THẨM ĐỊNH GIÁ DỰA TRÊN TÀI SẢN HIỆN CÓ

Thẩm định giá dựa trên tài sản là một cách để thẩm định doanh nghiệp là xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 07-07-2016

2,007 lượt xem

THẨM ĐỊNH DỰA TRÊN TÀI SẢN
Một cách để thẩm định doanh nghiệp là xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp. Sau đây là bốn phương pháp thẩm định dựa trên tài sản: giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, giá trị sổ sách điều chỉnh, giá trị thanh lý, và giá trị thay thế.
Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu là phương pháp thẩm định đơn giản nhất và sử dụng bảng cân đối kế toán làm nguồn thông tin chính. Sau đây là công thức:
Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Tổng nợ phải trả
Để thử công thức này, hãy xem bảng cân đối kế toán của Công ty Amalgamated được trình bày ở chương 1. Bảng 1-1 cho thấy tổng tài sản bằng 3.635.000 USD, trong khi đó tổng nợ phải trả là l.750.000 USD. Sự chênh lệch này - tức giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu - là 1.885.000. Chú ý rằng con số này cũng chính là tổng vốn của chủ sở hữu. Nói cách khác, lấy giá trị tài sản doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán (tức giá trị sổ sách) trừ đi số tiền nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty, bạn có được giá trị vốn chủ sở hữu.
Phương pháp tính giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu này thật dễ dàng và nhanh chóng. Và chẳng có gì lạ khi nghe các nhà điều hành trong một ngành công nghiệp cụ thể tính toán thô giá trị của công ty mình theo giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Ví dụ, một chủ sở hữu có thể cho rằng công ty mình ít nhất cũng có giá trị vốn chủ sở hữu trong một thương vụ vì đó là số tiền mà họ đã đầu tư vào doanh nghiệp. Nhưng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu không phải là một hướng dẫn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành. Lý do là tài sản đưa vào bảng cân đối kế toán được thể hiện theo chi phí gốc chứ không phải là giá trị thực hiện nay. Giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán cũng có thể không thực tế vì nhiều lý do khác. Hãy xem tài sản của Công ty Amalgamated:
+ Các khoản phải thu có thể không đáng tin cậy nếu nhiều khoản không thể thu lại được.
+ Hàng tồn phản ánh chi phí gốc, nhưng hàng tồn có thể vô giá trị hoặc kém hơn giá trị được nêu trong bảng cân đối kế toán (tức giá trị sổ sách) do bị hư hỏng hay lỗi thời. Một số hàng tồn cũng có thể bị đánh giá thấp dưới giá trị thực.
+ Bất động sản, nhà máy và trang thiết bị khấu hao cũng nên được kiểm tra chặt chẽ, đặc biệt là đất đai. Nếu bất động sản của Công ty Amalgamated được đưa vào sổ sách năm 1975, và nếu nó nằm ở trung tâm Thung lũng Silicon, thì giá thị trường thực tế bây giờ có thể gấp 10 đến 20 lần con số của năm 1975.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ. Vì nhiều lý do, giá trị sổ sách không phải lúc nào cũng đúng như giá trị thị trường.
Giá trị sổ sách điều chỉnh
Điểm yếu của phương pháp giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu đã dẫn đến sự thừa nhận phương pháp giá trị sổ sách điều chỉnh, nhằm mục đích cố xác định lại giá trị các tài sản trên bảng cân đối kế toán theo các mức thực tế trên thị trường. Hãy xem ảnh hưởng của giá trị sổ sách đã điều chỉnh trong một vụ mua lại có vay nợ hệ thống cửa hàng bán lẻ lớn trong thập niên 1990. Vào thời điểm phân tích, hệ thống cửa hàng có giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu là 1,3 tỉ USD. Tuy nhiên, sau khi hàng tồn và bất động sản được điều chỉnh theo giá trị đã được thẩm định, giá trị của doanh nghiệp nhảy vọt lên đến 2,2 tỉ USD, tăng 69%.
Khi điều chỉnh giá trị tài sản, điều đặc biệt quan trọng là xác định giá trị thực của bất kỳ tài sản vô hình nào được liệt kê, như sự tín nhiệm của khách hàng và bằng sáng chế. Trong hầu hết trường hợp, sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô hình trong kế toán khi một công ty mua lại công ty khác với giá cao hơn giá trị sổ sách. Khoản tiền tăng thêm này phải được đặt vào bảng cân đối kế toán là "sự tín nhiệm khách hàng". Nhưng đối với người mua tiềm năng thì những tài sản vô hình không có giá trị.
Giá trị thanh lý
Giá trị thanh lý tương tự như giá trị sổ sách điều chỉnh. Nó cũng nhằm xác định lại giá trị trên bảng cân đối kế toán theo tiền mặt thực tế sẽ có được nếu tài sản bị thanh lý trong một vụ bán nhanh và mọi khoản nợ phải trả của công ty đã được thanh toán. Phương pháp này thừa nhận rằng nhiều tài sản, đặc biệt là hàng tồn kho và tài sản cố định, thường không bán được nhiều như lẽ ra chúng phải bán được nếu vụ mua bán này được thực hiện thận trọng hơn.
Giá trị thay thế
Một số người sử dụng giá trị thay thế để ước tính thô về giá trị. Phương pháp này đơn giản là chỉ ước tính chi phí tái sản xuất ra tài sản của doanh nghiệp. Dĩ nhiên là người mua có thể không muốn tái tạo tất cả tài sản theo giá bán của một công ty. Trong trường hợp này, giá trị thay thế có ý nghĩa hơn giá trị mà người mua sẽ đặt ra đối với công ty mình.
Các phương pháp thẩm định dựa trên tài sản khác nhau đã được trình bày ở đây nhìn chung có một số điểm mạnh và điểm yếu. Một mặt, các phương pháp này dễ nắm bắt, tính toán và ít tốn kém. Tuy vậy, cả phương pháp giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu lẫn giá trị thanh lý đều không phản ánh được giá thị trường thực tế của tài sản. Và tất cả các phương pháp trên đều không thừa nhận giá trị vô hình của doanh nghiệp, vốn là nền tảng chủ yếu cho sự lớn mạnh của doanh nghiệp: kỹ năng, kiến thức của nguồn nhân lực và danh tiếng.
THẨM ĐỊNH GIÁ - CƠ HỘI NHIỀU, THỬ THÁCH KHÔNG ÍT
Từ một sản phẩm tạo ra, một doanh nghiệp hay ngay cả một chiếc xe máy cũng đều có giá. Nhưng giá bao nhiêu là thích hợp và chính xác nhất? Trong trường hợp có nhiều người đưa ra những mức giá khác nhau ở cùng một thời điểm như nhau như vậy thì công việc “thẩm định giá” chính là trọng tài trong những trường hợp đó.
Thẩm định giá là gì?
Có thể định nghĩa thẩm định giá (Valuation hay Appraisentment) là việc ước tính hay xác định giá trị của một tài sản, hoặc đó là cách thức mà giá trị một tài sản được ước tính tại một thời điểm và một địa điểm nhất định. (câu thứ 2 ngắt câu quá đột ngột “Hoặc đó là”. Nên kết hợp 2 câu làm 1 vì ý của 2 câu này đều nói về định nghĩa TĐG.
Cũng có thể hiểu hoạt động thẩm định giá là một nghệ thuật định giá tài sản (động sản và bất động sản), trên cơ sở xem xét những đặc điểm riêng biệt của từng tài sản với những đặc điểm chung của từng tài sản đó (ví dụ như hình dạng của thửa đất, kích thước của ngôi nhà…) cũng như xem xét các yếu tố rủi ro vô hình (rủi ro gắn với khả năng sinh lời tương lai…) và những yếu tố luật pháp (quyền sở hữu, giấy phép…) ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
Công việc của nhà thẩm định giá
Trong nghề thẩm định giá chia làm 2 cấp: chuyên viên thẩm định giá và trợ lý chuyên viên thẩm định giá. Các cán bộ và chuyên viên thẩm định giá cung cấp những dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thứ nhất, đó là dịch vụ thẩm định theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước: pháp lệnh giá đã quy định các loại hình tài sản của Nhà nước phải tẩm định giá. Thứ hai, dịch vụ thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá, nhu cầu này của xã hội ngày càng tăng khi thị trường bất động sản phát triển.
Những yếu tố giúp bạn trở thành nhà thẩm định giá
Bạn có thể hình dung thẩm định giá là một công việc rất cụ thể, đòi hỏi tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu. Nghề thẩm định giá cũng đòi hỏi bạn phải tự tin vào khả năng và kết quả thẩm định của mình. Vì là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên bạn cũng cần năng động trong việc xử lý các mối quan hệ, các tình huống phát sinh…
Do tính chất đặc biệt của nghề  này thẩm định giá, ngoài những tố chất kể trên, người thẩm định giá còn cần phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù của nghề nghiệp.
- Thứ nhất: Tính kỷ luật tuân thủ tiêu chuẩn thẩm định giá, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định giá…

- Thứ hai: Tính trung thực, thẩm định viên không được nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ tổ chức cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định không đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá...
Làm việc ở đâu nếu yêu thích công việc thẩm định giá?
Khi bạn chọn nghề thẩm định giá, bạn cũng có nhiều cơ hội lựa chọn địa điểm làm việc: ngoài hai trung tâm thẩm định giá trực thuộc Bộ Tài Chính ở Hà Nội và Tp.HCM, trong thời gian tới các tỉnh, thành phố sẽ thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá. Bạn cũng có thể làm việc với các chức danh khác nhau:
- Thẩm định giá viên của các cơ quan có chức năng thẩm định giá tài sản, hàng hóa thuộc các bộ, ngành kinh tế như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên Môi trường…
-  Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá trong các tổ chức khác nhau như sở, phòng tài chính, phòng địa chính của các địa phương và của các đơn vị kinh tế như các văn phòng luật sư về sở hữu trí tuệ, phòng kiểm định chất lượng, phòng đăng kiểm…
- Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá làm việc trong các đơn vị kinh doanh như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty xuất nhập khẩu, công ty xây dựng…
-  Cán bộ và các chuyên viên của các công ty tư vấn tài chính và kinh doanh bất động sản.
-  Giảng viên, cán bộ nghiên cứu ở các trường Đại học có đào tạo và giảng dạy thẩm định giá, các viện nghiên cứu tài chính và giá cả…
- Chuyên gia thẩm định giá trong các công ty chuyên về thẩm định giá, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán...
 

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha