MẪU DỰ ÁN NHÀ MÁY GẠCH KHÔNG NUNG

Phát triển sản xuất gạch không nung, thân thiện với môi trường thay thế cho gạch đất sét nung là xu hướng phát triển tất yếu trong xây dựng, sản xuất hiện nay của dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung.

MẪU DỰ ÁN NHÀ MÁY GẠCH KHÔNG NUNG

  • Mã SP:MẨU DỰ ÁN NHÀ MÁY
  • Giá gốc:70,000,000 vnđ
  • Giá bán:65,000,000 vnđ Đặt mua

Phát triển sản xuất gạch không nung, thân thiện với môi trường thay thế cho gạch đất sét nung là xu hướng phát triển tất yếu trong xây dựng, sản xuất hiện nay của dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung.

Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gạch không nung

Phát triển Nhà máy sản xuất gạch không nung, thân thiện với môi trường thay thế cho gạch đất sét nung là xu hướng phát triển tất yếu trong xây dựng, sản xuất hiện nay, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh chuyển dịch từ “nâu” sang “xanh”. Quảng Ninh có nhiều phế phẩm của các nhà máy điện, xi măng... để sản xuất loại vật liệu này.

Những ưu việt của gạch không nung

Là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất gạch không nung, ông Nguyễn Đông Hải, Giám đốc Công ty CP Dịch vụ môi trường Đông Khê cho biết: “Công ty chúng tôi bắt đầu triển khai xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị với tổng mức đầu tư khoảng 53 tỷ đồng từ tháng 2-2012, đến tháng 8-2012 công ty chính thức đi vào sản xuất. Hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất của công ty hiện đại, đồng bộ và có tính tự động hoá cao. Công suất của nhà máy là 40 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm, có giá 1.000 đồng/viên, chỉ cần sử dụng tối đa 20 công nhân vận hành/ca. Trong khi những nhà máy gạch đất nung thông thường cần trung bình từ 400-500 lao động. Toàn bộ các chủng loại sản phẩm gạch của Công ty đều đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Xây dựng (TCVN 6477:2011) và được kiểm định chất lượng thường xuyên tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Sự cần thiết phải đầu tư

Trong thời gian qua tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đi cùng đó nhu cầu xây dựng các công trình kiến trúc văn hóa, cao ốc, khách sạn, trụ sở văn phòng, khu biệt thự, chung cư cao cấp v..v.. cũng rất phát triển . Theo thống kê của Vụ kiến trúc Quy hoạch xây dựng (Bộ xây dựng), tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tăng mạnh. Tỷ lệ đô thị hóa năm 1999 là 23,6%, năm 2004 là 25,8%, năm 2010 là 33% và dự báo đến năm 2025 sẽ đạt 45%, nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng nói chung và gạch ngói nói riêng cho các công trình là hết sức to lớn.

Những năm gần đây, mức tiêu thụ gạch xây toàn quốc vào khoảng 20 tỷ viên/năm. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu sẽ tăng vào khoảng 40 tỷ viên/năm, cao gấp đôi so với tiêu thụ hiện nay. Nếu toàn bộ nhu cầu về gạch xây dựng đều tập trung vào gạch đất sét nung thì gần 10 năm nữa, chúng ta sẽ đào đi gần 1 tỷ m3 đất sét mà phần lớn xâm phạm vào đất canh tác. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên đất nước. Không những thế, quá trình nung sản phẩm gạch truyền thống cũng làm tiêu tốn nhiều nguyên liệu, đặc biệt là công việc dùng than đốt, quá trình này làm thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại không chỉ ảnh hưởng môi trường, sức khỏe con người mà còn làm giảm năng suất cây trồng. Bởi vậy nhu cầu về một công nghệ mới thân thiện với môi trường để từng bước thay thế công nghệ gạch đất sét nung là hết sức cần thiết và cấp bách.

Hiện nay, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung đang được nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất và đã mang lại nhiều kết quả tích cực như: tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại các vùng miền, tạo ra được nhiều loại VLXD có giá thành thấp,... Ngoài ra vật liệu xây dựng không nung còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể trong ngành công nghiệp xây dựng như: chủ đầ tư chủ thầu thi công, nhà sản xuất vật liệu xây dựng và cuối cùng là lợi ích của người tiêu dùng. Vì vậy, công nghệ sản xuất gạch không nung là sự lựa chọn phù hợp với định hướng của toàn cầu. Theo đó, nhu cầu vê các loại máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu..v..v.. dùng trong ngành vật liệu xây dựng không nung theo xu hướng phát triển của thế giới ngày càng tăng cao.     

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang đẩy mạnh chương trình “sản xuất, tiêu thụ vật liệu không nung” trong thời gian tới. Theo đó, xem xét tạo cơ chế, lộ trình để tạo thị trường cho vật liệu không nung, tạo thuận lợi cho nhà sản xuất về đầu tư, nguồn nguyên liệu, tăng cường thanh tra kiểm tra việc sử dụng đất nông nghiệp làm gạch đã bị cấm theo quy định tại Quyết định 567, nâng phí bảo vệ môi trường và tăng cường giám sát đối với cơ sở sản xuất gạch đất sét nung.   

Qua tìm hiểu thị trường, công ty Cổ phần Chế tạo Máy và Sản xuất vật liệu Mới Trung Hậu – một Công ty đi đầu trong ngành Chế tạo thiết bị sản xuất gạch không nung đã thấy được sự cần thiết và những quy định cùng sự ủng hộ của nhà nước như trên. Nhận định đây là ngành sản xuất công nghệ mới mang lợi ích trong tương lai, Công ty quyết định thành lập nhà máy cơ khí công nghệ và thiết bị sản xuất gạch không nung. Có thể nhận thấy đây là một dự án mang tính hiệu quả và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Mục tiêu nhiệm vụ đầu tư

Dự án đầu tư  Nhà máy sản xuất gạch không nung được tiến hành nhằm thực hiện các các nhiệm vụ sau:

Kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, nghiên cứu và sản xuất ra các thiết bị và quy trình sản xuất gạch không nung hiệu quả nhằm đưa nền công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam hội nhập với nền khoa học công nghệ của thế giới.

Quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến các tổ chức, đơn vị, cơ sở và người dân thấy rõ công dụng và lợi ích của gạch không nung cũng như công nghệ sản xuất loại gạch này.

Góp phần nâng tổng sản lượng gạch không nung chiếm 50% tổng sản lượng gạch xây ở Việt Nam trong mục tiêu phấn đấu đến 2020 của Chính phủ.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho dự án doanh nghiệp cũng đề ra các mục tiêu như sau:

Mục tiêu hiệu quả : Thực hiện hệ thống tổ chức, quản lý, phát triển công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu thị trường : Mở rộng khắp 64 tỉnh thành, phát triển và trở thành một công ty có thị phần lớn ở Việt Nam và mở rộng ra các thị trường các nước trong khu vực.

Đảm bảo ổn định đời sống, thu nhập, và đầy đủ các chế độ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Đảm bảo và phát triển vốn. Đảm bảo lợi ích của cổ đông, đối tác và khách hàng.

Thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và nhà nước.

Phát triển sản xuất gạch không nung, thân thiện với môi trường thay thế cho gạch đất sét nung là xu hướng phát triển tất yếu trong xây dựng, sản xuất hiện nay của dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung.

Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

Mục tiêu
 Khai thác đất sét đồi làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy gạch nung của Công ty tại khu xóm Làng, xã Sơn Tình, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Xây dựng cơ sở kinh tế, góp phần phát triển kinh tế công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Yên Lập nói riêng, tỉnh Phú Thọ nói chung, đóng góp nguồn thu cho ngân sách của Nhà nước.
Loại hình, quy mô dự án
Loại hình: Dự án đầu tư mới;
Nhóm dự án: Nhóm C;
Loại công trình: Công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng;
Cấp công trình: Cấp III.
Chỉ tiêu về biên giới khai trường:
Diện tích khu vực khai thác: 3,82ha (có tọa độ khép góc như bảng 1.1)
                                                                             Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các thông số biên giới mỏ

TT

Các thông số cơ bản

Đơn vị tính

Giá trị

1

Diện tích moong khai thác

ha

3,82

2

Kích thước khai trường lớn nhất

 

 

-

Chiều dài

m

402

-

Chiều rộng

m

287

3

Góc dốc bờ dừng

độ

40

4

Cốt cao đáy mỏ

m

+38

 

 

 
Trữ lượng mỏ:
Trữ lượng địa chất: Theo nội dung Quyết định số 2946/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong “Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đất sét làm gạch tại xóm Cảnh 3, xã Sơn Tình, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ” thì trữ lượng khoáng sản đất sét đồi làm gạch nung cấp 122 là 397.162 m3 đến cao độ +38m trên diện tích thăm dò 3,82ha.
Trữ lượng khai thác:
Phương pháp tính trữ lượng:
Trữ lượng đất sét đồi khai thác nguyên khai được xác định trên cơ sở trữ lượng đất sét đồi địa chất huy động khai thác trong biên giới khai trường đã trừ đi trữ lượng đất sét để lại bờ mỏ, được xác định bằng phương pháp bình đồ phân tầng, với khoảng cách giữa hai lát cắt bằng 5m theo công thức:
Kết quả tính trữ lượng khai thác là 336.468 m3 được thể hiện qua bảng
Chế độ làm việc
 - Số ngày làm việc một năm: 300 ngày
 - Số ca làm việc trong ngày: 01 ca
 - Số giờ làm việc trong 01 ca: 08 giờ
Công suất
Công suất khai thác (A) được xác định dựa trên công suất sản xuất gạch của nhà máy tuynel là 22 triệu viên gạch trong đó 20 triệu viên gạch lỗ và 2 triệu viên gạch đặc. Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất gạch sẽ phối trộn tỷ lệ 55% đất sét đồi và 45% cát. Định mức nguyên liệu cho sản xuất gạch lỗ và gạch đặc lần lượt là: 700 viên gạch lỗ/1m3 đất nguyên liệu và 620 viên gạch đặc/1m3 đất nguyên liệu.
Tuổi thọ mỏ
Tuổi thọ của dự án mỏ được xác định trên cơ sở trữ lượng đất sét đồi khai thác trong biên giới mỏ, công suất khai thác theo thiết kế, thời gian khai thác tận thu và đóng cửa mỏ.
Công nghệ khai thác
Công nghệ khai thác: Khai thác mỏ lộ thiên, sử dụng máy xúc gầu ngược khai thác đất sét lên ô tô và vận chuyển về kho chứa nguyên liệu của Nhà máy sản xuất gạch Tuynel Thanh Bình của Công ty TNHH gạch Tuynel Thanh Lâm tại xã Sơn Tình, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án

Các hạng mục công trình chính 

Thi công tuyến đường mở vỉa từ tuyến đường mòn sẵn có từ cốt +53m đến cốt +55m để tiến hành bạt ngọn tạo diện khai thác đầu tiên;
Bạt ngọn mức +60m.
Thi công tuyến đường mở vỉa từ tuyến đường mòn sẵn có từ cốt +53m đến cốt +55m để tiến hành bạt ngọn tạo diện khai thác đầu tiên
Mục đích: Tuyến đường mở vỉa được xây dựng nhằm mục đích vận chuyển đất sét đồi từ từ mức khai thác +55m trong giai đoạn xây dựng cơ bản ban đầu cũng như vận chuyển đất sét đồi trong những năm tiếp theo của dự án về nhà máy chế biến.
Bạt ngọn mức +60m tạo diện công tác ban đầu
Mục đích: Bạt đỉnh nhằm tạo mặt bằng khai thác đầu tiên cho các thiết bị máy móc máy xúc, máy ủi…lên làm việc trong những năm đầu khai thác.
Các thông số chính của mặt bằng diện bạt ngọn ban đầu mức +60m
+ Cao độ mặt bằng: +60m
+ Chiều dài trung bình: 65m
+ Chiều rộng trung bình: 50m
+ Diện tích mặt bãi: 3.346m2
+ Taluy đào: 1:0,58 (góc 600)

Các hạng mục công trình phụ trợ của Dự án

Dự án khai thác mỏ đất sét làm gạch tại Xóm Cảnh, xã Sơn Tình, huyện Cẩm Khê nằm cách Nhà máy gạch Tuynel 5km do vậy tại mỏ không tiến hành xây dựng khu phụ trợ mà  sử dụng khu phụ trợ của Nhà máy, việc lựa chọn này là do:
Số lượng cán bộ và công nhân của dự án ít (11 người: 04 lao động gián tiếp, 07 lao động trực tiếp), dự án chủ yếu tuyển chọn lao động tại địa phương do đó công nhân sau khi làm việc tại mỏ sẽ về nhà nghỉ trưa và tối không sinh hoạt tại mỏ, lao động gián tiếp làm việc đồng thời cho Nhà máy và mỏ (Sinh hoạt tại nhà máy)
Máy móc thiết bị phục vụ cho dự án ít (04 chiếc) tập hợp về khu phụ trợ của nhà máy để bảo dưỡng, sữa chữa, thuận tiện cho công tác thu gom chất thải nguy hại, tránh gây ô nhiễm ra môi trường.
Như vậy, việc sử dụng khu phụ trợ của nhà máy là phù hợp với điều kiện thực tế tại khu vực dự án cũng như sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc quản lý nhân sự, quản lý một số nguồn phát thải trong quá trình triển khai dự án. Nhà máy sản xuất gạch Tuynel Thanh Bình đã lập kế hoạch bảo vệ môi trường và được Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê xác nhận tại công văn số 1744/XNMT-UBND ngày 15/10/2020.
Mặt khác, Nhà máy đã được cấp phép xây dựng số 15/GPXD ngày 15/7/2021 Công ty đang tiến hành thi công xây dựng Nhà máy theo đúng Giấy phép xây dựng được cấp và đang tiến hành thi công xây dựng các công trình bảo vệ môi trường (Nhà vệ sinh có bể tự hoại 3 ngăn, rãnh thoát nước, hố ga...)
Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc bảo vệ mỏ cũng như theo dòi kiểm soát việc ra vào Công ty xây dựng 1 nhà bảo vệ rộng 10m2, cấp 4 tường gạch, mái tôn, nền bê tông tại phía Đông Nam khu mỏ (Vị trí thể hiện trên bản tổng đồ mặt bằng).
Các hoạt động của dự án
Các hoạt động chính của Dự án bao gồm:
 Khai thác đất sét làm gạch với công suất 17.500m3/năm (sử dụng máy xúc, máy gạt);
Vận chuyển đất sét về Nhà máy sản xuất gạch Tuynel bằng ô tô;
Dự án không bao gồm công tác chế biến (Dự án nhà máy sản xuất gạch Tuynel đã được lập riêng).

Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Hố thu nước
Mục đích: Thu nước từ khai trường khai thác về hố lắng, lắng đọng vật chất trước khi thải ra ngoài môi trường. Dựa theo địa hình của khu mỏ hố lắng được xây dựng tại vị trí phía Đông nằm tiếp giáp với điểm ranh giới số 5 với các thông số kỹ thuật chính như sau:
- Thông số kỹ thuật chính:
+ Cao độ đáy hố: +38m
+ Chiều dài: 20m
+ Chiều rộng: 10m
+ Chiều cao: 3m.
+ Diện tích hố: 431m2
+ Taluy đào: 1:1 (góc 450)
Kết cấu nền hố: là nền đất sét đồi được san phẳng
Rãnh thu nước
Mục đích: Căn cứ vào đặc điểm địa hình khu mỏ thấp dần về phía Đông, nước thải chủ yếu từ nước mưa chảy tràn, do vậy tiến hành xây dựng rãnh thu nước tại phía Đông mỏ để thu gom nước mưa chảy tràn về hố lắng.
 - Vị trí: Xây dựng song song với ranh giới mỏ với các thông số kỹ thuật chính:
+ Chiều dài: 315 m;
+ Chiều rộng lòng rãnh: 0,5 m;
+ Góc nghiêng mái đào: 450;
+ Góc dốc trung bình địa hình: 35,270;
+ Khối lượng đào: 170 m3.
Hệ thống xử lý lưu giữ chất thải rắn, chất thải nguy hại
Chất thải rắn:
Đất thải tại mỏ: Lượng chất thải toàn mỏ là 22.237m3, khối lượng đất thải này sẽ được đổ tại bãi thải tạm thung lũng phía đông mỏ với diện tích 2.069m2.
Chất thải sinh hoạt: Thu gom vào thùng chứa rác dung tích 50l có nắp đậy. Số lượng 03 cái.
Chất thải nguy hại: Được thu gom và thùng chứa tại Nhà máy.
Giải pháp cung cấp nguyên, nhiên liệu
Nguồn cung cấp vật liệu
Để phục vụ nhu cầu sản xuất hàng năm của mỏ cần cung cấp các loại nguyên, nhiên vật liệu như: Xăng dầu, vật tư cho thiết bị khai thác, trang thiết bị bảo hộ v.v… Các loại nguyên, nhiên vật liệu trên được cung ứng bởi các Công ty trên địa bàn huyện Cẩm Khê và thành phố Việt Trì hoặc các khu vực lân cận.

 Sản phẩm của dự án

Đất làm gạch: 17.500m3/năm

Công nghệ sản xuất, vận hành

Công nghệ khai thác

 Công nghệ khai thác:
Khai thác lộ thiên, sử dụng máy xúc gầu ngược khai thác đất sét lên ô tô và vận chuyển về kho chứa nguyên liệu của Nhà máy tại xã Sơn Tình, huyện Cẩm Khê.
Trình tự khai thác:
Sau khi kết thúc xây dựng cơ bản mỏ, từ diện khai thác đầu tiên, đất sét sẽ được khai thác theo trình tự từ trên xuống dưới theo chiều tiến của gương từ Đông sang Tây. Vừa khai thác vừa mở rộng khai thác trường, hướng phát triển từ Nam lên Bắc; đất sét được khai thác lần lượt theo từng lớp từ trên xuống dưới theo các thông số của hệ thống khai thác và kết thúc khai thác tại cốt +38m.
Công nghệ chế biến khoáng sản
Theo nội dung kết quả thăm dò địa chất mỏ đất sét làm gạch tại xóm Cảnh đều đảm bảo tiêu chuẩn làm gạch nung do vậy sau khi khai thác tại mỏ không phải tiến hành chế biến mà vận chuyển làm nguyên liệu cho Nhà máy gạch Tuynel.

Biện pháp tổ chức thi công

Thi công tuyến đường mở vỉa từ tuyến đường mòn sẵn có từ cốt +53m đến cốt +55m để tiến hành bạt ngọn tạo diện khai thác đầu tiên
 Thi công nền đào và rãnh: sử dụng máy đào thủy lực bánh xích dung tích gầu 0,8m3, ô tô tự đổ 7 tấn, phụ trợ máy gạt 75CV. Đào nền đường, đào khuôn đường kết
hợp với đào nền đường bằng máy, dọn bằng máy kết hợp thủ công. Đào rãnh kích thước: (0,7+0,4m) x 0,5m bằng máy xúc dung tích gầu 0,8 m3, dọn bằng máy kết hợp thủ công
- Thi công đoạn đắp: Sử dụng ô tô vận chuyển đất đến vị trí cần đắp, sử dụng máy lu để tiến hành đầm chặt đạt K95. 
Kết cấu mặt đường là nền đá dăm cấp phối dày 30cm được chia thành 2 lớp, mỗi lớp dày 15cm, lu lèn chặt đạt hệ số K=0,98
 Đoạn đào: Đá dăm cấp phối dày 30cm, chia thành 2 lớp lu lèn chặt đạt hệ số lèn chặt K=0,98. Nền đất sét đồi được lu lèn tạo phẳng.
Đoạn đắp: Đá dăm cấp phối dày 30cm, chia thành 2 lớp lu lèn chặt đạt hệ số lèn chặt K=0,98. Nền đất sét đồi được được tận dụng lu lèn đạt K95 theo từng lớp dày 30cm.

Thi công bạt ngọn mức +60m (tạo diện khai thác đầu tiên)

Sử dụng máy đào thủy lực bánh xích dung tích gầu 0,8m3, ô tô tự đổ 7 tấn, phụ trợ máy gạt 75CV. Đất sau khi đào được xúc chuyển hoặc gạt chuyển xuống bãi chứa tạm.
Thi công hố lắng
Sử dụng máy đào thủy lực bánh xích dung tích gầu 1,2m3, ô tô tự đổ 7 tấn, phụ trợ máy gạt 75CV. Đất sau khi đào được xúc chuyển bằng MXTLGN lên ô tô tự đổ, đất thải được vận chuyển về bãi chứa tạm rồi vận chuyển về Nhà máy.
Thi công rãnh thoát nước
Rãnh thu nước mặt tại khu vực khai thác và bãi thải ngoài được xây dựng tiết diện hình thang: đáy lớn 1,0m; đáy nhỏ 0,5m; chiều sâu 0,5m. Sử dụng biện pháp thủ công tiến hành đào rãnh theo kích thước đã thiết kế.

Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư công trình khai thác mỏ được nêu trong bảng 1.13.
Bảng 1.9: Tổng vốn đầu tư của dự án (ĐVT: 103 đồng)

TT

Hạng mục chi phí

Giá trị trước thuế

Thuế VAT

Giá trị sau thuế

1

Chi phí xây lắp

82.272

8.227

90.499

2

Chi phí thiết bị

3.023.000

302.300

3.325.300

3

Chi phí quản lý dự án

107.225

10.723

117.948

4

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

357.496

35.750

393.245

5

Chi phí khác

1.510.946

176.227

1.687.173

6

Chi phí dự phòng

508.094

 

508.094

 

Tổng mức đầu tư

5.589.032

533.226

6.122.259

 

Làm tròn

 

 

6.122.000

 
 Đánh giá sức chịu tải của môi trường không khí:
Nhìn chung chất lượng môi trường không khí hiện tại của khu vực khá tốt, không có các dấu hiệu bị ô nhiễm. Khi mỏ đi vào hoạt động sẽ làm gia tăng một số chất ô nhiễm vào môi trường, vì vậy công ty sẽ đưa ra biện pháp giảm thiểu đảm bảo chất lượng môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường quy định.
: Các đối tượng tự nhiên bị ảnh hưởng bởi hoạt động của dự án

TT

Đối tượng

Quy mô tác động

Thời gian

1

Môi trường đất

Thay đổi địa hình khu vực, đất đá thải với khối lượng lớn (17 ha)

30 năm

2

Môi trường nước

Nguồn nước mặt ở khu vực dự án.

30 năm

3

Môi trường không khí khu vực mỏ

Khu vực mỏ và tuyến đường giao thông (Ô nhiễm bụi, tiếng ồn).

30 năm

4

Hệ sinh thái

Hệ sinh thái núi đất và núi đá bị biến mất,  trong đó có diện tích đất rừng sản xuất

    30 năm

 

 

Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện
Ví trí Dự án khai thác mỏ đất làm vật liệu san đắp nền công trình được đánh giá, lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế vùng và đảm bảo các yếu tố về môi trường. Mỏ đất đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng đảm bảo yếu tố kinh tế khi khai thác như:
Trong khu vực khai thác mỏ không có dân cư sinh sống, khu dân cư nằm ở phía Đông và Đông Bắc khu mỏ (không phải hướng phát triển khai thác của mỏ), công nghệ khai thác mỏ không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nên đảm bảo không gây tác động đến khu dân cư và các công trình xung quanh.
Dự án nằm trong khu vực không có các công trình tôn giáo, văn hóa, trường học, quân sự.
Diện tích thực hiện dự án không nằm trong khu vực cấm hoạt động khai thác khoáng sản.
Các công trình của dự án được lựa chọn tại các vị trí phù hợp (Xem bản vẽ Tổng đồ mặt bằng)
Dự án không phát sinh đất thải trong quá trình khai thác vậy sẽ không xảy ra hiện tượng xô sạt đất (không có hoạt động đổ thải).
Dự án không phải tiến hành chế biến sâu, đất sau khi khai thác tại mỏ thì được bán luôn làm vật liệu san đắp nền công trình do vậy các tác động đến môi trường trong quá trình triển khai dự án là rất ít.
Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực dự án:
Khu vực khai thác có điều kiện địa lý, giao thông, kinh tế rất thuận lợi cho công tác khai thác khoáng sản cũng như công tác vận tải đất sét về Nhà máy;
Tổng thể mặt bằng xây dựng mỏ phù hợp với điều kiện của mỏ và xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo đủ điều kiện phục vụ cho dự án và phù hợp với kết nối hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
Việc thực hiện dự án ở đây sẽ tăng lượng đóng góp vào ngân sách địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp.
Dự án hoạt động mang lại công việc cho người lao động địa phương và sẽ tiếp tục góp phần làm thúc đẩy tăng mức sống cả về vật chất và tinh thần cho người dân xã
Về mặt môi trường:
Khu vực khai thác mỏ đất sét làm gạch tại xóm Cảnh, xã Sơn Tình được phân bố trên diện tích đồi núi, thuộc quy hoạch chức năng rừng trồng. Khi tiến hành khai thác đất làm vật liệu san đắp nền công trình thì Công ty sẽ tiến hành khai thác rừng trồng tại khu vực dự án. Khả năng bị xói mòn phụ thuộc rất nhiều vào địa hình, cấu tạo địa chất khu vực và thảm phủ thực vật. Do đó, để đánh giá khả năng xói mòn, sạt lở do việc phát quang rừng từ hoạt động khai thác đất chúng tôi sẽ đánh giá tổng quan về lợi ích môi trường của rừng trồng mang lại như sau:
Rừng có tác dụng trong việc điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy khi có mưa lớn. Bên cạnh đó, rừng còn có tác dụng trong việc chống xói mòn, sạt lở đất đá, giữ nước và tạo độ ẩm cho đất. Do đó, rừng có tác dụng trong việc ổn định mực nước ngầm, tránh nguy cơ gây hao hụt và làm cạn kiệt nguồn nước ngầm. Ngoài ra, rừng còn giúp cân bằng sinh thái môi trường và đa dạng sinh học.
Như vậy rừng có vai trò đáng kể trong việc góp phần chống sạt lở, xói mòn đất và có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, môi trường sinh thái cũng như đa dạng sinh học. Vì vậy, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trồng sang mục đích khai thác đất sẽ tác động xấu đến khả năng chống xói mòn, sạt lở đất cũng như cân bằng sinh thái khu vực.
Một nghiên cứu khác cho thấy: Rừng cây với những hệ thống gốc rễ của chúng là kho chứa nước, có tác dụng giữ nước, điều hòa và duy trì lưu lượng dòng chảy, làm giảm bớt tốc độ dòng nước, hạn chế được tốc độ dồn nước tập trung gây lũ lụt nhanh. Những khu rừng nhiệt đới với nhiều tầng, cành lá sum suê, tán dày có thể che cản dưới 20% lượng nước mưa, chỉ có 35% lượng mưa rơi qua khe lá xuống mặt đất, 45% chảy dọc theo thân cây trong đó 17% ngấm vào vỏ cây, 28% chảy xuống đất. Như vậy chỉ có khoảng trên 60% lượng nước mưa rơi xuống đất. Đến đất, lượng nước này dễ dàng ngấm qua lớp thảm mục hoặc theo rễ cây ngấm từ từ xuống đất tạo thành nước ngầm, sau đó tập trung vào các mạch ngầm chảy từ từ ra các khe, suối, chảy vào sông. Do vậy tốc độ dòng chảy của nước trong rừng được giảm. Theo tính toán, dòng nước chảy trên đất lộ thiên lớn gấp 2 lần trên đất có rừng. Ở các vùng núi, khi có nước lũ chảy tràn, lưu lượng nước từ rừng cây bị phát quang có thể lớn hơn khu vực có rừng từ 10-20 lần.
Từ các số liệu nêu trên cho thấy: rừng có tác dụng rất lớn trong quá trình giữ nước, ngăn cản sự xói mòn, rửa trôi và có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, môi trường sinh thái cũng như đa dạng sinh học. Trong quá trình khai thác, nếu
không thực hiện tốt quy trình khai thác (khai thác đến đâu phát quang rừng đến đó) và chú trọng các biện pháp giảm thiểu thì hàng năm một lượng lớn đất bề mặt bị rửa trôi làm thu hẹp, bồi lấp các khe rãnh thoát nước tại khu vực, ngăn cản sự thoát nước trong khu vực, gây khó khăn trong quá trình khai thác. Vì vậy, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang khai thác đất sẽ tác động xấu đến khả năng chống xói mòn, sạt lở đất cũng như cân bằng sinh thái khu vực.

GỌI NGAY - 0903649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha