Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trại chăn nuôi

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trại chăn nuôi heo giống và heo thịt. Sản lượng: Khu 1: 1000 - 1200 con heo thịt/năm. Khu 2: 550 heo bố mẹ và 1000 heo con/năm. (Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, năm 2024)

Ngày đăng: 09-07-2025

4 lượt xem

MỤC LỤC.. i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.. vii

DANH SÁCH BẢNG.. viii

DANH SÁCH HÌNH.. x

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.. 1

1. Tên chủ cơ sở: Công ty CP XNK Nông sản Thực phẩm..1

2. Tên cơ sở: Trại chăn nuôi ... 1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: 3

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở. 3

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở. 4

3.3. Sản phẩm của cơ sở. 5

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: 5

4.1. Nhu cầu nguyên liệu, hóa chất 5

4.2. Nhu cầu nhiên liệu. 8

4.3. Nhu cầu sử dụng điện. 8

4.4. Nhu cầu sử dụng nước. 8

5. Đối với có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: 12

6. Các thông tin khác liên quan đến của cơ sở: 12

6.1. Tổng vốn đầu tư của cơ sở. 12

6.2. Vị trí địa lý của cơ sở. 12

6.3. Các hạng mục công trình của cơ sở. 15

Chương II  SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,  KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 29

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,  quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 29

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải môi trường: 30

2.1. Đối với môi trường nước. 30

2.1.1. Nước thải sinh hoạt 30

2.1.2. Nước thải chăn nuôi 31

2.2. Đối với môi trường không khí 33

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP  BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 35

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 35

1.1. Thu gom, thoát nước mưa. 35

1.2. Thu gom, thoát nước thải 36

1.2.1. Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt 36

1.2.1.1. Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt tại Khu 1. 36

1.2.1.2. Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt tại Khu 2. 37

1.2.2. Công trình thu gom, thoát nước thải chăn nuôi 39

1.2.2.1. Công trình thu gom và thoát nước thải chăn nuôi tại Khu 1. 39

1.2.2.2. Công trình thu gom và thoát nước thải chăn nuôi tại Khu 2. 44

1.2.3. Quy trình thu gom, thoát nước thải từ nhà ăn – Khu 2. 50

1.3. Xử lý nước thải 50

1.3.1. Nước thải sinh hoạt 50

1.3.2. Nước thải chăn nuôi 52

1.3.2.1. Chăn nuôi heo thịt – Khu 1. 52

1.3.2.2. Chăn nuôi heo bố mẹ và heo con – Khu 2. 60

1.3.3. Nước thải từ nhà ăn – Khu 2. 69

2. Công trình, biện pháp giảm thiểu mùi, bụi, khí thải: 70

2.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu mùi, bụi, khí thải 71

2.2. Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục. 71

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 71

3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 71

3.2. Chất thải rắn sản xuất 72

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 76

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 76

6. Phương pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: 77

6.1. Biện pháp phòng ngừa bệnh tật và vệ sinh môi trường. 77

6.2. Phòng ngừa sự cố hóa chất, chế phẩm, thuốc. 82

6.3. Phòng ngừa và ứng phó sự cố liên quan đến hệ thống làm mát 83

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: 83

7.1. Biện pháp giảm thiểu tác động sinh ra từ bãi nhập, xuất heo. 83

7.2. Biện pháp phòng chống an toàn lao động. 84

7.3. Biện pháp phòng cháy chữa cháy. 84

7.4. Biện pháp ứng phó sự cố đối với công trình xử lý bằng biogas. 85

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt: 85

8.3. Cập nhật hiện trạng chăn nuôi 100

8.4. Thay đổi máy móc, thiết bị sản xuất 100

8.5. Cập nhật chi tiết hóa chất sử dụng. 102

8.6. Thay đổi hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải 103

8.6. Thay đổi vị trí giám sát môi trường, biện pháp xử lý CTRSH so với hồ sơ môi trường được duyệt 106

9. Các thay đổi so với giấy phép môi trường đã cấp phép. 106

10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học. 106

Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 107

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở:

Công ty CP XNK Nông sản Thực phẩm...

- Địa chỉ văn phòng: .......Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: (Ông) .......; Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị.

- Điện thoại: .......

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần với mã số doanh nghiệp ... đăng ký thay đổi lần đầu ngày 01 tháng 04 năm 2011 và đăng ký thay đổi lần thứ 9, ngày 28 tháng 04 năm 2021 do phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp.

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của Chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm ... – Xí nghiệp Thức ăn chăn nuôi thủy sản với mã chi nhánh ... đăng ký lần đầu, ngày 27 tháng 11 năm 2008 và đăng ký thay lần thứ 7, ngày 21 tháng 05 năm 2021 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp.

- Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của Địa điểm kinh doanh – Chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm ..... – Xí nghiệp Thức ăn chăn nuôi thủy sản – Trại chăn nuôi với mã số địa điểm kinh doanh: ..., đăng ký lần đầu, ngày 20 tháng 10 năm 2021 thuộc Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp.

- Mã số thuế của doanh nghiệp:.......

2.Tên cơ sở:

Trại chăn nuôi

- Địa điểm cơ sở: ấp Trung Bình Tiến, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

- Quyết định số 64/QĐ-STNMT-MT ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường của Trại Chăn nuôi.

- Quyết định số 1228/QĐ-STNMT ngày 28/11/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh nội dung Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt theo Quyết định số 64/QĐ-STNMT-MT ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Giấy phép khai thác nước dưới đất số 314/GP-STNMT do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cấp ngày 19/04/2022 cho Trại chăn nuôi.

- Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 150/GP-STNMT do Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang cấp ngày 02/3/2022 cho Trại chăn nuôi (Khu 1 và khu 2).

- Quy mô của cơ sở:

+ Cơ sở đã đi vào hoạt động từ năm 1987 thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại Mức III số thứ tự 16 (chăn nuôi gia súc) cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đinh số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

+ Cơ sở thuộc nhóm II số thứ tự 1, mục I, Phụ lục IV ban hành kèm theo
Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

+ Cơ sở đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường của Trại Chăn nuôi tại Quyết định số 64/QĐ-STNMT-MT ngày 20/4/2010, đối chiếu với khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường ngày 01/01/2022 thì cơ sở thuộc đối tượng UBND cấp tỉnh cấp GPMT.

Vì vậy, cơ sở thuộc đối tượng thực hiện Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường theo mẫu Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường trình Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang xem xét vàcấp phép.

- Yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường: Cơ sở xả thải vào kênh Mười Cai và kênh Bốn Tổng thông qua 02 cửa xả, mục đích sử dụng nước áp dụng là cột B, QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (theo Quyết định số 2945/QĐ-UBND của UBND tỉnh An Giang ngày 05/12/2022 Phê duyệt khả năng chịu tải và giải pháp bảo vệ chất lượng nước các sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh An Giang) không sử dụng cho mục đích sinh hoạt, do đó không có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Chăn nuôi gia súc.

- Phân nhóm dự án đầu tư: Cơ sở có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm II.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Theo Điểm a Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, đơn vị vật nuôi của cơ sở như sau:

- Công suất thiết kế:

+ Khu 1: 2.000 con heo thịt, tương đương 320 đơn vị vật nuôi (đơn vị vật nuôi = 2.000 x 0,16).

+ Khu 2: 900 heo bố mẹ (trong đó có 20 heo đực), tương đương 364 đơn vị vật nuôi (đơn vị vật nuôi = {880 x 0,4} + {20 x 0,6}) và 2.000 heo con, tương đương 32 đơn vị vật nuôi (đơn vị vật nuôi = 2.000 x 0,016). Tổng số có 396 đơn vị vật nuôi.

Tổng số đơn vị vật nuôi của cơ sở theo công suất thiết kế (bao gồm khu 1 và khu 2) là 716 đơn vị vật nuôi.

- Công suất hoạt động thực tế:

+ Khu 1: 1.000 – 1.200 con heo thịt, tương đương 160 - 192 đơn vị vật nuôi (đơn vị vật nuôi = {1.000 x 0,16} - {1.200 x 0,16}).

+ Khu 2: 550 heo bố mẹ (trong đó có 15 heo đực), tương đương 223 đơn vị vật nuôi (đơn vị vật nuôi = {535 x 0,4} + {15 x 0,6}) và 1.000 heo con,
tương đương 16 đơn vị vật nuôi (đơn vị vật nuôi = 1.000 x 0,016). Tổng số có 239 đơn vị vật nuôi.

Tổng số đơn vị vật nuôi của cơ sở theo công suất hoạt động thực tế
(bao gồm khu 1 và khu 2) tương đương là 399 – 431 đơn vị vật nuôi.

Theo Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi thì cơ sở thuộc loại hình chăn nuôi trang trại với quy mô lớn.

Cơ sở đã đi vào hoạt động từ năm 1987 thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại Mức III số thứ tự 16 (chăn nuôi gia súc) cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đinh số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Công, nhân viên: 32 người.

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

- Loại hình hoạt động: Chăn nuôi gia súc.

- Quy trình chăn nuôi của Trại chăn nuôi được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình chăn nuôi

* Thuyết minh quy trình

- Khu 2: Heo bố mẹ sau khi lai giống, phối giống sẽ đẻ ra heo con; heo con sẽ được chăm sóc (khoảng 2 tháng). Heo con sau thời gian chăm sóc sẽ xuất chuồng và được chuyển qua khu 1 để cơ sở tiếp tục nuôi heo lấy thịt. Trong quá trình lai giống, phối giống và xuất chuồng sẽ phát sinh nước thải chăn nuôi, chất thải rắn (phân heo, xác heo chết), tiếng ồn, mùi hôi, các vỏ chai, kim tiêm,…
(chi tiết xem hình 1.1).

- Khu 1: Heo con sau thời gian chăm sóc (khoảng 4 tháng) sẽ xuất chuồng bán cho thương lái. Trong quá trình nuôi heo thịt sẽ phát sinh nước thải chăn nuôi, chất thải rắn (phân heo, xác heo chết), tiếng ồn, mùi hôi, các vỏ chai,
kim tiêm,…(chi tiết xem hình 1.1).

Tất cả nguồn phát sinh tại cơ sở từ quá trình hoạt động chăn nuôi có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, chủ cơ sở đều có biện pháp thu gom, xử lý hoặc giảm thiểu phù hợp với từng loại phát sinh và đảm bảo tất cả nguồn phát sinh đều được thu gom, xử lý hoặc giảm thiểu theo quy định (biện pháp thu gom, xử lý hoặc giảm thiểu được trình bày chi tiết, cụ thể tại Chương III của báo cáo).

3.3. Sản phẩm của cơ sở

- Sản phẩm: Heo giống và heo thịt.

- Sản lượng:

+ Khu 1: 1000 - 1200 con heo thịt/năm.

+ Khu 2: 550 heo bố mẹ và 1000 heo con/năm. (Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, năm 2024)

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

4.1. Nhu cầu nguyên liệu, hóa chất

Nhu cầu nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho trại chăn nuôi chủ yếu là thức ăn, thuốc phòng bệnh. Thức ăn là loại thức ăn được đóng gói sẵn, chỉ cần đổ cho ăn không cần pha chế phối trộn.

Nguyên liệu, hóa chất của cơ sở được trình bày cụ thể ở bảng sau:

Bảng 1.1. Tổng hợp nhu cầu nguyên liệu, hóa chất tại cơ sở

STT

Nguyên liệu, hóa chất

ĐVT

Số lượng

Nguồn cung cấp

1

Heo giống

Con/năm

1.750 con (gồm: bố mẹ 550 con và heo con 1.200 con)

Năm 2020 UBND tỉnh An Giang hỗ trợ 203 con heo gồm: 100 con heo cái hậu bị nhập từ CN - Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV - Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn - Xí nghiệp Chăn nuôi heo Phước Long; nhận 100 con cái và 3 con đực hậu bị từ Công ty TNHH Giống - Chăn nuôi Việt Thắng An Giang. Đến nay, cơ sở tự cung tự cấp (Trại chăn nuôi)

 

 

 

 

 

2

Thức ăn (thành phần gồm: Bắp, tấm, cám gạo, bánh dầu đậu nành, bột cá, DCP, men tiêu hóa, premix vitamin, khoáng chất,...)

Heo từ 7 kg – 10 kg (sử dụng thức ăn khoảng 0,8 kg/con/ngày)

Kg/
ngày

960

Nhà máy chế biến thức ăn gia súc – Công ty Afiex

Heo từ 31 kg – 60 kg (sử dụng thức ăn khoảng 1,7 kg/con/ngày)

2.040

Heo từ 61 kg – 100 kg (sử dụng thức ăn khoảng 2,2 kg/con/ngày)

3.850

3

Thuốc sát trùng, chế phẩm sinh học

3.1

Altacid

Lít/năm

120

Công ty TNHH MTV Thuốc thú y và Chế phẩm sinh học VEMEDIM

3.2

Biosept

Lít/năm

120

Công ty liên doanh Bio-Pharmachemie

4

Vitamin

4.1

Bio-Vitamin C 10%

Kg/năm

88

Công ty liên doanh Bio-Pharmachemie

4.2

Bio-Gluco K-C

Kg/năm

80

5

Vacxin và thuốc các loại

5.1

ASF (dịch tả heo Châu Phi)

 

 

Liều/năm

3.600

CN-Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Nông thôn (RTD)

5.2

Vacxin Tinguvac PRRS (50 ds)

4.800

Công ty TNHH Thương mại Thú y Tân Tuyến

5.3

Vacxin Coglapest (50 ds)

1.800

5.4

Vacxin Aftopor (25 ml)

2.400

Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương NAVETCO

5.5

Vacxin Ingelvac Mycoflex (50 ds)

4.800

Công ty TNHH Thương mại Thú y Tân Tuyến

(Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, năm 2024)

4.2. Nhu cầu nhiên liệu

Cơ sở sử dụng dầu DO dùng để chạy máy phát điện (máy phát điện chỉ sử dụng khi mất điện), nhiên liệu sử dụng khoảng 30 lít/tháng. (Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, năm 2024)

4.3. Nhu cầu sử dụng điện

Cơ sở sử dụng nguồn điện được sử dụng chủ yếu cho thắp sáng và chạy máy bơm nước phục vụ cho hoạt động chăn nuôi heo. Nguồn điện cung cấp cho trại chăn nuôi được lấy từ mạng lưới điện Quốc gia. Lượng điện cung cấp cho cơ sở của từng khu từ tháng 02 – tháng 04 năm 2024 (đính kèm hóa đơn phần phụ lục) cụ thể như sau:

Bảng 1.2. Tổng hợp sử dụng lượng điện trong tháng 2, 3 và 4 năm 2024

 

STT

 

Tháng, năm

Lượng điện tiêu thụ (kWh)

Khu 1

Khu 2

1

02/2024

2.764

16.410

2

3/2024

2.790

17.570

3

4/2024

3.186

17.910

(Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, năm 2024)

4.4. Nhu cầu sử dụng nước

Cơ sở sử dụng nước từ trạm cấp nước xã Vĩnh Trạch để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân và sát trùng. Ngoài ra, cơ sở sử dụng nước giếng (04 giếng) để sử dụng làm nước uống cho heo; vệ sinh chuồng trại, tắm heo và làm mát chuồng nuôi, cụ thể như sau:

* Khu 1: Chăn nuôi heo thịt

Cung cấp cho hoạt động sinh hoạt của công nhân và sát trùng: Theo hóa đơn tiền nước từ tháng 1/2024 đến tháng 02/2025, trung bình lượng nước sử dụng cao nhất công nhân là tháng 09/2024 khoảng 1,17 m3/ngày.

Bảng 1.3. Tổng hợp chỉ số nước sử dụng của Khu 1 năm 2024-2025

STT

Tháng/năm

Chỉ số nước tiêu thụ/tháng (m3)

Trung bình chỉ số tiêu thụ nước/ngày (m3)

Ghi chú

1

01/2024

14

0,47

 

2

02/2024

15

0,50

 

3

03/2024

19

0,63

 

4

04/2024

15

0,50

 

5

05/2024

19

0,63

 

6

06/2024

28

0,93

 

7

07/2024

21

0,70

 

8

08/2024

19

0,63

 

9

09/2024

35

1,17

 

10

10/2024

17

0,57

 

11

11/2024

16

0,53

 

12

12/2024

13

0,43

 

13

01/2025

15

0,5

 

14

02/2025

14

0,47

 

(Đính kèm hóa đơn tiền nước tại phần Phụ lục)

Cung cấp cho hoạt động chăn nuôi heo (nước uống cho heo và vệ sinh chuồng nuôi heo): Sử dụng nước giếng khoan theo Giấy phép Khai thác nước dưới đất số 314/GP-STNMT ngày 19/4/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường (01 giếng, số hiệu giếng VK1) với lưu lượng khai thác tối đa 25 m3/ngày đêm, độ sâu khai thác từ 205 – 220 m. Lượng nước sử dụng của cơ sở tại khu 1 trung bình ghi nhận ở Nhật ký khai thác khoảng 18,83 m3/ngày (tháng 4/2024), số liệu khai thác nước giếng hàng tháng và trung bình ngày được tính toán tại bảng sau:

Bảng 1.4. Tổng hợp lượng nước giếng sử dụng của Khu 1 năm 2024-2025

STT

Tháng/năm

Nhật ký khai thác số hiệu giếng VK1 (m3/tháng)

Trung bình lượng nước giếng khai thác/ngày (m3)

Ghi chú

1

01/2024

215

7,17

 

2

02/2024

202

6,73

 

3

03/2024

498

16,60

 

4

04/2024

565

18,83

 

5

05/2024

469

15,63

 

6

06/2024

221

7,37

 

7

07/2024

215

7,17

 

8

08/2024

209

6,97

 

9

09/2024

215

7,17

 

10

10/2024

118

3,93

 

11

11/2024

59

1,97

 

12

12/2024

74

2,47

 

13

01/2025

69

2,3

 

14

02/2025

139

4,63

 

(Đính kèm nhật ký khai thác nước giếng tại Phần Phụ lục)

Dựa trên số liệu sử dụng nước từ Trạm cấp nước và khai thác nước giếng, sử dụng số liệu sử dụng trung bình cao nhất làm cơ sở tính toán lượng nước sử dụng của Khu 1 như sau:

Lượng nước cấp từ Trạm cấp nước khoảng 1,17 m3/ngày; lượng nước khai thác từ giếng khoảng 18,83 m3/ngày, như vậy lượng nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và hoạt động chăn nuôi heo của Khu 1 là: 20 m3/ngày.

Lượng nước cho nhu cầu chữa cháy khoảng 50 m3. Trường hợp xảy ra cháy, nước chữa cháy được lấy từ áo chứa nước của trại chăn nuôi khu 1.

* Khu 2: Sản xuất heo bố mẹ và heo con

Cung cấp cho hoạt động sinh hoạt của công nhân và sát trùng: Theo hóa đơn tiền nước từ tháng 1/2024 đến tháng 02/2025, trung bình lượng nước sử dụng cao nhất công nhân là tháng 11/2024 khoảng 1,0 m3/ngày.

Bảng 1.5. Tổng hợp chỉ số điện sử dụng của Khu 2 năm 2024-2025

STT

Tháng/năm

Chỉ số nước tiêu thụ/tháng (m3)

Trung bình chỉ số tiêu thụ nước/ngày (m3)

Ghi chú

1

01/2024

19

0,63

 

2

02/2024

27

0,90

 

3

03/2024

21

0,70

 

4

04/2024

18

0,60

 

5

05/2024

29

0,97

 

6

06/2024

20

0,67

 

7

07/2024

25

0,83

 

8

08/2024

20

0,67

 

9

09/2024

29

0,97

 

10

10/2024

20

0,67

 

11

11/2024

30

1,00

 

12

12/2024

24

0,80

 

13

01/2025

28

0,93

 

14

02/2025

31

1,03

 

(Đính kèm hóa đơn tiền nước tại phần Phụ lục)

Cung cấp cho hoạt động chăn nuôi heo (nước uống cho heo và vệ sinh chuồng nuôi heo): Sử dụng nước giếng khoan theo Giấy phép Khai thác nước dưới đất số 314/GP-STNMT ngày 19/4/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường (03 giếng, số hiệu giếng VK2; VK3;VK4 với lưu lượng khai thác tối đa lần lượt là 35 m3/ngày đêm; 20 m3/ngày đêm và 40 m3/ngày đêm. Lượng nước sử dụng của cơ sở tại khu 2 cao nhất được ghi nhận ở Nhật ký khai thác khoảng 59,9 m3/ngày (tháng 4/2024), số liệu khai thác nước giếng hàng tháng và trung bình ngày được tính toán tại bảng sau:

Bảng 1.6. Tổng hợp lượng nước giếng sử dụng của Khu 1 năm 2024-2025

STT

Tháng/năm

Nhật ký khai thác số hiệu giếng (m3/tháng)

Trung bình lượng nước giếng của
Khu 2 khai thác/ngày (m3)

Ghi chú

VK2

VK3

VK4

Tổng Khu 2

1

01/2024

62

290

936

1.288

42,9

 

2

02/2024

58

226

957

1.241

41,4

 

3

03/2024

62

247

1.213

1.522

50,7

 

4

04/2024

60

546

1.190

1.796

59,9

 

5

05/2024

62

525

1.152

1.739

58,0

 

6

06/2024

60

324

925

1.309

43,6

 

7

07/2024

62

327

854

1.243

41,4

 

8

08/2024

62

333

647

1.042

34,7

 

9

09/2024

60

342

612

1.014

33,8

 

10

10/2024

62

389

647

1.098

36,6

 

11

11/2024

60

480

684

1.224

40,8

 

12

12/2024

62

556

612

1.230

41,0

 

13

01/2025

62

581

490

1.133

37,8

 

14

02/2025

56

519

336

911

30,4

 

(Đính kèm nhật ký khai thác nước giếng tại Phần Phụ lục)

Dựa trên số liệu sử dụng nước từ Trạm cấp nước và khai thác nước giếng, sử dụng số liệu sử dụng trung bình cao nhất làm cơ sở tính toán lượng nước sử dụng của Khu 2 như sau:

Lượng nước cấp từ Trạm cấp nước khoảng 1,0 m3/ngày; lượng nước khai thác từ giếng khoảng 59,9 m3/ngày, như vậy lượng nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và hoạt động chăn nuôi heo của Khu 1 là: 60,9 m3/ngày.

Lượng nước cho nhu cầu chữa cháy khoảng 50 m3. Trường hợp xảy ra cháy, nước chữa cháy được lấy từ ao chứa nước của trại chăn nuôi khu 2.

5. Đối với có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:

Cơ sở không thuộc loại hình này.

6. Các thông tin khác liên quan đến của cơ sở:

6.1. Tổng vốn đầu tư của cơ sở

- Tổng vốn đầu tư của cơ sở: 17.500.000.000 đồng, bao gồm:

+ Vốn góp để thực hiện đầu tư: 17.000.000.000 đồng.

+ Vốn góp để thực hiện đầu tư: 0 đồng.

- Vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường là:  500.000.000 đồng.

6.2. Vị trí địa lý của cơ sở

Trại chăn nuôi bao gồm 2 khu chăn nuôi, khu 1 cách khu 2 khoảng 800m, thuộc ấp Trung Bình Tiến, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Hình 1.2. Vị trí Trại chăn nuôi (Khu 1 và Khu 2)

* Khu 1: Chăn nuôi heo thịt

- Khu 1 của Trại chăn nuôi theo đường lộ nông thôn ra ĐT943 khoảng 350m, cách kênh nội đồng khoảng 25m về hướng Tây Nam nên thuận lợi cho việc xả nước thải của cơ sở, với các phía tiếp giáp như sau:

+ Hướng Bắc: Giáp đất ruộng.

+ Hướng Nam: Giáp lộ nông thôn.

+ Hướng Đông: Giáp đất ruộng.

+ Hướng Tây: Giáp lộ nông thôn.

- Tọa độ các điểm giới hạn của khu 1 được thể hiện cụ thể trong bảng và
hình sau:

Bảng 1.7. Tọa độ các điểm giới hạn khu 1

Vị trí

Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104o45’, múi chiếu 3o

X(m)

Y(m)

A

1141558

0563445

B

1141613

0563560

C

1141346

0563696

D

1141291

0563570

Hình 1.3. Vị trí địa lý khu 1

* Khu 2: Sản xuất heo bố mẹ và heo con

- Khu 2 của Trại chăn nuôi theo đường lộ nông thôn ra ĐT943 khoảng 1km, cách kênh Mười Cai khoảng 30m về hướng Tây Nam nên thuận lợi cho việc xả nước thải của cơ sở, với các phía tiếp giáp như sau:

+ Hướng Bắc: Giáp nhà dân và đất ruộng.

+ Hướng Nam: Giáp lộ nông thôn.

+ Hướng Đông: Giáp đất ruộng.

+ Hướng Tây: Giáp lộ nông thôn.

- Tọa độ các điểm giới hạn của khu 2 được thể hiện cụ thể trong bảng và
hình sau:

Bảng 1.8. Tọa độ các điểm giới hạn khu 2

Vị trí

Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104o45’, múi chiếu 3o

X(m)

Y(m)

E

1140628

0563860

F

1140693

0564052

G

1140926

0563956

H

1141052

0564243

I

1140798

0564362

J

1140703

0564152

K

1140697

0564055

L

1140659

0563867

Hình 1.4. Vị trí địa lý khu 2

6.3. Các hạng mục công trình của cơ sở

Tổng diện tích thực tế của trại chăn nuôi là 165.579,1 m2 (trong đó diện tích của khu 1 là 38.979,4 m2 và diện tích của khu 2 là 126.599,7 m2). Theo Quyết định số 984/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh An Giang và Quyết định số 64/QĐ-STNMT-MT ngày 20/4/2010 thì dãy chuồng A và B ở khu 1 không được thả nuôi do không đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 500 m đến nhà dân. Theo Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 (đính kèm Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 phần phụ lục) thì khoảng cách từ dãy chuồng A và B ở khu 1 chưa đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 400 m đến nhà dân. Do đó, chủ cơ sở không bố trí hoạt động chăn nuôi ở dãy chuồng A và dãy chuồng B ở khu 1 đảm bảo theo đúng quy định.

>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư kho cảng nội địa

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu - Khu phố 7, Phường Tân Định, TP.HCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha