BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU NHÀ Ở CÔNG NHÂN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU NHÀ Ở CÔNG NHÂN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU NHÀ Ở CÔNG NHÂN

  • Mã SP:ĐTM KNO
  • Giá gốc:120,000,000 vnđ
  • Giá bán:110,000,000 vnđ Đặt mua

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU NHÀ Ở CÔNG NHÂN

1.1    TÊN DỰ ÁN KHU NHÀ Ở CÔNG NHÂM HÀM THUẬN II

Dự án “NHÀ Ở CÔNG NHÂN KCN HÀM KIỆM II

1.2    CHỦ DỰ ÁN

Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BÌNH TÂN

590 – 592 Trần Hưng Đạo, phường Đức Long, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Điện thoại:  (062) 3722344.

                 Fax :

(062)3722345

Người đại diện: Bà Lai Kim                                    Chức vụ: Tổng Giám đốc

Giấy Chứng nhận ĐKKD số: 3400534611 do Sở Kế hoạch – Đầu tư Bình Thuận cấp ngày 03/04/2008 thay đổi lần 9 ngày 18/09/2014.

Mã số thuế: 3400534611

1.3    VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN

Hiện trạng cơ sở hạ tầng của dự án

-           Hiện trạng mạng lưới và các công trình giao thông

-         Đối ngoại: Dự án thuận lợi về giao thông do được tiếp cận trực tiếp với đường D1 (đang thi công) về phía bắc và đường N6 theo quy hoạch về phía đông  của KCN Hàm Kiệm II, về phía Nam nối với đường quy hoạch của khu dân cư và dịch vụ Hàm Kiệm.

-         Nội bộ: Trong khu đất chưa có đường giao thông, chỉ có bờ đắp giữa các thửa đất canh tác nông nghiệp (trồng lúa nước, cây lâu năm hay nuôi trồng thủy sản nước ngọt).

-           Hiện trạng nền xây dựng – Cống thoát nước mưa

Hiện nay có hệ thống thoát nước của Khu công nghiệp;

Có mạng phân phối nước máy trên khu vực.

-           Hiện trạng cấp điện:

Có tuyến trung thế 22KV chạy dọc theo đường D3-1 từ phía đông qua tây của dự án.

-           Hiện trạng thoát nước thải:

o   Nước thải thu gom vào hệ thống chung của dự án sau đó được đưa vào hệ thống xử lý nước tập trung của KCN Hàm Kiệm.

-           Vệ sinh môi trường

o   Hiện tại trong khu vực dự án chưa có hệ thống thu gom rác thải tập trung.

1.4    NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

1.4.1      Mô tả mục tiêu của dự án

Quy hoạch Khu nhà ở công nhân nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:

-         Cụ thể hóa chủ trương đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế của huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận nói chung.

-         Tạo tiền đề thu hút đầu tư và lao động vào KCN Hàm Kiệm II.

-         Nhằm đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động KCN Hàm Kiệm II.

-         Góp phần thực hiện chủ trương phát triển đô thị theo đúng quy hoạch.

-         Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý xây dựng và phát triển đô thị cũng như trật tự cho địa phương.

1.4.2. Khối lượng quy mô các hạng mục của dự án

Tổng diện tích xây dựng là 312.000 m2; quy mô 18.000 dân số

Bảng Tổng hợp khối lượng quy mô các hạng mục của dự án:  

III. Các tác động môi trường

3.1. Trong giai đoạn xây dựng

a. Các tác động liên quan đến chất thải

a.1. Ô nhiễm bụi, các loại khí thải từ quá trình thi công

Các hoạt động thi công như các công trình giao thông, điện, cấp thoát nước, trồng cây xanh,… nhìn chung mức độ ô nhiễm không khí ở mức không cao. Một số tác động:

- Khí thải và bụi từ các phương tiện vận chuyển

- Khí thải và bụi từ các phương tiện thi công trên công trường

- Bụi phát tán từ quá trình đào, xúc, vận chuyển đất, vật liệu xây dựng trong khu vực nội bộ dự án.

a.2. Tác động đến môi trường nước

- Tác động do phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng cây xanh

- Tác động do nước thải sinh hoạt của 100 công nhân làm việc tại công trường thải ra khoảng  4.5 m3/ngày

a.3. Tác động do rác thải

- Chất thải sinh hoạt: tại khu vực dự án 100 công nhân làm việc, tổng khối lượng rác thải là 50 kg/ngày

- Chất thải nguy hại từ hoạt động xây dựng như dầu, thùng phuy chứa dầu, sơn, chất chống thấm,…ước tính 50kg/tháng. Các chất này nếu không thu gom sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất.

b. Các tác động không liên quan đến chất thải

b.1. Tác động do ồn, rung

            Tiếng ồn và rung động phát sinh từ các phương tiện vận chuyển, phương tiện và thiết bị máy móc thi công trên công trường, quá trình đào móng. Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ tác động mạnh trong giai đoạn các máy móc sử dụng nhiều và hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra ảnh hưởng tốt xấu đối với con người trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát

b.2. Tai nạn lao động và tai nạn giao thông

            Công trình xây dựng có quy mô lớn cho nên nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình thi công tương đối lớn.

b.3. Sụt lún đất, nhà cửa của dân cư xung quanh khu vực dự án

b.4. Tác động trong quá trình thi công xây dựng nhà cao tầng, đào đất, hố móng, tầng hầm

b.5. Tác động tới môi trường đất

Các hoạt động xây dựng và vận hành công trình sẽ làm cho môi trường đất khu vực dự án biến đổi. Các công trường xây dựng sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến đất đai trong khu vực và vùng xung quanh. Vùng đất đá bị bóc lên, bãi tập kết vật liệu xây dựng… gây tác hại đến đất trồng.

b.6. Tác động đến Kinh tế - Xã hội

-              Tác động do tập trung một lượng lớn lao động

-              Ảnh hưởng làm gia tăng mật độ giao thông đi lại trên các tuyến đường đi qua khu vực dự án

b.7. Tác động tới cảnh quan và hệ sinh thái

 

3.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

a. Các tác động liên quan đến chất thải

a.1. Tác động lên môi trường không khí

Ô nhiễm do khí thải từ phương tiện giao thông vận tải

Ô nhiễm khí thải do đốt dầu DO vận hành máy phát điện

Mùi hôi từ rác thải

a.2. Tác động lên môi trường nước

- Nước thải sinh hoạt của 18.000 người sinh sống trong dự án với tổng lượng nước thải là 2.859 m3/ngày

a.3. Tác động do rác thải

-Rác thải sinh hoạt: thực phẩm thức ăn dư thừa, hộp cơm, bao bì,.. của 18.000 người ước tính 25,4tấn/ngày

- Chất thải nguy hại chủ yếu bao gồm các loại: bóng đèn huỳnh quang, pin acquy hết công năng sử dụng từ các phòng ở, khu chung cư, khu biệt thự; Các sản phẩm có hoạt chất tẩy rửa mạnh từ quá trình vệ sinh sàn, thuốc diệt côn trùng, ...Ước tính tải lượng trung bình khoảng 50 kg/ tháng.Từ quá trình bảo dưỡng máy móc: Giẻ lau dính dầu nhớt; cặn dầu thải, thùng đựng dầu; Ước tính tải lượng khoảng 5kg/tháng.

Các tác động không liên quan đến chất thải

 Khả năng ảnh hưởng đến giao thông, an ninh trật tự khu vực

IV. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực

4.1. Trong giai đoạn xây dựng

4.1.1. Giảm thiểu bụi và khí thải

Bụi được hạn chế bằng cách phun nước ở những khu vực đổ đất, cát, đá và nơi có mật độ xe vận chuyển cao...Vào mùa khô, khi có gió mạnh thường xuyên phun nước để làm giảm lượng bụi do gió bốc lên.

Khu vực công trường, kho chứa vật liệu xây dựng được che chắn bằng tường tạm (bằng gỗ, ván hoặc tôn) để hạn chế bụi phát tán ra môi trường xung quanh.

4.1.2. Giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình thi công

-                      Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công ở mức tối đa nhằm hạn chế tiếng ồn, rung động.

-                     Xây dựng kế hoạch thi công hợp lý, tránh thi công vào các giờ nhạy cảm nhưng dầu giờ sáng, buổi trưa, cuối giờ chiều.

-                     Trang bị nút tai cho những công nhân làm việc trực tiếp với nguồn ồn, cách ly nguồn ồn.

-                     Sử dụng các loại máy móc thiết bị ít gây ồn.

-                     Thực hiện tốt việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc, vận hành đúng kỹ thuật.

-         Thực hiện biện pháp vây kín khu vực dự án đang thi công xây dựng-

4.1.3. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải

- Nước thải sinh hoạt của công nhân: Xây dựng 4 nhà vệ sinh di động, bùn thải được hút bỏ định kỳ.

- Đối với nước mưa và nước thải xây dựng: tạo các rãnh thoát nước mưa tạm thời nhằm tránh tồn đọng nước mưa đồng thời tạo khả năng lắng cặn trước khi nước mưa thoát ra rạch. Không thải chất thải rắn (chất thải xây dựng, cát đá,…) và dầu cặn của thiết bị xây dựng vào nguồn nước

4.1.4. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn

Các loại chất thải rắn  phát sinh tại khu vực dự án sẽ được thu gom và lưu trữ trong các thùng chứa riêng trong khu vực dự án. Lượng chất thải rắn này sẽ được hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đem đi xử lý theo các qui định hiện hành.

4.2. Trong giai đoạn hoạt động

4.2.1. Kiểm soát môi trường nước

Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải đi riêng. Nước thải tại các nhà vệ sinh được thu gom vào bể tự hoại tiền xử lý trước khi chảy vào hệ thống xử lý nước thải.

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải có công suất tối đa  là 2.859 m3/ngày đêm có nhiệm vụ xử lý đạt QCVN14:2008/BTNMT cột B trước khi chảy vào hệ thống xử lý nước của KCN

4.2.2. Kiểm soát môi trường không khí

Kiểm tra việc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải và tiếng ồn của các khu vực  trong dự án theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

4.2.3. Kiểm soát tiếng ồn và chấn động

Biện pháp giảm thiếu tiếng ồn và chấn động sẽ khác nhau tùy trường hợp cụ thể của mỗi tòa nhà. Tuy nhiên để chống tiếng ồn trong khu vực sản xuất một cách hiệu quả về mặt tổng quát cần phải áp dụng nhiều biện pháp bao gồm các biện pháp kiến trúc, xây dựng, công nghệ chế tạo và các biện pháp âm học

4.2.4. Kiểm soát chất thải rắn

Phân loại rác tại nguồn: Bố trí các thùng rác tại từng từng khu vực nhà ở, trường học sau đó được nhân viên vệ sinh thu gom về trạm trung chuyển rác.

Các rác thải sinh hoạt và rác công nghiệp không nguy hại sẽ được lưu giữ tạm thời tại khu vực chứa rác tập trung trước khi được đơn vị có chức năng đem đi xử lý.

Chất thải rắn nguy hại được đặt vào thùng chứa riêng, có phân loại, dán nhãn và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom.Công ty tiến hành đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở TNMT Bình Thuận.

MỞ ĐẦU

1          XUẤT XỨ DỰ ÁN

1.1        Tóm tắt xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án.

Trong quá trình phát triển các KCN từ năm 1991 đến nay, các Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng hay ngay cả các cơ quan nhà nước liên quan chỉ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong hàng rào KCN để thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, còn lại không quan tâm đến chỗ ăn, chỗ ở của người lao động. Vì vậy, khi những dự án KCN ấy đi vào hoạt động đã kéo theo vô vàn các dịch vụ nhỏ lẽ tự phát đáp ứng nhu cầu ăn ở và các dịch vụ hàng ngày của người lao động xung quang KCN. Những dịch vụ này là tự phát nên rất khó kiểm xoát và gây mất trật tự xã hội cũng như không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho người lao động.

Thực trạng hiện nay, vấn đề nhân lực và khu ở cho công nhân cũng là điều kiện quan trọng cho các nhà đầu tư cân nhắc trước khi quyết định đầu tư vào một KCN nào đó. Việc phát triển khu ở cho công nhân cũng là điều kiện thu hút nhân lực cũng thu hút các nhà đầu tư về các dự án KCN hiện nay.

KCN Hàm Kiệm II là KCN lớn, được hình thành những năm gần đây nhằm tận dụng những lợi thế của địa phương cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh, kinh tế vùng. Tuy là KCN lớn nhưng KCN Hàm Kiệm II vẫn chưa có khu lưu xá nào dành cho người lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội về nhà ở cho người lao động đồng thời góp phần thu hút nhà đầu tư vào KCN trên thì việc hình thành khu nhà ở công nhân là hoàn toàn cần thiết và cấp bách nhằm:

Cụ thể hóa chủ trương đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế của huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận nói chung.

- Tạo tiền đề thu hút đầu tư và lao động vào KCN Hàm Kiệm II.

- Nhằm đảm bảo đời sống, công ăn, việc làm cho người lao động KCN Hàm Kiệm II.

- Góp phần thực hiện chủ trương phát triển đô thị theo đúng quy hoạch.

- Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý xây dựng và phát triển đô thị cũng như trật tự cho địa phương.

Thực hiện theo Nghị định Số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ thì dự án “Nhà ở công nhân KCN Hàm Kiệm II” với loại hình, quy mô xây dựng thuộc đối tượng ở Mục số 3, Phụ lục III (Danh mục các Dự án cần lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)) cần phải thực hiện lập ĐTM. Công ty Cổ phần Đầu tư Bình Tân cùng với đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần TVĐT & TKXD Minh Phương tiến hành lập báo cáo ĐTM với mục đích nhằm đưa ra các vấn đề, cũng như giải pháp về môi trường trong suốt quá trình xây dựng và vận hành của Dự án.

Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường của “Nhà ở công nhân KCN Hàm Kiệm II” thuộc trách nhiệm thẩm định và phê duyệt của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tỉnh Bình Thuận.

1.1             Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư.

Dự án “Nhà ở công nhân KCN Hàm Kiệm II” là khu đất thuộc cụm C5 Khu Công nghiệp Hàm Kiệm II, xã Hàm Kiệm,huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận được điều chỉnh giảm làm khu nhà ở sẽ do cơ quan sau phê duyệt:

-         UBND tỉnh Bình Thuận

-         Sở xây dựng tỉnh Bình Thuận

1.2             Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

Dự án “Nhà ở công nhân KCN Hàm Kiệm II” là khu đất thuộc cụm C5 Khu Công nghiệp Hàm Kiệm II, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Ngoài ra trong quy hoạch tổng thể của huyện Hàm Thuận Nam còn có các dự án liên quan như:

-         Dự án Khu dân cư – dịch vụ KCN Hàm Kiệm.

-         Dự án KCN Hàm Kiệm I.

-         Dự án KCN Hàm Kiệm II.

CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM.

2.1             Các văn bản pháp luật

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án “Nhà ở công nhân KCN Hàm Kiệm II” thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận được thiết lập trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý sau đây:

-           Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 do Quốc hội khóa XI nước CHXHCN Việt nam thông qua ngày 26/11/2003 và Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;

-           Luật PCCC Số: 27/2001/QH10 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 và có hiệu lực từ ngày 04/01/2001

-           Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 do Quốc hội khóa XI nước CHXHCNVN thông qua ngày 29/11/2005;

-           Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;

-           Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Số: 68/2006/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007

-           Luật hóa chất được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007và có hiệu lực từ ngày 01/07/2008

-           Luật đa dạng sinh học Số: 20/2008/QH12 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

-           Luật tài nguyên nước Số: 17/2012/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

-           Nghị định 88/2007/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 28/5/2007 quy định về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;

-           Nghị định 174/2007/NĐ – CP của chính phủ ban hành ngày 29/11/2007 quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

-           Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình đầu tư xây dựng;

-           Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ và tái định cư;

-           Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

-           Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

-           Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 6 tháng 2 năm 2013 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

-           Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

-           Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều thi hành Luật tài nguyên nước

-           Thông tư 13/2007/TT – BXD ban hành ngày 31/12/2007 Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

-           Thông tư 39/2010/TT –BTNMT ban hành ngày 16/12/2010 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

-           Thông tư 12/2011/TT - BTNMT ban hành ngày 14/04/2011 Quy định về Quản lý chất thải nguy hại;

-           Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011, Thông tư quy định chi tiết một số điều của nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

-           Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/04/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;

-           Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động;

-           Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;

-           Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

-           Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

-           Căn cứ Quyết định số 3223/QĐ-UBND ngày 13/12/2006 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Hàm Kiệm II;

-           Căn cứ Văn bản 4422/UBND-KTN ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc chủ trương diều chỉnh diện tích KCN Hàm Kiệm II để đầu tư Dự án khu nhà ở cho công nhân

-           Căn cứ văn bản số 5850/VPCP-KTNngày 01/08/2014 của Văn Phòng Chính Phủ về việc chấp thuận chử trương bố trí một phần diện tích đấy quy hoạch trong KCN Hàm Kiệm II để xây dựng nhà ở công nhân KCN

-           Căn cứ quy hoạch tổng thể chung đô thị Ngã Hai đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt;

-           Các số liệu dân số, địa chất thủy văn, các thông số tiềm năng phát triển tự nhiên, tiềm lực xã hội khu vực dự án trong tổng thể quy hoạch chung KCN Hàm Kiệm II và huyện Hàm Thuận Nam nói chung và các dự án khu vực lân cận nói riêng.

2.2             Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.

-           QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn của kim loại nặng trong đất;

-           QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

-           QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

-           QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí  xung quanh;

-           QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

-           QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

-           QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

-           QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

-           QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

-           QCVN 25: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về  Rung động và chấn rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp;

-           QCVN 26:2010- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Âm học, Tiếng ồn khu vực công cộng, dân cư tối đa cho phép;

-           QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

-           QCVN 43:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích

-           QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

-           Tiêu chuẩn vệ sinh lao động - Tiêu chuẩn tiếng ồn (Ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ - BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

2.3             Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường.

-           Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng “Nhà ở công nhân KCN Hàm Kiệm II” thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận;

-           Các số liệu, tài liệu thống kê về hiện trạng, môi trường, kinh tế xã hội tại địa bàn xây dựng dự án do cơ quan nghiên cứu trong nước thực hiện;

-           Số liệu Khí tượng – thủy văn tại thời điểm trong khu vực dự án;

-           Các bản vẽ, sơ đồ vị trí khu đất, sơ đồ mặt bằng, sơ đồ hệ thống thoát nước.

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM

Các phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng trong báo cáo này bao gồm:

-           Phương pháp khảo sát hiện trường: phương pháp này được áp dụng nhằm khảo sát vị trí, hiện trạng và điều kiện cụ thể của dự án cũng như tiến hành công tác đạc và lấy mẫu cần thiết. Đơn vị tư vấn tiến hành công tác đo đạc và lấy mẫu hiện trạng môi trường tại dự án và khu vực xung quanh như không khí, nước mặt, nước ngầm...

-           Phương pháp phân tích mẫu: được thực hiện tại phòng thí nghiệm phân tích môi trường từ các mẫu được lấy ở hiện trường khu vực triển khai dự án. Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng môi trường thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế.

-           Phương pháp thu thập thông tin: nhằm mục đích thu thập thông tin, số liệu về dự án, các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội khu vực, các số liệu được thu thập từ chủ đầu tư, từ Ủy ban Nhân dân xã và các cơ quan quản lý nhà nước.

-           Phương pháp so sánh: đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn môi trường liên quan và các tiêu chuẩn khác.

-         Phương pháp nhận dạng:

o    Mô tả hệ thống môi trường

o   Xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến môi trường

o   Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ cho công tác đánh giá chi tiết.

-         Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa trên phương pháp đánh giá tác động môi trường của Tổ chức Y tế thế giới. Phương pháp này có hiệu quả cao trong tính toán tải lượng ô nhiễm và đánh giá tác động của các nguồn ô nhiễm, rất hữu ích trong trường hợp không xác định được các thông số cụ thể để tính toán.

-         Phương pháp chuyên gia: Dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm về khoa học môi trường của các chuyên gia đánh giá tác động môi trường trong nhóm thực hiện

-         Phương pháp tính toán: đánh giá tác động qua việc tính toán tải lượng phát thải của các chất ô nhiễm từ đó đánh giá các tác động môi trường do hoạt động của dự án, phương pháp tính toán dựa trên các tài liệu đã được nghiên cứu của các chuyên gia.

-         Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các thông tin và cơ sở dữ liệu để hoàn thành báo cáo tổng hợp.

*     Quy trình thực hiện đánh giá tác động môi trường Dự án

Trên cơ sở các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT, ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà ở công nhân KCN Hàm Kiệm II được thực hiện theo các bước sau:

-         Nghiên cứu Thuyết minh dự án “Nhà ở công nhân KCN Hàm Kiệm II

-         Nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực Dự án.

-         Khảo sát, đo đạc và đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án.

-         Xác định các nguồn tác động, đối tượng, quy mô bị tác động, phân tích, đánh giá và dự báo các tác động của Dự án đến môi trường.

-         Xây dựng các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án.

-         Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án.

-         Trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU NHÀ Ở CÔNG NHÂN ĐTM

Báo cáo ĐTM của dự án do Chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư Bình Tân chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương

-                                                                                                         Tên cơ quan tư vấn  : Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương .

-                                                                                                         Địa chỉ liên hệ          : 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q1, thành phố Hồ Chí Minh.

-         Tel                                          : 08 22412 126

-         Fax                                          : 08 3 9118579

-         Đại diện trước pháp luật     : Ông Nguyễn Văn Thanh

-         Chức danh                             : Giám đốc

  v  Những thành viên chính tham gia lập báo cáo ĐTM

STT

Họ và tên

Chức vụ

Chuyên ngành

Số năm kinh nghiệm

Đại diện chủ đầu tư

 

1

Đỗ Chí Dũng

Giám đốc kỹ thuật

Tài chính

20

2

Đinh Thị Thúy Oanh

Giám đốc Trung Tâm Điều Hành

Kỹ sư hóa

25

Đơn vị tư vấn

 

1

Nguyễn Văn Thanh

Giám đốc

Kỹ Sư Công nghệ

15

2

Lê Thị Thùy Duyên

TP. QL Môi Trường

Thạc sỹ Kỹ thuật môi trường

5

3

Vũ Thị Là

Chuyên viên

Kỹ sư địa chất

4

4

Võ Thị Bích Ty

Chuyên viên

Kỹ sư môi trường

6

5

Đặng Thị Hải Hà

Chuyên Viên

Khoa học môi trường

8

6

Nguyễn Viết Thụy

Chuyên Viên

Thạc Sỹ Kỹ thuật môi trường

6

Và các thành viên khác

 

Ngoài ra, Chủ đầu tư dự án cũng đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan:

-         Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã Hàm Kiệm

-         Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.

-         Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bình Thuận.

XEM THÊM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM

GỌI NGAY - 0903649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha