THỦ TỤC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

THỦ TỤC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Ngày đăng: 09-11-2016

2,355 lượt xem

QUY TRÌNH TRÌNH DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ và THỦ TỤC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TP.HỒ CHÍ MINH

1. Đối tượng : Vốn ngân sách, vốn do ngân sách quản lý, vốn ODA.

2. Tiếp nhận: Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư là nơi tiếp nhận các dự án đầu tư  (có phiếu biên nhận).

3. Hồ sơ tiếp nhận dự án:

    Hồ sơ: 03 bộ đối với dự án nhóm C và 04 bộ đối với dự án nhóm B, hồ sơ gồm:

-         Tờ trình của chủ đầu tư

-         Ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý trực tiếp về quy mô đầu tư, sự phù hợp với quy họach ngành, nội dung dự án, các nhận xét, đánh giá và kiến nghị (trừ trường hợp của cơ quan hành sự nghiệp, quản lý nhà nước các cấp về sửa chữa và xây dựng trụ sở cơ quan).

-         Ý kiến thẩm định của tổ chúc tín dụng về hiệu quả kinh tế – tài chính của dự án, khả năng cung cấp vốn vay cho dự án ( Nếu Dự án thuộc nguồn vốn tín dụng ưu đãi, vốn kích cầu ).

-         Dự án đầu tư  ( theo mẫu dự án )

 4. Thời gian thẩm định và phê duyệt dự án.

      4.1 Dự án nhóm C : Thời gian 15 ngày, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ (thẩm định và phê duyệt tại Sở Kế hoạch và đầu tư )

      4.2  Dự án nhóm B : Thời gian 20 ngày, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

            Trong đó :

          -  Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định dự án, thời gian :  15 ngày

          - Ủy Ban Nhân Dân Thành phố duyệt dự án, thời gian :  05 ngày

  5. Trả hồ sơ: Tại Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư (đại diện chủ đầu tư mang theo phiếu biên nhận và ký nhận hồ sơ

THỦ TỤC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ


1- Chủ đầu tư dự án chuẩn bị lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư theo các nộI dung sau:

a) Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư;

b) Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư;

c) Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng;

d) Lập dự án đầu tư;

e) Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.

2- Hoàn tất dự án theo các nội dung chính như sau:

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

a) Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.

b) Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.

c) Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiện nhu cầu diện tích sử dụng đất trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư (có phân tích, đánh giá cụ thể).

d) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có) và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.

e) Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.

f) Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi.

g) Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.

h) Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nêu có).

i) Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 4, 6, 7 và 8 Điều này.

Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi

a) Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.

b) Lựa chọn hình thức đầu tư.

c) Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất).

d) Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội).

e) Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có).

f) Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có).

g) Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.

h) Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư).

i) Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động.

j) Phân tích hiệu quả đầu tư.

k) Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư (tuỳ điều kiện cụ thể của dự án). Thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất).

l) Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án.

m) Xác định chủ đầu tư.

n) Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án.

Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.

ThờI gian lập dự án đầu tư nhóm C không quá 3 tháng

ThờI gian lập dự án đầu tư nhóm B không quá 9 tháng

3- Hồ sơ xin trình duyệt dự án đầu tư

3.1 - ĐốI vớI các dự án đầu tư sửa chữa nhưng không làm thay đổi quy mô, tính chất công trình hoặc dự án đầu tư để mua thiết bị:

- Tờ trình xin xét duyệt dự án do chủ đầu tư trình cơ quan cấp quyết định đầu tư.

- Dự án đầu tư với nội dung nêu trên

3.2 - Đối với các dự án có đầu tư xây dựng mới

- Tờ trình xin xét duyệt dự án do chủ đầu tư trình cơ quan cấp quyết định đầu tư.

- Dự án đầu tư với nội dung nêu trên

- Ý kiến bằng văn bản của Kiến trúc sư trưởng Thành phố về quy hoạch và kiến trúc .

3.3- Đối với các dự án đầu tư trình duyệt lại do điều chỉnh dự ánh đầu tư đã được duyệt:

- Tờ trình xin xét duyệt lại dự án do chủ đầu tư trình cấp quyết định đầu tư.

- Bản thuyết minh giải trình lý do phải xin điều chỉnh

4- Số lượng hồ sơ:

- Các dự án nhóm C: 03 bộ

- Các dự án nhóm B : 05 bộ

- Các dự án nhóm A : 07 bộ

5- Kiểm tra hồ sơ:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin xét duyệt dự án đầu tư, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm có văn bản thông báo với chủ đầu tư bằng văn bản những vấn đề cần bổ sung và chỉ được thông báo một lần.

 

THỦ TỤC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 

1- Nội dung thẩm định dự án đầu tư:

1.1. Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước phải được thẩm định về :

a) Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn;

b) Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có);

c) Các ưu đãi hỗ trợ của nhà nước mà dự án dầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung;

d) Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng;

đ) Phương án kiến trúc, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;

e) Sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư (nếu có);

g) Phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án;

h) Các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư;

i) Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án.

1.2. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh còn phải thẩm định các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư và phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án.

2- Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư:

a) Đối với các dự án nhóm A :

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành, các Bộ, địa phương có liên quan. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể đối với từng dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể mời các tổ chức và chuyên gia tư vấn thuộc các Bộ khác có liên quan để tham gia thẩm định dự án.

Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ trước khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

b) Đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dung do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước :

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực tổ chức thẩm định, có thể mời cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành khác có liên quan để thẩm định dự án:

- Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định đầu tư nhóm B

- Ủy ban Nhân dân các quận huyện quyết định các dự án đầu tư có mức vốn từ 5 tỷ đồng trở xuống, sử dụng nguồn vốn Ngân sách thành phố phân cấp cho Quận huyện quản lý.

- Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư phê duyệt các dự án đầu tư nhóm C sử dụng vốn ngân sách nhà nước

- Giám đốc Sở Địa Chính – Nhà đất phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn cho thuê nhà sở hữu nhà nước

- Giám đốc Sở Giao thông công chánh phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn bảo đảm giao thông.

3- Biện pháp thẩm định:

- Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào từng loại dự án, cơ quan quyết định đầu tư thẩm định, đồng thời gởi công văn đến các sở ngành khi có nhu cầu cần xác định về nội dung có liên quan đến công tác thẩm định.

- Các Sở Ban ngành có trách nhiệm xem xét và phát biểu ý kiến bằng văn bản gởi cho cơ quan thẩm định theo thời gian quy định.

- Trong trường hợp nội dung dự án không phức tạp hoặc cơ quan thẩm định có đủ thông tin và điều kiện để đánh giá nội dung dự án, cơ quan thẩm định có thể không phải lấy ý kiến các ngành trong quá trình thẩm định nhưng phải nêu rõ việc này trong báo cáo thẩm định.

- Trong quá trình thẩm định, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan thẩm định được tổ chức họp tư vấn để thẩm định dự án.

4. Thời gian thẩm định:

- Các dự án đầu tư thuộc nhóm A : thời hạn thẩm định không quá 60 ngày làm việc.

- Các dự án đầu tư thuộc nhóm B : thời hạn thẩm định không quá 25 ngày, trong đó thời gian thẩm định tại Sở Kế hoạch Đầu tư không quá 15 ngày làm việc.

- Các dự án đầu tư thuộc nhóm C : thời hạn thẩm định không quá 15 ngày làm việc (gồm 7 ngày hỏi ý kiến các Sở ngành nếu có).

5. Nội dung Quyết định đầu tư

Nội dung quyết định đầu tư bao gồm :

a) Mục tiêu đầu tư;

b) Xác định chủ đầu tư;

c) Hình thức quản lý dự án;

d) Địa điểm, diện tích đất sử dụng, phương án bảo vệ môi trường và kế hoạch tái định cư và phục hồi (nếu có);

e) Công nghệ, công suất thiết kế, phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình;

f) Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có);

g) Tổng mức đầu tư;

h) Nguồn vốn đầu tư, khả năng tài chính và kế hoạch vốn của dự án;

i) Các ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung;

j) Phương thức thực hiện dự án. Nguyên tắc phân chia gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu, dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư;

k) Thời gian xây dựng và các mốc tiến độ triển khai chính của dự án.

l) Thời hạn khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất);

m) Mối quan hệ và trách nhiệm các Bộ, ngành, địa phương có liên quan (nếu có). Hiệu lực thi hành.

 

 

 

 

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha