Lập dự án đầu tư bệnh viện đa khoa
DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN HUYỆN
Địa điểm xây dựng: |
Phố Tân Thịnh, Thị Trấn Thanh Sơn, Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ |
Chủ đầu tư: |
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THANH SƠN |
Cơ quan chủ quản: |
SỞ Y TẾ PHÚ THỌ |
Công ty tư vấn lập dự án đầu tư: |
CÔNG TY CP KIẾN TRÚC ĐẤT VIỆT |
CÔNG TY TƯ VẤN
|
Phú Thọ, ngày tháng 01 năm 2017
CHỦ ĐẦU TƯ
|
MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN HUYỆN
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
2. Sự phù hợp quy hoạch phát triển ngành.
2.1 Sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển
2. Các hạng mục dự án đầu tư bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn
4. Phân tích Lựa chọn thiết bị và công nghệ
1. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp
2. Đối tượng thụ hưởng gián tiếp
VI. CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
VII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Phương án chung về giải phóng mặt bằng:
2. Giải pháp thiết kế kiến trúc công trình
3. Phương án thiết kế kỹ thuật các hạng mục công trình
4. Phương án khai thác và sử dụng kết quả dự án
VIII. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
1. Căn cứ xây dựng tổng mức đầu tư
3. Các thành phần trong tổng mức đầu tư
IX. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN HUYỆN
1. Kế hoạch triển khai các hoạt động thực hiện trước.
2. Kế hoạch tổng thể dự án và kế hoạch thực hiện chi tiết dự án theo từng năm
X. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
1. Hiệu quả kinh tế -tài chính và hiệu quả xã hội
2. Đánh giá tác động môi trường, các rủi ro và tính bền vững của dự án
3. Cơ chế theo dõi đánh giá kết quả tác động của dự án
XI. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN HUYỆN
1. Tên dự án: “Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn mở rộng giai đoạn I ”
2. Tên nhà tài trợ:
3. Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Phú Thọ
a) Địa chỉ liên lạc: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ ;
b) Số điện thoại/Fax: (0210) 3846 322 - Fax: (0210) 3811 691
4. Đơn vị đề xuất dự án: Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Sơn
a) Địa chỉ liên lạc: Phố Tân Thịnh, TT. Thanh Sơn, Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
b) Số điện thoại/Fax:
5. Chủ dự án: Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Sơn
a) Địa chỉ liên lạc: Phố Tân Thịnh, TT. Thanh Sơn, Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
b) Số điện thoại/Fax:
6. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 2017 – 2018
7. Địa điểm thực hiện dự án: Phố Tân Thịnh, TT. Thanh Sơn, Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1.1. Căn cứ pháp lý của dự án
1.1.1. Căn cứ pháp lý về đầu tư dự án
- Luật xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 ngày 01 tháng 1 năm 2015;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014;
- Nghị quyết 05-2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ Về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao;
- Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế , văn hóa, thể thao, môi trường;
- Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước;
- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;
- Nghị định 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ về đầu tư theo hình thức công tư.
- Nghị Quyết số 93/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế.
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Nghị định số: 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
1.1.2. Tính pháp lý liên quan đến công tác xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi
- Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3409/QĐ-UBND ngày 24/11/2008; được điều chỉnh, bổ sung tại các Quyết định số 3278/QĐ-UBND ngày 18/10/2010 và Quyết định số 1502/QĐ-UBND ngày 12/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Nghị Quyết số 34/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc quy định một số chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành quy định một số chính sách phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Văn bản số 1304/UBND-VX3 ngày 08/4/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai thủ tục đầu tư các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập thuộc Sở Y tế và giao chỉ tiêu giường bệnh xã hội hoá;
- Văn bản số 5196/UBND-KGVX ngày 14/11/2016 của UBND tỉnh về việc thủ tục đầu tư các cơ sở y tế công lập thuộc Sở Y tế.
1.1.3. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng
Việc thực hiện dự án “Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Sơn mở rộng giai đoạn I ” đó phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió
- TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;
- TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
- TCVN 6160– 996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
- TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
- TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
- TCXD 33-1985 : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- 11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
- TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;
- TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;
- TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
- TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
- EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).
- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;
- TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
- TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
- TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà;
- TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
- TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;
- TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;
- TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép
1.2. Tình hình kinh tế-xã hội ở Việt Nam
v Thực trạng kinh tế Việt Nam trong năm 2016
Năm 2016, năm đầu cả nước thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu và thu ngân sách Nhà nước. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ dấu hiệu khởi sắc của năm 2015, kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu. Rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc, tình trạng hạn hán tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, bão lũ và sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống nhân dân.Tăng trưởng kinh tế.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016. Đồng thời, ban hành hàng loạt các Nghị quyết để chỉ đạo, giải quyết những vấn đề cấp bách, khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái như: Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016; các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Với những đổi mới mạnh mẽ và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế - xã hội nước ta năm 2016 đã vượt qua khó khăn, thách thức. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực như sau:
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64% của năm trước, đóng góp 2,59 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,98%, đóng góp 2,67 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 6,11%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp với quy mô trong khu vực lớn nhất (khoảng 75%) chỉ tăng thấp ở mức 0,72%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm nay gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất lợi của thời tiết, rét đậm, rét hại đầu năm tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; liên tục những đợt lũ trong các tháng cuối năm tại các tỉnh miền Trung và sự cố môi trường biển xảy ra cuối tháng Tư tại vùng biển các tỉnh Bắc Trung Bộ đã gây ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất của khu vực này.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,06% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao 11,90%, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 1,83 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng năm nay giảm tới 4,00%, đã làm giảm 0,33 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung, đây là mức giảm sâu nhất từ năm 2011 trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu do giá dầu thế giới giảm khiến lượng dầu thô khai thác giảm hơn 1,67 triệu tấn so với năm trước; sản lượng khai thác than cũng chỉ đạt 39,6 triệu tấn, giảm 1,26 triệu tấn. Xu hướng ngành công nghiệp chuyển dịch sang lĩnh vực chế biến, chế tạo, giảm sự phụ thuộc vào ngành khai khoáng là điều cần thiết vì Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hơn. Ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 10,00%, đóng góp 0,60 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 8,28% so với năm 2015, đóng góp 0,77 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,79%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 4,00%, cao hơn mức tăng 2,96% của năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống năm nay có mức tăng trưởng khá cao 6,70% so với mức tăng 2,29% của năm 2015, đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
1.3. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.
Thành phố Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía tây bắc. Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng.
Toạ độ địa lí:
- Cực Bắc: 21°43'B thuộc xã Đông Khê - huyện Đoan Hùng.
- Cực Nam: 20°55'B ở chân núi Tu Tinh xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn.
- Cực Đông: 105° 27'Đ ở xóm Vinh Quang - xã Sông Lô - TP. Việt Trì.
- Cực Tây: 104°48'Đ thuộc bản Mĩ Á - xã Thu Cúc - huyện Tân Sơn (đây là xã có diện tích rộng nhất Phú Thọ, rộng gần gấp 1,5 lần thị xã Phú Thọ - 96,6 km²).
Phú Thọ bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 1 thị xã và 11 huyện, 277 xã/phường/thị trấn (248 xã, 18 phương, 11 thị trấn). Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cả nước.
TT |
Tên |
Loại hành chính |
Dân số (2012) |
Diện tích (km²) |
Đơn vị hành chính |
1 |
(thành phố) |
283,995 |
111,75 |
Các phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Dữu Lâu, Gia Cẩm, Minh Nông, Minh Phương, Nông Trang, Tân Dân, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Vân Cơ, Vân Phú. Các xã: Chu Hóa, Hùng Lô, Hy Cương, Kim Đức, Phượng Lâu, Sông Lô, Tân Đức, Thanh Đình, Thụy Vân, Trưng Vương. |
|
2 |
(thị xã) |
91.600 |
64,6 |
Các phường: Âu Cơ, Hùng Vương, Phong Châu, Thanh Vinh, Trường Thịnh. Các xã: Hà Lộc, Hà Thạch, Phú Hộ, Thanh Minh, Văn Lung. |
|
3 |
(huyện) |
128,537 |
234.2 |
Thị trấn: Sông Thao. Các xã: Cấp Dẫn, Cát Trù, Chương Xá, Điêu Lương, Đồng Cam, Đồng Lương, Hiền Đa, Hương Lung, Ngô Xá, Phú Khê, Phú Lạc, Phùng Xá, Phượng Vĩ, Phương Xá, Sai Nga, Sơn Nga, Sơn Tình, Tạ Xá, Tam Sơn, Thanh Nga, Thụy Liễu, Tiên Lương, Tình Cương, Tùng Khê, Xương Thịnh, Yên Dưỡng, Yên Tập. |
|
4 |
(huyện) |
105,242 |
302 |
Thị trấn: Đoan Hùng, Các xã: Bằng Doãn, Bằng Luân, Ca Đình, Chân Mộng, Chí Đám, Đại Nghĩa, Đông Khê, Hùng Long, Hùng Quan, Hữu Đô, Minh Lương, Minh Phú, Minh Tiến, Nghinh Xuyên, Ngọc Quan, Phong Phú, Phú Thứ, Phúc Lai, Phương Trung, Quế Lâm, Sóc Đăng, Tây Cốc, Tiêu Sơn, Vân Đồn, Vân Du, Vụ Quang, Yên Kiện. |
|
5 |
(huyện) |
108,556 |
340 |
Thị trấn: Hạ Hòa, Các xã: Ấm Hạ, Bằng Giã, Cáo Điền, Chính Công, Chuế Lưu, Đại Phạm, Đan Hà, Đan Thượng, Động Lâm, Gia Điền, Hà Lương, Hậu Bổng, Hiền Lương, Hương Xạ, Lâm Lợi, Lang Sơn, Lệnh Khanh, Liên Phương, Mai Tùng, Minh Côi, Minh Hạc, Phụ Khánh, Phương Viên, Quân Khê, Văn Lang, Vĩnh Chân, Vô Tranh, Vụ Cầu, Xuân Áng, Y Sơn, Yên Kỳ, Yên Luật. |
|
6 |
(huyện) |
106,610 |
115 |
Thị trấn: Lâm Thao(huyện lỵ), Hùng Sơn. Các xã: Bản Nguyên, Cao Xá, Hợp Hải, Kinh Kệ, Sơn Dương, Sơn Vi, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Xuân Huy, Xuân Lũng. |
|
7 |
(huyện) |
114,048 |
167 |
Thị trấn: Phong Châu. Các xã: An Đạo, Bảo Thanh, Bình Bộ, Gia Thanh, Hạ Giáp, Lệ Mỹ, Liên Hoa, Phú Lộc, Phú Mỹ, Phú Nham, Phù Ninh, Trạm Thản, Tiên Du, Tiên Phú, Trị Quận, Trung Giáp, Tử Đà, Vĩnh Phú. |
|
8 |
(huyện) |
82,370 |
156 |
Thị trấn: Hưng Hóa. Các xã: Cổ Tiết, Dậu Dương, Dị Nậu, Hiền Quan, Hồng Đà, Hùng Đô, Hương Nha, Hương Nộn, Phương Thịnh, Quang Húc, Tam Cường, Tề Lễ, Thanh Uyên, Thọ Văn, Thượng Nông, Tứ Mỹ, Văn Lương, Vực Trường, Xuân Quang. |
|
9 |
(huyện) |
75,897 |
688.6 |
Các xã: Đồng Sơn, Kiệt Sơn, Kim Thượng, Lai Đồng, Long Cốc, Minh Đài, Mỹ Thuận, Tam Thanh, Tân Phú (huyện lị), Tân Sơn, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Thu Ngạc, Văn Luông, Vinh Tiền, Xuân Đài, Xuân Sơn. |
|
10 |
(huyện) |
109,806 |
194 |
Thị trấn: Thanh Ba. Các xã: Chí Tiên, Đại An, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên, Đông Lĩnh, Đông Thành, Đồng Xuân, Hanh Cù, Hoàng Cương, Khải Xuân, Lương Lỗ, Mạn Lạn, Năng Yên, Ninh Dân, Phương Lĩnh, Quảng Nạp, Sơn Cương, Thái Ninh, Thanh Hà, Thanh Vân, Thanh Xá, Vân Lĩnh, Võ Lao, Vũ Yển, Yển Khê, Yên Nội. |
|
11 |
(huyện) |
187,700 |
1309 |
Thị trấn: Thanh Sơn. Các xã: Cự Đồng, Cự Thắng, Địch Quả, Đông Cửu, Giáp Lai, Hương Cần, Khả Cửu, Lương Nha, Sơn Hùng, Tân Lập, Tân Minh, Tất Thắng, Thạch Khoán, Thắng Sơn, Thục Luyện, Thượng Cửu, Tinh Nhuệ, Văn Miếu, Võ Miếu, Yên Lãng, Yên Lương, Yên Sơn. |
|
12 |
(huyện) |
76,330 |
124 |
Thị trấn: Thanh Thủy. Các xã: Bảo Yên, Đào Xá, Đoan Hạ, Đồng Luận, Hoàng Xá, Phượng Mao, Sơn Thủy, Tân Phương, Thạch Đồng, Trung Nghĩa, Trung Thịnh, Tu Vũ, Xuân Lộc, Yến Mao. |
|
13 |
(huyện) |
79,548 |
437 |
Thị trấn: Yên Lập. Các xã: Đồng Lạc, Đồng Thịnh, Hưng Long, Lương Sơn, Minh Hòa, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Nga Hoàng, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Phúc Khánh, Thượng Long, Trung Sơn, Xuân An, Xuân Thủy, Xuân Viên. |
Tình hình kinh tế tỉnh Phú Thọ 2016.
1. Sản xuất nông nghiệp
Gieo trồng vụ đông: Tổng diện tích ngô vụ đông toàn tỉnh gieo trồng ước đạt 8.310,2 ha, giảm 5% so với cùng vụ năm trước (-437,7 ha). Diện tích gieo trồng cây khoai lang ước tính đạt 953,7 ha, giảm 13,2% (-145,5 ha); diện tích gieo trồng cây rau xanh các loại ước đạt 4.969,7 ha, tăng 1,3% (+61,9 ha); diện tích đậu tương gieo trồng 111,3 ha; diện tích đỗ đậu các loại gieo trồng 84,5 ha;…
Thu hoạch vụ đông: Đến nay, toàn tỉnh đang bắt đầu tiến hành thu hoạch các loại cây trồng vụ đông, trong đó: diện tích thu hoạch ngô đông ước đạt 785 ha, tăng 65,8% so với cùng kỳ (+311,5 ha); các loại cây khác diện tích thu hoạch chưa đáng kể (khoai lang thu hoạch 23 ha, lạc thu hoạch 13 ha);…
Chăn nuôi và hoạt động thú y: Trong tháng, trên địa bàn toàn tỉnh không xuất hiện dịch bệnh ở các đàn gia súc, gia cầm; số đầu con duy trì ổn định. Tại thời điểm 1/10/2016, tổng đàn trâu toàn tỉnh có 71.528 con, giảm 0,8% so với cùng kỳ; tổng đàn bò có 121.595 con, tăng 15,6%; tổng đàn lợn (không kể lợn sữa) 967.033 con, tăng 18,5%; đàn gia cầm 12.516,8 nghìn con, tăng 6,5%. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng toàn tỉnh đạt 153 ngàn tấn, tăng 9,3% so với năm 2015; trong đó, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 115,2 ngàn tấn, tăng 10,7%;...
2. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tháng 12/2016 tăng 13,10% so với tháng trước và tăng 10,02% so với tháng cùng kỳ. Đóng góp vào mức tăng chung của toàn ngành so với tháng trước; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,42%; ngành công nghiệp cung cấp nước, thu gom, xử lý rác thải tăng 1,45%; hai ngành còn lại chỉ số sản xuất đều giảm: ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,... và điều hòa không khí giảm 8,24%; ngành công nghiệp khai khoáng chỉ số giảm 7,87%. Trong các ngành sản xuất, có đến 11/14 ngành chỉ số sản xuất tăng so với tháng trước, thậm chí tăng cao hơn mức tăng chung của toàn nhóm ngành như: Sản xuất thiết bị điện tăng 38,89%; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 38,07%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 34,53%; Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 17,86%; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 15,78%;... Các ngành còn lại sản xuất giảm, thậm chí giảm sâu như: Sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 50,00%; Sản xuất xe có động cơ giảm 40,74%; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 15,12%.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm đầu tháng 12 năm 2016 ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 24,81% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho cao như: ngành sản xuất trang phục tăng gần 5 lần; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 2,2 lần; ngành sản xuất thiết bị điện tăng 55,31 %; ngành sản xuất đồ uống tăng 54,93%; ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 27,38%;... Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với thời điểm cùng kỳ năm trước như: ngành dệt giảm 21,84%; ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 15,03%. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến chế tạo tính chung 11 tháng năm 2016 giảm 10,17% so với cùng kỳ năm 2015. Một số ngành giảm mạnh như: ngành sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 45,59%; ngành sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 16,22%; ngành sản xuất thiết bị điện giảm 10,98%;...
3. Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý
Tổng giá trị vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý trong tháng ước đạt 301,8 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 14,6%. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 248,9 tỷ đồng, chiếm 82,5% tổng số, tăng 16,9% so với tháng trước; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 33,9 tỷ đồng, chiếm 11,2% tổng số, tăng 1,5% so với tháng trước; vốn ngân sách nhà nước cấp xã ước đạt 18,9 tỷ đồng, chiếm 6,3% tổng số, tăng 12,3% so với tháng trước.
4. Thương mại, dịch vụ:
a) Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 1.965,3 tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước. Trong đó, kinh tế cá thể ước đạt 935,3 tỷ đồng, chiếm 47,6% tổng mức và tăng 2,7%; kinh tế tư nhân đạt 826,4 tỷ đồng, chiếm 42,1% và tăng 0,28%;... Xét theo nhóm ngành, thương nghiệp là 3 ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất ước đạt 1.718,2 tỷ đồng, chiếm 87,4% trong tổng số và tăng 1,6%; dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 171,8 tỷ đồng, tăng 0,3%; dịch vụ khác ước đạt 75,3 tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước.
b) Xuất, nhập khẩu hàng hoá Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu tháng 12/2016 ước đạt 97,3 triệu USD, giảm 0,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 91 triệu USD, chiếm 93,6% tổng giá trị hàng xuất khẩu, tăng 0,1%; khu vực kinh tế tư nhân ước đạt 6,2 triệu USD, chiếm 6,4% tổng giá trị hàng xuất khẩu, giảm 0,8%;...
Thị trường xuất khẩu hàng hóa trong tháng chủ yếu gồm: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc. Trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ ước đạt 20,5 triệu USD, chiếm 21% tổng giá trị hàng xuất khẩu; thị trường Hàn Quốc ước đạt 17 triệu USD, chiếm 17,4% tổng giá trị; thị trường Trung Quốc ước đạt 7,6 triệu USD, chiếm 7,8% tổng giá trị;...
Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu trong tháng gồm: Hàng dệt, may ước đạt 42,3 triệu USD, chiếm 43,5% tổng giá trị hàng xuất khẩu, giảm 4% so với tháng trước; Điện thoại các loại và linh kiện,… ước đạt 22,4 triệu USD, chiếm 23,1%, tăng 0,7%; Sản phẩm từ chất dẻo ước đạt 19,8 triệu USD, chiếm 20,3%, tăng 10,5%;... Tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá tháng 12/2016 ước đạt 69,6 triệu USD, giảm 9,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 62,2 triệu USD, chiếm 89,3% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu, giảm 3% so với tháng trước;...
Thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu trong tháng gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, thị trường Hàn Quốc ước đạt 30,7 triệu USD, chiếm 44,1% tổng giá trị hàng nhập khẩu; thị trườngTrung Quốc ước đạt 13,2 triệu USD, chiếm 18,9%; thị trường Nhật Bản ước đạt 3 triệu USD, chiếm 4,3% tổng giá trị;...
Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu trong tháng gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 18,7 triệu USD, chiếm 26,8% tổng giá trị hàng nhập khẩu, giảm 3,5%; Vải các loại ước đạt 15,4 triệu USD, chiếm 22,1%, giảm 15,1%; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày ước đạt 12,9 triệu USD, chiếm 18,6%, giảm 0,4%; Chất dẻo (PLASTIC) nguyên liệu ước đạt 12,3 triệu USD, chiếm 17,7%, tăng 9%;...
c) Vận tải hành khách và hàng hoá
Doanh thu vận tải, bốc xếp, dịch vụ vận tải tháng 12/2016 ước đạt 329,3 tỷ đồng, tăng 0,1% so với tháng trước. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách đạt 43,5 tỷ đồng, tăng 0,8%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 268 tỷ đồng, tương đương tháng trước;... Khối lượng vận chuyển hàng hoá trong tháng ước đạt 4.767,5 ngàn tấn, tăng 1,2% so tháng trước; khối lượng luân chuyển hàng hoá ước đạt 236,5 triệu tấn.km, so với tháng trước tăng 0,2%. Trong đó, khối lượng vận tải hàng hóa đường bộ ước đạt 3.577,8 ngàn tấn vận chuyển và 69,6 triệu tấn.km luân chuyển, so với tháng trước tăng 1,4% về tấn vận chuyển và tăng 0,5% tấn.km luân chuyển; khối lượng vận tải hàng hóa đường sông ước đạt 1.189,7 ngàn tấn, bằng 166,9 triệu tấn.km, so với tháng trước tăng 0,7% về tấn vận chuyển và tăng 0,1% tấn.km luân chuyển. Vận tải hành khách đường bộ trong tháng ước đạt 638,5 ngàn hành khách, luân chuyển hành khách ước đạt 61,9 triệu hành khách.km. So với tháng trước tăng 0,8% về số lượng hành khách vận chuyển nhưng giảm 0,3% về số lượng hành khách luân chuyển.
1.4. Thực trạng chung về công tác khám chữa bệnh
1.4.1. Kết quả, tiến bộ
Mạng lưới tổ chức KCB ngày càng được mở rộng. Đến hết năm 2015, cả nước có 1385 bệnh viện với 25,04 giường bệnh/10 000 dân (24,3 giường công lập). Có 38 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến trung ương; 395 Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh tập trung ở tỉnh lỵ. Hầu hết các huyện (561) đều có Bệnh viện đa khoa thực hiện cung ứng dịch vụ KCB ban đầu. Có 160 Bệnh viện tư nhân được cấp phép hoạt động với 9850 giường bệnh. Ngoài ra 78,8% các TYT xã đã triển khai KCB BHYT.
Dịch vụ KCB tại Bệnh viện gia tăng đáng kể. Năm 2015 đã có gần 142 triệu lượt khám tại Bệnh viện, tăng 6,8% so với năm 2014, trong đó tăng nhiều nhất là khối Bệnh viện tư nhân (19,1%). Tình hình quá tải tại các Bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh được cải thiện một phần, tỷ lệ sử dụng giường bệnh giảm nhẹ.
Khả năng cung ứng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở được cải thiện . Từ các đề án 225 và 47, đã có 145 Bệnh viện huyện, 46 phòng khám đa khoa khu vực hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tại tuyến huyện, sau 10 năm, số Bệnh viện đa khoa tăng 17%, số giường bệnh tang 64%. 76,8% số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia y tế xã năm 2014.
Tình hình sử dụng dịch vụ y tế tại tuyến y tế cơ sở đặc biệt là Bệnh viện đa khoa huyện tăng rõ rệt. Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú tăng từ 11,9% (2008) lên 17,6% (2010), KCB nội trú tăng tương ứng từ 35,4% lên 38,2%. Số lượt người bệnh nội trú tăng 1,5 lần và số lượt người bệnh ngoại trú tăng 3 lần sau 10 năm. Năm 2014, với số giường bệnh chỉ chiếm 30,5% nhưng tổng số khám bệnh chiếm 45%.
Mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) được quan tâm với trên 500 bác sĩ chuyên khoa cấp I đã được đào tạo. Đề án phát triển BSGĐ được phê duyệt nhằm tăng cường năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ CSSK toàn diện, liên tục cho các cá nhân và hộ gia đình. Từ năm 2013 đến năm 2015, thí điểm thành lập 90 phòng khám BSGĐ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương. Chăm sóc liên tục đã có kết quả đáng khích lệ trong một số chương trình mục tiêu quốc gia về y tế (chương trình phòng chống lao, phòng chống HIV, v.v…).
Mạng lưới Bệnh viện điều dưỡng- phục hồi chức năng đã được hình thành tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được phát triển rộng khắp tại 51 tỉnh, thành phốvới 337quận, huyện và 4604 xã, phường; tính đến năm 2012, đã điều tra, phát hiện, quản lý sức khỏe cho hơn 170 000 người khuyết tật, tiến hành phục hồi chức năng cho 23,2% người có nhu cầu và 44,7% người khuyết tật.
Cung ứng dịch vụ KCB bằng YHCT được mở rộng theo Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020. Cả nước hiện có 58 Bệnh viện YHCT; 100% Bệnh viện đa khoa tỉnh và 90% Bệnh viện huyện có khoa hoặc tổ YHCT, 85% số TYT xã có hoạt động KCB bằng y dược học cổ truyền. Ngoài ra còn có 3 Bệnh viện và hơn 10.000 phòng chẩn trị y dược học cổ truyền tư nhân. Tỷ lệ KCB bằng YHCT chiếm 8,8% ở tuyến tỉnh, 9,1% ở tuyến huyện và 24,6% ở tuyến xã.
1.4.1. Khó khăn, hạn chế
Khả năng cung ứng dịch vụ chưa theo kịp sự thay đổi mô hình bệnh tật với sự tăng nhanh các bệnh không lây nhiễm, nhất là ở tuyến cơ sở. Tình trạng quá tải ở các Bệnh viện tuyến cuối cải thiện chậm, công suất sử dụng giường bệnh của các Bệnh viện trung ương vẫn ở mức cao. Năng lực của y tế tuyến dưới còn hạn chế : nhiều Bệnh viện ở tuyến huyện chưa có đủ khả năng thực hiện các kỹ thuật theo phân tuyến, chủ yếu do thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn tương ứng. Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý ở tuyến huyện thay đổi liên tục trong giai đoạn 1999–2008 tạo ra sự mất ổn định về tổ chức, xáo trộn về nhân lực và năng lực cung cấp dịch vụ. Quy định về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị y tế tuyến huyện hiện vẫn còn nhiều bất cập, gây cản trở trong việc thực thi các nhiệm vụ chuyên môn. Quản lý y tế tư nhân chưa chặt chẽ, tình trạng người nước ngoài hành nghề không phép tại một số phòng khám đã được phát hiện, những mặt trái trong cơ chế tự chủ, liên doanh liên kết giữa Bệnh viện công và tư nhân chưa được kiểm soát tốt. Năng lực cung ứng dịch vụ PHCN và YHCT còn hạn chế. Chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu : hầu hết các bệnh viên chưa có hệ thống quản lý chất lượng, chỉ 9% Bệnh viện có kế hoạch chất lượng và5% có kế hoạch cải tiến chất lượng. Các công cụ chính sách và hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật còn thiếu và chưa được cập nhật thường xuyên. Việc cấp chứng chỉ hành nghề một lần và không sát hạch tay nghề, không gắn với đào tạo liên tục ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực chuyên môn.
Tính liên tục trong chăm sóc bị ảnh hưởng do sự thiếu gắn kết giữa điều trị và dự phòng vàtác động của tự chủ tài chính dẫn đến Bệnh viện có xu hướng giữ người bệnh để điều trị. Vấn đề chuyển tuyến gặp nhiều khó khan do các quy định về phân tuyến chưa rõ ràng, việc chuyển bệnh nhân trở lại tuyến dưới rất hạn chế do thiếu sự kết nối, phản hồi thông tin.
1.4.2. Các vấn đề ưu tiên
Cung ứng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu: tình trạng quá tải các Bệnh viện tuyến cuối chưa cải thiện đáng kể trong khi năng lực của y tế cơ sở còn hạn chế.
Chất lượng dịch vụ KCB còn nhiều hạn chế: thiếu hệ thống công cụ chính sách và quy chuẩn chuyên môn; tuân thủ và giám sát tuân thủ còn yếu.
Chăm sóc liên tục chưa được quan tâm đúng mức do hệ thống chuyển tuyến và sự phối hợp giữa các tuyến còn nhiều bất cập và do tác động của cơ chế tự chủ.
Quản lý y tế tư nhân còn lỏng, chưa phát huy được vai trò của y tế tư nhân trong giảmquá tải và tăng cường bao phủ dịch vụ. Liên kết với tư nhân trong Bệnh viện công chưa được kiểm soát tốt, dễ phát sinh lạm dụng kỹ thuật, xét nghiệm.
1.1. Quy mô diện tích
Nhu cầu diện tích của các Khoa/Phòng
Tầng |
Các hạng mục |
Số giường |
Diện tích (m2) |
1 |
WC |
|
22.05 |
Citi |
|
44.10 |
|
Phòng điều khiển |
|
22.05 |
|
X-Quang |
|
44.10 |
|
Lối thoát hiểm (thang máy + cầu thang) |
|
50.40 |
|
Giao ban |
|
22.05 |
|
Trực xét nghiệm |
1 |
22.05 |
|
Phòng chụp |
|
22.05 |
|
Tiêu chuẩn CHT |
|
44.10 |
|
Phòng trưởng khoa |
|
22.05 |
|
Kho sạch |
|
22.05 |
|
Kho bẩn |
|
- |
|
Nội soi tiêu hoá |
|
22.05 |
|
Nội soi tai mũi họng |
|
22.05 |
|
Điện tim Điện não |
|
22.05 |
|
Siêu âm |
|
22.05 |
|
Trực X-Quang + WC |
|
22.05 |
|
Sảnh chờ |
|
50.40 |
|
Đăng ký thanh toán |
|
22.05 |
|
Xét nghiệm sinh hoá |
|
44.10 |
|
Xét nghiệm huyết học |
|
44.10 |
|
Xét nghiệm nước tiểu |
|
22.05 |
|
Tổng |
22 |
1 |
630.00 |
2 |
WC |
|
22.05 |
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Giao ban |
|
22.05 |
|
Lối thoát hiểm (thang máy + cầu thang) |
|
50.40 |
|
Trực bác sĩ +WC |
1 |
22.05 |
|
Phòng trưởng khoa |
|
22.05 |
|
- |
|||
- |
|||
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng cấp cứu + WC |
5 |
44.10 |
|
Kho bẩn |
|
22.05
|
|
Kho sạch |
|
||
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng tiêm |
|
22.05 |
|
Sảnh chờ |
|
50.40 |
|
Trực điều dưỡng + WC |
|
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng cấp cứu + WC |
5 |
44.10 |
|
Tổng |
21 |
41 |
652.05 |
3 |
WC |
|
22.05 |
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Giao ban |
|
22.05 |
|
Lối thoát hiểm (thang máy + cầu thang) |
|
50.40 |
|
Trực bác sĩ + WC |
1 |
22.05 |
|
Phòng trưởng khoa + WC |
1 |
22.05 |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 - - |
|
Phòng cấp cứu + WC |
5 |
44.10 |
|
Kho bẩn |
|
22.05 |
|
Kho sạch |
|
- |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng tiêm |
|
22.05 |
|
Sảnh chờ |
|
50.40 |
|
Trực điều dưỡng + WC |
1 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng cấp cứu + WC |
5 |
44.10 |
|
Tổng |
21 |
43 |
630.00 |
4 |
WC |
|
22.05 |
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường |
2 |
22.05 |
|
Giao ban |
|
22.05 |
|
Lối thoát hiểm (thang máy + cầu thang) |
|
50.40 |
|
Trực bác sĩ + WC |
1 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 5 giường +WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng cấp cứu + WC |
5 |
44.10 |
|
Kho bẩn |
|
22.05 - |
|
Kho sạch |
|
||
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng tiêm |
|
22.05 |
|
Sảnh chờ |
|
50.40 |
|
Trực điều dưỡng + WC |
1 |
22.05 |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Tổng |
21 |
44 |
630.00 |
5 |
WC |
|
22.05 |
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Giao ban |
|
22.05 |
|
Lối thoát hiểm (thang máy + cầu thang) |
|
50.40 |
|
Trực bác sĩ + WC |
1 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 5 giường +WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng cấp cứu + WC |
5 |
44.10 |
|
Kho bẩn |
|
22.05 - |
|
Kho sạch |
|
||
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng tiêm |
|
22.05 |
|
Sảnh chờ |
|
50.40 |
|
Trực điều dưỡng + WC |
1 |
22.05 |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Tổng |
21 |
44 |
630.00 |
6 |
WC |
|
22.05 |
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Giao ban |
|
22.05 |
|
Lối thoát hiểm (thang máy + cầu thang) |
|
50.40 |
|
Trực bác sĩ + WC |
1 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 5 giường +WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng cấp cứu + WC |
5 |
44.10 |
|
Kho bẩn |
|
22.05 - |
|
Kho sạch |
|
||
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng tiêm |
|
22.05 |
|
Sảnh chờ |
|
50.40 |
|
Trực điều dưỡng + WC |
1 |
22.05 |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Tổng |
21 |
44 |
630.00 |
7 |
WC |
|
22.05 |
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Sắc thuốc |
|
22.05 |
|
Lối thoát hiểm (thang máy + cầu thang) |
|
50.40 |
|
Trực bác sĩ + WC |
1 |
22.05 |
|
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Kho sạch |
|
22.05
|
|
Kho bẩn |
|
||
Phòng 2 giường + WC |
2 |
22.05 |
|
Tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ |
|
66.15 |
|
Thủ thuật |
|
22.05 |
|
Sảnh chờ |
|
50.40 |
|
Châm cứu phục hồi chức năng |
|
44.10 |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Phòng 5 giường + WC |
5 |
44.10 |
|
Tổng |
19 |
34 |
630.00 |
Tổng cộng |
146 |
251 |
4,432.05 |
1.1.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng Bệnh viện
Xây dựng Bệnh viện thành một cơ sở y tế hoàn chỉnh có quy mô 207 giường bệnh, đáp ứng tiêu chí bệnh viện hạng II, hiện đại với một số chuyên khoa ngang tầm khu vực.
Các nội dung đầu tư xây dựng bao gồm:
- Tòa nhà chính: gồm có 7 tầng, bố trí như sau:
+ Tầng 1 là trung tâm khám bệnh y tế và làm các xét nghiệm y tế.
+ Tầng 2 là khu điều trị y tế, kết hợp;
+ Tâng 3 là trung tâm điều trị y tế như phẫu thuật, ICU;
+ Tầng 4, 5, 6 là khu vực bệnh nhân nội trú.
+ Tầng 7 là khu vực bệnh nhân nội trú và chữa bệnh đông y.
- Các công trình xung quanh bệnh viện.
- Bãi đỗ xe
+ Bãi đỗ xe của bệnh nhân ngoại trú
+ Bãi đỗ xe của nhân viên
+ Bãi đỗ xe của khách đến thăm bệnh nhân
- Các công trình phụ trợ
1.1.2. Đầu tư trang thiết bị
Cung cấp Trang thiết bị y tế đồng bộ và hiện đại trong chẩn đoán và điều trị nhằm xây dựng các trung tâm y tế chuyên sâu. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin (ICT) nhằm đáp ứng một mô hình bệnh viện kiểu mẫu trong chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cao.
Hệ thống trang thiết bị được cung cấp cho bệnh viện gồm các thiết bị như thiết bị hiện đại như:
- Các lọai thiết bị khác như hệ thống thiết bị xét nghiệm, dược. Các thiết bị đặc biệt cho các chuyên khoa Mắt, Tai mũi họng, Phẫu thuật và gây mê…
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin (ICT) cho một Bệnh viện kiểu mẫu trong chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cao. Phương pháp quản trị Bệnh viện giúp mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý Bệnh viện bằng công nghệ thông tin, bệnh án điện tử. Hệ thống công nghệ thông tin bao gồm:
+ Hệ thống hỗ trợ lâm sàng: Bao gồm bệnh án điện tử, trả lời kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
+ Hệ thống ICT các khoa phòng: Giúp kiểm tra thuốc, xét nghiệm, quản lý truyền máu, quản lý điều dưỡng, cấp cứu…
+ Hệ thống công nghệ thông tin nối mạng kết nối mạng internet, hội thảo, …
- Hệ thống ICT sẽ thường xuyên được bảo trì theo định kỳ, quản lý xâm nhập virus.
Các hoạt động chính Quản lý dự án bao gồm:
- Tổ chức thực hiện, quản lý các hoạt động dự án
- Theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động dự án
- Nâng cao năng lực của BQL dự án.
1.2.1. Tổ chức thực hiện, quản lý các hoạt động của dự án
Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, Sở Y tế và Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn sẽ tổ chức thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án có nhiệm vụ chỉ đạo về phương hướng tổng thể và điều phối của dự án. Ban chỉ đạo thực hiện dự án sẽ thực hiện những chức năng và nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch chuẩn bị các văn kiện dự án trình Bộ trưởng Sở Y tế phê duyệt.
- Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan và đơn vị liên quan chuẩn bị các tài liệu liên quan để trình cấp thẩm quyền phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ theo quy định.
- Hỗ trợ Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng báo cáo khả thi của Dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Làm đầu mối phối hợp với cơ quan liên quan và đơn vị có liên quan tiến hành các công việc phục vụ cho việc xây dựng báo cáo khả thi và các hồ sơ của Dự án.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Đồng thời, trong giai đoạn chuẩn bị dự án, Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn với vai trò là Chủ đầu tư sẽ thành lập BQLDA đầu tư xây dựng bao gồm một số nhân sự kiêm nhiệm của Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn và một số nhân sự chuyên trách được tuyển dụng bên ngoài. BQLDA sẽ hoạt động dưới sự quản lý và chỉ đạo của Sở Y tế và các Ban, Ngành chức năng liên quan trong suốt quá trình triển khai thực hiện Dự án.
Trong giai đoạn thực hiện dự án, BQLDA sẽ tiến hành thuê tuyển một Tư vấn hỗ trợ quản lý dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ BQLDA trong quá trình xây dựng cũng như chuyển giao vận hành cơ sở vật chất của Bệnh viện mới. Tư vấn Quản lý dự án sẽ hỗ trợ BQLDA những nội dung cơ bản như sau:
- Quy trình, thủ tục quản lý dự án tổng thể: Chuẩn bị sổ tay thực hiện dự án mô tả quy trình thực hiện dự án, quy trình đảm bảo chất lượng là cơ sở hướng dẫn các nhà thầu tư vấn, xây dựng và cung cấp thiết bị trong quá trình thực hiện dự án.
- Chuẩn bị kế hoạch thực hiện dự án và kế hoạch tài chính của dự án: Hỗ trợ BQLDA trong việc lên kế hoạch thực hiện tổng thể dự án, kế hoạch thực hiện theo tháng, quý; cập nhật những điều chỉnh cần thiết trong kế hoạch tổng thể; chuẩn bị kế hoạch tài chính tổng thể của dự án và kế hoạch tài chính hàng năm, hàng quý, hàng tháng và các nhiệm vụ có liên quan khác
- Quản lý tài chính dự án: Hỗ trợ quản lý hệ thống kế toán của dự án, quản lý dòng tiền của dự án, quản lý hệ chứng từ thanh toán, hỗ trợ thực hiện các thủ tục giải ngân khoản vay...vv
- Quản lý đấu thầu: Hỗ trợ lập HSMT, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo hợp đồng.
- Quản lý hợp đồng: Hỗ trợ quản lý, giám sát thực hiện các hợp đồng tư vấn, xây lắp và cung cấp thiết bị.
- Quản lý, giám sát an toàn về môi trường và xã hội của dự án: Cập nhật khung chính sách tái định cư, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch quản lý môi trường của dự án. Thực hiện giám sát việc thực hiện tái định cư và kế hoạch quản lý môi trường trong quá trình thi công, đảm bảo rằng các khía cạnh môi trường xã hội được thể hiện trong HSMT, HSDT, kế hoạch thực hiện hợp đồng của các nhà thầu.
- Giám sát, đánh giá hiệu quả của dự án: Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả của dự án, sổ tay hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá hiệu quả dự án.
- Quản lý hoạt động của các nhà thầu tư vấn, xây dựng và cung cấp thiết bị: Hướng dẫn các nhà thầu thực hiện hợp đồng theo quy trình thực hiện dự án được thống nhất trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án, đảm bảo rằng hoạt động của các nhà thầu tuân thủ các hợp đồng đã ký, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và tiến độ.
- Hỗ trợ, đào tạo nâng cao năng lực về quản lý dự án cho các cán bộ của BQLDA: Đánh giá năng lực về quản lý dự án của các cán bộ BQLDA, xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực về quản lý dự án.
- Hỗ trợ quá trình giám sát lắp đặt, vận hành và chuyển giao công nghệ: Tham gia giám sát quá trình lắp đặt, vận hành thử và chuyển giao công nghệ vận hành, bảo dưỡng các thiết bị cho người sử dụng cuối; Xây dựng quy trình vận hành và bảo dưỡng thiết bị chuẩn sẽ áp dụng tại Bệnh viện sau khi nhà thầu cung cấp thiết bị tiến hành bàn giao.
1.2.2. Theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động dự án
Mục tiêu chính của hoạt động theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của dự án nhằm đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện tuân thủ kế hoạch của dự án đề xuất, đáp ứng các yêu cầu về tiến độ, chất lượng.
Việc kiểm tra, đánh giá và theo dõi các hoạt đông xây dựng, mua sắm thiết bị, lắp đặt thiết được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình dự án thông qua cơ chế phối hợp, báo cáo, đánh giá được thiết lập giữa Ban Quản lý dự án, Tư vấn quản lý dự án, các nhà thầu, tư vấn và các bên liên quan khác. Theo đó, Tư vấn quản lý dự án sẽ xây dựng kế hoạch, tiến độ làm việc tổng thể của toàn bộ dự án dựa trên kế hoạch cụ thể do các nhà thầu đề xuất. Trong quá trình thực hiện, Tư vấn quản lý dự án phối hợp với Tư vấn giám sát sẽ thực hiện công tác hướng dẫn, theo dõi, giám sát, kiểm tra hoạt động của các nhà thầu nhằm đảm bảo rằng các hoạt động dự án tuân thủ các quy trình quản lý chất lượng do các nhà thầu đề xuất. Dựa trên các báo cáo hoạt động hàng tháng, hàng quý, hàng năm do các nhà thầu chuẩn bị, Tư vấn quản lý dự án sẽ chuẩn bị Báo cáo hoạt động tổng thể hàng tháng, hàng quý, hàng năm của dự án đồng thời đưa ra những khuyến nghị, điều chỉnh cần thiết trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, BQLDA sẽ tổ chức các hội thảo đánh giá hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ với sự tham gia của Sở Y tế, các nhà thầu, tư vấn và các bên có liên quan khác nhằm đánh giá kết quả thực hiện, phát hiện những thiếu sót còn tồn đọng, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án đồng thời đưa các giải pháp thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo.
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA
Địa điểm xây dựng: KHU DÂN CƯ LIỀN KỀ PHỤC VỤ KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN 3, HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP. HỒ CHÍ MINH
Chủ đầu tư: BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Cơ quan chủ quản: BỘ Y TẾ
MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN 1
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN 2
1. Bối cảnh dự án 2
2. Thực trạng Bệnh viện Chợ rẫy hiện nay 4
3. Sự phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành. 25
4. Mối quan hệ với các chương trình, dự án liên quan khác 26
5. Sự cần thiết phải đầu tư 28
III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ 30
IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 32
V. MÔ TẢ DỰ ÁN 33
1. Quy mô dự án 33
2. Các hợp phần dự án 45
3. Địa điểm xây dựng 50
4. Lựa chọn thiết bị và công nghệ 59
VI. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG 68
1. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp 68
2. Đối tượng thụ hưởng gián tiếp 68
VII. CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 69
VIII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN 71
1. Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư 71
2. Giải pháp thiết kế kiến trúc công trình 81
3. Phương án thiết kế kỹ thuật các hạng mục công trình 100
4. Phương án khai thác và sử dụng kết quả dự án 111
IX. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 131
1. Kế hoạch triển khai các hoạt động thực hiện trước. 131
2. Kế hoạch tổng thể dự án và kế hoạch thực hiện chi tiết dự án theo từng năm 131
3. Kế hoạch giám sát đánh giá dự án 134
X. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 138
1. Hiệu quả kinh tế -tài chính và hiệu quả xã hội 138
2. Đánh giá tác động môi trường, các rủi ro và tính bền vững của dự án 156
3. Cơ chế theo dõi đánh giá kết quả tác động của dự án 164
XI. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN 167
1. Cơ quan thực hiện dự án 167
2. Hình thức quản lý dự án: 167
3. Quản lý thực hiện dự án 167
4. Quản lý tài chính 174
5. Thủ tục đấu thầu 176
6. Quản lý hợp đồng 178
XII. TỔNG VỐN DỰ ÁN 180
1. Căn cứ xây dựng tổng mức đầu tư 180
2. Các thành phần trong tổng mức đầu tư 181
3. Tổng mức đầu tư 182
XIII. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN 191
1. Đối với vốn ODA 191
2. Đối với vốn đối ứng 191
3. Về cơ chế vay ODA 191
XIV. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN TRƯỚC 192
XV. PHỤ LỤC 193
Phụ lục 1. Danh mục thiết bị dự kiến 193
Phụ lục 2. Bảng tổng hợp chi phí thiết bị 193
Phụ lục 3. Bảng tổng hợp chi phí xây dựng 193
Phụ lục 4. Các văn bản pháp lý của dự án 193
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA
1. Tên dự án: “Dự án đầu tư xây dựng cơ sở II – Bệnh viện Chợ Rẫy”
2. Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ: Chính phủ Nhật Bản (JICA)
3. Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế
a) Địa chỉ liên lạc: 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội b) Số điện thoại/Fax: 84-4-62732266
4. Đơn vị đề xuất dự án: Bệnh viện Chợ rẫy
a) Địa chỉ liên lạc: 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
b) Số điện thoại/Fax: 84-8-38554138
5. Chủ dự án: Bệnh viện Chợ rẫy
a) Địa chỉ liên lạc: 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
b) Số điện thoại/Fax: 84-8-38554138
6. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 2015 – 2021
7. Địa điểm thực hiện dự án: Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ chí Minh.
GỌI NGAY - 0903649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
Dự án đầu tư nhà máy giấy và bao bi Hà Nội
68,000,000 vnđ
65,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY ETHANOL BÌNH PHƯỚC
70,000,000 vnđ
65,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất ethanol Vạn Thông
65,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP TỔNG KHO XĂNG DẦU
80,000,000 vnđ
75,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CAO ỐC VĂN PHÒNG
80,000,000 vnđ
75,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ETHANOL CÔNG NGHIỆP
140,000,000 vnđ
130,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Dự án khu trang trai nuôi trồng thủy sản
75,000,000 vnđ
70,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
58,000,000 vnđ
75,000,000 vnđ
70,000,000 vnđ
DỰ ÁN NHÀ MÁY VÀ DỊCH VỤ ĐÓNG TÀU
50,000,000 vnđ
48,000,000 vnđ
DỰ ÁN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
HOTLINE:
nguyenthanhmp156@gmail.com
MINH PHƯƠNG CORP. được thị trường biết đến tên tuổi nhờ kinh doanh uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm – dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh
ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126 - Hotline 090 3649782
www.minhphuongcorp.com.vn
© Bản quyền thuộc về khoanngam.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn