Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt

Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt

Ngày đăng: 29-09-2022

584 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I. SỰ CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN 1

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ 5

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 7

I. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM 7

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA TRUNG TÂM TỪ NAY ĐẾN 2025 17

III. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 18

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN 20

I. TÊN DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ 20

II. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ 20

III. QUY MÔ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 21

IV. TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ 53

V. THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN 63

VI. SẢN PHẨM DỰ KIẾN CỦA DỰ ÁN 64

VII. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 64

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰÁN 70

I. GIẢI PHÁP BỐ TRÍ MẶT BẰNG 70

II. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO 70

III. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC 70

IV. GIẢI PHÁP VỀ LẮP ĐẶT TRANG THIẾT BỊ, MÁY MÓC 70

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 71

I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 71

II. Y TẾ VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 72

III. KẾT LUẬN 72

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

I. KẾT LUẬN 73

II. KIẾN NGHỊ 73

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. SỰ CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định chủ trương Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN), giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao… Trong đó, định hướng phát triển Trung tâm KH&CN là “Phát triển KH&CN của tỉnh theo cơ chế thị trường, hình thành khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung, khu công nghệ cao và các tổ chức nghiên cứu đủ sức giải quyết các nhiệm vụ KH&CN của vùng và quốc gia, trở thành trung tâm lớn của cả nước về KH&CN”. Điều này thực sự là một thuận lợi lớn trong định hướng phát triển KH&CN trong giai đoạn tới.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XIV), Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 09 tháng 8 năm 2021 về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết mới đã xác định mục tiêu tổng quát là phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đưa KH&CN thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về KH&CN gắn với trung tâm giáo dục - đào tạo và y tế chuyên sâu. Một số nhiệm vụ và giải pháp mà Tỉnh ủy đề ra là: Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KH&CN như: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ; Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học; Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung… Đầu tư các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia đủ khả năng kiểm định chất lượng tất cả các loại hàng hóa,…

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn về khoa học và công nghệ của cả nước giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; chú trọng phát huy, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ, trong đó “Tập trung nguồn lực xây dựng, hoàn thiện sớm đưa vào hoạt động có hiệu quả các thiết chế: Khu công nghệ thông tin tập trung, Khu Y tế công nghệ cao, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Khu nuôi trồng thủy sản thâm canh công nghệ cao, Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh; Đầu tư nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh (ưu tiên các dự án “Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ”, dự án “Tăng cường trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, sản xuất và phát triển dược liệu”),…”

Để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm KH&CN có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển KT-XH của tỉnh, cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN, ứng dụng công nghệ cao; tập trung nâng cao năng lực của các tổ chức, cá nhân trong việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế...

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều Tổ chức trên thế giới như WTO, ASEAN,… tham gia vào nhiều Hiệp định như FTA, EVFTA, TPP,… Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng có nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nước và doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của việc áp dụng các hệ thống quản lý và các công cụ quản lý tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu các rào cản kỹ thuật trong thương mại khi mở rộng thị trường tiêu thụ ra thế giới.

Tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện có trên 8.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có trên 80 doanh nghiệp lớn, còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một kết quả khảo sát nhu cầu áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến gần đây cho thấy: có 150/720 doanh nghiệp có áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (chiếm tỷ lệ 20%). Đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã chưa tập trung vào việc áp dụng các hệ thống quản lý về chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo hướng VietGAP, hữu cơ.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ giúp tạo ra các sản phẩm nông nghiệp bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng và truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm; tạo sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý. Ðặc biệt, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ tiết kiệm được chi phí do sử dụng các nguồn vật tư đầu vào, quản lý sản xuất hiệu quả hơn thông qua đánh giá nội bộ và cải tiến các điểm chưa phù hợp trong hệ thống quản lý. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tạo uy tín, thương hiệu sản phẩm nông sản, từ đó nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường nông sản; giá bán sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP thường cao hơn so với sản phẩm canh tác thông thường từ 10-30%. Từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Ở nhiều địa phương, việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch đang được các doanh nghiệp quan tâm... Ðến nay, các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường (như VietGAP, Global GAP...) đang được nhân rộng. Qua thống kê, cả nước hiện có gần 120 nghìn ha được chứng nhận VietGAP, hữu cơ. Riêng năm 2019, diện tích được chứng nhận VietGAP, hữu cơ gần 40 nghìn ha, trong đó 22 nghìn ha cây ăn quả; gần sáu nghìn ha rau; hơn năm nghìn ha lúa; năm nghìn ha chè; 101 ha cà-phê...

Theo báo cáo kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 của tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã kịp thời khống chế dịch và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng trong trạng thái bình thường mới. Tổng sản phẩm trong tỉnh - GRDP ước đạt 15.581,26 tỷ đồng, bằng 45,34% so kế hoạch, tăng 5,64% so với cùng kỳ (cả nước dự báo tăng 5,8%); đạt ở mức khá so với các tỉnh/thành trong vùng duyên hải miền Trung. Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng 12,64%; tốc độ tăng trưởng 4,66%  (cao hơn mức tăng cùng kỳ 0,6%). Sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hướng VietGAP, hữu cơ tiếp tục phát triển với hơn 52.700 m2 nhà lưới; 490 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; 219 ha sản xuất theo hướng hữu cơ.

Thừa Thiên Huế hiện có nhiều mô hình sản xuất tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích sản xuất lúa VietGAP ở Phú Lương đã đạt 130 ha. Ngoài HTX Nông nghiệp Phú Lương, ở Thừa Thiên Huế đã có khoảng 3.000 ha lúa sản xuất theo mô hình VietGAP chất lượng cao, phần lớn tập trung ở hai huyện Phú Vang, Quảng Ðiền. Một nông sản khác cũng đang được thị trường tiêu thụ rất tốt, đó là cây đặc sản thanh trà ở phường Thủy Biều (TP Huế). Hiện nay, với tổng diện tích cây thanh trà ở phường Thủy Biều gần 300 ha, người trồng thu lãi hàng trăm triệu đồng/ha/vụ thanh trà. Nhiều mô hình trồng rau màu chuyên canh theo tiêu chuẩn VietGAP như Quảng Thọ (40 ha) (doanh thu trên 16 tỷ đồng/năm), rau Quảng Thành, huyện Quảng Điền (35 ha), hành lá Hương An, thị xã Hương Trà (17 ha), trồng rau trong nhà kính ở thành phố Huế… vì thế, đã cơ bản đáp ứng nguồn rau an toàn trên địa bàn cho nhu cầu tiêu dùng của người dân và các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch.

Hiện nay các địa phương trong tỉnh đã nhân rộng nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng được 26 nhà lưới với tổng diện tích khoảng 20.000 m2; các mô hình ứng dụng theo tiêu chuẩn VietGAP tiếp tục phát triển, mở rộng tại các địa phương với diện tích lúa hơn 1.096 ha và 103 ha các loại rau (rau má, cải, xà lách, rau thơm,...). Nhân rộng mô hình sản xuất lúa theo quy trình VietGAP cho 353,3 ha; 21,6 ha rau các loại. Một số hộ nông dân mạnh dạn đầu tư thành lập trang trại, nhà lưới sản xuất trồng trọt theo hướng công nghệ cao như trang trại trồng dưa lưới ở phường Thủy Biều (TP Huế) và rau thủy canh ở xã Phú Thượng (huyện Phú Vang),...

Tại huyện Phong Điền, tiềm năng về nông nghiệp cũng khá lớn. Nhằm thực hiện kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 19/4/2021 của UBND huyện Phong Điền về thực hiện đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện đã đề ra một số phương thức sản xuất như duy trì sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Phong Bình 200 ha (100 ha/vụ), đồng thời mở rộng sản xuất lúa VietGAP ở xã Phong Chương 100 ha (50 ha/vụ); tiếp tục duy trì phát triển sản xuất rau quả theo hướng VietGAP khoảng 4.000 ha trên toàn huyện. Phát triển các sản phẩm OCOP, đạt chứng nhận VietGAP như: Thanh Trà Phong Thu, Bưởi da xanh Phong Điền.

Việc sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Quảng Thọ được triển khai thực hiện từ nhiều năm nay. Quảng Thọ là địa phương có diện tích trồng rau má lớn nhất trên địa bàn tỉnh với khoảng 30 ha. Từ thành công của mô hình sản xuất rau má an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (1,6 ha), HTX sản xuất Quảng Thọ 2 mở rộng mô hình trồng rau má theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Quảng Thọ lên 30 ha, với 210 hộ tham gia. Đến nay, rau má tại Quảng Thọ đã được Công ty CP tư vấn chất lượng và đào tạo Tín Việt ở thành phố Đà Nẵng cấp chứng nhận VietGAP.

Nhìn chung, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp, nhưng khả năng thương mại hóa sản phẩm trồng trọt hiện nay chưa cao. Để thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, người dân gặp không ít khó khăn từ việc đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất, chọn giống, phân bón, nước tưới, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, quản lý chất thải, xử lý sản phẩm… Đây là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Tuy diện tích trồng trọt sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được nhân rộng nhưng sản phẩm được chứng nhận VietGAP vẫn còn hạn chế. Hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa có đơn vị nào được chỉ định, công nhận là tổ chức chứng nhận VietGAP. Một số tổ chức chứng nhận hiện nay mà các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hợp đồng phối hợp thực hiện là Công ty Cổ phần Tư vấn chất lượng và Đào tạo Tín Việt (Đà Nẵng), Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI (Đà Nẵng), Trung tâm Chứng nhận sản phẩm nông nghiệp sạch GreenCert (Đà Nẵng),... Mặt khác, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc triển khai chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm đáp ứng yêu cầu, cũng như đánh giá giám sát định kỳ hằng năm đối với các sản phẩm đã đạt chuẩn VietGAP gặp phải nhiều khó khăn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế hết sức chú trọng khuyến khích và mở rộng mô hình sản xuất theo tiểu chuẩn VietGAP. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo phương châm doanh nghiệp hóa các sản phẩm nông nghiệp gắn với liên kết hóa, xã hội hóa nguồn lực đầu tư nhằm tạo ra quy mô sản phẩm lớn, giá trị gia tăng cao. Thực hiện Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 18/02/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh, các đặc sản của Huế; triển khai xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế một cách thiết thực và hiệu quả. Đến nay, một số doanh nghiệp đã áp dụng tốt hệ thống quản lý trong hoạt động sản xuất của mình, như hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, tiêu chuẩn HACCP, tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ,…

Trước tình hình trên, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, là một đơn vị sự nghiệp có phòng thí nghiệm đã được công nhận VILAS 194 và VIMCERTS 128, nhận thấy cần thiết phải hình thành tổ chức chứng nhận VietGAP. Trung tâm đề xuất đầu tư dự án “Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ” nhằm chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm trồng trọt của doanh nghiệp thực hiện đúng theo tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao chất lượng các đặc sản Huế, phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Từ đây sẽ hỗ trợ hình thành sản phẩm mang tầm thương hiệu quốc gia và quốc tế.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Chương trình hành động số 69/CT-TU ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 9 tháng 8 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế khóa XVI về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 362/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ);

Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ);

Quyết định số 1676/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đổi tên và tổ chức lại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thành Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ;

Quyết định số 2365/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ;

Báo cáo số 866/BC-SKHCN ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế về giải pháp nâng cao vai trò hoạt động của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ;

Công văn số 1673/SKHCN-KHTC ngày 24 tháng 7 năm 2020 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc đề xuất danh mục dự án ưu tiên đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025.

 

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM VÀ DỰ ÁN

I. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM

Tên tổ chức: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế

Điện thoại: 02343.545090          Fax: 02343.3545091

Email: ttud.hue@gmail.com;                Website: skhcn.thuathienhue.gov.vn

Địa chỉ: 118 Nguyễn Văn Linh, phường An Hoà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lê Đình Hoài Vũ

Số tài khoản: 3713.0.1014405 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Tổ chức và nhân sự

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1676/QĐ UBND ngày 10 tháng 7 năm 2021 về việc đổi tên và tổ chức lại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thành Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ.

Hiện nay, Trung tâm tổng số viên chức và người lao động là: 28 người (22 nam, 06 nữ); Trong đó: có 9 biên chế, 02 hợp đồng 68 và 17 hợp đồng lao động. Trong đó, có 02 nhân sự với chuyên ngành sinh học, 06 nhân sự với chuyên ngành hóa học, các nhân sự đều đã được đào tạo về tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 (yêu cầu chung về năng lực của các phòng thử nghệm và hiệu chuẩn) và các khóa đào tạo về kỹ thuật lấy mẫu hiện trường và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm trên các đối tượng mẫu đất, nước, phân bón, không khí. Đáp ứng yêu cầu về nhân sự để xây dựng tổ chức chứng nhận VietGAP.

Trung tâm hiện có: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Trung tâm có 03 phòng chuyên môn: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Nghiên cứu Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ; Phòng Tư vấn, Dịch vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

Hàng năm, Trung tâm đã phối kết hợp với các chuyên gia từ các Viện, trường đại học, tổ chức KH&CN của Tỉnh để thực hiện các hoạt động chuyên môn. Nhân lực về KH&CN được huy động phục vụ cho hoạt động KH&CN trên địa bàn Tỉnh.

Bảng 1: Danh sách nhân sự dự kiến đào tạo

(Chuyên gia đánh giá và nhân viên thí nghiệm)

STT

Họ và tên

Chứng chỉ đào tạo chuyên môn

Chứng chỉ đào tạo hệ thống quản lý

Kinh nghiệm công tác

Hoàng Nhật Linh

Thạc sỹ Nông nghiệp

- Văn bản hóa hệ thống tài liệu về phòng thí nghiệm vi sinh theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

13 năm

Nguyễn Cửu Tố Quang

Thạc sỹ hóa học

- Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) - Ứng dụng phân tích kim loại trong thực phẩm và môi trường

- Quản lý chất lượng phòng thí nghiệm theo ISO/IEC 17025 và GLP

- Kiểm soát điều kiện môi trường làm việc, Quản lý thiết bị phân tích, Quản lý hóa chất thuốc thử, Thẩm định IQ-OQ-PQ, Liên kết chuẩn và thiết lập chất chuẩn làm việc

- Thẩm định lắp đặt (IQ), vận hành (OQ), hiệu năng (PQ)

- Hiệu chuẩn máy sắc ký lỏng hiệu năng cao và máy chuẩn độ điện thế

- Hiệu chuẩn các thiết bị phân tích

- Kỹ thuật phân tích bằng quang phổ UV-Vis

- Chuyển đổi phiên bản ISO/IEC 17025:2017

- Đánh giá nội bộ ISO/IEC 17025:2017

- Văn bản hóa hệ thống tài liệu về phòng thí nghiệm vi sinh theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

20 năm

Lê Thị Mỹ Hạnh

Thạc sỹ hóa học

- Chuyển đổi phiên bản ISO/IEC 17025:2017

- Đánh giá nội bộ ISO/IEC 17025:2017

- Văn bản hóa hệ thống tài liệu về phòng thí nghiệm vi sinh theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

6 năm

Nguyễn Hạnh Trinh

Thạc sỹ sinh học

- Chuyển đổi phiên bản ISO/IEC 17025:2017

- Đánh giá nội bộ ISO/IEC 17025:2017

- Phân tích vi sinh trong thực phẩm, nước và nước thải

- Văn bản hóa hệ thống tài liệu về phòng thí nghiệm vi sinh theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

- Kỹ thuật pha chế, bảo quản, đánh giá hiệu năng môi trường nuôi cấy; Kỹ thuật bảo quản, kiểm soát và sử dụng chủng chuẩn vi sinh vật; Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp vi sinh.

7 năm

Dương Thị Thùy Châu

Cử nhân sinh học

- Phân tích vi sinh trong thực phẩm, nước và nước thải

- Thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng phân bón

- Kỹ năng cán bộ quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật phòng thí nghiệm

- Chuyển đổi phiên bản ISO/IEC 17025:2017

- Đánh giá nội bộ ISO/IEC 17025:2017

- Văn bản hóa hệ thống tài liệu về phòng thí nghiệm vi sinh theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

- Kỹ thuật pha chế, bảo quản, đánh giá hiệu năng môi trường nuôi cấy; Kỹ thuật bảo quản, kiểm soát và sử dụng chủng chuẩn vi sinh vật; Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp vi sinh.

10 năm

Trịnh Ngọc Minh

Cử nhân vật lý

- Quản lý chất lượng phòng thí nghiệm theo ISO/IEC 17025:2005

- Kỹ năng cán bộ quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật phòng thí nghiệm.

- Nâng cao kỹ năng kiểm nghiệm viên trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm nghiệm.

- Kỹ thuật lấy mẫu trong phân tích môi trường không khí và nước.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ quan trắc môi trường

- Chuyển đổi phiên bản ISO/IEC 17025:2017

- Đánh giá nội bộ ISO/IEC 17025:2017

- Văn bản hóa hệ thống tài liệu về phòng thí nghiệm vi sinh theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.

- Đảm bảo giá trị sử dụng kết quả thử nghiệm

11 năm

Nguyễn Cẩm Vân

Cử nhân hóa học

- Chuyển đổi phiên bản ISO/IEC 17025:2017

- Đánh giá nội bộ ISO/IEC 17025:2017

- Văn bản hóa hệ thống tài liệu về phòng thí nghiệm vi sinh theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

- Đảm bảo giá trị sử dụng kết quả thử nghiệm

6 năm

Nguyễn Võ Kim Ngân

Cử nhân hóa học

- Chuyển đổi phiên bản ISO/IEC 17025:2017

- Đánh giá nội bộ ISO/IEC 17025:2017

- Văn bản hóa hệ thống tài liệu về phòng thí nghiệm vi sinh theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

- Kỹ thuật pha chế, bảo quản, đánh giá hiệu năng môi trường nuôi cấy; Kỹ thuật bảo quản, kiểm soát và sử dụng chủng chuẩn vi sinh vật; Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp vi sinh

6 năm

Nguyễn Văn Duật

Cử nhân hóa học

- Kỹ thuật lấy mẫu trong phân tích môi trường không khí, nước và đất

- Người lấy mẫu phân bón

- Bồi dưỡng nghiệp vụ quan trắc môi trường

- Chuyển đổi phiên bản ISO/IEC 17025:2017.

- Đánh giá nội bộ ISO/IEC 17025:2017.

- Văn bản hóa hệ thống tài liệu về phòng thí nghiệm vi sinh theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

6 năm

10 

Hồ Ngọc Hưng

Cử nhân hóa học

- Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) - Ứng dụng phân tích kim loại trong thực phẩm và môi trường

- Chuyển đổi phiên bản ISO/IEC 17025:2017

- Đánh giá nội bộ ISO/IEC 17025:2017

- Văn bản hóa hệ thống tài liệu về phòng thí nghiệm vi sinh theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

6 năm

2. Cơ sở vật chất

2.1. Trụ sở

Trung tâm đã được quan tâm của lãnh đạo các cấp đầu tư trụ sở làm việc hoàn chỉnh tại 118 đường Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa, thành phố Huế theo Quyết định số 1300/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt dự án đầu tư: Nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế (diện tích trụ sở 1.609 m2, gồm tòa nhà văn phòng 5 tầng, tòa nhà kỹ thuật 4 tầng với tổng diện tích sàn là: 2.100m2, số tiền xây dựng 12.110.149.000 đồng).

2.2. Máy móc, thiết bị, phòng thí nghiệm

Tài sản, thiết bị (máy phân tích, máy móc chuyên dùng, xe bán tải,…). Đã bố trí các tài sản cần thiết phục vụ cho các hoạt động của Trung tâm (số lượng 78, số tiền 9.357.493.000 đồng).

Phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm được bố trí tại khu vực tầng 3 và tầng 4 tòa nhà kỹ thuật, hiện đã được công nhận đạt chuẩn Vilas 194 và Vimcert 128, đã áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017, danh mục phép thử được công nhận trên 50 chỉ tiêu thuộc các đối tượng mẫu đất, nước, phân bón, không khí. Trang thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích tại phòng thí nghiệm được đầu tư qua nhiều năm và dự án nâng cao năng lực Trung tâm vào năm 2015, với số lượng là 32 thiết bị chính và nhiều thiết bị phụ trợ khác, tổng kinh phí đầu tư gần 8 tỷ đồng.

Dựa vào chức năng, đặc tính kỹ thuật của mỗi thiết bị, phòng thí nghiệm cơ bản đáp ứng một phần yêu cầu về kiểm tra chất lượng sản phẩm trồng trọt phục vụ cho việc đăng ký tổ chức chứng nhận VietGAP.

Bảng 2: Danh sách trang thiết bị đã có ở Trung tâm

TT

Tên thiết bị

Số lượng

Mục đích sử dụng

TB quang phổ hấp thụ nguyên tử

Model: Zeenit 700p
Hãng/nước sx: Analytik Jena /Đức

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa.

Phân tích chỉ tiêu kim loại: Hg, As, Cd, Pb, Cu, Zn, Ni, Cr

TB quang phổ hấp thụ phân tử

Model: UVD 3200

Hãng/nước sx: Labomed/ Mỹ

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa 

Phân tích chỉ tiêu: nitrit, nitrat, photphat, sắt,…

TB quang phổ hấp thụ phân tử
Model: UV 1240
Hãng/nước sx: Shimadzu/ Nhật

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa 

Phân tích chỉ tiêu: nitrit, nitrat, photphat, sắt,…

TB chưng cất đạm
Model: UDK 149
Hãng/nước sx: Velp/ Ý

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa 

Phân tích chỉ tiêu: amoni, nitơ

 

Máy phá mẫu COD

Model: AL32/ET108

Hãng/nước sx: Đức

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa

Xử lý mẫu, phân tích COD

Tủ ủ BOD
Model: AL 185-4
Hãng/nước sx: Đức

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa

Xử lý mẫu, phân tích BOD5

TB đo pH (để bàn)
Model: HI8424
Hãng/nước sx: Hanna/ Ý

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Phân tích chỉ tiêu pH

TB đo chất lượng nước
Model: WQC-24
Hãng/nước sx: TOA DKK /Nhật

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Đo chất lượng nước: pH, DO, TDS, độ đục, độ mặn, độ dẫn điện.

Tủ ấm
Model: Wig-50
Hãng/nước sx: Daihan/Hàn Quốc

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Xử lý mẫu

10 

Tủ ấm
Model: IN55
Hãng/nước sx: Memmert/ Đức

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Xử lý mẫu

11 

Tủ sấy
Model: ON-11E
Hãng/nước sx: Jeiotech/ Hàn Quốc

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Xử lý mẫu

12 

Lò nung
Model: B180/L9111
Hãng/nước sx: Nabertherm/ Đức

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Xử lý mẫu

13 

Máy đo nhiệt độ + sensor
Model: TK110
Hãng/nước sx: KIMO / Pháp

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Kiểm tra nhiệt độ đối với các thiết bị phát nhiệt

14 

Cân phân tích
Model: XB-220A
Hãng/nước sx: Precisa/ Thụy Sỹ

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Cân khối lượng

15 

Cân phân tích
Model: AUX-220
Hãng/nước sx: Shimadzu/ Nhật

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Cân khối lượng

16 

Cân kỹ thuật
Model: BL-2200H
Hãng/nước sx: Shimadzu/ Nhật

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Cân khối lượng

17 

Cân kỹ thuật
Model: BL-320S
Hãng/nước sx: Shimadzu/ Nhật

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Cân khối lượng

18 

Máy phá mẫu
Model: DK6
Hãng/nước sx: Velp / Ý

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa

Xử lý mẫu, phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong nước, đất, phân bón

19 

Máy cất nước 1 lần
Model: W4000

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Cất nước

20 

Máy cất nước 2 lần
Model: Aquatron A4000D
Hãng/nước sx: Bibby/ Anh

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Cất nước

21 

Máy khuấy từ
Model: MSH-20D
Hãng/nước sx: Daihan / Hàn Quốc

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Xử lý mẫu

22 

Bếp cách thủy
Model: WNB 14
Hãng/nước sx: Memmert/ Đức

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Xử lý mẫu

23 

Bể rửa siêu âm
Model: LC 60/H
Hãng/nước sx: Đức

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Xử lý mẫu

24 

Bể rửa siêu âm
Model: S60
Hãng/nước sx: Elma/ Đức

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Xử lý mẫu

25 

Tủ hút khí độc
Model: Unilab
Hãng/nước sx: Việt Nam

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Hút thải khí phòng thí nghiệm

26 

Kính hiển vi  

Model: MBL 2000

Hãng/nước sx: Kruss / Đức

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Đọc kết quả

27 

Nồi hấp khử trùng
Model: HVA-85
Hãng/nước sx: Hirayama / Nhật

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Hấp môi trường

28 

Tủ an toàn sinh học Class II
Model: SC2 4A1
Hãng/nước sx: Esco / Singapore

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Cấy mẫu, phân tích vi sinh

29 

TB đo nhiệt độ, độ ẩm, áp suất
Model: SD700
Hãng/nước sx: Extech / Mỹ

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Đo nhiệt độ, độ ẩm, áp suất

30 

Dụng cụ thu mẫu nước
Model: 3-1130-G42
Hãng/nước sx: Wildco/ Mỹ

01

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa, sinh

Thu mẫu nước theo phương ngang

31 

Thiết bị thu mẫu không khí xung quanh

Model: MP-Σ300NII
Hãng/nước sx: Sibata/Nhật

02

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa

Thu mẫu không khí xung quanh

32 

Thiết bị thu mẫu bụi

Model: HV500R
Hãng/nước sx: Sibata/Nhật

 

Sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa

Thu mẫu bụi không khí xung quanh

3. Tài chính

Hiện nay, nguồn kinh phí của Trung tâm chủ yếu từ: (1) nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng Sở giao; (2) nhiệm vụ KH&CN các cấp (các đề tài, dự án); (3) hoạt động tư vấn dịch vụ KHCN&MT và sản phẩm KH&CN.

Bảng 3: Tình hình tài chính của Trung tâm từ năm 2018 đến 2020

TT

Nội dung

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

Nguồn thu

6.832.966.843

7.811.948.811

7.733.000.000

Thu từ ngân sách nhà nước cấp

thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng

2.363.331.000

2.637.364.000

2.788.000.000

Thu từ ngân sách nhà nước cấp thực hiện chi không thường xuyên

75.000.000

195.000.000

90.000.000

Thu từ dịch vụ

(Hoạt động KH&CN và môi trường, KH&CN cấp huyện, sản xuất sản phẩm KH&CN) 

3.494.635.843

3.779.584.811

3.505.000.000

Nguồn thu từ dự án

900.000.000

1.200.000.000

1.350.000.000

II

Nguồn chi

6.832.966.843

7.811.948.811

7.733.000.000

Thu từ ngân sách nhà nước cấp

thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng

2.363.331.000

2.637.364.000

2.788.000.000

1.1

Chi thường xuyên do ngân sách hỗ trợ cho biên chế (lương, BHXH, BHYT,…)

1.120.000.000

1.200.000.000

1.350.000.000

1.2

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ

1.243.331.000

1.437.364.000

1.438.000.000

Thu từ ngân sách nhà nước cấp thực hiện chi không thường xuyên

75.000.000

195.000.000

90.000.000

2.1

Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được duyệt

75.000.000

195.000.000

90.000.000

2.2

Chi thực hiện chương trình đào tạo

0

0

0

2.3

Chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

0

0

0

2.4

Chi khác

0

0

0

Thu từ dịch vụ

(Hoạt động KH&CN và môi trường, KH&CN cấp huyện, sản xuất sản phẩm KH&CN) 

3.382.586.737

3.402.427.363

3.086.847.335

3.1

Chi thường xuyên cho hợp đồng lao động (lương, BHXH, BHYT,…)

1.121.000.000

943.000.000

808.000.000

3.2

Chi phí thực hiện hoạt động dịch vụ

2.261.586.737

2.459.427.363

2.278.847.335

Nguồn chi từ dự án

900.000.000

1.200.000.000

1.350.000.000

III

Chênh lệch thu chi

112.049.106

377.157.448

418.152.665

IV

Trích lập các quỹ sau khi nộp thuế TNDN

89.639.285

301.725.958

334.522.132

Dựa vào tình hình thu chi trong 3 năm 2018÷2020 cho thấy mức độ tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên trung bình là 46%, bao gồm: Kinh phí chi thường xuyên cho hợp đồng lao động, một phần điện, nước, xăng xe, công tác phí. Kinh phí ngân sách hỗ trợ chi không thường xuyên tập trung chủ yếu mua sắm, sửa chữa tài sản cố định; chưa thực hiện được các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

Trung tâm đã trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo đúng quy định. Kinh phí trích lập được chi vào các công việc như: sửa chữa nhỏ, đầu tư cho hoạt động đánh giá hệ thống phòng thí nghiệm,... Nhu cầu vốn đầu tư phát triển trong các năm tới đây của Trung tâm là cần được nhà nước bảo đảm chi đầu tư, đảm bảo là Trung tâm khoa học và công nghệ của vùng, cụ thể như sau:

+ Chi đầu tư đào tạo nguồn nhân lực.

+ Chi đầu tư phát triển tổ chức chứng nhận về các lĩnh vực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp.

+ Chi đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động chứng nhận sản phẩm, phân tích thử nghiệm trong lĩnh vực hóa sinh, công nghệ sinh học,...

4. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ

4.1. Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (TXTCN)

Hàng năm, căn cứ chức năng nhiệm vụ, Sở KH&CN phê duyệt và ký hợp đồng các nhiệm vụ TXTCN. Kết quả của hoạt động đã góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước của Sở KH&CN trong lĩnh vực ứng dụng KH&CN; đồng thời góp phần vào việc hỗ trợ chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thực hiện tốt nhiệm vụ được giao:

- Tổ chức các lớp tập huấn nhằm hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới phục vụ nuôi trồng, sản xuất; lựa chọn các quy trình, mô hình sản xuất có hiệu quả để chuyển giao và nhân rộng các kết quả của đề tài và dự án sản xuất thử nghiệm tại các huyện, thị xã của Tỉnh.

- Duy trì và phát triển khả năng phân tích của phòng thí nghiệm (PTN) đã được công nhận đạt tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 để phục vụ công tác phân tích, thử nghiệm, đánh giá chất lượng hàng hóa,…ở trên địa bàn.

4.2. Nhiệm vụ KH&CN các cấp

Song song với việc thực hiện các nhiệm vụ do Sở Khoa học và Công nghệ giao, hàng năm Trung tâm chủ động đề xuất các nhiệm vụ KH&CN từ cấp cơ sở đến trung ương (dự án các cấp); đồng thời tư vấn, hỗ trợ và phối hợp với các địa phương, tổ chức khác để triển khai các nhiệm vụ KH&CN phù hợp với năng lực chuyên môn của đơn vị.

Việc triển khai nhiệm vụ KH&CN các cấp đã thể hiện năng lực của Trung tâm trong việc nghiên cứu, ứng dụng triển khai. Kết quả của các nhiệm vụ đã góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, như đã xây dựng và được bảo hộ nhãn hiệu tập thể Dèng A Lưới, mây tre đan Bao La, bún O Sa; hay sắp tới là thương hiệu ruốc Huế, cá vẩu Cầu Hai, thịt bò vàng A Lưới,…

Thông qua các nhiệm vụ, hiện nay Trung tâm đã làm chủ được quy trình nhân giống bằng phương pháp nhân giống dạng dịch thể như (sò, mộc nhĩ, linh chi), phấn đấu nhân giống nấm rơm; quy trình sản xuất phân hữu cơ từ rác thải, bèo tây, rơm rạ; xây dựng, nhân rộng được nhiều quy trình, mô hình chăn nuôi, trồng trọt vào thực tiễn sản xuất đời sống.

4.3. Hoạt động tư vấn - dịch vụ

Trong thời gian qua, Trung tâm đã vận dụng tốt các trang thiết bị được đầu tư để hoạt động tư vấn, dịch vụ KH&CN và phân tích thử nghiệm theo nhu cầu của cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Duy trì và đảm bảo vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo quy định của PTN đạt chuẩn Vilas 194 và Vimcerts 128. Kết quả của hoạt động đã đem lại doanh thu khá ổn định (năm 2018: 3.494.635.843 đồng; năm 2019: 3.779.584.811 đồng; năm 2020 là 3.505.000.000 đồng) . Từ nguồn thu này, Trung tâm đã một phần tự chủ tài chính trong các hoạt động (chi trả lương cho các hợp đồng lao động, chi công tác đào tạo nghiệp vụ, nâng cấp các trang thiết bị,…)

Hiện nay đội ngũ người lao động và các trang thiết bị của Trung tâm có đủ năng lực để tư vấn, cung cấp các dịch vụ như:

- Tư vấn và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thuộc lĩnh vực chuyên môn;

- Phân tích thử nghiệm trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, khoa học công nghệ và môi trường.

- Tư vấn về bảo vệ môi trường: đánh giá tác động môi trường, tư vấn hệ thống xử lý chất thải.

(*) ĐÁNH GIÁ CHUNG

Nhìn chung, tổ chức bộ máy nhân sự của Trung tâm đã được sắp xếp, kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định. Với đội ngũ viên chức và người lao động được đào tạo cơ bản, nhiệt huyết trong công việc và mạng lưới cộng tác viên hùng hậu từ các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các đơn vị KH&CN trên địa bàn Tỉnh là lợi thế để Trung tâm tiếp tục phát triển.

Về cơ sở vật chất (nhà làm việc, trang thiết bị): được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ nên hiện nay cơ sở vật chất của Trung tâm cơ bản đáp ứng nhu cầu làm việc của người lao động và phục vụ cho công tác chuyên môn.

Về tài chính: từ các nguồn kinh phí (nhiệm vụ TXTCN, nhiệm vụ KH&CN, dịch vụ…) đã đảm bảo được các hoạt động của Trung tâm. Việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính được vận hành chặt chẽ, đúng quy trình, đảm bảo các quy định của nhà nước. Tiền công, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, công đoàn và các khoản đóng góp ngân sách đã được đảm bảo theo quy định. Trung tâm đã trích lập được một số quỹ theo quy định hiện hành.

Việc triển khai các nhiệm vụ TXTCN, nhiệm vụ KH&CN, tư vấn dịch vụ đã chứng tỏ bước đầu về vai trò, vị trí và năng lực của Trung tâm. Kết quả của hoạt động đã góp phần vào việc phục vụ công tác quản lý nhà nước của ngành KH&CN và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

I. TÊN DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên dự án: Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ.

Địa điểm thực hiện dự án: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (địa chỉ: 118 đường Nguyễn Văn Linh, phường An Hoà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Đơn vị chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Đơn vị đầu tư: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế

II. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

* Xây dựng Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt.

* Mục tiêu cụ thể như sau:

- Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn:

+ TCVN ISO/IEC 17065:2013 - Đánh giá sự phù hợp. Yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận sản p  hẩm, quá trình và dịch vụ

+ TCVN 11892-1:2017 - Thực hành nông nghiệp tốt. Phần 1: Trồng trọt.

+ TCVN ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng. Các yêu cầu chung

+ TCVN ISO 19011:2018 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý

- Đào tạo chuyên viên phân tích thử nghiệm mẫu các khóa vận hành, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị phân tích (sắc ký lỏng, sắc ký khí, quang phổ hấp thụ nguyên tử, quang phổ UV.Vis,…); các khóa đào tạo về lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu hóa lý sinh đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm mục đích quản lý đánh giá chất lượng sản phẩm; đánh giá chất lượng đất, giá thể, nước, không khí, vật tư đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…) phục vụ sản xuất, sơ chế các sản phẩm trồng trọt nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017 (thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), lĩnhvực trồng trọt);

- Xây dựng hồ sơ, tài liệu và áp dụng hệ thống quản lý tổ chức chứng nhận sản phẩm theo yêu cầu TCVN ISO/IEC 17065:2013 (yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ);

- Đăng ký công nhận Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt do Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp.

- Chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm trồng trọt của doanh nghiệp thực hiện đúng theo tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao chất lượng các đặc sản Huế, phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

III. QUY MÔ ĐẦU TƯ DỰ ÁN

* Diện tích đất trụ sở của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ là 1.690 m2 gồm tòa nhà văn phòng (5 tầng) và tòa nhà kỹ thuật (4 tầng) với tổng diện tích sàn là 2.100 m2. Trong đó khu vực tầng 3 là phòng thí nghiệm hóa, khu vực tầng 4 là phòng thí nghiệm vi sinh có tổng diện tích là 450 m2.

* Quy mô đầu tư:

- Tòa nhà văn phòng: Bố trí phòng tư vấn, chứng nhận sản phẩm cho các chuyên gia đánh giá công tác.

- Tầng 3 (tòa nhà kỹ thuật): Khu vực phòng thí nghiệm hóa bao gồm phòng phân tích thử nghiệm, phòng thiết bị, phòng hóa chất, phòng cân, phòng xử lý mẫu,… Sẽ bố trí các thiết bị phân tích như hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ ba tứ cực (GC/MS/MS), hệ thống sắc ký lỏng kết hợp bộ phản ứng sau cột (HPLC), thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, thiết bị quang phổ hấp thụ phân tích UV.Vis, thiết bị quang kế ngọn lửa, thiết bị chưng cất đạm và một số thiết bị khác.

- Tầng 4 (tòa nhà kỹ thuật): Khu vực phòng thí nghiệm vi sinh bao gồm phòng chuẩn bị môi trường, phòng hấp khử trùng, phòng nuôi cấy,... Bố trí thiết bị nồi hấp, tủ cấy, tủ ấm, tủ bảo quản chủng chuẩn vi sinh vật và một số thiết bị khác.

* Căn cứ xây dựng danh mục khóa đào tạo và trang thiết bị cần đầu tư:

Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;

TCVN 11892-1:2017 - Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). Phần 1: Trồng trọt.

Quy định điều kiện của tổ chức đăng ký kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm là:

- Có hệ thống quản lý chất lượng và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 (yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ).

- Có ít nhất 04 chuyên gia đánh giá chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên;

+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận sản phẩm tại cơ sở đào tạo có chức năng thực hiện;

+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ thuật chứng nhận sản phẩm chuyên ngành trồng trọt;

+ Có kinh nghiệm đánh giá ít nhất 20 ngày công đối với chương trình chứng nhận sản phẩm.

Từ các yêu cầu nêu trên, tổ chức đăng ký chứng nhận phải thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17065:2013 (yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ).

Chuyên gia đánh giá phải được đào tạo nhận thức chung và kỹ năng đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận sản phẩm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015, TCVN ISO 19011:2018, TCVN 11892-1:2017.

Thí nghiệm viên sử dụng các trang thiết bị phòng thí nghiệm phải được đào tạo nhận thức chung về tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 (yêu cầu chung về năng lực đối với các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn). Ngoài ra phải được đào tạo về vận hành, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phân tích hiện đại (như thiết bị sắc ký lỏng, thiết bị sắc ký khí,…), các khóa đào tạo về kỹ năng lấy mẫu nước, đất, phân bón, rau, củ, quả và một số khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng phân tích các chỉ tiêu hóa lý sinh nhằm đánh giá chất lượng đất, giá thể, nước, vật tư đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…) và chất lượng sản phẩm trồng trọt đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017.

Thực hành nông nghiệp tốt về VietGAP đối với lĩnh vực trồng trọt ngoài đánh giá hệ thống quản lý chất lượng cơ sở sản xuất, cần phải quản lý chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc (quy định tại mục 3.1.5 tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017) và quản lý chất lượng đất, giá thể, nước và vật tư đầu vào (quy định tại mục 3.2.2 tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017). Mẫu phải được lấy, đo đạc các thông số cơ bản tại cơ sở sản xuất và phân tích tại phòng thí nghiệm với các chỉ tiêu kim loại; hóa chất bảo vệ thực vật; một số chỉ tiêu hóa lý về chất lượng nước sinh hoạt, đất, phân bón nhằm kiểm soát quá trình sản xuất theo hướng VietGAP. Một số căn cứ để thực hiện như sau:

+ Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về quản lý phân bón;

+ Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm;

+ ISO/IEC 17025:2017 - Yêu cầu chung đối với các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.

+ QCVN 8-1:2011/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;

+ QCVN 8-2:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;

+ QCVN 8-3:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;

+ QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất;

+ QCVN 39:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước tưới tiêu;

+ QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;

+ QCVN 01-189:2019/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón;

- Đối với sản phẩm trồng trọt:

+ Theo quy định tại Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Y tế và quy chuẩn QCVN 8-1:2011/BYT, để đáp ứng yêu cầu của các phương pháp thử thực hiện phân tích các chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và độc tố vi nấm trong thực phẩm, cần trang bị thiết bị sắc ký lỏng ghép khối phổ ba tứ cực (LC/MS/MS), sắc ký khí khép khối phổ ba tứ cực (GC/MS/MS) và một số thiết bị, dụng cụ phụ trợ khác như bộ chiết dung môi pha lỏng-lỏng, bộ chiết dung môi pha rắn,...

+ Về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng thực hiện theo quy định của quy chuẩn QCVN 8-2:2011/BYT, các chỉ tiêu cần kiểm soát là Asen, Thủy ngân, Cadimi, Chì. Theo yêu cầu của các phương pháp thử được quy định tại quy chuẩn, thiết bị chủ yếu sử dụng để phân tích là thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) được trang bị các đèn cathode rỗng As, Hg, Cd, Pb.

+ Về giới hạn ô nhiễm vi sinh vật thực hiện theo quy định của quy chuẩn QCVN 8-3:2011/BYT, các chỉ tiêu cần kiểm soát là Salmonella, E.coli. Theo yêu cầu của các phương pháp thử được quy định tại quy chuẩn, thiết bị chủ yếu sử dụng trong quá  trình phân tích như nồi hấp, tủ ấm, tủ sấy tiệt trùng, tủ đông lạnh (bảo quản chủng chuẩn vi sinh), chủng chuẩn vi sinh vật và một số dụng cụ, hóa chất môi trường khác. Ngoài ra cần sửa chữa cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm vi sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 đối với lĩnh vực vi sinh.

- Đối với việc quản lý đất, giá thể, nước và vật tư đầu vào cho hoạt động sản xuất:

+ Về chất lượng đất, giá thể trồng trọt phải có giới hạn ô nhiễm về kim lại nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Theo phương pháp phân tích được quy định tại quy chuẩn, thiết bị dụng cụ cần thực hiện là thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), thiết bị phá mẫu bằng vi sóng, chén bạch kim,...

+ Về chất lượng nước tưới tiêu, các chỉ tiêu hóa lý vi sinh phải nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 39:2011/BTNMT. Chất lượng nước được sử dụng sau thu hoạch phải nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT. Trang thiết bị cần đầu tư để kiểm tra, đánh giá chất lượng nước gồm: thiết bị sắc ký lỏng ghép khối phổ ba tứ cực (LC/MS/MS), thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ ba tứ cực (GC/MS/MS), thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), thiết bị quang phổ hấp thụ phân tử (UV.Vis), thiết bị quang kế ngọn lửa và các thiết bị dụng phòng thí nghiệm vi sinh như tủ đông lạnh, chủng chuẩn vi sinh vật,…

+ Đối với phân bón phục vụ cho sản xuất trồng trọt phải được quản lý theo quy định tại Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về quản lý phân bón. Chất lượng phân bón phải được kiểm soát, giới hạn ô nhiễm kim loại phải nằm trong ngưỡng cho phép theo quy định tại quy chuẩn QCVN 01-189:2019/BNNPTNT. Trang thiết bị để sử dụng phân tích, kiểm tra chất lượng phân bón gồm: thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), thiết bị phá mẫu bằng vi sóng, thiết bị quang kế ngọn lửa và một số thiết bị khác cho phòng thí nghiệm vi sinh để xác định vi khuẩn Salmonella, E.coli.

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha