Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bến phao nổi ITC Cái Mép

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bến phao nổi ITC Cái Mép

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bến phao nổi ITC Cái Mép

  • Mã SP:DADT ITC
  • Giá gốc:540,000,000 vnđ
  • Giá bán:520,000,000 vnđ Đặt mua

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án

Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc tế (ITC) là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khai thác cảng biển và vận tải hàng hóa bằng đường biển, với chủng loại hàng hóa vận chuyển phong phú,trong đó nhiều đối tác có nhu cầu vận tải than tương đối lớn.Căn cứ nhu cầu cần thiết cung cấp than tăng trưởng rất cao tại khu vực phía Nam để đáp ứng cho sự phát triển nhanh chóng gần đây của các nhà máy nhiệt điện tại khu vực (nhu cầu cần thiết cung cấp than trong năm 2020 cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, Long Phú - Sông Hậu là 12 triệu tấn, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân là 10 triệu tấn…) và các nhà máy xi măng, luyện thép (với nhu cầu trong năm 2020 là 2 triệu tấn). Nhu cầu cung cấp than sẽ tiếp tục tăng lên hàng năm khi các nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 2, nhiệt điện Vĩnh Tân 3 đi vào hoạt động. Nguồn hàng than bao gồm: nguồn nội địa từ khu vực phía Bắc, nguồn nhập khẩu từ khu vực Nam Á, Úc, Nga và Nam Phi.Việc vận chuyển, nhập khẩu than từ nước ngoài được sử dụng bằng các phương tiện vận chuyển cỡ lớn có tải trọng từ 80,000DWT ÷ 150,000DWT.Tuy nhiên, hệ thống cảng trung chuyển than tập trung để phục vụ vận hành các Trung tâm nhiệt điện phía Nam có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn như vậy chưa được đầu tư xây dựng. Do đó, giải pháp trung chuyển than bằng cách thiết lập các bến phao là phù hợp và cần thiết. Căn cứ nhu cầu cung cấp than, phương thức vận chuyển hàng than như phân tích phía trên và năng lực vận tải của ITC, nhằm nâng cao chất lược dịch vụ, năng xuất xếp dỡ, vận chuyển và chủ động hơn trong khai thác, giảm giá thành dịch vụ và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, việc thiết lập 03 bến phao BP1, BP2, BP3 của Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc tế trên sông Cái Mép là cần thiết. Sông Cái Mép là chỗ hợp lưu giữa sông Gò Gia với sông Thị Vải ra tới biển. 

Ngày 17/6/2020, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 5877/BGTVT-KHĐT về việc Chấp thuận chủ trƣơng bổ sung quy hoạch và thiết lập 03 bến phao cho tàu trọng tải từ 80.000 - 150.000 tấn tại khu vực Cái Mép. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đã chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch và cho phép Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc Tế thiết lập 03 bến phao BP1, BP2, BP3 tại sông Cái Mép.

Căn cứ quy định tại mục 8 Phụ lục III của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019  của Chính phủ - Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường quy định dự án đầu tư xây dựng khu neo đậu tàu có trọng tải từ 50.000 DWT thì lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ tài nguyên và Môi Trường để thẩm định, phê duyệt. Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn kèm theo, cùng mục đích đảm bảo chất lượng môi trường trong suốt quá trình hoạt động của dự án, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc Tế đã phối hợp với Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “Xây dựng Bến Phao ITC Cái Mép tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT – 150.000 DWT. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất những giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM theo hướng dẫn tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 

Dự án đầu tư “ Xây dựng Bến Phao ITC Cái Mép tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT – 100.000 DWT ” do Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc Tế lập hồ sơ.

Cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư dự án: Bộ giao thông vận tải

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

1.3.1. Mối quan hệ của dự án với Dự án đầu tư xây dựng công trình các bến phao khu vực xung quanh.

 Các bến phao được bố trí ở phía bên trái luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải, và nằm bên trái bờ sông Cái Mép đoạn giữa hạ lưu phao báo hiệu hàng hải số “20” đến pha hàng hải báo hiệu số “24”  thuộc địa phận xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, Tp.HCM. Dự án đã được Bộ giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư tại văn bản số 5877/BGTVT-KHĐT ngày 17/6/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc “Chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch và thiết lập 03 bến phao cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT - 150.000 DWT tại khu vực Cái Mép”; Từ thực tế tăng trưởng về lượng than nhập, thời gian qua đã có nhiều Nhà đầu tư có nhu cầu thiết lập các khu neo, bến phao chuyển tải, đặc biệt tại các khu vực có điều kiện thuận lợi cho việc chấp nhận, khai thác các tàu trọng tải lớn, cụ thể:

- Khu vực Vĩnh Tân: Có 01 khu neo chuyển tải đang hoạt động ( khu neo của Công ty TNHH Hàng Hải Sao Mai với 02 điểm neo cho tàu trọng tải đến 150.000 DWT).

- Khu vực Gành Rái: Có 01 bến phao đang hoạt động ( bến phao BP01 cho tàu trọng tải đến 150.000 DWT)

- Khu vực Gò Gia: Có 08 bến phao đang hoạt động ( bến phao BP2, BP3, BP4 cho tàu trọng tải 150.000 DWT; bến phao BP1, BP9 cho tàu trọng tải đến 80.000 DWT; bến phao BP8, BP11 cho tàu trọng tải 80.000 DWT); có 03 bến phao đã được chấp thuận quy hoạch và đang thực hiện thiết lập ( BP11, BP12 cho tàu trọng tải đến 110.000 DWT, bến phao BP3 cho tàu trọng tải đến 80.000 DWT.

- Khu vực Thiềng Liềng: Có 05 Bến phao đang hoạt động ( Bến phao Trường An 06, B.TL9, BTL6-8 cho tàu trọng tải đến 60.000 DWT, bến phao TL10, TL11 cho tàu trọng tải đến 80.000 DWT, có 04 bến phao đang được thiết lập ( TL12, TL16 cho tàu trọng tải đến 60.000 DWT) và  bến phao TL2 và TL4 trên sông Ngã Bảy của Công ty CP Cảng Sài Gòn để tiếp nhận cho tàu có trọng tải 60.000 DWT và 80.000 DWT.

- Khu vực Duyên Hải: Có 02 khu neo chuyển tải đang hoạt động ( khu neo của Công ty CP vận tải thương mại Quốc tế ( ITC) gồm 04 điểm neo cho tàu trọng tải đến 100.000DWT; khu neo của Công ty TNHH hàng hải Sao Mai gồm 04 điểm neo cho tàu trọng tải đến 100.000 DWT), có 01 khu chuyển tải đang trong quá trình thiết lập ( khu neo của Công ty Cổ phần Phát triển Logistic Quang Minh gồm 04 điểm neo cho tàu trọng tải đến 100.000 DWT.

1.3.2. Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch phát triển đã được cấp có thẩm quyền thẩm định về phê duyệt

* Quy hoạch phát triển nhóm cảng biển Đông Nam Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Theo Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu thuộc nhóm cảng biển Đông Nam Bộ có các cảng lớn là cảng cửa ngõ quốc tế (loại IA) Bà Rịa - Vũng Tàu, các cảng đầu mối khu vực (loại I) Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2020, định hướng 2030, đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định 3327/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014 có các nội dung:

- Quy hoạch chi tiết các cảng trong nhóm bao gồm 04 cảng biển: cảng biển thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Vũng Tàu và cảng biển Bình Dương.

- Các bến cảng còn lại trên sông Sài Gòn sử dụng cầu Phú Mỹ để tới các khu công nghiệp Cát Lái, Thủ Đức, Long Thành, Vũng Tàu và Đồng Nai sẽ tiếp tục hoạt động theo hiện trạng và nghiên cứu di dời sau năm 2020 nếu cần thiết.

- Đối với các bến phao, việc bố trí chúng trên luồng tàu chỉ mang tính chất tạm thời, đáp ứng nhu cầu thục sự cần thiết trước mắt tại khu vực chưa có điều kiện xây dựng đủ bến cứng. Do vậy, việc xây dựng bến phao phải gắn với quy hoạch phát triển phù hợp với hoạt động các bến cứng. Khi hoàn thành đầu tư xây dựng các bến cứng thì chủ đầu tư những bến phao phải chịu trách nhiệm di dời bến phao theo yêu cầu, đảm bảo điều kiện an toàn và khai thác hiệu quả các bến cứng.

- Các luồng tàu được quy hoạch cải tạo và nâng cấp bao gồm: luồng Sài Gòn - Vũng Tàu, luồng Soài Rạp, luồng sông Đồng Nai, luồng Cái Mép - Thị Vải, luồng sông Dinh.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

* Văn bản Luật liên quan tới việc thực hiện ĐTM:

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001;

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;

- Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2012;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014;

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19/06/2017;

- Luật Hóa chất số 10/VPHN-VPQH đã được Văn phòng Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2018.

- Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13  của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/11/2015 ;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008;

* Các Nghị định liên quan tới việc thực hiện ĐTM:

- Nghị định số 21/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/3/2012 về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải

- Nghị định 146/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2013 về Công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.

- Nghị định 128/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2013 về Xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng cảng biển và vùng biển Việt Nam.

- Nghị định 109/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/11/2014 về Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải.

- Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

- Nghị định 143/2017/NĐ-CP ngày 14/12/2017 của Chính phủ Quy định về bảo vệ công trình Hàng Hải;

- Nghị định số 37/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển;

- Nghị định 159/2018-CP ngày 28/11/2018 của Chính chủ về Quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước thủy nội địa;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

 - Văn bản số 5877/BGTVT-KHĐT ngày 17/6/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc “Chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch và thiết lập 03 bến phao cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT - 150.000 DWT tại khu vực Cái Mép”;

- Công văn số 1038/CHHVN-KHĐT về việc tham gia ý kiến đối với đề xuất đầu tư xây dựng bến phao tại sông Cái Mép.

2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập

- Dự án đầu tư “ Xây dựng Bến Phao ITC Cái Mép tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT – 150.000 DWT ” của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc Tế ;

- Các bản vẽ, sơ đồ thiết kế mặt bằng tổng thể dự án,;

- Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước mặt, mẫu trầm tích khu vực thực hiện dự án.

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Báo cáo ĐTM của dự án “ Xây dựng Bến Phao ITC Cái Mép tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT – 150.000 DWT” được thực hiện dưới sự phối hợp của các đơn vị sau:

- Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc Tế

+ Địa chỉ liên hệ : 140A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh  

+ Đại diện pháp lý: Ông Nguyễn Thái Quang Chức vụ: Tổng Giám đốc.

 - Cơ quan tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương

+ Địa chỉ liên hệ: 28B Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

+ Đại diện pháp lý: Ông Nguyễn Văn Thanh             Chức vụ: Giám đốc.

+ Điện thoại: 0856399630

+ Email: ctyminhphuongpmc2@gmail.com.

- Cơ quan lấy và phân tích mẫu : Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng.

+ Địa chỉ liên hệ : B24, Cư xá 301, đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đại diện pháp lý: Bà Phạm Thị Hải Yến       Chức vụ: Giám đốc.

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số hiệu: VIMCERTS 076.

- Quá trình tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM của dự án bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thành lập nhóm đánh giá tác động môi trường. Lập kế hoạch chung cho công tác ĐTM và viết báo cáo ĐTM, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Bước 2: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, thực hiện các công việc như khảo sát, thu thập dữ liệu về điều kiện địa lý, địa chất, vi khí  hậu, thủy văn, tài nguyên sinh vật, kinh tế xã hội. Tiến hành lấy và phân tích mẫu nước mặt, không khí xung quanh, trầm tích khu vực dự án.

Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như khí thải, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và đi vào hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, thu thập, phân tích, đánh giá nhanh,...

Bước 4: Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực dự án.

Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án, dự phòng các sự cố môi trường có thể xảy ra và biện pháp ứng phó.

Bước 6:  Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

Bước 7: Tham vấn ý kiến cộng đồng.

Bước 8: Trình hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.

Bảng 0.1: Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án

STT

Họ và tên

Chức vụ

Chuyên ngành

Nhiệm vụ

Kinh nghiệm

Chữ ký

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc Tế

01

Nguyễn Thái Quang

Tổng Giám đốc.

-

Kiểm tra nội dung báo cáo ĐTM, ký tên và đóng dấu 

25 năm

 

02

Trịnh Văn Sang

Phụ trách dự án

Kỹ sư Xây dựng

Kiểm tra nội dung báo cáo ĐTM

15 năm

 

03

Nguyễn Mạnh Hùng

Kỹ thuật dự án

Kỹ sư Xây dựng

Kiểm tra nội dung báo cáo ĐTM

6 năm

 

Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương

01

Nguyễn Văn Thanh


Giám đốc

 

Quản lý chung dự án, ký tên và đóng dấu

20 năm

 

02

Lê Thị Thùy Duyên

Trưởng phòng
Quản lý
Môi trường

Thạc sỹ Công nghệ Môi Trường

Kiểm tra nội dung báo cáo

10 năm

 

03

Phạm Thị Thanh Nga

Phó  phòng Quản lý Môi trường

Cử nhân Khoa học Môi Trường

Thu thập số liệu, khảo sát hiện trạng, viết báo cáo

6 năm

 

04

Vũ Thị Là

Nhân viên tư vấn môi trường

Kỹ sư địa chất

Thu thập số liệu địa chất

8 năm

 

04

Lê Minh Thư

Nhân viên
tư vấn

Kỹ sư môi trường

Đề xuất các phương án kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường

5 năm

 

05

Đỗ Thị Kim Mỷ

Nhân viên
tư vấn

Kỹ thuật Môi Trường

Tổng hợp số liệu, viết báo cáo

2 năm

 

Đơn vị lấy và phân tích mẫu: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng.

01

Võ Văn Minh Khoa

Nhân viên

Kỹ sư môi trường

Lấy mẫu

6 năm

 

 

- Ngoài ra, Chủ đầu tư dự án cũng nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau đây:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Bộ giao thông vận tải

- Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ;

- Ban quản lý rừng phòng hộ Huyện Cần Giờ

- UBND xã Thạnh An, huyện Cần Giờ

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM dự án “ Xây dựng Bến Phao ITC Cái Mép tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT – 150.000 DWT”, đã sử dụng các phương pháp đánh giá để định tính và định lượng các tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên và môi trường. Việc định lượng hóa các tác động là một công việc khó khăn và phức tạp, tuy nhiên trong báo cáo ĐTM này chúng tôi đã tham khảo và nghiên cứu sử dụng các phương pháp đánh giá đang được sử dụng nhiều hiện nay.

Bảng 0.2: Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

STT

Phương pháp đánh giá

Phạm vi áp dụng

A

Các phương pháp ĐTM

01

Phương pháp liệt kê: Liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu, các tác động đến môi trường do hoạt động của dự án gây ra: nước thải, khí thải, chất thải rắn,…. Phương pháp này tương đối nhanh và đơn giản, giúp phân tích sơ bộ các tác động môi trường.

Đối với dự án, phương pháp liệt kê được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM.

02

Phương pháp thống kê: Thu thập các số liệu về các điều kiện tự nhiên và môi trường, điều kiện về kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án từ các trung tâm nghiên cứu khác và các số liệu thống kê từ các kết quả đo đạc của nhiều dự án loại hình tương tự.

Đối với dự án, phương pháp thống kê được áp dụng chủ yếu ở Chương 2 của báo cáo ĐTM.

03

Phương pháp mô hình hóa môi trường: Một mô hình có độ chính xác cao có vai trò hỗ trợ rất nhiều cho tiến trình ra quyết định trong công tác quản lý môi trường. Các loại mô hình được tập trung xây dựng và đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực này gồm: các mô hình phát tán ô nhiễm không khí, các mô hình lan truyền ô nhiễm nước mặt và các mô hình lan truyền ô nhiễm nước ngầm. Hiện nay, trên thế giới các mô hình phát tán ô nhiễm không khí đã được xây dựng và ứng dụng khá phổ biến cho các dạng nguồn điểm (mô phỏng cho các ống khói loại thấp và loại cao) và các nguồn thải đường (mô phỏng quá trình phát tán của các phương tiện chạy trên đường giao thông).

Đối với dự án, phương pháp mô hình hóa môi trường được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM.

04

Phương pháp đánh giá nhanh: Dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thải rắn,…phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm, chủ yếu sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập.

Đối với dự án, phương pháp đánh giá nhanh được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM.

05

Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do các Bộ có thẩm quyền ban hành liên quan đến dự án. 

Đối với dự án, phương pháp so sánh được áp dụng chủ yếu ở Chương 2, Chương 3 trong báo cáo ĐTM.

06

Phương pháp chồng ghép bản đồ: Phương pháp này sử dụng nhiều lớp bản đồ chồng ghép lên nhau bằng phần mềm MapInfo, AutoCad để thành lập các bản đồ chuyên đề.

Đối với dự án, phương pháp chồng ghép bản đồ được sử dụng cho các bản vẽ chuyên đề.

07

Phương pháp đánh giá cộng hưởng và tích lũy: Dựa trên tải lượng ô nhiễm từ các nguồn, đánh giác tác động tổng hợp đến môi trường khi các hoạt động gây tác động hoạt động đồng thời.

Đối với dự án, phương pháp đánh giá cộng hưởng và tích lũy được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 trong báo cáo ĐTM.

08

Phương pháp chuyên gia: Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (tài nguyên, quản lý môi trường, bản đồ học và GIS, chuyên gia sinh thái, chuyên gia về công nghệ môi trường…) sử dụng kiến thức chuyên gia của mình để nhận dạng, phân tích, đánh giá… các tác động cụ thể của dự án, đóng góp ý kiến giúp Chủ đầu tư hoàn thiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

Đối với dự án, phương pháp chuyên gia được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ báo cáo ĐTM.

 

B

Các phương pháp khác

01

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát thực địa là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định vị trí địa lý của dự án trong mối tương quan  với các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội xung quanh; hiện trạng khu đất thực hiện dự án; hiện trạng cơ sở hạ tầng khu vực thực hiện dự án.

Đối với dự án, phương pháp khảo sát thực địa được áp dụng chủ yếu ở Chương 1, Chương 2 trong báo cáo ĐTM.

02

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường khu vực dự kiến thực hiện dự án và khu vực xung quanh bao gồm: hiện trạng môi trường nước, không khí, trầm tích để làm cơ sở đánh giá các tác động của việc triển khai dự án tới môi trường.

Đối với dự án, phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được áp dụng chủ yếu ở Chương 2 của báo cáo ĐTM.

03

Phương pháp kế thừa:  Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án cùng loại đã được bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Thẩm định.

Đối với dự án, phương pháp này được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ báo cáo ĐTM.

 

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về dự án

1.1.1. Tên dự án

“ Xây dựng Bến Phao ITC Cái Mép tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT – 150.000 DWT”.

1.1.2. Chủ dự án

- Tên chủ dự án: CÔNG TY CP VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

        + Địa chỉ liên hệ : 140A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh  

        + Đại diện pháp lý: Ông Nguyễn Thái Quang Chức vụ: Tổng Giám đốc.

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án

a. Vị trí của dự án

- Các bến phao được bố trí ở phía biên trái luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải (đoạn từ Km 12+100 đến Km 13+600). Tuyến của bến phao được bố trí gần song song với biên luồng, có khoảng cách gần nhất đến bên luồng hàng hải Vũng Tàu – Thị Vải là 145m, và nằm tại bờ trái sông Cái Mép đoạn giữa hạ lưu phao báo hiệu hàng hải số “ 20” đến phao báo hiệu hàng hải số “24” luồng hàng hải Vũng Tàu – Thị Vải, nằm ngoài phạm vi bảo vệ hàng hải, đáp ứng quy định tại Nghị định 143/2017/NĐ-CP ngày 14/12/2017 của chính phủ quy định bảo vệ công trình hàng hải.

- Phía Bắc: Hướng hạ lưu sông Thị Vải.

- Phía Nam: Chếch về phía Đông Nam là hướng sông Cái Mép chảy ra Vịnh Gành Rái

- Phía Đông: Cách 145m đoạn gần nhất là luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải.

- Phía Tây: Bờ trái sông Cái Mép và trên bờ là rừng ngập mặn ven sông thuộc xã Thạnh An huyện Cần Giờ-TP. Hồ Chí Minh.

- Vị trí bến phao được xác định căn cứ theo tọa độ tâm bến và tọa độ tim các cụm rùa neo như sau:

 

 

 

 

 

Bảng 1. Tọa độ điểm khống chế tâm bến phao

 

Tên điểm

Tọa độ VN-2000

X (m)

Y (m)

Vĩ độ (φ)

Kinh độ (l)

BP1

1,158,971.019

608,480.394

10°28'46.99''

106°59'27.49''

BP2

1,159,501.035

608,503.268

10°29'04.23''

106°59'28.30''

BP3

1,160,041.119

608,535.210

10°29'21.81''

106°59'29.40''

 

 

Bảng 2. Tọa điểm khống chế vùng nước neo bến phao

 

Bến phao

 

Tên điểm

Vùng nước neo đậu tàu

Tên điểm

Vùng nước bến phao

Tọa độ VN-2000

Tọa độ VN-2000

X (m)

Y (m)

X (m)

Y (m)

 

 

BP1

KN1

1,158,821.694

608,564.923

M1

1,158,716.821

608,559.774

KN2

1,158,828.315

608,430.085

M2

1,158,723.441

608,424.936

KN3

1,159,117.966

608,444.307

M3

1,159,222.839

608,449.457

KN4

1,159,111.345

608,579.145

M4

1,159,216.219

608,584.294

 

 

BP2

KN5

1,159,321.955

608,582.080

M5

1,159,235.699

608,595.366

KN6

1,159,328.085

608,457.231

M6

1,159,245.998

608,385.619

KN7

1,159,677.664

608,474.395

M7

1,159,766.371

608,411.169

KN8

1,159,671.534

608,599.245

M8

1,159,756.072

608,620.917

 

 

BP3

KN9

1,159,862.038

608,614.022

M9

1,159,775.783

608,627.308

KN10

1,159,868.168

608,489.173

M10

1,159,786.081

608,417.561

KN11

1,160,217.747

608,506.337

M11

1,160,306.454

608,443.111

KN12

1,160,211.617

608,631.187

M12

1,160,296.156

608,652.859

 

 

GỌI NGAY - 0903649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha