Dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng

Dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng xây dựng Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch tại Quảng Nam

Dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng

  • Mã SP:Da dl cc
  • Giá gốc:55,000,000 vnđ
  • Giá bán:48,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng  

NỘI DUNG

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 3

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 3

I.2. Đơn vị tư vấn lập phương án đầu tư xây dựng công trình 3

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 3

I.4. Hình thức đầu tư: . 3

I.5. Thời hạn đầu tư: 3

I.6. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 3

CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH VIỆT NAM 6

1.1 Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2016 6

II.1. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam  . 6

a. Vị trí địa lý 6

b. Điều kiện tự nhiên 7

c. Đơn vị hành chính 8

d. Về tăng trưởng kinh tế 8

e. Giao thông 9

II.2. Nhận định và phân tích tình hình thị trường phát triển du lịch 10

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 17

III.1. Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án 17

III.2. Mục tiêu đầu tư Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng 18

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 19

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng 19

IV.2. Đặc điểm hiện trạng khu đất xây dựng: 19

IV.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 19

IV.4.1. Đường giao thông 19

IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng 20

CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 22

V.1. Phạm vi dự án 22

V.2. Lựa chọn mô hình đầu tư 22

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ 26

VI.1. Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng 26

VI.2. Quy hoạch sử dụng đất: 26

VI.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: 26

VII.2. Giải pháp thiết kế công trình 27

VII.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án 27

VI.2.2. Giải pháp quy hoạch: 27

VII.2.3. Giải pháp kiến trúc: 27

VII.2.5. Giải pháp kỹ thuật 27

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 29

VII.1. Phương án hoạt động và sử dụng người lao động 29

CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 31

VIII.1. Tiến độ thực hiện - Tiến độ của dự án: 31

2/- Dự trù tiến độ kinh doanh: 31

CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 33

IX.1. Đánh giá tác động môi trường 33

IX.1.1. Giới thiệu chung 33

IX.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 33

IX.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 36

IX.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 38

IX.1.5. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 38

IX.1.6. Kết luận 40

CHƯƠNG X: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 41

X.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 41

X.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 41

X.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 41

X.2.2. Chi phí thiết bị 41

X.2.3. Chi phí quản lý dự án: 41

X.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm 42

X.2.5. Chi phí khác 42

X.2.6. Dự phòng phí: 42

VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 45

X.3. Nguồn vốn đầu tư của dự án 45

Cơ cấu phân bổ nguồn vốn 46

CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 47

XI.1. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội 47

XI.2. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 47

XI.3. Tính toán chi phí 48

Bảng tổng hợp chí phí 10 năm đầu của dự án: 48

Bảng tổng hợp doanh thu của dự án: 51

XI.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 55

XI.5. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 55

CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

XII.1. Kết luận 56

XII.2. Kiến nghị 56

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Tên công ty :  Công ty TNHH XD & TV TK Tàu thủy Silicat 

- Địa chỉ:  Thôn Đông Xuân, xã Tam Giang, Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam;

- Điện thoại         :    84 – 0 Fax:  84- 0

-  Đại diện          :      Nguyễn Thị Thúy Hằng    ;   Chức vụ: Giám Đốc

I.2. Đơn vị tư vấn lập phương án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ : 158 Nguyễn Văn Thủ, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại : (08) 22142126  ;  Fax: (08) 39118579

- Giấy CNĐKKD số : 0305986789 do Sở KHĐT TP.HCM cấp lần đầu ngày 01/09/2008, thay đổi lần 11  ngày 21/07/2014.

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

- Tên dự án: Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng

- Địa điểm: Tại xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

- Dự án đầu tư trên khu đất dự kiến khoảng 10.000 m2   trong đó bao gồm:

+ Diện tích đất xây dựng khu du lịch:     2.550 m2

+ Diện tích xây dựng các công trình phụ trợ là:     1.100 m2

+ Diện tích đường giao thông, vỉa hè cây xanh:   3.200 m2

I.4. Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới.

- Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình nhà nghỉ cộng đồng, các công trình và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của du khách, phù hợp với phát triển du lịch tổng thể của vùng.

- Dự án được thực hiện theo hình thức : chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

- Nguồn vốn đầu tư : (đầu tư bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác kể cả nguồn vốn vay.)

I.5. Thời hạn đầu tư:

- Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm và khả năng xin gia hạn thêm trong tương lai.

I.6. Cơ sở pháp lý triển khai dự án dầu tư phát triển du lịch cộng đồng

I.5.1. Các văn bản pháp lý về quản lý đầu tư xây dựng

- Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định về giá đất;

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất;

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về quy định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ Về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015, Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015, quy định chi tiết và hướng dẫn thi ành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/ 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng.

- Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quản lý quy hoạch xây dựng.

I.5.2. Các tiêu chuẩn, Qui chuẩn xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồngthực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;

- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

- TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

- TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

- TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

- TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;

- TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;

- TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;

CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH VIỆT NAM

1.1 Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2016

Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Sáu ước tính đạt 700,4 nghìn lượt người, giảm 7,5% so với tháng trước và tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khách đến bằng đường hàng không giảm 2,4% và tăng 49,9%; bằng đường bộ giảm 35,1% và giảm 40,2%; bằng đường biển giảm 43% và giảm 39,4%.

Tính chung 6 tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 4706,3 nghìn lượt người, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 3920,1 nghìn lượt người, tăng 25,9%; đến bằng đường bộ đạt 711,4 nghìn lượt người, tăng 7,5%; đến bằng đường biển đạt 74,8 nghìn lượt người, giảm 27,8%.

Trong 6 tháng đầu năm, khách đến nước ta từ châu Á đạt 3342,9 nghìn lượt người, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều tăng: Trung Quốc đạt 1204,5 nghìn lượt người, tăng 47,9%; Hàn Quốc 741,1 nghìn lượt người, tăng 34%; Nhật Bản 355,9 nghìn lượt người, tăng 12,4%; Đài Loan 242,4 nghìn lượt người, tăng 15,8%; Ma-lai-xi-a 199,8 nghìn lượt người, tăng 14,9%; Thái Lan 135,8 nghìn lượt người, tăng 35,3%; Xin-ga-po 124,7 nghìn lượt người, tăng 12,7%.

Khách đến từ châu Âu ước tính đạt 780,2 nghìn lượt người, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Liên bang Nga đạt 204,4 nghìn lượt người, tăng 21,1%; Vương quốc Anh 128,3 nghìn lượt người, tăng 24,6%; Pháp 124 nghìn lượt người, tăng 13,8%; Đức 86,9 nghìn lượt người, tăng 17,1%; Hà Lan đạt 27,2 nghìn lượt người, tăng 22,3%; I-ta-li-a 24,4 nghìn lượt người, tăng 30,1%; Thụy Điển 23 nghìn lượt người, tăng 24,7%.

Khách đến từ châu Mỹ đạt 387,1 nghìn lượt người, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Hoa Kỳ đạt 293 nghìn lượt người, tăng 14,5%. Khách đến từ châu Úc đạt 182,9 nghìn lượt người, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khách đến từ Ôx-trây-li-a đạt 165,1 nghìn lượt người, tăng 6,7%. Khách đến từ châu Phi đạt 13,2 nghìn lượt người, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

II.1. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam  .

a. Vị trí địa lý

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung BộViệt Nam. Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là mở rộng về phương Nam. Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Quảng Nam còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước. Với diện tích 10,440 km2 và dân số trên 1.4 triệu người (2014), Quảng Nam đứng thứ 6 về diện tích, thứ 19 về dân số trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mật độ dân số trung bình là 140 người/km2 (đứng thứ 45/63) so với 271 người/km2 của cả nước.

Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh887 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp tỉnh Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông giáp Biển Đông. Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 247 xã/phường/thị trấn. Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438 km2. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia làm 3 vùng: vùng núi phía Tây, trung du ở giữa và đồng bằng ven biển phía Đông. Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500mm với hơn 70% tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11 và 12). Vu Gia Thu Bồn và Tam Kỳ là hai lưu vực sông chính.

Rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh là kiểu sinh thái chủ đạo của Quảng Nam. Quảng Nam là tỉnh giàu tiềm năng rừng nhưng do bị khai thác quá mức trong một thời gian dài nên diện tích rừng nguyên sinh còn ít. Việc đẩy mạnh trồng rừng trong những năm gần đây đã tăng diện tích đất có rừng của Quảng Nam lên hơn 55% vào năm 2014. Đây là một trong những địa phương có diện tích đất có rừng cao nhất cả nước. Rừng đặc dụng Sông Thanh là khu bảo tồn lớn nhất tỉnh, nơi mà các động vật hoang dã khu vực Trung Trường Sơn đang được bảo tồn. Nhân sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở độ cao trên 1,000 m của núi Ngọc Linh.

Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng, như: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành)... Cù Lao Chàm là cụm đảo ven bờ với hệ sinh thái phong phú được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Quảng Nam (thời tiết-khí hậu, địa hình, tài nguyên nước, biển) có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho phát triển sự nghiệp văn hóa đa dạng, độc đáo (phát triển những tiểu vùng văn hóa), phát triển ngành du lịch (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái), du lịch sông nước.

b. Điều kiện tự nhiên

Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6oC, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12oC và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Mưa phân bố không đều theo không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng. Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng đồi núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiê Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn nhất. Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt quá 4,000 mm. Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh. 

Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia Thu Bồn (VGTB) và Tam Kỳ. Diện tích lưu vực VGTB (bao gồm một phần lưu vực thuộc tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng là 10,350 km2 và lưu vực sông Tam Kỳ là 735 km2. Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy chủ yếu theo hướng Tây-Đông và đổ ra biển Đông tại các cửa Hàn (Đà Nẵng), Đại (Hội An) và An Hòa (Núi Thành). Ngoài hai hệ thống sông trên, sông Trường Giang có chiều dài 47 km chảy dọc ven biển theo hướng Bắc Nam kết nối hệ thống sông VGTB và Tam Kỳ.

Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc. Mật độ sông ngòi trung bình là 0.47 km/km2 cho hệ thống VGTB và 0.6 km/km2 cho các hệ thống sông khác. Các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm. Lưu lượng dòng chảy trung bình năm của sông Vu Gia (tính đến Thạnh Mỹ với diện tích lưu vực 1,850 km2) là 127 m3/s, của sông Thu Bồn (tính đến Nông Sơn với diện tích lưu vực 3,130 km2) là 281 m3/s. Chế độ dòng chảy của sông ngòi có sự phân mùa rõ rệt. Dòng chảy 3 tháng mùa lũ (tháng Mười, Mười Một, Mười Hai) chiếm 65 - 70% tổng dòng chảy cả năm trong khi dòng chảy vào mùa kiệt (từ tháng Hai đến tháng Tám) rất thấp. Hai tháng Một và Chính là các tháng chuyển tiếp với dòng chảy thất thường. Lưu lượng cực đại của Thu Bồn tại Nông Sơn là 10,600 m3/s và lưu lượng tối thiểu đo được là 15.7 m3/s trong khi đó lưu lượng cực đại của Vu Gia tại Thạnh Mỹ là 4,540 m3/s và cực tiểu là 10.5 m3/s. Lưu lượng lớn vào mùa mưa và thấp vào mùa khô là nguyên nhân chính gây nên lũ lụt và hạn hán trong vùng .

Tài nguyên nước phong phú là tiền đề để phát triển thủy điện trên địa bàn. Tính đến 2015, trên địa bàn Quảng Nam có 8 dự án thủy điện có công suất lớn (trên 100 MW) và 35 thủy điện có công suất nhỏ. Nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn như Sông Tranh 2, Dak Mi 4, A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Kôn 2... đã và đang được xây dựng góp phần cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cả nước.

c.     Đơn vị hành chính

Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Đại LộcĐiện BànDuy   XuyênGiằngHiênHiệp ĐứcNúi ThànhPhước SơnQuế SơnThăng BìnhTiên PhướcTrà My và 2 thị xã: Tam Kỳ (tỉnh lị), Hội An.

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 

I.1.   Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án

Về lĩnh vực du lịch, tỉnh Quảng Nam là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước với các điểm du lịch nổi tiếng như Hội An, Cù Lao Chàm, Mỹ Sơn…. Những năm gần đây lượng du khách đến với du lịch huyện Núi Thành tại Ghềnh đá Bàn Than ngày càng tăng cao với xu hướng chất lượng cao và nhu cầu sử dụng đa dạng các sản phẩm du lịch. Do vậy các cơ sở du lịch phục vụ hiện có trên địa bàn đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, tỏ ra không phù hợp trong thời kỳ mới, do cơ sở hạ tầng xuống cấp các sản phẩm du lịch chưa đa dạng và phong phú, chất lượng các dịch vụ chưa cao.

Xuất phát từ nhu cầu đó, việc xây dựng Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồngđáp ứng những nhu cầu và mong đợi của du khách và khai thác tiềm năng du lịch vốn có, tạo ra các cảnh quan du lịch mới góp phần xây dựng, bảo vệ khai thác các nguồn tài nguyên du lịch là rất cần thiết Chính vì những yếu tố trên, Công ty TNHH XD & TV TK Tàu thủy Silicat đề xuất việc xây dựng Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồngvới qui mô đầu tư đạt tiêu chuẩn du lịch sinh thái. Chúng tôi tin rằng dự án ra đời sẽ mang lại những thành quả về mặt kinh tế xã hội, phù hợp với qui hoạch và định hướng phát triển du lịch trong tương lai của tỉnh Quảng Nam.

Từ thực tế yêu cầu, nguyện vọng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam , việc đầu tư dự án du lịch sinh thái kết hợp các hoạt động văn hoá thể thao tạo ra một dự án mang tính điểm nhấn trong hoạt động kinh tế xã hội của huyện Núi Thành trở thành nguyện vọng nhu cầu khách quan và thiết thực mà vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án được gắn liền với trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức xã hội chính trị và nhân dân huyện Núi Thành với sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm của nhà đầu tư.

Thực hiện chiến lược phát triển Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, chủ đầu tư sẽ tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung, góp phần vào việc phát triển tăng tốc chung của huyện và tỉnh Quảng Nam  đặc biệt là du lịch và du lịch sinh thái kết hợp thể thao, giải trí kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái thưởng ngoạn những mô hình du lịch tự nhiên độc đáo,…. 

Dự án nhằm thu hút một lượng khách du lịch quốc tế đến với Quảng Nam thông qua các chương trình du lịch lữ hành quốc tế, du khách đến khu du lịch để khám phá một loại hình mới. Do đó, để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng. Công ty đã hoàn thiện phương án đầu tư. Dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn, trình UBND tỉnh Quảng Nam  cùng các sở, ban ngành để nhất trí chủ trương đầu tư xây dựng dự án Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp một phần nhỏ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung, cho huyện Núi Thành và cũng là thêm một lựa chọn nơi du lịch sinh thái, vui chơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng của nhân dân địa phương và khách du lịch trong và ngoài nước.

Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồngcó tính khả thi bởi các yếu tố sau:

Thực hiện chiến lược phát triển Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồngnói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Quảng Nam  đưa ra.

Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và quảng bá du lịch, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồnglà tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển du lịch, thể thao, giải trí, thư giãn vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

I.2.   Mục tiêu đầu tư Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng

Tận dụng những lợi thế của địa điểm gần cửa sông, cửa biển có tầm nhìn rộng việc xây dựng một dư án dịch vụ du lịch sinh thái, có dấu ấn tri thức tạo ra được sản phẩm là một dự án mang điểm nhấn hội đủ các yếu tố sạch đẹp có không gian văn hóa truyền thống, có hiệu quả kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường du lịch theo định hướng phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam .

Phát triển hệ sinh thái tự nhiên: Tận dụng khai thác các phương tiện thủy của khu du lịch. Áp dụng những kỹ thuật của các nghê nhân đem về lai tạo nhân giống nhằm tạo ra khu Du lịch Sinh thái với các làng nghề truyền thống. Sử dụng bãi đất trống đưa vào sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ đất, phát triển hệ thống sinh thái đa dạng bảo đảm tính bền vững của dự án phù hợp xu thế phù hợp chính sách quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sử dụng những tri thức, khả năng kinh nghiệm về quy hoạch, kiến trúc và quản lý mang phong cách kinh doanh doanh mới, hiện đại để tạo ra được những công trình có giá trị mang tính hiện đại kết hợp, phong cách riêng thu hút được nguồn du khách, hoạch định được định hướng hoạt động kết nối các địa phương ngoài tỉnh, quốc tế. Tạo ra công trình mang biểu tượng đặc trưng của địa phương, một khu du lịch sinh thái xanh sạch đẹp, và là công trình mang tính điển hình trong định hướng có đầy đủ các tiện nghi, phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước về chất lượng cũng như số lượng phục vụ nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh Quảng Nam nói chung và khu du lịch nói riêng.

Kết gắn, liên kết và thúc đẩy sự phát triển Du lịch đối với những địa danh và thế mạnh của tỉnh nhà (Phố cổ Hội An, Biển Cửa Đại, Ghềnh Đá Bàn Than, Cù Lao Chàm, Mỹ Sơn…) đồng thời tạo cơ sở hạ tầng phát triển ngành du lịch đối với địa phương tỉnh Quảng Nam. Góp phần đóng góp nguồn ngân sách, tạo việc làm ổn định và lâu dài cho một số lao động trong vùng, thúc đẩy thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội tại địa phương.

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG - Dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng xây dựng Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch tại Quảng Nam

II.1. Mô tả địa điểm xây dựng

1. Giới thiệu khu vực dự án tại xã Tam Hải là địa điểm xây dựng dự án Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng:

 

Khu đất hiện đã được UBND tỉnh Quảng Nam giao cho Ban dân chính thôn 6, xã Tam Hải quản lý hợp pháp không tranh chấp. Trong đó:

 Diện tích đất thực hiện dự án khoảng:             10.000 m2

+ Diện tích đất xây dựng khu du lịch:        2.550 m2

+ Diện tích xây dựng các công trình phụ trợ là:       1.100 m2

+ Diện tích đường giao thông, vỉa hè cây xanh:        3.200 m2

II.2. Đặc điểm hiện trạng khu đất xây dựng:

1. Hiện trạng sử dụng đất đai:

- Tổng diện tích tự nhiên là 10.000 m2. Hiện được người dân địa phương sử dụng làm nông nghiệp và trồng cây lâu năm

2. Hiện trạng công trình kiến trúc

+ Khu đấu dự kiến lập dự án chưa có công trình xây dựng.....

3. Hiện trạng dân cư : Trong ranh giới dự án không có hộ dân sinh sống.

4. Hiện trạng hệ thực vật : 

- Khu vực có hệ thực vật phát triển rất tốt, các loại cây chủ yếu là cây ăn trái và cây tạp bụi cỏ.

5. Phương án giải phóng mặt bằng 

- Địa điểm được chọn để xây dựng Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồnghiện nay đang thuộc đất của dân chủ đầu tư sẽ đền bù giải phóng mặt bằng khi dự án được phê duyệt.  

- Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng cho toàn bộ dự án tạm tính là 1.100.000.000 đồng.

IV.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

IV.4.1. Đường giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ hiện nay của tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Núi Thành nói riêng, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên thôn có chất lượng tốt được nâng cấp và mở rộng tạo điều kiện thuận tiện cho việc lưu thông thuận tiện kết nối các tỉnh lân cân. 

Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

Hiện trạng: Khu vực dự kiến hiện nay chưa có hệ thống thoát nước thải bẩn.

Giải pháp thoát nước bẩn : Hệ thống thoát nước bẩn dùng ống BTCT D300 và D400

Thoát nước bẩn từ các  nhà vệ sinh được tập trung ra cống ngầm thu nước và thoát về khu xử lý nước bẩn. Sau khi xử lý, nước được chứa vào các bể nước ngầm, sau đó lấy nước  đó tưới vào các bãi cỏ, vườn cây.

Vệ sinh môi trường: Thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động Môi trường (hoặc bản cam kết bảo vệ Môi trường). Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, nước thải và chế độ quan trắc hàng năm theo quy định Pháp luật Môi trường.

Thoát nước mưa:

* Hiện trạng: Khu vực dự kiến hiện nay chưa có hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa tự thấm xuống đất hoặc chảy ra biển

* Giải pháp thoát nước mưa: Nước mưa từ mái công trình và sân bãi sẽ được chảy về các hố ga thu nước mặt, rồi chảy theo hệ thống ống ngầm thu về hố ga cuối cùng rồi thấm vào cát ở hố tự ngấm. Nước mưa từ các công viên, sân vườn sẽ ngấm trực tiếp vào cát hoặc sẽ được chảy về các hố ga thu nước mặt, rồi chảy theo hệ thống ống ngầm thu về hố ga cuối cùng rồi thấm vào cát ở hố tự ngấm.

Cây xanh:

Khu cây xanh công cộng nhằm mục đích tạo bóng mát và cảnh quan môi trường trong lành cho khu du lịch. Dọc theo trục chính bố trí các hàng cây tùng nhằm tạo góc nhìn tập trung hướng về trung tâm. Các lối đi, đường nội bộ được trồng các loại cây như sứ đại, phượng vĩ, hoa sứ… vừa tạo bóng mát vừa có hoa góp phần tăng thêm sự  sinh động của khu vực. Xen lẫn các lối đi bộ, lối mòn trong các khu là các cụm cau, tre trúc được bố trí thích hợp tạo nên những điểm nhấn trên lối đi. Dự trù tổng diện tích trồng cây xanh của toàn khu trên dưới 60% nguồn quỹ đất.

Bưu chính viễn thông:

Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện Núi Thành hiện nay phát triển khá nhanh và được bố trí đều trong vùng, các mạng điện thoại di động mạng diện thoại hữu tuyến, vô tuyến đã được hoàn chỉnh du khách có thể liên lạc trực tiếp với các nơi khác trong nước và quốc tế với các loại hình đa dạng: telex, fax, nhắn tin, internet, mạng Vinaphone, Mobiphone, S – phone, Viettel đã được phủ sóng.  

Hệ thống chống sét:

Khu vực được bố trí các kim thu sét cầu có bán kính 85m, 102m bố trí tại các điểm cao khu vực. Trên nóc các công trình có bố trí chống sét đặt kim với cao độ +6m so với điểm cao nhất  của công trình.  Các biện pháp chống sét được áp dụng ngay khi bắt đầu thi công xây lắp các kết cấu bằng kim loại ở trên cao, ngoài trời .

IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng

- Các điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, thu hút được du khách trong nước và quốc tế. Là một điểm đến du lịch thu hút du khách trong nước và quốc tế trong tương lai.

- Dự án đầu tư xây dựng Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồngnằm trong khu vực quy hoạch. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí chức năng cùng với hiện trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồngvới các tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dân tại địa phương và đón du khách thập phương là tất yếu và cần thiết.  

Đánh giá chung: Nhìn chung huyện Núi Thành hiện tại cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cơ bản đã có hệ thống ở mức độ vừa, hiện nay các dịch vụ du lịch còn manh nha, đơn điệu, sản phẩm du lịch nghèo nàn, nghiệp vụ du lịch hầu như chưa đáp ứng với nhu cầu của khách hàng, vì vậy nhà đầu tư cần xây dựng dự án nhiều loại hình hoạt động bổ trợ lẫn nhau trong đó tập trung xây dựng một số công trình, các dịch vụ du lịch mang tính truyền thống với đa dạng sản phẩm là một nhu cầu cấp bách và cần thiết. Việc nhà đầu tư tiến hành thủ tục đầu tư dự án này là rất phù hợp với nhu cầu phát triển của du lịch.

CHƯƠNG III: QUI MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 

III.1. Phạm vi dự án

Đầu tư xây dựng Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam  trên khu đất 10.000m2

1. Quy mô và tính chất:

- Diện tích đất: 10.000m2.

- Công suất phục vụ: khoảng 300 -600 người/ngày.

- Tính chất quy hoạch: là Khu du lịch sinh thái theo mô hình cộng đồng.

2. Phân khu chức năng:

Khu du lịch được chia thành các khu chức năng sau:

 

STT

 Hạng mục xây dựng chính

Mô tả

ĐVT

SL

1

Khu nhà homstay (400m2)

 Nhà homstay kết cấu bằng gỗ, mái gói…

 m2

 400

2

Khu nhà dành cho quản lý

 Nhà kết cấu bằng gỗ, mái gói…

 m2

 60

3

Khu bán hàng lưu niệm/khu vực sinh hoạt chung

 Nhà kết cấu bằng gỗ, mái gói…

 m2

 120

4

Khu vệ sinh, nhà tắm diện

 Nhà xây bán kiên cố, tường gạch, mái gói

 m2

 80

5

Khu nhà kho

 Nhà xây bán kiên cố, tường gạch, mái gói

 m2

 60

III.2. Lựa chọn mô hình đầu tư dự án phát triển du lịch cộng đồng

Quy hoạch xây dựng một khu du lịch sinh thái, mang tính đặc trưng riêng biệt, tận hưởng tối đa cảnh quan thiên nhiên xung quanh gồm bến thuyền, cây cảnh…, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, xác định Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng nằm trong tổng thể các khu du lịch Quảng Nam Kết hợp hài hòa giữa các khu vực nghỉ dưỡng và vui chơi thể thao giải trí, không gian liên hoàn, độc đáo, gắn liền với thiên nhiên, mang tính đặc trưng riêng, phục vụ mọi đối tượng khách.  Các hoạt động du lịch khai thác triệt để cảnh quan các hình khối kiến trúc được thiết kế hết sức độc đáo và ấn tượng mang phong cách dân tộc truyền thống để tạo các điểm nhấn cho toàn khu du lịch.

Xây dựng một khu du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ cho nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng của du khách, khu trung tâm gồm: nhà đón tiếp, phục vụ cho nhu cầu ăn uống, giải khát, tham quan, nghỉ dưỡng, ngoài ra còn có các câu lạc bộ vui chơi giải trí, thể thao, các dịch vụ vui chơi chăm sóc sức khoẻ…

- Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồngcó các tính chất là khu du lịch sinh thái da dạng, một không gian du lịch ấn tượng mang tính đặc trưng để thu hút du khách.

Tổng diện tích đất của khu du lịch : 10.000(m2)

III.2.1. Mô hình các hạng mục đầu tư Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng

-  Không gian cảnh quan tiếp cận trục đường hình thành khoảng xanh, các khu chức  năng  như:  Khu đón tiếp kết hợp với khu nhà thái, với hành lang có mái che tạo ra một tổ hợp có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ chòi nghỉ, vườn hoa, đường đi dạo, … làm phong phú, sinh động thêm không gian tạo cảm giác thư giãn cho du khách khi tham quan và nghỉ dưỡng.

-  Đất xây dựng các công trình:

- Do đặc điểm địa hình tạo cho khu du lịch có sắc thái đặc thù, từ đó hình thành các khu chức năng theo địa hình và theo ý đồ phân chia không gian. Toàn bộ khu đất nghiên cứu được chia thành các khu vực chính thể hiện những chức năng cơ bản của khu du lịch.

- Hạng mục công trình:

o Khu nhà nghỉ:

- Hạng mục công trình này được ưu tiên bố trí chiếm phần lớn trong dự án. Toàn bộ khu vực này thiết kế làm điểm nhấn của khu du lịch.

- Toàn bộ khu trung tâm công cộng tại tầng 1 sẽ được tập trung tại vị trí trung tâm đồng thời tạo ra một không gian trống mở rộng. Chính thiết kế này sẽ mở rộng và tôn tạo không gian tạo cảm giác thoải mái cho du khách.

- Khu nhà dành cho quản lý được thiết kế hợp khối vào khối nhà. Các thành phần chức năng hỗ trợ bao gồm khu tiền sảnh, khu vệ sinh, phòng kỹ thuật quản lý....

o Nhà phòng ăn/ khu vực chung

- Được bố trí hướng nhìn ra biển với qui mô 400 chỗ. Công trình bao gồm khu vực ăn trong nhà và ngoài trời.

- Công trình thiết kế với hình thức kiến trúc nhiệt đới, không gian mở cho các khu ăn uống, khu phụ trợ, bếp vệ sinh thíêt kế thông thoáng.

- Giải pháp hoàn thiện: Với tính chất đặc biệt của công trình, vật liệu hoàn thiện sẽ được lựa chọn kỹ càng đảm bảo tính thân thiện với môi trường, ưu tiên vật liệu địa phương. kết hợp với sơn nước, gỗ, mái lợp ngói. Cửa sổ và cửa đi khung gỗ.

 

Mô hình nhà nhỉ nhân viên

 

o Khu phụ trợ.

- Nhà nghỉ nhân viên, bếp, phòng ăn nhân viên, phòng nghỉ nhân viên…..

o Nhà bảo vệ

- Công trình thiết kế nhẹ nhàng với cột gỗ, mái ngói và thông thoáng tự nhiên.

o Các chòi nghỉ:

- Các chòi nghỉ là công trình tạm có thể dễ dàng di chuyển với kết cấu gỗ và mái ngói.

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ

IV.1. Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng

Trên cơ sở tính chất và hình ảnh chung của toàn khu du lịch, cơ cấu phân khu chức năng được tổ chức như sau:

- Trong khu đất sau khoảng lùi theo chỉ giới xây dựng tổ chức một trục đường chính ở góc giao nhau đường nội bộ hình thành một quảng trường rộng, thoáng. Toàn bộ phương tiện giao thông từ bên ngoài vào được tập kết tại bãi xe.

- Nhà đón khách trung tâm có cảnh quan đẹp, tầm nhìn bao quát tạo ra được một không gian ẩm thực độc đáo và thư giãn.

- Khu giải trí, sinh hoạt ngoài trời: Nằm chen lẫn trong những không gian cây xanh,  các khu giải trí như cắm trại, ẩm thực ngoài trời, sân thể thao, sẽ đem lại cho du khách những phút giây hoà mình vào thiên nhiên để có những cảm  giác nghỉ ngơi thư giãn thoải mái nhất.

- Không gian động dành cho sinh hoạt, giải trí (gồm khu cắm trại, thể thao, giải trí …) bố trí gần nhau và các vị trí thuận tiện phục vụ du khách.

Các khu đều có giao thông riêng biệt tạo sự sang trọng và riêng tư cho khách và liên kết nhau tạo thành một mạng lưới liên hệ các khu một cách hợp lý.

IV.2. Quy hoạch sử dụng đất cho dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng

-  Qui hoạch sử dụng đất chủ yếu sẽ bố trí cân đối giữa các mục tiêu sử dụng, sao cho mật độ xây dựng là 22,12% và đáp ứng nhu cầu sử dụng cho  du  lịch.  Bảo  tồn  và  phát  triển  tối  đa  những  yếu  tố  tự  nhiên  như  cây  xanh,  mặt  nước nhằm tạo môi trường sinh thái nhiệt đới đặc trưng cho khách du lịch nghỉ  ngơi thư giãn.

-  Trong quá trình sử dụng đất và phát triển cần đảm bảo yếu tố không gian xanh đó là viễn cảnh tương lai của khu du lịch  biển, không gian cảnh quan tự nhiên và đảm bảo môi trường trong lành mát mẻ để thu  hút khách du lịch.  

IV.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng xây dựng Mô hình nông nghiệp - Nông thôn kết hợp với phát triển du lịch tại Quảng Nam

- Tổng mặt bằng khai thác cảnh quan địa hình các đồi đất và lợi thế về địa lý như:  Trục đón tiếp với cảnh quan cận đường, kết hợp các mảng xanh của rừng, hình thành không gian cảnh quan với nhiều cảnh đẹp hấp dẩn thu hút du khách đến nghỉ dưỡng, lưu trú….trong khu du lịch.

- Nhà ăn trong khu trung tâm có cảnh quan đẹp, tầm nhìn bao quát nên tạo ra được một không gian ẩm thực độc đáo và thư giãn.

- Khu nhà sàn: Bao gồm các công trình với thiết kế quay ra thung lũng để khai thác tầm nhìn tốt nhất và tận hưởng luồng gió thổi vào. Xung quanh các công trình được bao bọc bởi những không gian cây xanh, hoa, cây kiểng tạo nên một không gian riêng tư gần gủi, đảm bảo điều kiện lý tưởng cho du khách thư giản nghỉ dưỡng.

- Khu giải trí, sinh hoạt ngoài trời: Nằm chen lẫn trong những không gian cây xanh, các khu giải trí như cắm trại, ẩm thực ngoài trời,… sẽ đem lại cho du khách những phút giây hoà mình vào thiên nhiên để có những cảm giác nghỉ ngơi thư giãn thoải mái nhất. 

Xen thêm dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng

GỌI NGAY - 0903649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha