Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy đóng tàu đặc dụng

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy đóng tàu đặc dụng, Dự án"Đầu tư xây dựng công trình Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT,

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy đóng tàu đặc dụng

  • Mã SP:DTM NM DTau
  • Giá gốc:180,000,000 vnđ
  • Giá bán:160,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy đóng tàu đặc dụng

Mục lục DTM dự án đầu tư nhà máy đóng tàu 

Chương mở đầu

I. Xuất xứ dự án 5

1.Mục đích dự án. 5

2. Những căn cứ để lập báo cáo ĐTM 6

3. Sự cần thiết phải đầu tư và ý nghĩa của việc xây dựng Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy 6

4. Tổ chức thực hiện và xây dựng báo cáo ĐTM 13

Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU

I. 1. chủ đầu tư 15

I. 2. Các căn cứ lập dự án 15

I. 3. Mục tiêu đầu tư 16

I.4. Qui mô đầu tư 16

I. 5. Công suất Nhà máy 17

I. 6. Tổng vốn đầu tư 17

I. 7. Nhu cầu các yếu tố đầu vào 18

I. 8. Dự kiến bố trí các hạng mục công trình 19

I. 9. Mô tả hạng mục cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT 20

I. 10. Quy trình công nghệ Nhà máy 21

I. 11. Các trang thiết bị phục vụ sản xuất 24

Chương 2: CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN

2.1. Các điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án 33

2.1.1. Vị trí địa lý 33

2.1.2. Đặc điểm khí hậu thời tiết 33

2.1.3. Điều kiện thủy văn 34

2.1.4. Đặc điểm về địa chất địa hình 36

2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 37

2.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực dự án 37

2.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 40

2.2.3. Hiện trạng chất lượng tiếng ồn và rung động 41

2.2.4. Hiện trạng môi trường đất khu vực dự án 43

2.2.5. Hệ sinh thái khu vực Dự án 44

2.2.6. Hiện trạng chất thải rắn 50

2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 50

2.3.1. Đặc điểm chung 50

2.3.2. Hiện trạng hạ tầng cơ sở khu vực Dự án 50

2.4. Mục tiêu phát triển và các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2006 – 2020 52

2.4.1. Mục tiêu tổng quát 52

2.4.2. Các chỉ tiêu chủ yếu 52

2.5. Tình hình kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường xã Phước Khánh 54

Chương 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN XẤY DỰNG NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU ĐẶC CHỦNG VÀ SẢN XUẤT TRANG THIẾT BỊ TÀU THỦY

3.1. Nguồn gây tác động 55

3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 55

3.1.2. Các vấn đề tiềm tàng của dự án 56

3.1.3. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 57

3.2. Đối tượng, qui mô bị tác động 57

3.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án 58

3.3.1. Các nguồn gây tác động môi trường 58

3.3.2. Đánh giá tác động của dự án đến môi trường trong giai đoạn xây dựng 59

3.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành của dự án 67

3.4.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường 67

3.4.2. Đánh giá tác động môi trường không khí 70

3.4.3. Đánh giá tác động của tiếng ồn 75

3.4.4. Đánh giá tác động môi trường nước 78

3.4.5. Đánh giá tác động ô nhiễm nhiệt 82

3.4.6. Đánh giá tác động chất thải rắn từ môi trường 82

3.5. Các tác động do sự cố môi trường 83

3.5.1. Tai nạn lao động 83

3.5.2. Sự cố môi trường 84

3.6. Đánh giá tác động của dự án đến tài nguyên sinh vật 84

3.7. Đánh giá tác động của dự án đến kinh tế - xã hội khu vực 86

3.8. Các tác động ảnh hưởng lâu dài tới môi trường 86

3.9. Dự báo nước thải của nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy tới nước sông Lòng Tàu – Nhà Bè 86

3.10. Đánh giá quy trình công nghệ của Nhà máy 89

3.11. Đánh giá về phương pháp sử dụng ĐTM 89

Chương 4: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.1. Nguyên tắc thực hiện 91

4.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong thiết kế quy hoạch 91

4.2.1. Quy hoạch cây xanh trong tổng mặt bằng 91

4.2.2. Quy hoạch phân khu chức năng nhà máy 93

4.2.3. Phân cụm các nhà xưởng sản xuất 93

4.2.4. Khoảng cách bố trí và cấp độ công trình 94

4.2.5. Vị trí bố trí các nhà xưởng trong nhà máy 94

4.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn tiền xây dựng 96

4.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng 96

4.4.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong kỹ thuật tổ chức thi công 96

 4.4.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 97

4.4.3. Khống chế ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện thi công 98

4.4.4. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn trong xây dựng 98

4.4.5. Biện pháp giảm thiểu các tác động khác 98

4.5. Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành 99

4.5.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường khí 99

4.5.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và độ rung 101

4.5.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 102

4.5.4. Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn 110

4.5.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường vật lý khác 112

4.6. Biện pháp an toàn và phòng chống sự cố 114

4.5.1. Vệ sinh và an toàn lao động 114

4.5.2. Phòng chống các sự cố 114

Chương 5: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

5.1. Cam kết chung 118

5.2. Cam kết tuân thủ các phương án quy hoạch 118

5.3. Cam kết thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng 118

5.4. Cam kết thực hiện phương pháp giảm thiểu môi trường trong giai đoạn xây dựng

119

5.5. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động 119

5.6. Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường 119

5.7. Cam kết giám sát môi trường 119

Chương 6: CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

6.1. Danh mục các công trình xử lý môi trường 121

6.2. Chương trình quản lý và giám sát môi trường 122

6.2.1. Mục tiêu của chương trình quan trắc môi trường 122

6.2.2. Nội dung của chương trình quan trắc môi trường 122

6.2.3. Cơ sở quan trắc chất lượng môi trường 123

6.3. Quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng của dự án 123

6.3.1. Cơ cấu tổ chức 123

6.3.2. Các hạng mục cụ thể 123

6.4. Quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án 124

6.5. Chương trình quan trắc và phân tích môi trường 124

6.5.1. Quan trắc chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn 124

6.5.2. Quan trắc chất lượng môi trường nước 125

6.5.3. Quan trắc chất lượng môi trường đất 126

Chương 7: DỰ TOÁN KINH TẾ CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG

7.1. Dự toán kinh phí xử lý môi trường 128

7.2. Kinh phí giám sát môi trường 128

Chương 8: THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

8.1. Ý kiến của UBND xã Phước Khánh 129

8.2. Ý kiến của MTTQ xã Phước Khánh 129

8.3. Ý kiến của cộng đồng dân cư xung quanh 130

Chương 9: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU.

9.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu 131

9.2.Phương pháp đánh giá tác động môi trường 131

KẾT LUẠN VÀ KIẾN NGHỊ

I.Kết luận 133

II.Kiến nghị 133

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án phát triển đang được quan tâm nhiều. Nhiều văn bản của Nhà nước, chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như yêu cầu của các cấp chính quyền địa phương đã nêu rõ cơ sở pháp lý để một số dự án đầu tư phát triển được triển khai là phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và giám sát chặt chẽ chất lượng môi trường, nhằm đảm bảo cho sự hoạt động bền vững của dự án.

 

I. Mở đầu

Dự án"Đầu tư xây dựng công trình Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT, địa điểm ". Nằm trong Khu công nghiệp, khu vực xây dựng chịu ảnh hưởng của mưa lũ vào mà mưa và thuỷ triều. Chế độ thuỷ triều vùng này thuộc chế độ bán nhật triều không đều, hàng ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống. Mực nước ngầm chịu ảnh hưởng của nước bề mặt và thay đổi mực nước theo thuỷ triều. Địa hình do phù sa bồi đắp hàng năm, cao độ bình quân từ +1,00m đến +1,40m và thấp dần về rạch Ông kèo cao độ chỉ còn từ +0,60m đến +0.80m. dọc theo rạch Ông kèo càng về cuối càng thấp dần.

Trong những năm gần đây, Tỉnh Đồng Nai nói chung và các khu vực phụ cận nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế- xã hội. Hàng loạt các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện.. đã được xây dựng hoàn thành, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Trên địa bàn tỉnh, đã hình thành các khu công nghiệp tập trung, hệ thống cảng biển, hàng loạt các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, các công ty xí nghiệp đóng sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ công nghiệp dầu khí,..Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc triển khai Dự án" Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT", vì thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án gắn bó mật thiết với sự phát triển của các nghành sản xuất công nghiệp nói trên.

Việc xây dựng nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT phục vụ ngành đóng sửa tàu sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành vận tải biển, khai thác phục vụ các ngành kinh tế trong khu vực và thế giới...Đi đôi với việc phát triển kinh tế là việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án không nằm ngoài mục đích trên.

 

1.1. Mục đích:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: xây dựng Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT, được thực hiện với mục đích sau:

- Thực hiện luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực Dự án.

 - Dự báo, đánh giá tác động của Dự án: tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực.

- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và đánh giá tính khả thi của chúng trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thi công và vận hành.

- Xây dựng chương trình giám sát và quan trắc môi trường của dự án.

- Làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư theo khía cạnh môi trường.

 

1.2. Những căn cứ để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

· Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi ngày 29/11/2005.

· Luật đất đai năm 2003.

· Luật xây dựng 2003.

· Luật Tài nguyên nước năm 1998.

· Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

· Nghị định 16/2005/NĐ - CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng công trình và NĐ số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 sửa đổi một số điều của NĐ số 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

· Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

· Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

· Nghị định 160/2003/NĐ – CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam và Quyết định số 202/1999/ QĐ – TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010.

· Quyết định số 284/2006/QĐ – TTG ngày 21/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Đô thị mới Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.

· Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

· Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi hướng dẫn thực hiện nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.

· Thông tư 12/23/2006/QĐ-BTNMT ghi đầy đủ thành thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại, và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành các danh mục chất thải nguy hại.

· Thông tư số 2262/TT-MTg ngày 26/02/1995 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn khắc phục sự cố tràn dầu.

· Các tiêu chuẩn Nhà Nước Việt Nam về Môi trường 1955 – 2002 dùng cho Đánh giá tác động môi trường đối với các dự án xây dựng công trình giao thông .

· Thuyết minh Dự án (đã điều chỉnh): xây dựng Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy, địa điểm: Huyện Nhơn Trạch – Tỉnh Đồng Nai do Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp tàu thủy phía Nam lập tháng 10 năm 2005.

 

1.3. Sự cần thiết phải đầu tư và ý nghĩa của việc xây dựng Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT.

1.3.1. Dự báo thị trường đóng sửa tàu của nghành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

 

1. Thực trạng đội tàu vận tải.

Đội ngũ tàu vận tải của việt Nam hiện nay ít về số lượng, có tải trọng thấp, được đưa vào khai thác chủ yếu từ những năm 70 – 80. Đến thời điểm hiện tại, đội tàu biển trọng tải trên 500DWT nước ta có khoảng 1,5 triệu DWT với số lượng 450 chiếc. Tuy nhiên cơ cấu đội  tàu nhìn chung chưa hợp lý, số lượng tàu có trọng tải dưới 5.000DWT chiếm khoảng 82% số chiếc, tàu container còn quá ít và mới chỉ chiếm khoảng 10% tổng trọng tải. Chất lượng, tình trạng kỹ thuật tàu ở mức trung bình, tuổi tàu khai thác bình quân trên 15 năm, nhu cầu bổ sung thay thế tương đối lớn, đặc biệt đối với tàu dầu, tàu container khả năng đáp ứng thị trường vận tải còn thấp.

 

2. Dự báo nhu cầu đóng mới đến năm 2010 – 2020.

Đề án phát triển đội tàu biển Việt Nam đến năm 2010 đã xác định nhanh chóng đầu tư đổi mới đội tàu quốc gia để trong một thời gian ngắn phải có đội tàu đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, trang thiết bị hiện đại, đủ sức cạnh tranh với đội tàu của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong tương lai, tiến tới đảm nhận tỷ lệ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đến năm 2010 là 30% và đến năm 2020 là 40%.

Bảng M.1. : Tổng hợp nhu cầu bổ sung đội tàu Việt Nam

 

 

STT

 

Danh mục các loại tàu

2001 - 2010

2011 - 2020

Số lượng

( Chiếc )

Số lượng

( Chiếc )

Số lượng

( Chiếc )

Tổng DWT

( TEU )

I

1

Đội tàu vận tải biển

Tàu hàng khô tổng hợp

- Đến 1.000 DWT

- 1.000 -3000 DWT

- 3.000 – 5000 DWT

- 6.500 – 10.000DWT

10.001 – 15.000 DWT

15.001 – 20.000 DWT.

20.001 – 30.000 DWT

Đến 50.000 DWT

Tổng cộng DWT

 

 

50

35

25

25

18

15

8

0

176

 

 

25.000

52.500

87.500

175.000

198.000

255.000

184.000

0

977.000

 

 

 

100

70

45

40

38

45

45

15

398

 

 

50.000

105.000

157.500

280.000

418.000

765.000

1.035.000

750.000

3.560.500

2

Tàu hàng cotainer

Đến 600 TEU

600 – 1.000 TEU

1.001 – 1500 TEU

15.001 – 2.000TEU

2.500 TEU

Tổng cộng DWT

 

4

10

11

8

2

35

 

2.000

7.000

13.200

13.200

5.000

40.400

 

8

16

22

30

15

91

 

 

4.000

11.200

26.400

49.500

37.500

128.600

3

Tàu dầu

Đến 3000 DWT

3000 – 5.000

5001 – 10.000 DWT

10.001 – 15.000DWT

20.000 – 30.000DWT

80.000 100.000DWT

Tổng cộng DWT

 

 

20

5

5

15

8

6

59

 

20.000

17.500

35.000

169.500

173.000

522.000

937.000

 

16

5

6

10

4

5

46

 

16.000

17.500

42.000

113.000

86.800

487.000

762.300

II

Các loại khác

Phương tiện vận tải thủy đến 600DWT

Tàu khách du lịch loại trên 100 chỗ

Tàu hải sản loại trên 100 CV

Tàu công trình ( Nạo, vét, cần trục nổi, dịch vụ dầu khí )

 

240

 

 

876

 

 

1.500

 

410

 

 

 

4.000

 

 

1.180

 

 

2.000

 

645

 

 

Tài liệu trích từ “Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới công nghiệp tàu thủy CNTT Việt Nam đến năm 2010” – Công ty tư vấn XDCT hàng hải.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy đóng tàu đặc dụng, Dự án"Đầu tư xây dựng công trình Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT, 

1.3.2. Dự báo thị trường sửa chữa phương tiện thủy

 Trong những năm tới, nghành công nghiệp tàu thủy Việt Nam sẽ đảm nhận nhu cầu sửa chữa hầu hết các tàu trong nước và một số tàu biển nước ngoài hoạt động tại vùng biển Việt Nam. Căn cứ định hướng phát triển đội tàu Việt Nam, dự kiến số lượng tàu nước ngoài hoạt động tại vùng biển Việt Nam, dự báo nhu cầu sửa chữa như sau:

 

Bảng M. 2: Nhu cầu sửa chữa tàu trong giai đoạn từ 2010 - 2020

 

TT

Loại phương tiện

2001 – 2010

 ( lượt chiếc)

2011 – 2020

( lượt chiếc)

I

 

1

2

3

4

5

6

7

8

 

Tàu Việt Nam

Vận tải biển

Đến 1.000 DWT

1.000 -3000 DWT

3.000 – 5000 DWT

6.500 – 10.000DWT

10.001 – 15.000 DWT

15.001 – 20.000 DWT.

20.001 – 30.000 DWT

Đến 50.000 DWT

Tổng cộng DWT

 

 

703

495

270

290

325

190

185

90

2548

 

 

750

750

400

380

465

430

490

405

4025

II

 

1

 

2

 

3

 

4

 

- Các phương tiện tàu thủy nội địa đến 600 DWT

- Phương tiện thủy nội địa đến 600 DWT

- Tàu khách tàu du lịch trên 100 chỗ

- Tàu đánh bắt hải sản loại trên 100CV

- Tàu công trình

- Cộng

 

 

          13.107

 

4.380

 

7.500

 

2.050

27.037

 

 

32.000

 

10.280

 

17.500

 

5.270

65.055

III

1

2

Tàu nước ngoài

Đến 10.000 DWT

Trên 10.000 DWT

Cộng

 

250

350

600

 

420

580

1000

Tài liệu trích từ “Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới công nghiệp tàu thủy CNTT Việt Nam đến năm 2010” – Công ty tư vấn XDCT hàng hải.

1.3.3. Khái quát hệ thống các cơ sở phục vụ Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Năng lực và kết quả sản xuất của các nhà máy đóng – sửa chữa tàu thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Đến nay trên cả nước có khoảng 34 nhà máy và các cơ sở sửa chữa tàu, đóng mới tàu có trọng tải từ 500 DWT trở lên trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và một số nghành địa phương. Các nhà máy đóng và sửa chữa tàu có 100 ụ khô, ụ nổi, triền đà, gọi chung là ụ triền; được nêu trong bảng như sau:

Bảng M.3 : Phân loại ụ triền trong cả nước

TT

Phân loại phương tiện

(ụ triền)

Số lượng (chiếc)

Vị trí xây dựng

 

Loại <600 DWT

50

 

 

Loại 1.000 DWT

15

Nam Triệu, Hà Nội, Nam Hà, Cần Thơ, Cty ĐT và CNHH Sài Gòn

 

Loại 3.000 DWT

8

Hạ Long, Nam Triệu, Cần Thơ, Bến Kiền,Sài Gòn Shipyard.

 

 

Loại 6.000-8500 DWT

10

Bạch Đằng, Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, Shipmarin

 

Loại 10.000 – 70.000 DWT

15

Phà Rừng, Bạch Đằng, Công ty ĐT và CNHH hải Sài Gòn, Cty CNTT Sài GÒn, Nam Triệu, Hạ Long.

 

Loại > 100.000DWT

2

Liên doanh Huyndai - Vinashin

 

Bảng M. 4: Nhu cầu đóng mới trong giai đoạn từ 2010 – 2020

 

TT

Nội dung công việc

Loại tàu

Số lượng

(chiếc/năm)

I

1

2

II

1

2

Đóng mới tàu thủy

 

 

Sửa chữa tàu thủy

 

 

Dưới 10.000 DWT

10.000 – 100.000 DWT

 

Dưới 1.000 DWT

1.000 – 400.000 DWT

435

420

15

970

715

255

 

 

1.3.4. Mạng lưới các nhà máy đóng tàu thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

 

Hiện nay Việt Nam xác định hình thành ba cụm Công nghiệp đóng tàu qui mô lớn tại TP. Hồ Chí Minh – Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng – Dung Quất và Hải Phòng – Quảng Ninh. Tại Hải Phòng – Quảng Ninh ngay từ những năm của thập kỉ 60, 70 và 80 của thế kỷ này đã xây dựng được những nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu lớn như Bạch Đằng, Bến Phà, Phà Rừng, Hạ Long…Được cải tạo, mở rộng và bổ sung trang thiết bị cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề có thâm niên trong nghành, các nhà máy trên có khả năng đóng các loại tàu có trọng tải lớn, hiện đại, khu vực hoạt động không hạn chế, cho các công ty vận tải trong nước và nước ngoài.

Ở miền trung tại Dung Quất – Quãng Ngãi đang xây dựng nhà máy đóng tàu lớn, hiện đại, còn ở Khánh Hòa nhà máy Huyndai – Vinashin đã đi vào hoạt động cách đây vài năm. Đây là những nhà máy có khả năng đóng và sửa chữa những tàu có trọng tải đến 400.000 DWT.

Để bổ sung cho nhu cầu đóng mới và sửa chữa tàu biển trong khu vực Tổng Công ty CNTT Việt Nam đã có quyết định xây dựng nhà máy đóng tàu Cà mau.

 

1.4. Tổ chức thực hiện và xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy đóng tàu đặc dụng.

1.4.1. .Tổ chức thực hiện.

Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thủy và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT được thực hiện theo Nghị định 80/2006/NĐ – CP của chính phủ 

I.3. Mục tiêu đầu tư:

- Mục tiêu của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy là đóng sửa chữa tàu đến 20.000DWT, kèm theo dịch vụ chế tạo trang thiết bị tàu thuỷ, công nghệp phụ trợ cho nghành công nghiệp tàu thuỷ xử lý – gia công kim loại và chế tạo phân đoạn vỏ tàu.

- Mục tiêu đầu tư sẽ đảm bảo mức công suất năng lượng qui mô hợp lý; chất lượng sản phẩm đạt chuẩn trong nước và quốc tế, để cung cấp cho thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay, thay thế phần lớn cho việc sản xuất cục bộ tại chỗ; thuê đặt hàng gia công chế tạo hay nhập khẩu để góp phần tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm sau cùng của cá cơ sở trong nước, bảo vệ môi sinh môi trường, góp phần tăng năng lực khai thác vận tải hàng hoá đường thuỷ.

Trong tương lai mục tiêu của dự án sẽ hướng tới xuất khẩu sản phẩm CN sang các nước trong khu vực.

I.4. Quy mô đầu tư:

Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000 DWT được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 20ha, bao gồm các hạng mục nhà máy, khu công trình đảm bảo cho hoạt động của Nhà máy trong dịch vụ - sản xuất sau:

- Đóng và sửa tàu đến 20.000DWT.

- Dịch vụ trang thiết bị tàu thuỷ, công nghiệp, phụ trợ cho các nhà máy phía Nam: Từ việc xử lý bề mặt kim loại – gia công các dạng sắt thép – chế tạo phân đoạn vỏ tàu.

Các hạng mục công trình của nhà máy gồm:

-  Công trình thuỷ công như: Ụ tàu 20.000DWT, Đà tàu 15.000DWT, cầu tàu 20.000DWT, đường cần trục…

- Khu sản xuất bao gồm các phân xưởng, bãi gia công lắp ráp…

- Khu quản lý gồm Nhà điều hành sản xuất, văn phòng, Nhà nghỉ nhà ăn công nhân, nhà xe…

- Các công trình phụ trợ khác như đường nội bộ, tường rào…

- Hệ thống năng lượng như hệ thống điện, cấp thoát nước, khí nén…

 

I.5. Công suất nhà máy

Giai đoạn I:

- Cho đến tàu 15.000DWT:

Sửa chữa cho đến tàu 15.000T:

- Bảo dưỡng và tiểu tu vỏ - TTB, máy móc:         6 – 8 lượt chiếc/năm.

- Tiểu tu đến trung tu vỏ - TTB, máy móc:           2 – 3 lượt chiếc/năm.

- Trung tu vỏ và đại tu TTB, máy móc:                 0 lượt chiếc/năm.

Đóng tàu đến 15.000T với thời gian và số lượng:

Trong 3 năm đầu tiên: 2 chiếc/năm.

Trong các năm tiếp theo: 4 chiếc/năm.

   Dịch vụ sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ: (được thực hiện trong giai đoạn 2)

-  Dịch vụ sản xuất công nghiệp đó là các sản phẩm trang thiết bị tàu thuỷ, gia công các dạng sắt thép; chế tạo phân đoạn vỏ tàu; sản xuất kết cấu kim loại phục vụ các công nghiệp khác. Nhà máy sẽ thực hiện xử lý gia công chế tạo trên cơ sở nhu cầu của khách hàng hay cung cấp một phần hoặc toàn bộ sản phẩm theo đơn đặt hàng một cách rộng rãi.

- Công suất lý thuyết: Nhà máy hoạt động ở mức tối đa 24giờ/ngày và 365 ngày/năm.

CSLT = 40,5 tấn x 365 = 350.400 tấn/năm.

- Công suất thiết kế: Trong điều kiện sản xuất bình thường, năng lượng, nguyên liệu cung cấp đầy đủ, dự kiến nhà máy tổ chức làm việc một ca 7 – 8 giờ, một tháng 20 ngày sản xuất và bảo trì máy móc – vệ sinh nhà xưởng, một năm 10 tháng làm việc, ta có công suất thiết kế như sau:

CSTK = 40,5 tấn x7x20x10x0.6 = 33.600 tấn. Tính tròn 35.000 tấn/năm.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy đóng tàu đặc dụng, Dự án"Đầu tư xây dựng công trình Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT, 

Xem thêm tin tức dự án đóng tàu Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy đóng tàu đặc dụng, Dự án"Đầu tư xây dựng công trình Nhà máy đóng tàu đặc chủng, sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ và cầu tàu trọng tải đến 20.000DWT,

GỌI NGAY - 0903649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha