Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mở rộng nhà máy chế biến thủy sản

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mở rộng nhà máy chế biến thủy sản Dự án nhà máy chế biến thuỷ sản giai đoạn 1 đã được chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mở rộng nhà máy chế biến thủy sản

  • Mã SP:ĐTM NM TS 1
  • Giá gốc:125,000,000 vnđ
  • Giá bán:115,000,000 vnđ Đặt mua

MỤC LỤC BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THÙY SẢN

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH 7
MỞ ĐẦU 8
1. Xuất xứ của dự án 8
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 9
2.1. Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án 9
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án 12
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 12
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 12
3.1. Tóm tắt về tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 12
3.2. Danh sách những người tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường 13
4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 14
4.1. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 14
4.2. Các phương pháp khác 16
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 18
1.1. Tên dự án 18
1.2. Chủ dự án 18
1.3. Vị trí địa lý của dự án 18
1.3.1. Vị trí địa lý 18
1.3.2. Hiện trạng nhà máy 19
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 20
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án 20
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 20
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 23
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 26
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 39
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án 48
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án 55
1.4.8. Vốn đầu tư 56
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 56
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 58
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 58
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 58
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 59
2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn 63
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 64
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật 66
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Tân Phú Trung 67
2.2.1. Diện tích và dân số 67
2.2.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 67
2.2.3. Kinh tế 68
2.2.4. Văn hóa - xã hội 69
2.3 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KCN TÂN PHÚ TRUNG 69
2.3.1 Quy mô 70
2.3.2 Tính chất KCN 70
2.3.3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của KCN 70
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 75
3.1. Đánh giá, dự báo tác động 75
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án 75
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 75
3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành của dự án 89
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 111
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 113
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án 113
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án 142
4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 142
4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 142
4.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành 143
4.3. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 151
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 153
5.1. Chương trình quản lý môi trường 153
5.2. Chương trình giám sát môi trường 160
CHƯƠNG 6: THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 166
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 167
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 170
PHỤ LỤC 172

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT  : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BYT  : Bộ Y tế
BOD  : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD  : Nhu cầu oxy hóa học
CS-PCTP  : Cảnh sát phòng chống tội phạm
CP   : Cổ phần
DO  : Oxy hòa tan
ĐBSCL  : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐVT  : Đơn vị tính
ĐTM  : Đánh giá tác động môi trường
GSMT  : Giám sát môi trường
HTXLNT  : Hệ thống xử lý nước thải
NXB  : Nhà xuất bản
NĐ-CP  : Nghị định - Chính phủ
PCCC  : Phòng cháy chữa cháy
QCVN  : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ  : Quyết định
SS   : Chất rắn lơ lửng
STT  : Số thứ tự
TT   : Thông tư
TNMT  : Tài nguyên và Môi trường
TCVSLĐ  : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Tp.   : Thành phố
UBND  : Ủy ban nhân dân
VN  : Việt Nam
XLNT  : Xử lý nước thải
WHO  : Tổ chức Y tế Thế giới

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mở rộng nhà máy chế biến thủy sản Dự án nhà máy chế biến thuỷ sản giai đoạn 1 đã được chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 0.1: Danh sách thành viên tham dự thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án 12
Bảng 1.1: Tọa độ địa lý các điểm góc của khu đất 18
Bảng 1.2: Hạng mục công trình của dự án trong giai đoạn 1 (hiện trạng) 20
Bảng 1.3: Hạng mục công trình của dự án trong giai đoạn mở rộng 21
Bảng 1.4: Các loại máy móc, thiết bị thi công xây dựng dự án 39
Bảng 1.5: Các thiết bị chính của giai đoạn 1 39
Bảng 1.6: Các thiết bị chính của giai đoạn 2 40
Bảng 1.7: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong thi công 48
Bảng 1.8: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của máy móc thi công 49
Bảng 1.9: Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu của dự án 50
Bảng 1.10: Nhu cầu nguyên vật liệu, hoá chất của dự án 50
Bảng 1.11: Nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất bình quân một ngày đêm 52
Bảng 1.12: Quy mô dự án 55
Bảng 1.13: Tiến độ thực hiện dự án 55
Bảng 2.1: Bảng thống kê nhiệt độ trung bình 5 năm gần nhất 59
Bảng 2.2: Bảng thống kê độ ẩm trung bình 5 năm gần nhất 60
Bảng 2.3: Tốc độ gió tại trạm quan trắc Tân Sơn Hòa 61
Bảng 2.4: Bảng thống kê lượng mưa các tháng 5 năm gần nhất 62
Bảng 2.5: Bảng thống kê số giờ nắng các tháng 5 năm gần nhất 63
Bảng 2.6: Vị trí lấy mẫu vi khí hậu và không khí 64
Bảng 2.7: Kết quả phân tích vi khí hậu tại khu vực dự án 64
Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực dự án 65
Bảng 2.9: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý 65
Bảng 2.10: Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án 66
Bảng 3.1: Nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên 75
Bảng 3.2: Nguồn gây tác động đến môi trường kinh tế xã hội 76
Bảng 3.3: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông (kg/1.000km) 78
Bảng 3.4: Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện vận tải 79
Bảng 3.5: Kết quả tính toán và dự báo độ ồn của một số thiết bị thi công Dự án 79
Bảng 3.6. Mức rung phát sinh do một số máy móc thi công điển hình 80
Bảng 3.7: Tải lượng chất ô nhiễm trung bình của 1 người 82
Bảng 3.8: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 83
Bảng 3.9: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa 84
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên 89
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp nguồn gây tác động đến kinh tế - xã hội 90
Bảng 3.12: Hệ số các chất ô nhiễm do sử dụng dầu DO (máy phát điện) 93
Bảng 3.13: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 94
Bảng 3.14: Tải lượng ô nhiễm của xe tải và xe nâng 94
Bảng 3.15: Nồng độ các thông số ô nhiễm trong khói thải của xe tải và xe nâng 95
Bảng 3.16: Hệ số ô nhiễm của một số loại xe 96
Bảng 3.17: Tải lượng ô nhiễm trong khói thải từ phương tiện giao thông 96
Bảng 3.18: Các nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn hoạt động 97
Bảng 3.19: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa 97
Bảng 3.20: Khối lượng các thông số ô nhiễm tính theo đầu người 98
Bảng 3.21: Tải lượng các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của dự án 98
Bảng 3.22: Nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của dự án 99
Bảng 3.23: Thành phần nước thải chế biến thủy sản 99
Bảng 3.24: Thành phần rác thải sinh hoạt của dự án 102
Bảng 3.25: Khối lượng từng thành phần của rác thải sinh hoạt của dự án 103
Bảng 3.26: Thành phần CTNH phát sinh từ dự án 104
Bảng 3.27: Cường độ ồn phát sinh từ hoạt động dự án: 105
Bảng 3.28: Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 111
Bảng 3.29: Mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng 112
Bảng 4.1: Nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau xử lý bằng hầm tự hoại 129
Bảng 4.2: Thành phần và mã chất thải nguy hại 133
Bảng 4.3: Kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 151
Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường 155
Bảng 5.2: Kinh phí giám sát môi trường không khí 162
Bảng 5.3: Kinh phí giám sát nước thải 162
Bảng 5.4: Kinh phí giám sát chất lượng môi trường 162
Bảng 5.5: Kinh phí giám sát không khí khu vực sản xuất 164
Bảng 5.6: Kinh phí giám sát nước thải 164
Bảng 5.7: Tổng hợp kinh phí giám sát chất lượng môi trường định kỳ 165

DANH MỤC HÌNH ẢNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN MỞ RỘNG

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí lô đất của dự án 19
Hình 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm tẩm bột 27
Hình 1.3: Quy trình chế biến chả giò 29
Hình 1.4: Quy trình chế biến tôm 32
Hình 1.5: Quy trình chế biến ghẹ 34
Hình 1.6: Quy trình chế biến cá 36
Hình 1.7: Quy trình chế biến các sản phẩm khác 38
Hình 1.8: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự 57
Hình 2.1: Vị trí KCN Tân Phú Trung 58
Hình 2.2: Sơ đồ khối quy trình XLNT của trạm XLNT tập trung KCN Tân Phú Trung 72
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải nhà bếp 125
Hình 4.2: Sơ đồ thu gom và thoát nước mưa 127
Hình 4.3: Sơ đồ thu gom và xử lý sơ bộ 127
Hình 4.4: Mô hình hầm tự hoại 3 ngăn dự kiến xây dựng 129
Hình 4.5: Quy trình xử lý nước thải 131
Hình 4.6: Sơ đồ nguyên lý phòng cách âm chống ồn 140

MỞ ĐẦU Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến thủy sản Dự án nhà máy chế biến thuỷ sản đã được chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

1.Xuất xứ của dự án
Với đặc điểm kinh tế xã hội như hiện nay, Việt Nam đã gia nhập các hiệp hội tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, WTO,… đã mở rộng các mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau và với xu hướng tự do hóa thương mại từ đó thúc đẩy các nước luôn huy động mọi nguồn lực của nước mình để tham gia phát triển nền kinh tế, nâng cao các giá trị sản lượng hàng hóa trên thị trường thương mại. Trong quá trình đó, không thể không kể đến ngành thủy sản với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, các sản phẩm thủy sản càng có mặt trên nhiều quốc gia. Điều này cho thấy khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ của hàng Việt Nam nói chung và sản phẩm của ngành thủy sản nói riêng là rất khả quan tạo một đòn bẩy khá mạnh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để các doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình góp phần tạo ra sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn. Ngoài các thị trường lớn như: Mỹ và EU, các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng tiếp cận sâu hơn vào các thị trường mới như: Thụy Sỹ, Canada, Nhật Bản nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, chủ động đối phó với các rào cản thương mại do các thị trường lớn đặt ra.
Qua các phân tích về sản phẩm và thị trường trên, ta thấy ngành thủy sản Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Sự tăng trưởng kinh tế, sự nhận thức về sức khỏe, thay đổi cách sống và sự phân phối thủy sản qua các cửa hàng bán lẻ hiện đại là những yếu tố chính thúc đẩy sự gia tăng này.
Dự án “Mở rộng nhà máy chế biến thuỷ sản Hùng Hậu, công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm” với công suất hiện tại là 2.200 tấn/năm lên thành 3.000 tấn/năm, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty và nhu cầu của thị trường.
Dự án nhà máy chế biến thuỷ sản SEAJOCO Tân Phú Trung giai đoạn 1 đã được chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và đã được sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh phê duyệt theo công văn số 4048/GXN- TNMT- CCBVMT ngày 05 tháng 05 năm 2016, theo đó công suất của nhà máy được đăng ký là 3.000 tấn/năm. Tuy nhiên, hiện tại nhà máy giai đoạn 1 chỉ đang vận hành với công suất tối đa là 2.100 tấn/năm. Do đó, chủ đầu tư quyết định xây dựng thêm nhà máy số 2 để đạt tổng công suất là 3.000 tấn/năm, trong đó nhà máy số 1 công suất là 1.500 tấn/năm và nhà máy số 2 công suất 1.500 tấn/năm.
Theo quy định của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường thì dự án chế biến thủy sản với công suất 1.500 tấn sản phẩm/năm phải lập đánh giá tác động môi trường và dự án nằm tại KCN Tân Phú Trung nên phải trình Ban Quản lý khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt. Nhằm phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học để Chủ đầu tư xem xét và đánh giá tính khả thi của dự án về mặt môi trường khi lựa chọn phương án trong giai đoạn thực hiện dự án, và thực hiện các biện pháp giảm thiểu, giám sát và quản lý môi trường trong giai đoạn vận hành dự án. Báo cáo này cũng sẽ là cơ sở cho Ban Quản lý khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thanh kiểm tra và giám sát định kỳ trong giai đoạn vận hành nhà máy.
2.Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1.Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ thực hiện ĐTM và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án mở rộng nhà máy chế biến thủy sản.
Luật, Nghị định, thông tư
-Luật PCCC số 27/2001/QH10 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 và có hiệu lực từ ngày 04/01/2001 và luật PCCC 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC số 27/2010/QH10.
-Luật thủy sản số 17/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003
-Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007
-Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007.
-Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội nước CHXHCNVN ban hành ngày 26/11/2014 sửa đổi một số điều của Luật đầu tư số 59/2005-QH11 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015.
-Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt nam thông qua ngày 18/06/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
-Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
-Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08/03/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản.
-Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
-Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03/08/2009 của chính phủ sửa đổi một số điều của nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
-Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/05/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy.
-Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính Phủ về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”.
-Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.
-Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.
-Nghị định 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
-Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
-Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
-Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
-Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
-Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.
-Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước”.
-Thông tư 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/04/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
-Thông tư số 11/2015/TT-BTNMT ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
-Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
-Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
-Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
-Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”.
-Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 33:2006 quy định về Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
Các quy chuẩn Việt Nam
-Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 – Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
-Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về “Chất thải nguy hại - dấu hiệu cảnh báo”.
-TCXDVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế kiểm tra và bảo trì hệ thống.
-Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng.
-QCVN 11: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
-Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
-Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
-Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
-Quy chuẩn Việt Nam QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
-Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05-MT:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
-Quy chuẩn Việt Nam QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.
-Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
-Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
-Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
-Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

2.2.Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án
-Quyết định số 771/QĐ-CTT ngày 07 tháng 5 năm 2001 của Bộ TNMT về việc duyệt báo cáo ĐTM của dự án ĐTXD và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tân Phú Trung, Thành phố Hồ Chí Minh.
-Quyết định số 597/QĐ-TNMT-QLMT ngày 09 tháng 08 năm 2007 của Sở Tài nguyên và môi trường về phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Nhà máy chế biến thuỷ sản SEAJOCO Tân Phú Trung, công suất 250 tấn/tháng.
-Công văn số  4048/GXN- TNMT- CCBVMT ngày  05 tháng 05 năm 2016 của Sở Tài nguyên và môi trường về việc xác nhận hoàn thành các công trình Bảo vệ môi trường cho dự án Nhà máy chế biến thuỷ sản SEAJOCO Tân Phú Trung, công suất 250 tấn/tháng.
-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 4103000113 do Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 10/07/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 03/11/2006.
-Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của dự án “Nhà máy chế biến thuỷ sản Seajoco Tân Phú Trung” tại KCN Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM số 4960/GXN-TNMT-CCBVMT do Sở Tài Nguyên và Môi trường – Uỷ ban nhân dân Tp.HCM cấp ngày 05/05/2016.
-Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 41221000107 ngày 30/06/2015, do Ban quản lý khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Công ty Cổ phần nông nghiệp Hùng Hậu.
-Phụ lục biên bản thảo thuận số 33/PLBBTT-SCD và số 335/BBT-SCD về việc thuê đất của Công ty Cổ phần thuỷ sản số 1 với Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc tại KCN Tân Phú Trung.
2.3.Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
-Dự án đầu tư “Mở rộng nhà máy chế biến thuỷ sản Hùng Hậu, công suất 1.500 tấn sản phẩm/năm.
-Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy chế biến thuỷ sản SEAJOCO Tân Phú Trung giai đoạn 1, công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm”
-Kết quả đo đạc môi trường khu vực dự án.
3.Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản mở rộng
3.1.Tóm tắt về tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy chế biến thuỷ sản SEAJOCO Tân Phú Trung giai đoạn 2, công suất 1.500 tấn sản phẩm/năm” thực hiện dưới sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương.
Thông tin về đơn vị tư vấn
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương
-Địa chỉ: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. ĐaKao, Quận 1. TP. HCM
-Đại diện đơn vị tư vấn: Ông Nguyễn Văn Thanh           Chức vụ: Giám đốc
-Điện thoại: 08. 22 142 126 
-Email: minhphuongpmc1@yahoo.com.vn
3.2.Danh sách những người tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường
Danh sách các thành viên tham gia thực hiện báo các ĐTM tại bảng 0.1.
Bảng 0.1: Danh sách thành viên tham dự thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án
STT Họ và tên Chức danh/  Tổ chức Học hàm, học vị và chuyên ngành đào tạo Nội dung phụ trách
trong quá trình ĐTM Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM
A Thành viên của Chủ dự án
B Danh sách của những người trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM
1 Nguyễn Văn Thanh
Giám đốc Quản lý dự án Phụ trách chung việc tổ chức khảo sát, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
2 Lê Thị Thùy Duyên TP. QLMT Th.S Kỹ Thuật môi trường Chịu trách nhiệm chung về chất lượng báo cáo ĐTM.
Phụ trách nội dung hiện trạng thủy văn và tác động đến chế độ thủy văn, thủy lực.
4 Võ Thị Bích Ty Chuyên viên Kỹ sư môi trường Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề
5 Hoàng Lê Minh Hằng Chuyên viên Kỹ sư môi trường Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề
6 Vũ Thị Là Chuyên viên Kỹ sư môi trường Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề
7 Trương Nhật Tân Chuyên viên ThS. Kỹ thuật Môi trường Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề
8 Lê Đình Trọng Chuyên viên Kỹ sư môi trường Chuyên gia quan trắc, xử lý số liệu
Quá trình lập báo cáo ĐTM được thực hiện theo các bước sau:
-Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật của Dự án đầu tư.
-Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, KT-XH của khu vực thực hiện Dự án.
-Bước 3: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, KT-XH tại khu vực thực hiện Dự án.
-Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động, phân tích đánh giá các tác động của Dự án tới môi trường.
-Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án.
-Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường.
-Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường.
-Bước 8: Xây dựng báo cáo ĐTM của Dự án.
-Bước 9: Hội thảo sửa chữa để thống nhất trước khi trình thẩm định;
-Bước 10: Trình thẩm định báo cáo ĐTM.
-Bước 11: Hiệu chỉnh và hoàn thiện báo cáo ĐTM.
-Bước 12: Nộp lại báo cáo sau chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên Hội đồng.
4.Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM được mô tả tóm tắt như sau:
4.1.Các phương pháp đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản
4.1.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động của dự án đến từng thành phần môi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu tiếp theo. Phương pháp chập bản đồ dựa trên nguyên tắc so sánh các bản đồ chuyên ngành (bản đồ dịa hình, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ sử dụng đất, bản đồ phân bố dòng chảy mặt, bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ phân bố dân cư…) với các bản đồ môi trường cùng tỷ lệ. Hiện nay kỹ thuật GIS (Hệ thông tin địa lý) cho phép thực hiện phương pháp này một cách nhanh chóng và chính xác.
-Phương pháp chồng bản đồ đơn giản, nhưng yêu cầu phải có số liệu điều tra về vùng dự án đầy đủ, chi tiết và chính xác.
-Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng Dự án.
4.1.2. Phương pháp lập bảng liệt kê
Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết.
Đối với phương pháp này, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt đánh giá sơ bộ mức độ tác động.
-Bảng liệt kê đơn giản: được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án. Trên cơ sở các câu hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề. Bảng liệt kê này là một công cụ tốt để sàng lọc các loại tác động môi trường của dự án từ đó định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính.
-Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động: nguyên tắc lập bảng cũng tương tự như bảng liệt kê đơn giản, song việc đánh giá tác động được xác định theo các mức độ khác nhau, thông thường là tác động không rõ rệt, tác động rõ rệt và tác động mạnh. Việc xác định này tuy vậy vẫn chỉ có tính chất phán đoán dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chuyên gia, chưa sử dụng các phương pháp tính toán định lượng.
Như vậy, lập bảng liệt kê là một phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả không chỉ cho việc nhận dạng các tác động mà còn là một bảng tổng hợp tài liệu đã có, đồng thời giúp cho việc định hướng bổ sung tài liệu cần thiết cho nghiên cứu ĐTM. Như vậy, phải thấy rằng, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn chuyên gia và trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia đó.
4.1.3. Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp đánh giá nhanh dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm. Thông thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập.
4.1.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp sử dụng đội ngũ các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp và kinh nghiệm để ĐTM.
4.1.5. Phương pháp dự báo
Dựa vào các số liệu đã tính toán, khảo sát, dự báo về các tác động liên quan tới môi trường của dự án: dự báo cường độ xe chạy; dự báo về hàm lượng bụi phát sinh, dự báo về ảnh hưởng của độ ồn, độ rung và các tác động liên quan đến kinh tế, xã hội khác.
Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 của Báo cáo.
4.1.6. Phương pháp ma trận
Các số liệu tính toán được sắp xếp theo ma trận để dễ cho việc tính toán và so sánh. Sắp xếp mức độ ô nhiễm về khí thải, nước thải,… Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 của Báo cáo.
4.1.7. Phương pháp mô hình hoá
Một số thông tin được mô hình hóa để biểu thị rõ hơn, như mô hình mô phỏng độ ồn ảnh hưởng theo khoảng cách, từ đó nhận định, đánh giá chính xác hơn. Mô hình này được sử dụng trong chương 3 của Báo cáo.
4.2.Các phương pháp khác
4.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát hiện trạng là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện Dự án, các đối tượng lân cận có liên quan, khảo sát để chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát hiện trạng cấp nước, thoát nước, cấp điện,…
Tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, thu thập tài liệu khí tượng thuỷ văn và trầm tích phục vụ thiết kế theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Các kết quả khảo sát này được sử dụng để đánh giá điều kiện tự nhiên của khu vực dự án.
Khảo sát nguồn cung cấp vật liệu, đường giao thông, đường thuỷ khu vực để có cơ sở nghiên cứu đánh giá.

4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin về dự án, môi trường tự nhiên và xã hội khu vực thực hiện từ chủ đầu tư, UBND xã, huyện và các cơ quan quản lý nhà nước.
4.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai dự án.
Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lấy ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích…
4.2.4. Phương pháp so sánh lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mở rộng nhà máy chế biến thủy sản.
Phương pháp so sánh dùng để đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải, tải lượng ô nhiễm,… trên cơ sở so sánh với các Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường liên quan, các quy chuẩn của Bộ Y tế cũng như những đề tài nghiên cứu và thực nghiệm có liên quan.

Xem thêm báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

GỌI NGAY - 0903649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha