Dự án đầu tư nhà máy giấy và bao bi Hà Nội
Dự án đầu tư nhà máy giấy và bao bi Hà Nội
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN......................................... 5
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư..................................................................................................... 5
I.2. Mô tả sơ bộ dự án.......................................................................................................... 5
I.3. Sản phẩm của dự án...................................................................................................... 5
I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án...................................................................................... 5
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.............. 6
II.1. Mục tiêu đầu tư............................................................................................................. 6
II.2. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng nhà máy................................................................. 6
CHƯƠNG III: THỊ TRƯỜNG........................................................................... 7
III.1. T ỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.......................................................... 7
II.1.1. Tổng Quan Về Nền Kinh Tế Vĩ Mô Việt Nam:................................................ 7
III.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm...................................................................................... 11
III.2.1. Thị trường bao bì mềm khu vực Đông Nam Á................................................................................ 11
III.2.2. Thị trường ngành nhựa và sản xuất bao bì nhựa............................................................................ 13
III.2.3. Thị trường ngành kinh doanh bao bì nhựa...................................................................................... 14
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG............................................................. 14
IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng............................................................................................ 14
IV.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................ 14
IV.3. QUI MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN.................................................................................. 16
IV.4. Phạm vi dự án.............................................................................................................. 16
IV.5. Lựa chọn cấu hình và công suất................................................................................. 16
CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG........................ 18
5.1 Chính sách bồi thường - Mô tả hiện trạng khu đất......................................... 18
CHƯƠNG VI: THIẾT KẾ CƠ SỞ.................................................................... 18
VI.1. Các hạng mục công trình............................................................................................ 18
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG................... 20
VII.1. Phương án Vận hành nhà máy.................................................................................... 20
VII.2. Phương án sử dụng lao động và chi phí tiền lương..................................................... 20
CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY........................ 22
VIII.1. Tiến độ thực hiện......................................................................................................... 22
VIII.2. Giải pháp thi công xây dựng....................................................................................... 22
VIII.3. Giải pháp thi công xây dựng....................................................................................... 22
VIII.3.1. Phương án thi công................................................................................................................................ 22
VIII.4. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG.................................................................................. 23
VIII.4.1. Hạ tầng kỹ thuật..................................................................................................................................... 23
VIII.5. Hình thức quản lý dự án.............................................................................................. 24
CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN....................... 24
IX.1. Đánh giá tác động môi trường.................................................................................... 24
IX.1.1. Giới thiệu chung...................................................................................................................................... 24
IX.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường................................................................................ 24
2.1 Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo........................................................................ 24
2.2 Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án...................................................................................... 25
IX.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng trạm................................................................................ 27
IX.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường....................................................................................................... 29
IX.1.5. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường.......................................... 30
IX.1.6. Kết luận..................................................................................................................................................... 32
CHƯƠNG X: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.................................................... 32
X.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư......................................................................................... 32
X.2. Nội dung Tổng mức đầu tư......................................................................................... 33
CHƯƠNG XI: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN....................................................... 37
XI.1. Nguồn vốn................................................................................................................... 37
XI.2. Phương án hoàn trả vốn vay....................................................................................... 39
XI.3. Phương án hoàn trả vốn vay....................................................................................... 39
CHƯƠNG XII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN............................ 40
XII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán....................................................................... 40
XII.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án..................................................................................... 44
XII.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội......................................................................... 44
CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 45
XIII.1. Kết luận....................................................................................................................... 45
XIII.2. Kiến nghị..................................................................................................................... 45
Phụ lục 1 : Tổng mức đầu tư xây dựng công trình
Phụ lục 2 : Phân thích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư nhà máy giấy và bao bì Hà Nội
- Tên công ty : Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa
- Địa chỉ : Tổ 37, cụm 5, ngách 124/55, đường Âu Cơ, P Tứ Liên, Q Tây Hồ, TP. Hà Nội
- Giấy phép KD : số 0103007605
- Điện thoại : 04 718454 ; Fax: 04 7194865
- Đại diện : Ông Nguyễn Văn Sơn ; Chức vụ: Chủ Tịch kiêm Giám Đốc
II.1.1. Tổng Quan Về Nền Kinh Tế Vĩ Mô Việt Nam:
Năm 2009, trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Việt Nam đã chuyển sang mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế và giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế Việt Nam năm 2009 bên cạnh những điểm sáng thể hiện thành tựu đạt được vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức. Việc đánh giá, nhìn nhận lại kinh tế Việt Nam năm 2009 để rút ra những bài học, chỉ rõ những thách thức và giải pháp cho năm 2010 có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế: Cần khẳng định rằng dưới tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, quá trình suy giảm kinh tế của Việt Nam đã không kéo dài và sự phục hồi tốc độ tăng trưởng đến nhanh.Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng trong quý I/2009 sau đó liên tục cải thiên tốc độ ở các quý sau. Tốc độ tăng GDP quý II đạt 4,5%, quý III đạt 5,8% và dự đoán quý IV sẽ đạt 6,8%.
Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi rõ rệt. Giá trị sản xuất công nghiệp quý I đạt 3,2%, quý II tăng lên 7,6% và quý III là 8,5%. So với khu vực công nghiệp, thì khu vực dịch vụ chịu tác động ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới ở mức độ thấp hơn. Nhìn chung, khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng trong quý I là 5,1%, trong quý II, 5,7% và 6,8% trong quý III. Căn cứ kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm và triển vọng các tháng tiếp theo, tốc độ tăng trưởng giá trị khu vực dịch vụ ước thực hiện cả năm 2009 có thể đạt 6,5%. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, do sản lượng lương thực năm 2008 đã đạt mức kỷ lục so với trước, nên ngành nông nghiệp tăng không nhiều trong năm 2009. Uớc thực hiện giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, thủy sản tăng khoảng 1,9%.
Như vậy xu hướng phục hồi tăng trưởng là khá vững chắc và đạt được ngay từ trước khi các gói kích cầu được triển khai trên thực tế.
Đầu tư phát triển: Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, những khó khăn trong sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư kinh doanh giảm sút đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tư phát triển. Trước tình hình đó, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư, tăng cường huy động các nguồn vốn, bao gồm việc ứng trước kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước của các năm sau, bổ sung thêm nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, tín dụng đào tạo lại cho người lao động bị mất việc làm… Với những nỗ lực đó, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2009 đạt 708,5 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2% GDP, tăng 16% so với năm 2008 . Trong đó, nguồn vốn đầu tư nhà nước là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 43,3% so với năm 2008; nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư là 220,5 nghìn tỷ, tăng 22,5%. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn. Tuy nhiên, trong khi các nguồn vốn đầu tư trong nước có sự gia tăng thì nguồn vốn FDI năm 2009 lại giảm mạnh. Tổng số vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 20 tỷ USD (so với 64 tỷ USD năm 2008), vốn thực hiện ước đạt khoảng 8 tỷ USD (so với 11,5 tỷ USD năm 2008). Tổng vốn ODA ký kết cả năm ước đạt 5,456 tỷ USD, giải ngân đạt khoảng 3 tỷ USD. .
Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 2008. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư.
Lạm phát và giá cả: Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vòng hơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới hai con số. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước qua 10 tháng đầu năm chỉ tăng 4,49% so với tháng 12/2008. Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp so với những năm gần đây và là mức tăng hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Chỉ số CPI lương thực tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm (0,59%) nhưng lại có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm. Lương thực, thực phẩm luôn là đầu tàu kéo lạm phát đi lên trong những năm 2007 và 2008 thì ở năm 2009 nhân tố này không còn đóng vai trò chính nữa.
Tỷ giá: Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2009 là tương đối phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng và biên độ từ + 3% lên + 5% vào tháng 4/2009, trên thị trường tự do giá ngoại tệ nhanh chóng áp sát mức 18.300 đồng/đô la Mỹ và đến tháng 11 đã lên trên 19.000 đồng/đô la Mỹ.
Càng về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng, đồng thời USD tín dụng thì thừa, USD thương mại thì thiếu Trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng và tính không ổn định trên thị trường tiền tệ, đòi hỏi cần phải có sự lựa chọn linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ.
Thu chi ngân sách: Năm 2009, các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế kết hợp với giảm thu từ dầu thô và giảm thu do suy giảm kinh tế đã làm cho nguồn thu ngân sách bị giảm mạnh. Uớc tính tổng thu ngân sách cả năm đạt 390,65 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ so với mức dự toán (389,9 nghìn tỷ) và giảm 6,3% so với thực hiện năm 2008. Mặt khác, nhu cầu và áp lực chi tăng lên cho kích thích tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Tổng chi ngân sách ước đạt trên 533 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với dự toán và 7,5% so với năm 2008. Tổng bội chi ngân sách ước khoảng 115,9 nghìn tỷ đồng, bằng 6,9% GDP, cao hơn nhiều so với mức 4,95% của năm 2008 và kế hoạch đề ra (4,82%).
Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại: Năm 2009, tình hình xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dùng ở những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU... Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt khoảng 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2008.
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 ước đạt 67,5 tỷ USD, giảm 16,4% so với năm 2008. Điều này phản ánh những khó khăn của sản xuất trong nước do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu có thể tăng lên khi các biện pháp hỗ trợ sản xuất phát huy tác dụng. Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều giảm sút, nhưng do tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu chậm hơn tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2009 giảm xuống chỉ còn khoảng 11 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn còn cao thể hiện việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm.
Bảo đảm an sinh xã hội: Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, trong đó có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo xây nhà ở, vay vốn sản xuất, kinh doanh, cho vay học sinh, sinh viên, mua thẻ bảo hiểm y tế. Đồng thời, chính phủ cũng triển khai công tác hỗ trợ các hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, bị thiệt hại về gia súc, gia cầm, vật nuôi để ổn định sản xuất và đời sống. Ngoài ra, chính phủ cũng đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; tổ chức, động viên các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ các huyện nghèo thực hiện chương trình này; ứng trước vốn cho các huyện; triển khai các chính sách mới, trong đó có chính sách cấp gạo cho hộ nghèo ở biên giới, thực hiện mức khoán mới về bảo vệ rừng, hỗ trợ học nghề, xuất khẩu lao động và tăng cường cán bộ cho các huyện nghèo. Hoạt động chăm sóc người có công và các đối tượng chính sách tiếp tục được duy trì và mở rộng.
Năm 2009 tổng số chi cho an sinh xã hội ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008, trong đó chi điều chỉnh tiền lương, trợ cấp, phụ cấp khoảng 36.700 tỷ đồng; trợ cấp cứu đói giáp hạt và khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo (riêng số gạo cứu trợ đợt đầu khắc phục hậu quả bão số 9 là 10.300 tấn). Tổng dư nợ của 18 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ước đến cuối năm đạt 76 nghìn tỷ đồng, tăng 45,3% so với năm 2008. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ 62 huyện nghèo trên 1.600 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 giảm còn khoảng 11%. Tuy nhiên, tình hình suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Dự kiến đến cuối năm 2009, có khoảng 1,51 triệu lượt lao động được giải quyết việc làm, đạt 88,5% kế hoạch năm và bằng 93,2% so với thực hiện năm 2008. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2009 ước đạt 7 vạn người, giảm đáng kể so với con số 8.5 vạn người của năm 2008.
II.1.2. Những thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2010
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010 phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: tình hình kinh tế thế giới, sức mạnh nội tại của kinh tế trong nước và sự điều hành vĩ mô của Chính phủ. Tuy nhiên bên cạnh những thời cơ, thuận lợi thì cũng đặt ra nhiều thách thức cho cả 3 yếu tố trên.
Trong ngắn hạn, năm 2010 sẽ chứng kiến sự phục hồi ở những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế sẽ được hồi phục sau khi có sự giảm sút mạnh năm 2009. Với tư cách là một nền kinh tế nhỏ có độ mở cao, điều này tạo ra những ảnh hưởng tích cực trực tiếp lên nền kinh tế Việt Nam để có thể đạt tăng trưởng cao hơn trong năm 2010. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của những năm vừa qua, vấn đề đặt ra cho Việt Nam là cần phải xác định và điểu chỉnh độ mở của nền kinh tế như thế nào cho phù hợp để tránh được các cú sốc do hội nhập quốc tế mang đến. Đối với trong nước, những bất ổn vĩ mô trong nội tại nền kinh tế vẫn còn tồn tại và trở thành thách thức cho phát triển kinh tế năm 2010.
Thách thức tiếp theo là áp lực lạm phát cao. Lạm phát không phải là là vấn đề của năm 2009, nhưng năm 2010 hoàn toàn có thể là một năm lạm phát bùng lên trở lại do các nguyên nhân gây ra lạm phát bị tích lũy ngày càng nhiều trong năm 2009.
Về các công cụ điều hành kinh tế vĩ mô, hiện nay chúng ta dựa trên 3 công cụ chính để tác động đến nền kinh tế, đó là chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và chính sách cán cân thanh toán.
Đối với chính sách tài khoá, nếu bù đắp thâm hụt ngân sách bằng biện pháp vay nợ trong nước thì sẽ gây ra áp lực tăng lãi suất. Điều này đi ngược với mục tiêu của chính sách tiền tệ là giảm dần lãi suất trong thời gian tới. Nhưng nếu bù đắp thâm hụt ngân sách bằng việc vay nợ nước ngoài thì gặp phải áp lực gia tăng nợ nước ngoài mà đã ở tỷ lệ khá cao rồi. Đối với chính sách tiền tệ, khoảng cách giữa lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay hiện đã quá nhỏ. Do vậy, nếu bỏ lãi suất trần thì sẽ làm thắt chặt tiền tệ quá sớm và ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế. Mặt khác, với lạm phát kỳ vọng cao trong thời gian tới, dường như không còn cơ hội cho thực hiện nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế.
Những đặc điểm trên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nền kinh tế Việt nam trong năm 2010. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy một điểm tích cực là khả năng chống chọi với suy thoái kinh tế và bất ổn vĩ mô của Việt Nam đã khá hơn. Thực tế cho thấy, dưới tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế thế giới và bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước, quá trình suy giảm tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 không kéo dài và sự phục hồi đến nhanh hơn và không đến nỗi “bi quan” và “nghiêm trọng” như những dự báo đầu năm 2009. Điều này một mặt cho thấy năng lực chống đỡ của nền kinh tế đã được nâng lên, nhưng mặt khác cũng cho thấy khả năng dự báo chính sách còn hạn chế và bất cập
II.1.3. Tình hình kinh tế xã hội.
Trong năm 2009 vừa qua, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức lớn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới nhưng với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố, cùng với sự nỗ lực, đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; tình hình kinh tế thành phố đã từng bước phục hồi và có sự khởi sắc đáng kể, góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế chung (GDP) trong năm 2009 ;lạm phát được kiềm chế; vốn huy động và tổng dư nợ tín dụng đều tăng khá; thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu phục hồi với khối lượng giao dịch tăng cao; chính sách kích cầu trong đầu tư và tiêu dùng đã bắt đầu phát huy tác dụng, giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh; các chính sách an sinh xã hội được triển khai tích cực và có hiệu quả, công tác chăm lo cho các đối tượng diện chính sách và người nghèo được thực hiện tốt; tình hình chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững.
Singapore – 05/2009. Theo báo cáo vừa được công ty nghiên cứu Frost & Sullivan công bố vào tuần cuối tháng 05/2009; sự tăng trưởng của thị trường bao bì nhựa đối với ngành thực phẩm là nhờ sự phát triển của ngành thực phẩm và thực phẩm chế biến, cũng như gia tăng việc xuất khẩu thực phẩm. Những quốc gia như Malaysia và Thailand có vị trí vững chắc trong các nhà xuất khẩu thực phẩm phù hợp với luật đạo Hồi (Halal *) và tăng thêm được thị phần trong thị trường xuất khẩu tại Trung Đông, nhờ đó thị trường bao bì được phát triển thêm. Trong phân tích “Thị trường bao bì nhựa Đông Nam Châu Á cho ngành thực phẩm” nhận thấy lợi tức thu được từ thị trường này đạt hơn 1,41 tỉ đô la trong năm 2008 và ước tính đạt mức 2,22 tỉ vào năm 2015. Đó là nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và nhu cầu xuất khẩu thực phẩm cũng như mức sống của người dân tại các thành phố sung túc hơn, họ có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn các thực phẩm đã được đóng gói. Việc nghiên cứu đã được thực hiện tại các quốc gia Thailand, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore. “Đã có sự tăng mạnh trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Đông Nam Châu Á, do các khách hàng cần thực phẩm phù hợp với lối sống hiện đại.” Sushmita Mahajan nhà phân tích nghiên cứu của Frost & Sullivan cho biết. “Nhu cầu về thực phẩm của số đông dân sống tại thành phố có xu hướng dùng thực phẩm đóng gói , vì thế làm nảy sinh nhu cầu về bao bì”. Bao bì cứng đang dần được thay thế bởi bao bì mền, ngày càng gia tăng. Lợi nhuận truyền thống của bao bì cứng nay có thể bị bao bì mềm giành được với các lợi thế như chi phí thấp và tính linh hoạt cao hơn. Các loại bao bì mềm-túi đứng và các túi có thể đóng-mở lại là các loại bao bì thuận tiện được giới thiệu và tiếp thị giúp các nhà sản xuất tiêu thụ hàng nhanh chóng, tương tự như các loại bao bì định hình khác. “ Có nhiều công ty đa quốc gia sản xuất thực phẩm đã thành lập nhà máy của họ tại khu vực Đông Nam Châu Á và nguồn cung cấp bao bì cho nhu cầu của họ là từ địa phương. Nhà phân tích và nghiên cứu Mahajan giải thích “Điều đó giúp cho ngành bao bì tăng trưởng”. Bao bì mềm-túi đứng đóng-mở lại được, tiêu thụ năng lượng và thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính ít hơn bao bì cứng. Bao bì mềm cũng có lợi thế về chi phí hơn bao bì cứng, bao gồm cả chi phí vận chuyển. Tiêu thụ năng lượng ít hơn khoảng 17% so với bao bì cứng. Ngoài ra bao bì mềm còn đạt được điểm hơn bao bì cứng về mặt thải ra chất thải rắn. Đó là những xu hướng mà bao bì mềm được ủng hộ hơn bao bì cứng , đó cũng là những nhân tố then chốt tác động đến sự phát triển của bao bì mềm. Sự tăng trưởng có khả năng xuất phát từ nhu cầu về bao bì thực phẩm tăng lên do đời sống sung túc hơn, tầng lớp trung lưu tại thành phố cũng như các nhu cầu tăng cao phù hợp với sự thay đổi lối sống của các khách hàng. Sự tăng trưởng nhu cầu xuất khẩu là một nhân tố khác góp phần phát triển ngành công nghiệp thực phẩm, nhờ vậy ngành công nghiệp bao bì thực phẩm phát triển. Sự thay đổi trong công nghệ và sự thay thế bao bì cứng bằng bao bì mềm như là chất xúc tác mở rộng thị trường. Giá nguyên liệu hay thay đổi tăng cao là mối quan tâm chủ yếu đối với các nhà sản xuất bao bì. Vì khi giá nguyên liệu leo thang, chi phí cao các nhà sản xuất thực phẩm không thể chấp nhận là do việc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bao bì. Sự quan tâm nhiều hơn đến môi trường cũng đưa ra các thách thức cho các nhà sản xuất bao bì, thúc đẩy các nhà sản xuất suy nghĩ các giải pháp cải tiến bao bì. Điều này có thể dẫn đến việc sử dụng phổ biến nhựa sinh học trong tương lai. Đối với khu vực Đông Nam Châu Á, nhựa sinh học hiện nay đang được nhận biết như một thị trường thích hợp, tuy nhiên nó còn bị cản trở bởi chi phí và một số ứng dụng trong sản xuất. Nhựa polymer chiếm 60% chi phí nguyên liệu sản xuất bao bì; do vậy sự lên xuống giá nguyên liệu là mối quan tâm chủ yếu của các nhà sản xuất bao bì. Một số vấn đề tranh cải liên quan đến bao bì nhựa là việc không tự hủy và phóng thích ra chất carbon, mặc dù hầu hết nhựa dùng sản xuất bao bì có thể tái chế được, nhưng thật khó khăn tách ra loại nhựa nào có thể tái chế được từ các sản phẩm bao bì, nhất là các loại bao bì đa lớp. “ Bao bì mềm đa lớp với nhiều lớp ghép được làm từ các loại nhựa như polyethylene (PE) và polypropylene (PP) hay oriented polypropylene (OPP) và PE có những đặc tính khác nhau, làm cho việc tái chế phức tạp”, nhà phân tích và nghiên cứu Mahajan cho biết, “với công nghệ cải tiến, sự chấp nhận rộng rãi và kinh tế được cải thiện mức độ, chi phí cao của nhựa sinh học và chỉ với ứng dụng hiện nay trong phạm vi thích hợp sẽ tìm được các ứng dụng rộng rãi cho ngành bao bì thực phẩm”. Hiện nay, nhận thức về môi trường tăng lên đã làm cho mọi người quan tâm hơn nữa việc sử dụng các sản phẩm xanh. Những cải tiến nhanh về công nghệ và việc giáo dục cho người tiêu dùng sẽ đem đến kết quả là nhựa sinh học được các khách hàng Đông Nam Châu Á chấp nhận rộng rãi hơn nữa. “Sự quan tâm đến môi trường gia tăng sẽ làm tăng nỗ lực để bao bì bền vững với môi trường, do đó mở thêm các cơ hội cho các loại màng tự phân hủy” Chuyên viên Mahajan kết luận; “Tuy nhiên, ngành bao bì cần phát triển hơn nữa để khắc phục các hạn chế của loại màng này. Do những trở ngại chính để sử dụng rộng rãi các màng tự phân hủy là giá cao và hầu hết các ứng dụng hiện nay cho nhựa phân hủy sinh học là thị trường riêng của nó với sự quan tâm duy nhất là về môi trường. |
Lợi thế cho các doanh nghiệp ngành nhựa: Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành không cao do phân bổ đia lý; các doanh nghiệp có phân khúc thị trường riêng; nhu cầu tiêu thụ lớn. Theo SBBS, khoảng 76% các doanh nghiệp trong ngành tập trung ở khu vực phía Nam, nên khu vực này có mức cạnh tranh hơn hẳn so với miền Bắc và miền Trung.
Đối với thị trường nội địa, chỉ số chất dẻo trên đầu người Việt Nam khá thấp, nên cơ hội tăng trưởng của ngành còn rất lớn. Ngoài ra, sản phẩm nhựa hàng tiêu dùng có mức tăng trưởng cao do thay thế sản phẩm truyền thống gỗ, da….và khả năng sản xuất hàng loạt, giá thành thấp.
Đối với thị trường xuất khẩu: hiện tại, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 30%/năm. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực là bao bì nhựa, chiếm 70% tổng sản lượng xuất khẩu. Sản phẩm nhựa Việt Nam có lợi thế trong hoạt động xuất khẩu so với các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc (lợi thế về thuế quan).
Ngành nhựa Việt Nam vẫn là một ngành gia công: Ngành nhựa Việt Nam phải nhập khẩu 80 -90% nguyên liệu đầu vào, trong khi đó gia công là chủ yếu, chi phí nguyên liệu chiếm 70-75% giá thành sản phẩm nên biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, biến động giá dầu cũng là một rủi ro. Theo ước tính của SBBS, ngành nhựa ở Việt Nam là ngành non trẻ có tốc độ tăng trưởng cao, 2 con số. Trong năm 2009, dự kiến tốc độ tăng trưởng của ngành khoảng 15% so với năm 2008 và có thể duy trì được mức tăng trưởng này trong năm 2010.
Nhóm ngành bao bì nhựa sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất so với mức tăng của các dòng sản phẩm khác do nhu cầu tăng cao với tốc độ tăng trưởng dự báo khoảng 20% vào năm 2010. Cơ cấu sản phẩm ngành nhựa cũng đang chuyển dịch theo xu hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm nhựa bao bì.
Bộ Thương mại đã xác định nhựa là một trong những mặt hàng sẽ đem lại hiệu quả xuất khẩu cao, dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,8 tỷ USD vào năm 2015. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã định hướng đẩy mạnh phát triển ngành nhựa thông qua việc xây dựng và cải tạo nhà máy sản xuất nguyên liệu thô như PVC, PE và PP, sau khi hoàn thành có thể đáp ứng 50-60% nhu cầu về nguyên liệu thô cho ngành nhựa.
xem thêm dự án đầu tư nhà máy giấy và bao bì Hà Nội
GỌI NGAY - 0903649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
Dự án đầu tư trang trại du lịch sinh thái Nguyên Thành Phát
65,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Dự án đầu tư quy hoạch khu dân cư Tân An Bình Dương
80,000,000 vnđ
75,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỬA HÀNG XĂNG DẦU SỐ 20
75,000,000 vnđ
74,000,000 vnđ
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN HUYỆN THANH SƠN ĐẾN NĂM 2025
50,000,000 vnđ
45,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN HUYỆN THANH THỦY
55,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư trường mầm non
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY ETHANOL BÌNH PHƯỚC
70,000,000 vnđ
65,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất ethanol Vạn Thông
65,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP TỔNG KHO XĂNG DẦU
80,000,000 vnđ
75,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CAO ỐC VĂN PHÒNG
80,000,000 vnđ
75,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ETHANOL CÔNG NGHIỆP
140,000,000 vnđ
130,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỆNH VIỆN ĐA KHOA
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
HOTLINE:
nguyenthanhmp156@gmail.com
MINH PHƯƠNG CORP. được thị trường biết đến tên tuổi nhờ kinh doanh uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm – dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh
ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126 - Hotline 090 3649782
www.minhphuongcorp.com.vn
© Bản quyền thuộc về khoanngam.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn