Mục đích của Quy trình quản lý thi công xây dựng công trình khoan ngầm vượt sông là mô tả cụ thể trách nhiệm thực hiện công việc quản lý chất lượng vật tư, quản lý tài liệu, hồ sơ bản vẽ thi công, nghiệm thu thanh quyết toán, quản lý an toàn trên công trưởng, quản lý an toàn cho khu dân cư xung quanh
Ngày đăng: 17-07-2016
2,680 lượt xem
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------- ----------
THUYẾT MINH
QUY TRÌNH QUẢN LÝ THI CÔNG
ĐƠN VỊ DỰ THẦU:
LIÊN DANH NHÀ THẦU:
Hà nội - tháng 04 năm 2014
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ GÓI THẦU 3
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 3
I.2. Tổng quan dự án gói thầu 3
I.3. Địa điểm và quy mô gói thầu 3
I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 3
CHƯƠNG II: NÔI DUNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ THI CÔNG 5
II.1. Mục tiêu xây dựng quy trình 5
II.2. Phạm vi công việc và trách nhiệm của các bên. 5
a. Tổ chức điều hành thi công xây dựng công trình 6
b. Trao đổi và hội họp trong quá trình thi công. 6
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG 7
III.1. Các yêu cầu về quản lý chất lượng thi công 7
III.2. Các yêu cầu pháp luật đối với giám sát quản lý chất lượng xây dựng. 7
III.3. Tài liệu cơ bản cần biết khi giám sát chất lượng thi công xây dựng. 7
III.4. Quản lý chất lượng, khối lượng vật tư xây dựng. 7
III.5. Quy định về kiểm soát và bảo quản vật tư 9
CHƯƠNG V: QUẢN LÝ TÀI LIỆU, HỒ SƠ, BẢN VẼ HOÀN CÔNG, 16
V.1. Mục đích quản lý hồ sơ 16
V.2. Kiểm soát hồ sơ tài iệu 16
V.3. Kiểm soát sửa đổi 16
V.4. Lập kế hoạch và báo cáo tiến độ: 17
V.5. Quản lý hồ sơ - Công tác nghiệm thu 17
V.6. Quản lý hồ sơ - Công tác hoàn công 18
V.7. Lưu trữ dưới dạng giấy: 19
V.8. Hồ sơ dạng điện tử: 19
V.9. Bảo quản hồ sơ tài liệu: 20
V.10. Truy tìm hồ sơ 20
CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ AN TOÀN TRÊN CÔNG TRƯỜNG 21
Chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ: 21
CHƯƠNG VII: QUẢN LÝ AN TOÀN CHO CÔNG TRÌNH VÀ DÂN CƯ XUNG QUANH 27
VII.1. Biện pháp an toàn cho công trình liền kề 27
VII.2. An toàn cho dân cư xung quanh công trường 28
CHƯƠNG VIII: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU 29
VIII.1. Cơ sở phân tích 29
VIII.2. Tiếng ồn 30
VIII.3. Bụi, khói 31
VIII.4. Rung 32
VIII.5. Kiểm soát nước thải 32
VIII.6. Kiểm soát rò rỉ dầu mỡ, hóa chất 33
VIII.7. Kiểm soát rác thải, nhà vệ sình công nhân trên công trường 33
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ GÓI THẦU
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
- Chủ đầu tư: Công ty Viễn thông
- Đại diện Chủ đầu tư: Ban Quản lý Dự án
I.2. Tổng quan dự án gói thầu
- Tên gói thầu: Gói thầu số – Thi công xây lắp tuyến cáp vượt sông Bang Tra, Sông Cổ Chiên.
- Tên dự án: Dự án Tuyến cáp quang Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng.
I.3. Địa điểm và quy mô xây dựng.
- Địa điểm xây dựng:
Vị trí xây dựng: tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng .
Hiện trạng mặt bằng và điều kiện tự nhiên: tham khảo chi tiết trong hồ sơ TKBVTC.
- Qui mô xây dựng:
Hạng mục thi công xây lắp tuyến cáp quang vượt sông bao gồm công tác khoan ngầm lắp đặt ống thép D114 và kéo cáp quang trong ống, đấu nối với tuyến cáp treo hai bên bờ cho các tuyến sau:
+ Sông Tiền ( Đoạn chợ Lách – Quới Thiện) : 648 m
+ Sông Tiền (Quới Thiện – Vũng Liêm) : 889 m
I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án.
- Căn cứ Quyết định phê duyệt số: 174/QĐ-VNPT-HĐTV-ĐTPT ngày 07 tháng 10 năm 2011 của Chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam v/v Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình “Tuyến cáp quang Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng”.
- Căn cứ Quyết định phê duyệt số: 146/QĐ-VNPT-HĐTV-ĐTPT ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam v/v Phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng công trình “Tuyến cáp quang Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng”.
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11.
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
- Quy chuẩn 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho tòa nhà và công trình.
- Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an về việc hướng dẫn thi hành nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ THI CÔNG
II.1. Mục tiêu xây dựng quy trình
1.1. Mục đích của quy trình
- Mục đích của Quy trình quản lý thi công xây dựng Tuyến cáp quang Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng hạng mục thi công xây lắp tuyến cáp vượt sông Hậu là mô tả cụ thể trách nhiệm thực hiện công việc quản lý chất lượng vật tư, quản lý tài liệu, hồ sơ bản vẽ thi công, nghiệm thu thanh quyết toán, quản lý an toàn trên công trường, quản lý an toàn cho khu dân cư xung quanh, quản lý môi trường trong quá trình thi công và sự phối hợp giữa Chủ đầu tư với đơn vị tư vấn GS thi công xây dựng, đơn vị tư vấn thiết kế, tổng thầu xây lắp trong quá trình thi công xây dựng nhằm quản lý khối lượng, chất lượng thi công.
- Quy trình quản lý chất lượng thi công đưa ra phạm vi công việc, kế hoạch thực hiện, trách nhiệm của các bên trong quá trình thi công xây dựng công trình.
II.2. Phạm vi công việc và trách nhiệm của các bên.
2.2.1. Phạm vi công việc.
Quản lý khối lượng, chất lượng thi công 02 tuyến cáp quang băng sông bằng công nghệ khoan ngầm, đấu nối với tuyến cáp treo hai bên bờ tại các vị trí theo thiết kế sau:
- Sông Tiền ( Đoạn chợ Lách – Quới Thiện) : 648 m
- Sông Tiền (Quới Thiện – Vũng Liêm) : 889 m
2.2.2. Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Quản lý và theo dõi hợp đồng đã ký,
- Phối hợp quản lý dự án theo phạm vi công việc phù hợp với hợp đồng đã ký.
2.2.3. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn BQL DA và Giám sát thi công
- ĐVTV thay mặt chủ đầu tư quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng theo các qui định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng với các nhiệm vụ sau:
a. Tư vấn Quản lý dự án:
- Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng theo đúng các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư tại Nghị định của chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013.
b. Giám sát thi công xây dựng công trình:
- Chịu trách nhiệm Giám sát thi công xây dựng công trình theo đúng các quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Nghị định của chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013.
2.2.4. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình
a. Tổ chức điều hành thi công.
- Chỉ định một chỉ huy trưởng công trình có đầy đủ thẩm quyền để điều hành thi công. Chỉ huy trưởng sẽ làm việc liên tục kể từ lúc triển khai cho đến khi kết thúc dự án.
- Sơ đồ tổ chức nhân sự và dự kiến các chức danh nhân sự chủ chốt được đệ trình và thông báo cho chủ đầu tư. Sơ đồ tổ chức sẽ được cập nhật khi có sự thay đổi nhân sự chủ chốt về mặt điều hành và kỹ thuật. Việc thay đổi nhân sự chủ chốt của Dự án do Bên thi công đưa ra và phải được chủ đầu tư chấp thuận.
- Chủ đầu tư sẽ đưa ra trong quy trình sơ đồ tổ chức nhân sự và các vị trí chức danh chủ chốt tham gia dự án (xem sơ đồ tổ chức nhân sự đính kèm).
b. Trao đổi và hội họp trong quá trình thi công.
- Trong quá trình thi công khi có các vấn đề quan trọng nảy sinh mà Nhà thầu cần thiết phải trao đổi với các bên thì cách thức thực hiện được tiến hành như sau:
- Nhà thầu thông báo vấn đề cho đơn vị Tư vấn bằng văn bản.
- Sau đó các bên tổ chức cuộc họp để giải quyết vấn đề.
Chế độ họp giao ban hàng tuần : vào lúc 14 h chiều thứ sáu hàng tuần.
- Các cuộc họp trong suốt quá trình thi công sẽ được thông báo đến các bên tham gia tối thiểu 24 giờ trước giờ đó, kèm theo chương trình của cuộc họp. Chỉ có một (01) người đại diện của mỗi bên ký vào biên bản của cuộc họp và biên bản này sẽ được phân phối (bản sao) đến các bên trong vòng 48 giờ.
http://khoanngam.com/dich-vu-khoan-ngam/
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
III.1. Các yêu cầu về quản lý chất lượng thi công
- Giám sát là những người có chuyên môn phù hợp với hạng mục công việc được giao giám sát.
- Nắm được tài liệu thiết kế của hạng mục được giao giám sát.
- Có kinh nghiệm giám sát và quản lý thi công các hạng mục được giao giám sát.
- Hiểu các tiêu chuẩn áp dụng cho thiết kế, thi công hạng mục được phân công giám sát.
III.2. Các yêu cầu pháp luật đối với giám sát quản lý chất lượng công trình.
- Có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng hoặc viễn thông.
- Hiểu biết các quy định về trách nhiệm và quyền hạn của giám sát xây dựng quy định trong Luật xây dựng, Nghị định của chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan tới Đầu tư xây dựng.
- Được người phụ trách dự án phân công giám sát hạng mục công việc của dự án.
III.3. Tài liệu cơ bản cần biết khi giám sát chất lượng thi công xây dựng.
- Tài liệu thiết kế được phê duyệt của hạng mục được phân công giám sát.
- Quy trình thi công được phê duyệt cho hạng mục được phân công giám sát.
- Quy định phạm vi công việc, trách nhiệm của nhà thầu trong Hợp đồng liên quan tới hạng mục được phân công giám sát.
- Tiêu chuẩn áp dụng liên quan tới hạng mục được phân công giám sát.
III.4. Quản lý chất lượng, khối lượng vật tư.
Vật tư đưa vào thi công bao gồm:
- Nhóm vật liệu xây dựng: Xi măng, cát, đá, cốt thép, đinh.
- Nhóm vật liệu phục vụ gia cố thiết bị khoan: cừ tràm, thân cây dừa, bao cát, cừ thép Larsen, thép hình.
- Nhóm vật liệu phục vụ khoan: bentonite, phụ gia, ống thép D114x10.5mm.
1. Giám sát nguồn vật liệu đầu vào.
Việc giám sát chặt chẽ đầu vào vật liệu nhằm đảm bảo chỉ các vật tư đủ tiêu chuẩn mới được đưa vào công trình
+ Tất cả các vật tư đưa vào công trình đều được kiểm tra đúng chất lượng và có giấy kiểm định của các cơ quan kiểm định thì mới được phép thi công.
+ Vật liệu thép, bu lông tiến hành thử kéo (nếu đươc yêu cầu) để xác định cường độ so sánh với quy định của thiết kế để nghiệm thu.
+ Vật liệu sử dụng chế tạo bê tông phải tiến hành thử nghiệm theo quy định của thiết kế và đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn TCVN 7570: 2006;
+ Toàn bộ vật liệu đạt yêu cầu sẽ được nhập vào kho lưu trữ bảo quản để sử dụng cho công trình.
2. Kiểm tra chất lượng, số lượng vật tư:
a) Kiểm tra cát, đá:
- Kiểm tra các nội dung sau khi thấy thích hợp bằng phương pháp cảm quan:
- Số lượng/khối lượng
- Nguồn cung cấp (vị trí).
- Độ sạch/tạp chất
- Màu sắc, kích cỡ
Cơ sở kiểm tra căn cứ vào : Hợp đồng kinh tế/đơn đặt hàng, hồ sơ thiết kế.
b) Kiểm tra xi măng:
- Kiểm tra bằng phương pháp cảm quan và so sánh gồm:
- Số lượng/Khối lượng
- Chủng loại/Nhà sản xuất
- Bao bì, mã hiệu
- Độ vón cục
- Giấy chứng nhận phẩm chất của nhà sản xuất.
- Kết quả thí nghiệm lấy mẫu thử.
Cơ sở kiểm tra: Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, đơn đặt hàng
c) Kiểm tra bentonite, phụ gia:
- Kiểm tra bằng phương pháp cảm quan và so sánh gồm:
- Số lượng/Khối lượng
- Chủng loại/Nhà sản xuất
- Bao bì, mã hiệu
- Độ vón cục
- Giấy chứng nhận phẩm chất của nhà sản xuất.
- Tạo mẫu thử và đánh giá mẫu bằng dụng cụ đo chuyên dụng. Nếu kết quả đạt yêu cầu thì đưa vào thi công, nếu không đạt loại bỏ khỏi công trường.
Cơ sở kiểm tra: Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, đơn đặt hàng
d) Kiểm tra sắt thép các loại:
- Kiểm tra bằng phương pháp cảm quan lấy mẫu phân tích gồm các thông số như sau:
Số lượng/Khối lượng: Cân, đếm cây, đo chiều dài so sánh với barem từng loại tương ứng, sai số 5%; Kiểm tra 1% khối lượng. Kiểm tra xuất xứ sản xuất/chủng loại.
- Đối với ống thép D114x10.5mm phải lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm được duyệt để phân tích mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 2981-79, TCVN 6116:1996, xác định kết quả thử nghiệm cơ tính, vật lý, thành phần hóa học.
Kết quả kiểm nghiệm ống được thể hiện trên mẫu biểu BM 07–HD(02) QT7.5(02) – Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm ống thép.
Cơ sở kiểm tra:
+ Giấy chứng nhận của nhà sản xuất
+ Căn cứ hồ sơ thiết kế, hợp đồng kinh tế/đơn đặt hàng
e) Kiểm tra cáp quang do chủ đầu tư cung cấp:
Chỉ kiểm tra các nội dung sau khi thấy thích hợp.
- Số lượng
- Chủng loại
- Kích cỡ
+ Trong quá trình sử dụng nếu không phù hợp cần thông báo cho chủ đầu tư bằng văn bản. .
+ Các sản phẩm không phù hợp cần được cách ly và xử lý đưa ra khỏi công trường.
f) Kiểm tra các loại vật tư không ảnh hưởng đến chất lượng công trình:
Đinh, dây thừng, xô thùng, bao cát, cừ tràm, thân cây dừa,... không cần kiểm tra về chất lượng mà chỉ kiểm tra về số lượng, chủng loại theo hợp đồng/đơn đặt hàng.
3. Quy định về kiểm soát và bảo quản vật tư.
- Các loại vật tư sử dụng cho công trình khi tiếp nhận phải được để vào các khu vực đã được xác định trong mặt bằng thi công. Trong trường hợp mặt bằng để vật tư đã xác định không đủ thì Chỉ huy Trưởng sẽ xác định và chuẩn bị thêm các khu vực để lưu kho và bảo quản vật tư.
+ Vật tư trong kho hoặc tại khu vực để, khi chưa được kiểm tra phải có dấu hiệu phân biệt bằng biển "Chưa kiểm tra ".
+ Vật tư không đạt yêu cầu hoặc không còn sử dụng, được xác định bằng ký hiệu "Không đạt ".
+ Vật tư không có ký hiệu gì là vật tư đạt yêu cầu và sẵn sàng cho việc sử dụng.
♦ Bảo quản vật tư
+ Vật tư trong kho cần được bảo quản theo nguyên tắc nhập trước, xuất trước, tránh giảm sút về chất lượng do lưu kho dài ngày và cần được phân theo chủng loại có các ký hiệu thích hợp để phân biệt.
+ Các vật tư dễ bị biến đổi chất lượng do điều kiện môi trường như xi măng, bentonite khi lưu kho cần được để nơi khô ráo, không ẩm ướt và tránh sát tường bao.
+ Các loại vật tư như cát, sỏi, đá, gạch, vôi được để ngoài trời theo các khu vực đã được xác định.
+ Sắt, thép nếu dự kiến lưu kho trong thời gian quá một tháng thì phải xếp đặt kê trên giá theo từng chủng loại, có che chắn tránh mưa. Các loại vật tư khác phải để trong kho có mái che, giá kê.
+ Định kỳ phải thực hiện việc kiểm kê kho để xác định số lượng thực tế so với sổ sách và phát hiện các vật tư có thể bị xuống cấp và đề ra biện pháp xử lý.
+ Việc xuất nhập kho phải có lệnh của Chỉ huy Trưởng công trình/Đội Trưởng thi công (Hoặc người được ủy quyền) và phải vào sổ xuất nhập hàng ngày. Các loại vật tư dễ vỡ, dễ hư hỏng cần được bốc xếp bằng các phương tiện, biện pháp thích hợp.
III.5. Quản lý chất lượng thiết bị, dụng cụ.
1. Giám sát thiết bị, dụng cụ đầu vào.
Việc giám sát các thiết bị, dụng cụ đưa vào công trường nhằm đảm bảo các công đoạn của công trình được thực hiện bởi những thiết bị, dụng cụ đúng tính năng, chất lượng và số lượng. Các thiết bị, dụng cụ không đáp ứng phải loại khỏi công trường.
Các thiết bị, dụng cụ hoạt động với áp lực hoặc sử dụng nguồn điện được kiểm tra đảm bảo an toàn của các cơ quan hoặc người có chức năng thì mới được phép thi công.
2. Kiểm tra các thiết bị, dụng cụ thi công:
Kiểm tra bằng phương pháp cảm quan, đo chạy thử khi thích hợp gồm các chỉ tiêu sau:
- Số lượng; Chủng loại/Nhà sản xuất/Nhãn mã hiệu.
- Hồ sơ chứng nhận/ kiểm định/ hiệu chuẩn.
- Kích thước.
- Độ bền cơ học/hình thức.
- Độ kín khít/khuyết tật.
- Kết quả chạy thử không tải và có tải.
Cơ sở kiểm tra: Căn cứ hồ sơ thiết kế, hợp đồng kinh tế/đơn đặt hàng.
• Kiểm tra máy khoan:
+ Kiểm tra hệ thống điện, các công tắc ngắt hành trình trường hợp không đảm bảo an toàn, hệ thống tiếp mát.
+ Kiểm tra độ kín các đường ống thủy lực, đồng hồ đo áp lực, bơm tạo áp.
+ Kiểm tra hệ thống định vị máy về chức năng hoạt động, độ ổn định.
+ Kiểm tra các mối lắp ghép kết cấu khung, vỏ.
+ Kiểm tra hệ thống ra, vào cần khoan, hệ thống kẹp tháo lắp cần khoan.
+ Kiểm tra hệ thống lọc dầu, nhớt, gió.
• Kiểm tra bộ trộn dung dịch khoan:
+ Kiểm tra hệ thống điện, các công tắc ngắt hành trình trường hợp không đảm bảo an toàn, hệ thống tiếp mát.
+ Kiểm tra độ kín các đường ống dẫn, đồng hồ đo áp lực, bơm tạo áp.
+ Kiểm tra, chạy thử tải động cơ.
+ Kiểm tra các mối lắp ghép kết cấu khung, vỏ.
• Kiểm tra các máy phát điện, máy hàn, máy bơm, máy nén khí, búa rung, đầm dùi, máy khoan cầm tay về chức năng đảm bảo an toàn khi vận hành, chạy thử tải xác định khả năng làm việc và độ ổn định của các tính năng.
• Kiểm tra xe tải, xe cẩu, máy đào, xà lan, tàu kéo, xe hút bùn, xuồng máy về giấy phép vận hành, giấy tờ xác nhận còn trong hạn kiểm định, chức năng đảm bảo an toàn khi vận hành, chạy thử tải xác định khả năng làm việc và độ ổn định của các tính năng.
• Kiểm tra thiết bị hàn, đo cáp quang về giấy tờ hiệu chuẩn, vận hành thử xác định khả năng làm việc.
• Kiểm tra các dụng cụ thi công: cờ lê, kìm, maní, cáp thép, dây các loại, ổ cắm điện,… về kích thước hình học, độ ăn mòn, an toàn khi sử dụng.
III.6. Quản lý chất lượng thi công.
Công tác giám sát chất lượng thi công gồm các bước sau:
- Kiểm tra điều kiện khởi công.
- Kiểm tra năng lực của nhà thầu (nhân sự, thiết bị nhà thầu, bao gồm thầu chính, thầu phụ).
- Kiểm tra tài liệu nhà thầu sử dụng tại công trường.
- Giám sát vật tư, thiết bị đưa vào thi công.
- Giám sát các bước thi công
1. Kiểm tra điều kiện khởi công.
Trước khi thi công giám sát thi công phải kiểm tra điều kiện khởi công, thi công, công trường theo quy định tại điều 72,73&74 của luật Xây dựng.
2. Kiểm tra năng lực của nhà thầu (nhân sự, thiết bị nhà thầu, bao gồm thầu chính, thầu phụ).
Nội dung kiểm tra theo quy định tại Nghị định của chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013.
3. Kiểm tra tài liệu nhà thầu sử dụng tại công trường.
- Nhà thầu phải đảm bảo có đầy đủ tài liệu tại trên công trường do nhóm Quản lý chất lượng quản lý.
- Các tài liệu nhà thầu sử dụng phải là tài liệu được phê duyệt hoặc đã được chủ đầu tư chấp thuận (thông thường là code 1). Nhà thầu được phép sử dụng tài liệu được chủ đầu tư chấp thuận có kèm theo góp ý (thông thường Code 2) trong trường hợp tiến độ gấp.
4. Kiểm tra vật tư đến công trường.
Nội dung kiểm tra theo quy định tại Nghị định của chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013.
5. Giám sát các công đoạn thi công.
- Khi giám sát chất lượng công việc xây dựng phải căn cứ vào tài liệu thiết kế, quy trình thi công đã được phê duyệt.
- Đối với các công việc yêu cầu người thực hiện phải có chứng chỉ hoặc phải qua đợt kiểm tra, huấn luyện: Người giám sát phải đảm bảo người thực hiện công việc đó có chứng chỉ phù hợp hoặc đã qua đợt kiểm tra, huấn luyện và còn hiệu lực.
- Các thiết bị sử dụng cho việc kiểm tra: Đảm bảo đã được cơ quan kiểm định kiểm tra và vẫn còn hiệu lực.
- Các bước kiểm tra chất lượng phải tuân thủ chặt chẽ theo quy trình kiểm tra thử nghiệm của dự án (thông thường là tài liệu ITP).
- Ký các form chất lượng do mình giám sát ngay sau khi hoàn thành công việc.
- Khi giám sát nếu thấy có vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng, hoặc phải sửa đổi cho phù hợp với thực tế hiện trường phải thông báo ngay cho lãnh đạo trực tiếp để có hướng giải quyết.
- Hàng ngày giám sát phải xem xét, ghi và ký nhật ký công trường: Mẫu biểu áp dụng – Nhật ký công trường BM02-HD(02) QT7.5(02)
Nội dung giám sát:
o Công tác khoan: Mẫu biểu áp dụng Bảng theo dõi kết quả khoan định hướng BM06-HD(02) QT7.5(02)
o Công tác hàn ống: Mẫu biểu áp dụng Bảng theo dõi kết quả hàn tổ hợp ống …………
o Công tác kéo cáp quang, hàn nối cáp quang: Mẫu biểu áp dụng Bảng theo dõi kết quả hàn nối cáp quang ……………
o Công tác bê tông: Mẫu biểu áp dụng BM08-HD(02) QT7.5(02)
o Công tác dựng biển báo: Mẫu biểu áp dụng Bảng theo dõi kết quả lắp dựng biển báo ……………
6. Xử lý khi chất lượng thi công không đạt yêu cầu.
- Khi kiểm tra, giám sát phát hiện thấy vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng thi công (nhân sự nhà thầu, máy móc thiết bị, tài liệu, vật liệu…), so với tài liệu thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn áp dụng trong dự án, các thỏa thuận bằng văn bản giữa chủ đầu tư với nhà thầu: Giám sát tiến hành lập báo cáo không phù hợp (NCR) theo mẫu đính kèm, thông báo cho nhà thầu, ghi vào nhật ký công trình.
- Trong trường hợp có những dấu hiệu vi phạm có thể ảnh hưởng tới chất lượng, nhưng chưa xảy ra thì giám sát có thể nhắc nhở phụ trách giám sát chất lượng của nhà thầu, ghi nhật ký công trình, theo dõi việc thực hiện.
- Các NCR sau khi lập phải chuyển về chủ đầu tư để bộ phận quản lý hồ sơ lưu trong hồ sơ của dự án.
- Sau khi phát hành NCR, giám sát phải theo dõi hành động khắc phục của nhà thầu, xác nhận việc thực hiện của nhà thầu để chủ đầu tư có cơ sở ký đóng lại NCR.
7. Giám sát khi có thay đổi thiết kế.
- Khi nhà thầu thấy có vấn đề cần thay đổi tại công trường, đề xuất thay đổi; giám sát phải kiểm tra thực tế tại hiện trường, tiêu chuẩn áp dụng, có ý kiến về việc thay đổi, đảm bảo nhà thầu thực hiện đúng trình tự theo quy trình thay đổi thiết kế được duyệt.
- Trước khi thay đổi được chấp thuận, các thay đổi này phải được giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế chấp thuận, trừ trường hợp chủ đầu tư thấy không cần thiết và tự chịu trách nhiệm.
- Sau khi thay đổi được cấp có thẩm quyền chấp thuận, giám sát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện thay đổi, đảm bảo việc thay đổi được cập nhật vào hồ sơ hoàn công.
8. Công tác nghiệm thu thi công xây dựng.
Công tác nghiệm thu thi công xây dựng tuân theo TCVN 371: 2006
Trước khi thực hiện giám sát chủ đầu tư phải thống nhất với nhà thầu danh mục biên bản nghiệm thu, bao gồm các bước nghiệm thu sau:
a. Nghiệm thu vật tư tới công trường
b. Nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
9. Kiểm tra, xác nhận bản vẽ hoàn công.
- Giám sát phải ghi nhận vào bản vẽ mọi thay đổi thi công so với bản vẽ thiết kế được duyệt ngay trong quá trình giám sát, làm cơ sở kiểm tra xác nhận bản vẽ hoàn công sau này.
- Các phần chìm, khuất của công trình phải được nghiệm thu ngay khi thi công và bản vẽ hoàn công phải được xác nhận bởi giám sát.
- Sau khi hoàn thành hạng mục, công trình. Giám sát phải kiểm tra xác nhận bản vẽ hoàn công tại hiện trường theo quy định trong nghị định 15. Bản vẽ hoàn công phải đảm bảo chính xác đầy đủ như thực tế đã thi công.
- Các quy định chi tiết về bản vẽ hoàn công, tham khảo Nghị định 15.
10. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế.
- Nhà thầu thiết kế thực hiện việc giám sát tác giả trong quá trình thi công theo quy định của pháp luật.
- Các thay đổi tại công trường so với thiết kế phải được sự đồng ý của giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế, trừ khi có quy định tại mục 7.
11. Báo cáo giám sát.
- Hàng ngày giám sát tham gia giám sát trên công trường phải có báo cáo giám sát (theo mẫu báo cáo giám sát đính kèm).
- Các vấn đề phát sinh tại công trường vượt thẩm quyền giám sát, giám sát phải báo cáo ngay cho người phụ trách giám sát. người phụ trách giám sát sẽ xử lý theo thẩm quyền và báo cáo cấp trên khi cần thiết.
- Hàng tuần các trưởng nhóm giám sát phải tổng hợp báo cáo tuần trên cơ sở báo cáo hàng ngày của các giám sát để phụ trách giám sát báo cáo lãnh đạo Công ty.
12. Họp tuần tại công trường.
- Thông thường hàng tuần sẽ tổ chức họp tại công trường để giải quyết các vấn đề vướng mắc ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng công trình (trừ trường hợp do quá bận) . Giám sát tổng hợp tình hình, tham gia họp với người phụ trách giám sát để cùng giải quyết vấn đề liên quan.
- Mẫu biểu áp dụng: Biên bản họp công trường BM01-HD(02) QT7.5(02)
Gửi bình luận của bạn