DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN HUYỆN THANH THỦY

Lập dự án đầu tư xây dựng bệnh viện huyện Thanh Thủy theo hình thức đối tác công tư phân chia lợi nhuận.

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN HUYỆN THANH THỦY

  • Mã SP:DADT BV TT
  • Giá gốc:55,000,000 vnđ
  • Giá bán:50,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện huyện Thanh Thủy

Tình hình liên quan tới lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện.

Việc thực hiện khám chữa bệnh trên địa bàn chủ yếu do Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy thực hiện, đa số các trạm y tế, phòng khám đa khoa chỉ đáp ứng việc sơ cấp cứu ban đầu. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội công tác chăm sóc sức khoẻ ngày càng được Đảng, Nhà nước và Nhân dân quan tâm, nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khoẻ ngày càng cao. Với 250 giường bệnh tại Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy, Trung tâm luôn trong tình trạng quá tải với công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức từ 130-150%, người bệnh điến điều trị phải nằm ghép. Hơn nữa, đến nay Trung tâm chưa có đủ điều kiện về nguồn lực để tập trung ưu tiên đầu tư toàn diện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo đội ngũ thầy thuốc các lĩnh vực chuyên sâu. Do đó một số lĩnh vực chuyên ngành như tim mạch, ngoại chấn thương, phụ khoa, ngoại cột sống … chưa có điều kiện phát triển, nhiều phương pháp chẩn đoán, điều trị nằm trong danh mục kỹ thuật thuộc phân tuyến kỹ thuật của Trung tâm chưa được triển khai áp dụng, dẫn đến khoảng 6.000 bệnh nhân phải chuyển tuyến hàng năm, gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên và tăng gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cho người dân, đặc biệt những hộ nghèo, cận nghèo.

Thực trạng Nguồn lực Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy

Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy được thành lập trên cơ sở sáp nhập 02 đơn vị là Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Thủy và Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy theo Quyết định số 2068/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ; Trung tâm được xếp hạng bệnh viện hạng III năm 2014. 

II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN HUYỆN THANH THỦY
1. Bối cảnh dự án
1.1. Căn cứ pháp lý của dự án
1.1.1. Căn cứ pháp lý về đầu tư dự án
- Luật xây dựng 2014 số 50/2014/QH13  ngày 01 tháng 1 năm 2015;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014;
- Nghị quyết 05-2005/NQ-CP  ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ Về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao;
- Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế , văn hóa, thể thao, môi trường;
- Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước;
- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;
- Nghị định 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ về đầu tư theo hình thức công tư.
- Nghị Quyết số 93/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế.
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Nghị định số: 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
1.1.2. Tính pháp lý liên quan đến công tác xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi
- Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3409/QĐ-UBND ngày 24/11/2008; được điều chỉnh, bổ sung tại các Quyết định số 3278/QĐ-UBND ngày 18/10/2010 và Quyết định số 1502/QĐ-UBND ngày 12/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Nghị Quyết số 34/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc quy định một số chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành quy định một số chính sách phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Văn bản số 1304/UBND-VX3 ngày 08/4/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai thủ tục đầu tư các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập thuộc Sở Y tế và giao chỉ tiêu giường bệnh xã hội hoá;
- Văn bản số 5196/UBND-KGVX ngày 14/11/2016 của UBND tỉnh về việc thủ tục đầu tư các cơ sở y tế công lập thuộc Sở Y tế. 
1.1.3. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng
Việc thực hiện dự án “Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện huyện Thanh Thủy mở rộng giai đoạn I ” đó phải tuẩn thủ các quy định pháp lý sau:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió 
- TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;
- TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
- TCVN 6160– 996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
- TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
- TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
- TCXD 33-1985 : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5576-1991:    Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- 11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
- TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;
- TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;
- TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
- TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
- EVN  : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).
- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;
- TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
- TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
- TCVN  4513-1998 : Cấp nước trong nhà;
- TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
- TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;
- TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;
- TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;
1.1.4. Tính pháp lý liên quan đến giám sát và đánh giá
Giám sát kỹ thuật chuyên ngành:
Các quy định có liên quan đến giám sát kỹ thuật chuyên ngành trong Luật xây dựng.
Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.


1.2. Tình hình kinh tế-xã hội ở Việt Nam
 Thực trạng kinh tế Việt Nam trong năm 2016
Năm 2016, năm đầu cả nước thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu và thu ngân sách Nhà nước. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ dấu hiệu khởi sắc của năm 2015, kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu. Rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc, tình trạng hạn hán tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, bão lũ và sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống nhân dân.Tăng trưởng kinh tế.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016. Đồng thời, ban hành hàng loạt các Nghị quyết để chỉ đạo, giải quyết những vấn đề cấp bách, khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái như: Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016; các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Với những đổi mới mạnh mẽ và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế - xã hội nước ta năm 2016 đã vượt qua khó khăn, thách thức. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực như sau:
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây[1], đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64% của năm trước, đóng góp 2,59 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,98%, đóng góp 2,67 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 6,11%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp với quy mô trong khu vực lớn nhất (khoảng 75%) chỉ tăng thấp ở mức 0,72%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm nay gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất lợi của thời tiết, rét đậm, rét hại đầu năm tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; liên tục những đợt lũ trong các tháng cuối năm tại các tỉnh miền Trung và sự cố môi trường biển xảy ra cuối tháng Tư tại vùng biển các tỉnh Bắc Trung Bộ đã gây ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất của khu vực này.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,06% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao 11,90%, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 1,83 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng năm nay giảm tới 4,00%, đã làm giảm 0,33 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung, đây là mức giảm sâu nhất từ năm 2011 trở lại đây[2]. Nguyên nhân chủ yếu do giá dầu thế giới giảm khiến lượng dầu thô khai thác giảm hơn 1,67 triệu tấn so với năm trước; sản lượng khai thác than cũng chỉ đạt 39,6 triệu tấn, giảm 1,26 triệu tấn. Xu hướng ngành công nghiệp chuyển dịch sang lĩnh vực chế biến, chế tạo, giảm sự phụ thuộc vào ngành khai khoáng là điều cần thiết vì Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hơn. Ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 10,00%, đóng góp 0,60 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 8,28% so với năm 2015, đóng góp 0,77 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,79%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 4,00%, cao hơn mức tăng 2,96% của năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống năm nay có mức tăng trưởng khá cao 6,70% so với mức tăng 2,29% của năm 2015, đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. 

Xem thêm tin tức dự án đầu tư

GỌI NGAY - 0903649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha