Dự án trồng cây lâm nghiệp và cây ăn trái công nghệ cao

Dự án trồng cây lâm nghiệp và cây ăn trái công nghệ cao

Dự án trồng cây lâm nghiệp và cây ăn trái công nghệ cao

  • Mã SP:DA LN
  • Giá gốc:75,000,000 vnđ
  • Giá bán:70,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án trồng cây lâm nghiệp và cây ăn trái công nghệ cao

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 1

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 1

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 1

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 1

I.3.1. Tên dự án:  Phát triển nông lâm nghiệp Long An. 1

I.3.2. Địa điểm 1

I.3.3. Quy mô đầu tư 1

I.3.4. Tiến độ thực hiện dự án 2

I.4. Thời hạn đầu tư 2

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 2

CHƯƠNG II:ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 4

II.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2021 4

II.1.1. Kết cấu dân số 5

II.1.2. Tập tính tiêu dùng 5

II.2. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Long An. 6

II.3. Huyện Đức Huệ 9

CHƯƠNG III:MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 11

III.1. Sự cần thiết phải đầu tư dự án 11

III.2. Mục tiêu đầu tư 11

III.3. Nhiệm vụ và giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong canh tác 12

CHƯƠNG IV:ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN 15

IV.1. Mô tả địa điểm đầu tư phát triển dự án nông lâm nghiệp 15

IV.2. Điều kiện tự nhiên 15

IV.2.1. Địa hình 15

IV.2.2. Khí hậu thời tiết 15

IV.3. Tài nguyên thiên nhiên 17

IV.3.1. Tài nguyên đất 17

IV.3.2. Tài nguyên rừng 17

IV.3.3. Tài nguyên cát 18

IV.3.4. Tài nguyên khoáng sản 18

IV.3.5. Tài nguyên nước 18

IV.4. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 19

IV.5. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 19

IV.6. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng 19

IV.7. Nhận xét chung về hiện trạng 19

CHƯƠNG V:QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN 20

V.1. Hình thức đầu tư 20

V.2. Nhu cầu sử dụng đất 20

V.3. Quy mô đầu tư dự án 20

V.3.1. Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ 21

V.3.2. Hạ tầng kỹ thuật 22

V.4. Giải pháp trồng cây 23

V.4.1. Cây keo lai (Diện tích trồng cây keo lai 500 ha) 23

V.4.2. Cây gáo vàng - Kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn cây gáo vàng diện tích trồng 9ha…… 27

V.4.3. Trồng rừng gáo vàng 27

V.4.4. Quản lý và bảo vệ rừng trồng gáo vàng 29

V.4.5. Biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trồng gáo vàng 30

V.4.6. Cây chà là 33

V.4.7. Cây tràm lấy tinh dầu diện tích trồng 100 ha 32

V.4.8. Cây cọ 37

CHƯƠNG VI:PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 40

VI.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức 40

VI.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 40

VI.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 40

VI.4. Phương án thi công xây dựng 42

VI.5. Giải pháp thi công xây dựng 42

VI.6. Hình thức quản lý dự án 42

CHƯƠNG VII:ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 43

VII.1. Đánh giá tác động môi trường 43

VII.1.1. Giới thiệu chung 43

VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 43

VII.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 46

VII.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 50

VII.1.5. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 51

VII.1.6. Kết luận 52

 

CHƯƠNG VIII:TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 53

VIII.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 53

VIII.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 53

VIII.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 53

VIII.2.2. Chi phí thiết bị 53

VIII.2.3. Chi phí quản lý dự án 54

VIII.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm: 54

VIII.2.5. Chi phí khác 55

VIII.2.6. Dự phòng chi 55

VIII.2.7. Lãi vay của dự án 55

VIII.3. Tổng mức đầu tư 55

CHƯƠNG IX:VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 60

IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 60

IX.2. Tiến độ sử dụng vốn 60

IX.3. Bảng tính lãi vay 61

IX.4. Phương án trả nợ ngân hàng (xem phụ lục đính kèm) 62

CHƯƠNG X:HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 63

X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 63

X.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án 63

X.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 63

CHƯƠNG XI:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

XI.1. Kết luận 65

XI.2. Kiến nghị 65

Lập Dự án trồng cây lâm nghiệp và cây ăn trái công nghệ cao

 

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Tên công ty  : Công ty TNHH Hoàn Cầu Long An

-  Địa chỉ        :  Ấp 3, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Việt Nam.

-  Điện thoại   :  090 392 7296

- Đại diện      :  Ông Trần Ngọc Nhật -  Chức vụ: Tổng Giám Đốc

- Ngành nghề chính: Trồng rừng và chăm sóc rừng, khai thác gỗ, sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm khác, xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ    : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM

- Điện thoại : (028) 22142126     Fax:    (08) 39118579

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

I.3.1. Tên dự án:  Phát triển nông lâm nghiệp Long An.

I.3.2. Địa điểm

Tại xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

I.3.3. Quy mô đầu tư

- Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Các loại gỗ từ các loại cây keo, cây gáo vàng, cây tràm, cây cảnh quan đô thị, cây ăn trái,...

- Sản lượng và quy mô triển khai từng hạng mục bao gồm cả hệ thống tưới tiêu dự kiến cụ thể như sau:

     + Diện tích trồng cây lâu năm (cây keo lai): khoảng 500 ha.

     + Diện tích trồng cây lâu năm (cây gáo vàng) và cây cảnh quan đô thị lâu năm: 350 ha, trong đó:

· Diện tích trồng cây gáo vàng: 9 ha;

· Diện tích trồng cây cảnh quan đô thị lâu năm (cây chà là, cây cọ…): 341 ha.

     + Diện tích trồng cây tràm lấy tinh dầu: 100 ha.

     + Diện tích các công trình phụ, đường giao thông, cây xanh,..: 68 ha,

trong đó:

· Diện tích xây dựng công trình phụ: 51 ha;

· Diện tích đường giao thông, cây xây xanh,...: 17 ha.

+ Diện tích hệ thống kênh mương: 150ha

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 1.168 ha.

I.3.4. Tiến độ thực hiện dự án 

Giai đoạn 1:

+ Quý 2/2024: Hoàn thành các thủ tục pháp lý, thủ tục về đất đai.

+ Quý 3/2024: Hoàn thành thi công nghiệm thu các hạng mục công trình phục vụ trồng trọt, cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản…, trồng trọt hoàn thành khoảng 600 ha các loại cây trồng của dự án.

Giai đoạn 2:

+ Quý 4/2024: Hoàn thành trồng trọt, đưa toàn bộ dự án đi vào hoạt động.

- Hình thức đầu tư: Điều chỉnh quy mô đầu tư xây dựng

- Hình thức quản lý:

+ Công ty TNHH Hoàn cầu Long An trực tiếp quản lý dự án.

+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn đầu tư :

Tổng vốn đầu tư là : 1.800,000,000,000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn tám trăm tỷ đồng).

- Vốn cố định: 1.775,000,000,000 đồng (Một nghìn bảy trăm bảy mươi lăm tỷ đồng).

- Vốn lưu động: 25,000,000,000 đồng (Hai mươi lăm tỷ đồng).

- Vốn góp của nhà đầu tư: Vốn tự có (20%): 360,000,000,000 đồng.

- Vốn vay và huy động (80%): 1,440,000,000,000 đồng

Chủ đầu tư sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành.

I.4. Thời hạn đầu tư

- Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm.

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định có hiệu lực ngày 01/01/2015; Luật Đầu tư số 61/2014/QH14 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Lâm nghiệp Số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020. Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

-  Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 18 tháng 06 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.

- Nghị quyết số 1210/2016/QH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

-  Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo thông tư số 12/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng;

- Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 quy định chi tiết về hướng dẫn một số nội dung về thẩm định phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình.

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

 

CHƯƠNG II: 
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI

II.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2021

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.

- Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt trong quý III/2021, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội kéo dài làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất - chế biến - tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, ngành Nông nghiệp có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời cùng với việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ để ổn định và phát triển sản xuất, đạt mức tăng trưởng cao. Kết quả hoạt động năm 2021 của ngành Nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

 

Lập Dự án trồng cây lâm nghiệp và cây ăn trái công nghệ cao

QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

I.1.  Hình thức đầu tư  

- Đầu tư xây dựng mới khu trang trại nông nghiệp nhằm Phát triển nông lâm nghiệp Long An bằng hình thức đầu tư công nghệ cao, ...

   - Tính chất quy hoạch: là dự án Phát triển nông lâm nghiệp Long An

I.2. Nhu cầu sử dụng đất 

Bảng cân bằng đất đai

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (ha)

TỶ LỆ (%)

1

Đất dự án xây dựng công trình phụ trợ

51 

4,37

2

Đất kênh tưới, cây xanh

17 

1,46

3

Đất trồng cây lâm nghiệp và cây lâu năm

950

81,33

4

Hệ thống kênh mương

150

12,84

 

Tổng cộng

 1.168

100%

I.3. Quy mô đầu tư dự án

-  Diện tích đất: 1.168 ha.

-  Quy mô đầu tư:

Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Các loại gỗ từ các loại cây keo lai, cây gáo vàng, cây tràm, cây cảnh quan đô thị, cây ăn trái,...

- Sản lượng và quy mô triển khai từng hạng mục bao gồm cả hệ thống tưới tiêu dự kiến cụ thể như sau:

     + Diện tích trồng cây lâu năm (cây keo lai): khoảng 500 ha.

     + Diện tích trồng cây lâu năm (cây gáo vàng) và cây cảnh quan đô thị lâu năm: 350 ha, trong đó:

· Diện tích trồng cây gáo vàng: 9 ha;

· Diện tích trồng cây cảnh quan đô thị lâu năm như cây chà là, cây cọ: 341 ha.

     +  Diện tích trồng cây tràm lấy tinh dầu: 100 ha.

     + Diện tích các công trình phụ, đường giao thông kết nối, cây xanh,…: 68 ha,

 trong đó:

· Diện tích xây dựng công trình phụ: 51 ha.

· Diện tích đường giao thông kết nối, cây xanh,...: 17 ha.

 +  Diện tích hệ thống kênh mương: 150 ha.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 1.168 ha.

- Các hạng mục đầu tư

 TT

 Hạng mục chi phí

 ĐV

 Khối lượng

I

 Phần xây dựng chính

 

 

1

Xây dựng nhà xưởng, nhà kho, nhà sơ chế, bao bì đóng gói - nhà thép tiền chế

m2

6.720

2

Xây dựng nhà văn phòng, nhà nghỉ công nhân - nhà thép tiền chế

m2

350

3

Xây dựng nhà kho chứa vật tư, phân bón - nhà thép tiền chế

m2

4.800

4

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải

m2

500

5

Xây dựng hệ thống kênh mương

m

14.500

6

Xây dựng hệ thống cấp thoát nước, trạm bơm tưới, tiêu

HT

2

7

Xây dựng hệ thống tưới nước tự động

HT

2

8

Xây dựng khu nhà máy chế biến trái cây (chà là,..)xuất khẩu

m2

90.000

9

Làm đường và gia cố cải tạo đường

m2

245.000

10

Khu vườn ươm, cây xanh

m2

40.000

11

 Diện tích trồng cây keo lai: 500 ha

ha

500

 

Cây giống (1.100 Cây/ha)

ha

500

12

Diện tích trồng cây gáo vàng: 9 ha.

ha

9

 

Cây giống (500 Cây/ha)

ha

9

13

Diện tích trồng cây cảnh quan đô thị lâu năm (như cây chà là, cây cọ ,…)

ha

341

 

Cây giống (500 Cây/ha)

ha

341

14

Diện tích trồng cây tràm lấy tinh dầu

ha

100

 

Cây giống (10.000 Cây/ha)

ha

100

 

I.3.1.  Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ

Xây dựng khu nhà máy chế biến trái cây (chà là, …) xuất khẩu

- Diện tích: 90.000 m2.

- Kết cấu nhà xưởng: Móng, cột, đà giằng, đà kiềng bằng kết cấu BTCT, cao độ 9 m. Sàn tầng 1 kết cấu sàn dự ứng lực. Khung cột, kèo thép tiền chế vượt khẩu độ 60 m, xà gồ bằng thép C200x65x20x2mm, trần thạch cao khung nổi, mái lợp tole mạ màu dày 0,45 mm.

- Tường bao xây gạch tuynel chiều dày t = 200mm, bả mastíc, sơn nước, nền lát gạch men Ceramic.

- Cửa đi, cửa sổ bằng sắt kính có khung sắt (lam gió) bảo vệ.

Nhà xưởng sản xuất, nhà kho, nhà sơ chế, bao bì đóng gói. 

- Diện tích: 6.720 m2.

- Kết cấu nhà xưởng: Móng, cột, đà giằng, đà kiềng bằng kết cấu BTCT, cao độ 9 m. Sàn tầng 1 kết cấu sàn dự ứng lực. Khung cột, kèo thép tiền chế vượt khẩu độ 60 m, xà gồ bằng thép C200x65x20x2mm, trần thạch cao khung nổi, mái lợp tole mạ màu dày 0,45mm;

- Tường bao xây gạch tuynel chiều dày t = 200mm, bả mastíc, sơn nước, nền lát gạch men Ceramic.

- Cửa đi, cửa sổ bằng sắt kính có khung sắt (lam gió) bảo vệ.

Nhà kho chứa vật tư, phân bón:

- Diện tích:  4.800 m2.

- Kết cấu nhà xưởng: Móng, cột, đà giằng, đà kiềng bằng kết cấu BTCT, cao độ 9 m. Sàn tầng 1 kết cấu sàn dự ứng lực. Khung cột, kèo thép tiền chế vượt khẩu độ 60 m, xà gồ bằng thép C200x65x20x2mm, trần thạch cao khung nổi, mái lợp tole mạ màu dày 0,45mm.

- Tường bao xây gạch tuynel chiều dày t = 200mm, bả mastíc, sơn nước, nền lát gạch men Ceramic.

- Cửa đi, cửa sổ bằng sắt kính có khung sắt (lam gió) bảo vệ.

I.3.2.  Hạ tầng kỹ thuật 

· San nền: Cao độ san nền trung bình (+ 3.6m đến 3.8m) được căn cứ theo bản vẽ .

Khu đất san nền có diện tích khoảng 1.720.000 m2. Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với chênh cao giữa 2 đường đồng mức thiết kế là 0.1m và độ dốc san nền i = 0.3%. Hướng thoát nước được bố trí từ khu đất san nền ra ngoài phía mương thoát nước, theo hướng Đông Nam về Tây Bắc. Trước khi xây dựng các công trình trong khu vực tiến hành san nền sơ bộ khu đất để tạo mặt bằng thi công.

- Trước khi san nền cần bóc lớp đất dày trung bình 30 cm trên bề mặt trong phạm vi nền đắp. Phần khối lượng bóc này sẽ được thu gom lại và vận chuyển bằng phương tiện cơ giới tới nơi tập kết nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh cũng như để có thể tái sử dụng làm lớp đắp đất màu phục vụ nhu cầu trồng cây xanh tạo cảnh quan, một phần đất được cung cấp cho các dự án có nhu cầu san lấp trong thời gian sau này.

- Khối lượng đào nền khu nhà xưởng sẽ được tận dụng để đắp nền với độ chặt yêu cầu K = 0.9.

· Đường giao thông:

- Hệ thống đường nội bộ trang trại: đầu tư hệ thống đường nhựa cho khu vực trang trại nông nghiệp với bề rộng mặt đường là 5 m.

- Hệ thống đường lô: đường lô bao quanh các khu vực trồng vùng nguyên liệu cỏ (đường đất rộng khoảng 4m, để thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển sản phẩm về trang trại).

· Hệ thống xử lý nước thải:

- Hệ thống thoát nước thải từ các hạng mục qua công trình được thoát vào hệ thống bể tự hoại sau khi qua xử lý được thoát ra hệ thống ga, cống bê tông cốt thép D300 và chảy vào hệ thống xử lý nước thải trước khi thoát ra hệ thống thoát nước khu vực.

- Các tuyến cống nhánh thoát nước thải có tiết diện D160 mm xây dựng từ hố ga chờ đấu nối ra hố ga thăm trên tuyến thu gom ngoài đường D300. Độ dốc đặt cống chủ yếu là 1/D, một số tuyến đặt theo độ dốc đường (i=1/D), độ sâu chôn cống tại các điểm đầu 1m, dẫn nước thải tự chảy về tuyến cống chính.

· Hệ thống tưới nước nhỏ giọt:

Trong việc trồng cây ăn trái công ty sẽ đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho các diện tích trồng, hệ thống này lấy nước từ các kênh mương chính của khu vực dự án. Đặc tính nổi bật của hệ thống tưới nước Israel là vô cùng tiết kiệm nước. Hệ thống bao gồm bộ lọc tạp chất hoặc xử lý chất thải và bộ phận phân bón đi kèm. Hệ thống tưới nhỏ giọt này còn kiêm luôn nhiệm vụ bón phân cho vùng nguyên liệu cỏ.

· Hệ thống xử lý chất thải rắn: Chất thải sinh hoạt được thu gom và chuyển đến nơi xử lý tập trung. Chất thải nông nghiệp được đưa về hệ thống xử lý chất thải nhưng sẽ qua giai đoạn tách phân (tiền xử lý) trước khi đưa vào bể trung hòa của hệ thống xử lý nước thải chung.

· Hệ thống nối đất và chống sét:

Hệ thống nối đất là một hệ thống nối đất có cọc tiếp đất bằng thép mạ đồng.

Cọc nối đất bằng thép tròn D16 được mạ đồng, dài 2,4m. Các cọc cách nhau 3m, chôn sâu cách mặt đất 0,5m. Các dây nối đất từ đầu kim thu sét đến hệ thống nối đất bằng cáp đồng trần D50.

Hệ thống nối đất được bố trí và tính toán đảm bảo an toàn cho người và thiết bị ở mọi chế độ làm việc. Điện trở nối đất của hệ thống phải đảm bảo đạt giá trị R ≤ 10 tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.

· Hệ thống PCCC: Lắp đặt hệ thống đường ống cứu hỏa cung cấp đủ lượng nước, đủ áp lực cho hệ thống chữa cháy phun nước và các họng cứu hỏa.

Hệ thống đường ống được lắp chìm ngầm. Các ống được nối với nhau bằng phương pháp hàn và mặt bích. Lắp đặt các hộp chữa cháy tại các cửa ra vào các khu làm việc.

I.4. Giải pháp trồng cây - 

Lập Dự án trồng cây lâm nghiệp và cây ăn trái công nghệ cao

 

I.4.1. Cây keo lai (Diện tích trồng cây keo lai 500 ha)

I.4.1.1. Kỹ thuật trồng cây keo lai và tiêu chuẩn chọn giống

Áp dụng tiêu chuẩn ngành 04TCN 76-2006 – quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng rừng keo lai vô tính của Bộ NN&PTNT. Chỉ được sử dụng cây hom đời F1 của các dòng tốt nhất đã được công nhận là giống quốc gia hay giống tiến bộ kỹ thuật để trồng rừng. Dùng các dòng BV5, BV10, BV16, BV27, BV29, BV32, BV33, BV71, BV73, BV75 cho Ba Vì – Hà Nội, Yên Thành – Nghệ An và những nơi có điều kiện lập địa tương tự.

GỌI NGAY - 0903649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha