nước Tây Nam Á như Ấn Độ, Pakistan, phân được trộn với rơm băm, đóng thành bánh và phơi nắng khô, dự trữ và sử dụng làm chất đốt quanh năm.
5.4.2. Phương án tiêu thụ sản phẩm
Kế hoạch kinh doanh thịt bò của Phú Lâm sẽ được chia làm hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1(2017 ÷ 2021) với thị trường mục tiêu là Hà Nội và các tỉnh thành lớn trong khu vực phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc…): Tổng lượng tiêu thụ bình quân dự kiến 9 nghìn tấn và đạt được các đơn hàng với các đối tác chiến lược.
- Giai đoạn 2 (bắt đầu từ năm 2022 – khi dự án hoạt động 100% công suất)với thị trường là toàn bộ các tỉnh trên toàn quốc: Tổng sản lượng tiêu thụ dự kiến từ 20 nghìn tấn/năm (tương đương khoảng 40 nghìn con bò), đẩy mạnh thực thi các đơn hàng xuất khẩu, phát triển hệ thống bán lẻ. Dự đoán các hợp đồng xuất khẩu có thể chiếm đến từ 60-70% tổng sản lượng cung cấp của công ty.
Trong cơ cấu sản phẩm, ở giai đoạn 1, Phú Lâm sẽ dự kiến tập trung 60% phân phối thịt bò nguyên con (bò hơi) và 40% thịt bò miếng (bò phần). Trong giai đoạn 2, tỷ lệ bò phần sẽ chiếm số lượng lớn hơn, từ 70-80%. Việc chuyển đổi cơ cấu dần sang sản phẩm bò phần, theo nghiên cứu và nhận định của Phú Lâm là theo xu hướng tiêu dùng chung của thị trường. Từ 2-3 năm tiếp theo, tại các thành phố lớn của Việt Nam, người tiêu dung sẽ chuyển dần từ việc mua sắm tại các chợ ướt truyền thống sang các siêu thị, trung tâm bán lẻ hay qua các website, ứng dụng trên mạng internet, hay sự chuyển dịch từ việc mua các sản phẩm thực phẩm tươi sang đồ ăn sẵn và đồ ăn nhanh.
Cách thức tiêu thụ bò hơi:
- Bò hơi xuất chuồng có trọng lương khoảng 480-520kg/con
- Giá bán dự kiến: 70,000-75,000VND/kg
- Chiếm 40% tổng sản lượng thịt cung cấp trong giai đoạn 1 và 30% trong giai đoạn 2
- Nơi phân phối:
+ Các lò mổ tập trung, lò mổ cá nhân trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận (Tổng số lò mổ gia súc trên địa bàn các tỉnh miền Bắc là 150 lò mổ, riêng ở Hà Nội đã có hơn 50 lò mổ. Phú Lâm chỉ tập trung liên kết với các lò mổ đầy đủ điều kiện, có giấy tờ về đảm bảo quy trình giết mổ hay vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế (Global GAP, ESCAS). Có thể kể đến một số lò mổ quy mô lớn ở Hà Nội như ở Hải Bối- Đông Anh, Kim Sơn- Gia Lâm, Thọ An- Đan Phượng…)
+ Các đầu mối mua buôn tại cách tỉnh và Trung Quốc.
- Phương thức tổ chức:
+ Thoả thuận liên kết với các lò mổ trên địa bàn để xác nhận đơn hàng và số lượng bò trên từng đơn hàng theo tuần/tháng
+ Đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm bằng việc vỗ béo trong vòng 1-2 ngày tại trạm trung chuyển trước khi cung cấp hàng cho đối tác và chính sách đổi trả hàng linh hoạt.
+ Nhận đơn hàng từ các lò mổ, sắp xếp vận chuyển bò bằng hệ thống chở xe chuyên dụng, nhằm đảm bảo tiến độ chính xác về mặt thời gian. Các xe hàng với số lượng bò trung bình 20-25 con/xe.
+ Hình thức thanh toán: đặt cọc 150,000,000/xe, số tiền còn lại thanh toán nốt sau khi nhận đủ hàng hoặc có thể trả chậm và gối đầu trên các đơn hàng bằng việc bảo lãnh trả chậm qua hệ thống ngân hàng.
Cách thức tiêu thụ bò phần:
- Bò phần cung cấp cho thị trường có tỉ trọng chiếm 38-40% tổng trọng lượng hơi, tương đương 200kg/con
- Chiếm 60% tổng sản lượng thịt cung cấp trong giai đoạn 1.
- Chiếm 70%-80% tổng sản lượng thịt cung cấp trong giai đoạn 2.
- Đặc điểm thịt bò phần:
+ Tuỳ vào từng bộ phận và các phần bò khác nhau, giá các miếng bò cũng có sự dao động. Một số phần thịt giá trị dinh dưỡng cao nhưng tỷ trọng không cao thường sẽ có giá bán cao hơn hẳn, ví dụ như Thăn vai, Thăn lưng, Dẻ sườn, Thăn chữ T, Bắp bò… Một số các bộ phận khác được ưa chuộng bởi đại đa số người dân Việt Nam, có mức giá hợp lý hơn như xương sườn, nạc mông, nạc thăn, ba chỉ, thịt đùi…
+ Dựa vào đặc tính này của thịt bò, Phú Lâm sẽ triển khai nhiều phương án kinh doanh khác nhau, áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ cao cấp, trung cấp đến bình dân, nhằm mục đích tận dụng tất cả các sản phẩm từ con bò, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò thịt, bò giống chất lượng cao tại Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn