DỰ ÁN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO

Dự án đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi phức hợp Chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản biển, sản xuất giống thủy sản, thiết kế trang trai chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn cp và yêu cầu của đơn vị thuê chuồng trại chăn nuôi heo, bò, gà, vịt

DỰ ÁN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO

  • Mã SP:TRẠI NUÔI HEO 1
  • Giá gốc:60,000,000 vnđ
  • Giá bán:55,000,000 vnđ Đặt mua

Mô hình trang trại chăn nuôi heo - Dự án đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi phức hợp Chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản biển, sản xuất giống thủy sản, thiết kế trang trai chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn cp và yêu cầu của đơn vị thuê chuồng trại chăn nuôi heo, bò, gà, vịt

GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1.       Giới thiệu chủ đầu tư

-      Tên công ty   :  CÔNG TY TNHH KIM NGỌC PHAN

-      Địa chỉ           : ấp Núi Tung, xã Suối Tre, Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

-      Giấy phép KD : số 3602498123; cấp lần đầu ngày17/05/2011 của sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai;

-      Điện thoại       :    0613.726067           ;  Fax:

-      Đại diện          :   Bà Phan Thị Hồng ;   Chức vụ: Giám Đốc

-      Ngành nghề đăng ký kinh doanh:

Mô hình trang trại chăn nuôi heo: Chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản biển, sản xuất giống thủy sản; Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống. Trồng trọt chăn nuôi hỗn hợp, Trồng rừng và chăm sóc rừng;

Hoạt động dịch vụ chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sàn nội địa; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

Trong đó, lĩnh vực kinh doanh chính doanh nghiệp là chăn nuôi lợn.

I.2.       Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo

-      Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

-Địa chỉ  : 156 Nguyễn Văn Thủ, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

-Điện thoại         : (08) 22142126  ;     Fax:   (08) 39118579.

I.3.       Mô tả sơ bộ dự án trang trai nuôi heo

Công ty TNHH Kim Ngọc Phan dự kiến đầu tư xây dựng Trang trại Chăn nuôi 12.000 Heo hậu bị & 2.400 Heo nái.

 Dự án bao gồm các hạng mục công việc như sau:

-      Đầu tư con giống, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ thú y cho trang trại nuôi lợn giống, lợn thịt thương phẩm, con nái hậu bị, cung cấp con giống cho thị trường khu vực.

-      Đầu tư chuồng trại tại khu đất rộng 171.819 m2 để ra 26.280 m2 để làm trang trại chăn nuôi.

Mô hình trang trại chăn nuôi heo

Hạng mục công trình

+ Trại chăn nuôi lợn nái

Hạng mục

Số lượng

Đơn vị

Nhà nuôi lợn nái nuôi con

61,160

m2

Nhà nuôi lợn nái khô, nái chửa

36,696

m2

Nhà nuôi lợn đực giống

924

m2

Phòng pha chế tinh

1

nhà

Nhà cách ly

1

nhà

Cổng tường rào

1

T.bộ

Nhà bảo vệ

1

T.bộ

Nhà kỹ thuật

1

nhà

Nhà công nhân

1

nhà

Nhà ăn

1

nhà

Nhà để xe

1

nhà

Bể nước sinh hoạt

1

Bể

Nhà sát trùng xe

1

nhà

Nhà điều hành

1

nhà

Nhà phơi đồ

1

nhà

Nhà máy phát điện

1

nhà

Nhà nghỉ trưa

1

nhà

Kho cám heo

1

nhà

Bệ xuất nhập heo

1

Bể

Bể chứa nước 360 m3, tháp nước 40m3

1

Bể

Silo cám

8

Bể

Bể ngâm rửa đan

6

Bể

Hầm Biogas

1

Hầm

Ao xử lý nước thải

2

Ao

Nhà để phân

1

nhà

Sân phơi phân

1

Sân

Hố phân hủy rác

2

Hố

Kho để dụng cụ

1

nhà

 

 

+ Trại chăn nuôi lợn thịt

STT

Số lượng

Đơn vị

Nhà nuôi lợn cai sữa (2-4 tháng tuổi)

55,000

m2

Nhà nuôi lợn thịt

110,000

m2

Cổng tường rào

1

T.bộ

Nhà để xe

1

Nhà

Nhà ở kỹ thuật

1

Nhà

Nhà công nhân

1

Nhà

Nhà ăn + bếp

1

Nhà

Tháp nước sinh hoạt 2m3

1

Cái

Sân bóng chuyền

1

Cái

Nhà sát trùng xe

1

Nhà

Nhà điều hành

1

Nhà

Nhà phơi đồ

1

Nhà

Nhà đặt máy phát điện

1

Nhà

Nhà nghỉ trưa

1

Nhà

Kho dụng cụ

1

Nhà

Kho cám heo con

1

Nhà

Kho cám

1

Nhà

Bệ xuất nhập heo

2

Bệ

Bể nước 350m3, tháp 20m3

2

Cái

Bể ngâm rửa đan

6

Cái

Hầm biogas

1

Cái

Ao xử lý nước thải số 3

1

Cái

Nhà cân heo

1

Nhà

Hố hủy xác

2

Cái

Sân phơi phân

1

Cái

Nhà bảo vệ

1

Nhà

Nhà để phân

1

Nhà

Dự án đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi phức hợp Chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản biển, sản xuất giống thủy sản...

IV.1.2. Hình thức chăn nuôi 

Một trong những bước đầu tiên quan trọng trong việc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản đạt năng suất cao đó chính là công tác chọn lọc và nuôi dưỡng lợn nái hậu bị.

Vì vậy cần phải tuyển lựa và chăm sóc những nái làm hậu bị đúng cách thì mới phát huy hết sức sinh trưởng, sinh sản trong tương lai.

1. Chọn lọc và theo dõi lợn nái đẻ

+ Chọn lợn:

Chọn lựa lợn lúc 60 đến 70 ngày tuổi dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe.

Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc. Nếu có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra. Ta có thể so sánh xếp cấp phê điểm theo tiêu chuẩn định sẵn bên dưới.

 

Bảng tiêu chuẩn ngoại hình của lợn nái hậu bị (Nguồn: www.vcn.vn)

Stt

Bộ phận

Ưu điểm

1

Đặc điểm giống, thể chất, lông da

Đặc điểm giống biểu hiện rõ. Cơ thể phát triển cân đối, chắc chắn, khỏe mạnh, mập vừa phải. Lông da bóng mượt. Tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung dữ.

2

Vai và ngực

Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp. Ngực sâu rông, không lép.

3

Lưng sườn và bụng

Lưng thẳng, dài vừa phải, sườn sâu, tròn. Bụng không sệ. Bụng và sườn kết hợp chắc chắn.

4

Mông và đùi sau

Mông tròn, rộng và dài vừa phải. Đùi đầy đặn, ít nhăn.

5

Bốn chân

Bốn chân tương đối thẳng, không quá to nhưng cũng không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 2 chân trước và hai chân sau vừa phải. Móng không tè. Đi đứng tự nhiên. Đi bằng móng chân.

6

Vú và bộ phận sinh dục

Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều nhau. Bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt.

 

Giai đoạn từ 7 đến 10 tháng tuổi: Đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng. Ngoài những yếu tố ngoại hình đã được đề cập ở trên, thời điểm này cần chú ý đến những biểu hiện động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm. Điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên loại thải).

 

+ Dinh dưỡng

- Lợn từ giai đoạn cai sữa đến 70 - 90 kg cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng dành cho lợn con. Khi đạt 70 - 90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức ăn cho lợn nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì đây là giai đoạn lợn hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra lợn hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này lợn khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm.

- Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của lợn trong giai đoạn này. Trước khi cho lợn ăn cần phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine... Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục, buồng trứng không phát triển, trường hợp nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm lợn bị ngộ độc.

Dự án đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi phức hợp Chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản biển, sản xuất giống thủy sản, thiết kế trang trai chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn cp và yêu cầu của đơn vị thuê chuồng trại chăn nuôi heo, bò, gà, vịt

+ Môi trường nuôi dưỡng

- Chuồng nuôi lợn hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng, có độ nhám vừa đủ, không trơn trợt hay gồ ghề vì sẽ làm hư móng. Thiết kế chuồng sao cho lợn không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè.

- Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến sự tương đương tầm vóc.

- Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi lợn hậu bị là 16 giờ.

- Cho lợn hậu bị tiếp xúc với nọc vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn nọc có kinh nghiệm và tính hăng cao và cho tiếp xúc 10 - 15 phút mỗi ngày.

- Tuổi phối giống là 7.5 - 8 tháng sau lần lên giống thứ 2. Độ dày mỡ lưng 20 - 22 mm, trọng lượng là 120 - 130 kg.

 

Dự án đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi phức hợp Chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản biển, sản xuất giống thủy sản...


+ Công tác thú y:

- Trước khi phối giống 2 - 3 tuần cần phải thực hiện chương trình vaccine. Chương trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, Lở mồm long móng, Giả dại, Parvovirus, có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2 ( không bắt buột )

- Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin

- Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau ta nên định kỳ sử dụng (trộn vào trong thức ăn) để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi.

 

2. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn đực giống

Hiệu quả chăn nuôi của một trang trại phụ thuộc vào các yếu tố chính như con giống, chi phí thức ăn, chi phí quản lý, chi phí thú y...

Trong đó yếu tố con giống đóng vai trò cơ bản nhất vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện khả năng sản xuất của thế hệ sau. Với tình hình hiện nay khi mà giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng, để đóng góp vào việc cắt giảm chi phí thức ăn và nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì cần phải quan tâm đến con giống nhiều hơn nữa.

Một con lợn đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái tốt, nhất là trong điều kiện hiện nay đang áp dụng phổ biến kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Cụ thể, mỗi năm một con đực giống tốt có thể truyền những thông tin di truyền về các tính trạng kinh tế như: tăng trọng bình quân/ngày (ADG) cao; tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp... cho hàng ngàn con ở thế hệ sau, trong khi một nái tốt chỉ có thể truyền cho khoảng 20 lợn con mà thôi. Do đó để nuôi dưỡng và khai thác sử dụng thành công lợn đực giống thì người chăn nuôi cần chú ý những yếu tố sau:

+ Chọn lợn:

a. Chọn giống lợn: Việc chọn giống phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Chất lượng của giống: cần chọn giống lợn mang đặc tính cải tiến cao, năng suất vượt trội so với những giống lợn trước.

- Thị hiếu của người chăn nuôi lợn nái trong khu vực bao gồm màu sắc da lông của đực giống, tính chất phù hợp của giống có phù hợp không, khả năng đáp ứng nhu cầu cải tiến.

- Hiểu rõ nguồn gốc của đàn lợn nái trong khu vực để có chương trình phối giống hoặc gieo tinh cho phù hợp, phòng ngừa xảy ra hiện tượng đồng huyết hoặc cận huyết làm ảnh hưởng xấu đến năng suất của đàn lợn.

- Ngoài ra phải dựa vào cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật chăn nuôi mà trại mình hiện có.

b. Chọn lợn giống

Chọn lợn giống cần dựa vào đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục, năng suất, gia phả và qui trình nuôi.

- Căn cứ vào ngoại hình, thể chất: Chọn con khoẻ mạnh và tốt nhất trong đàn. Hình dáng màu sắc đúng với giống cần chọn. Thể chất cân đối, vai lưng rộng, mông nở, chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi bằng móng (không đi bàn). Tuyệt đối không chọn những con đực có chân đi xiêu vẹo, dị dạng khác thường (vòng kiềng, chân quá hẹp, yếu). Chọn lợn đực có vú đều và cách xa nhau, có ít nhất 6 cặpvú trở lên, dịch hoàn phát triển đều hai bên, bộ phận sinh dục không dị tật.

- Căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát dục: Đảm bảo tiêu chuẩn của phẩm giống theo từng giai đoạn nhất định.

- Căn cứ vào năng suất: Dựa vào các chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng trọng (ADG), độ dày mỡ lưng (BF), tiêu tốn thức ăn (FCR), tỷ lệ nạc, thành phần thân thịt, chất lượng thịt: màu sắc, mùi vị, cảm quan..

- Căn cứ vào gia phả: Việc xem lý lịch ông bà, cha mẹ là rất cần thiết. Những quy định tiêu chuẩn cho dòng cha mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ lưng mỏng (dưới 3 cm), dài đòn, đùi và mông to, tỉ lệ thịt xẻ trên 55%. Chọn từ đàn có lợn mẹ đẻ sai từ 10 - 12 con/lứa, trọng lượng sau cai sữa đạt 15 kg trở lên ở 45 ngày tuổi, thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2 - 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng, ẩm ở địa phương. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 15 đến 50cc.

- Căn cứ vào qui trình nuôi: lợn giống phải được nuôi theo qui trình kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong khu vực như dịch tả, thương hàn, suyễn, sảy thai truyền nhiễm...

* Lưu ý: Sau khi đã chọn được lợn đực làm giống thì chất lượng sản xuất của lợn đực giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chọn lọc ở giai đoạn hậu bị và ngay cả trong giai đoạn làm việc. Việc chọn lọc và loại thải kịp thời những lợn đực giống không đạt yêu cầu sẽ giúp người chăn nuôi giảm rất đáng kể chi phí đầu tư cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc. Nên người chăn nuôi cần tiến hành đánh giá và chọn lọc lợn đực giống ở 2 giai đoạn quan trọng sau:

+ Giai đoạn 1: Khi lợn bắt đầu phát dục: Khoảng 3,5 - 4 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 40 - 60 kg, tùy theo giống ngoại hay lai. Tiến hành kiểm tra ngoại hình, tốc độ tăng trưởng, bệnh tật..

+ Giai đoạn 2: Khi lợn bắt đầu phối giống: tiến hành kiểm tra ngoại hình, tinh hoàn, tính dục, tính tình...

Qua các lần kiểm tra như vậy chỉ chọn lại những con đực có ngoại hình và sức khỏe tốt, tính dục mạnh, tính tình dễ huấn luyện.

 

3. Dinh dưỡng cho đực giống

Có 2 chỉ tiêu được chú ý nhiều nhất trong dinh dưỡng nói chung đó là protein thô và năng lượng. Đối với lợn đực giống thì việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sử dụng lợn đực giống. Ta có thể chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng khi nuôi lợn đực giống như sau:

a. Giai đoạn 1: (từ khoảng 30 - 50 kg)

Giai đoạn này cần cho lợn đực lớn nhanh, phát triển tốt khung xương và các cơ quan sinh dục. Vì vậy đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng cao, cho ăn tự do. Giai đoạn này cần chú ý đến nhiều các khoáng chất của thức ăn (một số khoáng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của lợn đực giống như: selen, kẽm, mangan, iot).

b. Giai đoạn 2: (từ khoảng 50 kg đến khi phối giống)

Giai đoạn này lợn đực giống phát triển nhanh các mô mỡ gây nhiều bất lợi trong quá trình sử dụng đực giống như: sự di chuyển để phối giống hoặc lấy tinh gặp khó khăn, mỡ dư sẽ tích tụ quanh các cơ quan nội tạng dẫn đến quá trình tiêu hóa và sử dụng thức ăn kém gây thiếu dưỡng chất cho quá trình hình thành tinh dịch và sản sinh tinh trùng, và mỡ dư này cũng sẽ tích tụ quanh các tuyến nội tiết, trong đó có tuyến não thùy và tuyến thượng thận (2 tuyến nội tiết có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tính dục của đực giống), mỡ ức chế hoạt động của các tuyến này, gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của đực giống. Vì vậy để phòng ngừa mập mỡ thì ở giai đoạn này cần phải cho ăn định lượng, bên cạnh đó cũng cần chú ý nhiều đến hàm lượng và chất lượng của đạm và các acid amin.

c. Giai đoạn 3: (giai đoạn khai thác)

Việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất cần thiết. Dựa vào bảng dưới đây, ta có thể định mức 2 chỉ tiêu ấy cho một lợn đực giống ăn vào trong 1 ngày đêm như sau:

Giống

Trọng lượng

(Kg)

Năng lượng – ME

(Kcal)

Protein thô - CP

(gram)

Giống lợn nội

61 - 70

5.000

352

71 - 80

6.000

384

81 - 90

6.250

400

Giống lợn ngoại

140 - 160

9.000

600

167 - 180

9.500

633

181 - 200

10.000

667

201 - 250

11.500

767

Ở giai đoạn này cũng cần chú ý đến kết quả của các lần phối giống để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp. Ngoài ra nên định kỳ bổ sung premix vitamin E cho đực giống.

Xem Dự án đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi phức hợp Chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản biển, sản xuất giống thủy sản...

Dự án đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi phức hợp Chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản biển, sản xuất giống thủy sản, thiết kế trang trai chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn cp và yêu cầu của đơn vị thuê chuồng trại chăn nuôi heo, bò, gà, vịt

GỌI NGAY - 0903649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha