QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Báo cáo thuyết minh dự án đầu tư cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch..

Ngày đăng: 06-07-2016

6,545 lượt xem

Dịch vụ lập dự án đầu tư là dịch vụ từ Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương, với đội ngũ tư vấn tài chính chuyên nghiệp, tư vấn lập dự án để vay vốn từ các ngân hàng trong và ngoài nước. Dịch vụ lập dự án đầu tư của Minh Phương sẽ thực hiện toàn bộ các nội dung tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công, xin giấy phép xây dựng, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho từng dự án mà khách hàng yêu cầu. Khi sử dụng dịch vụ lập dự án đầu tư của Minh Phương Corp.

1. Khái niệm chung về dự án đầu tư: 

Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 của Luật Xây dựng thì dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình để chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án đầu tư và khả năng hoàn trả vốn sau khi dự án đầu tư đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo thuyết minh dự án đầu tư cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội; sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.

Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình được phân định rõ thành hai phần: thuyết minh và thiết kế cơ sở trong đó phần thiết kế cơ sở phải thể hiện được các giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Thiết kế cơ sở của các loại dự án dù ở quy mô nào cũng phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án, theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.

Nếu xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Phần nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. 

Về góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài. 

Dự án đầu tư là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định. Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định theo các ngành nghề hiện có.

 Dự án là tập hợp các thông tin chỉ rõ chủ dự án định làm gì, làm như thế nào và làm thì được cái gì

lập dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án. Lập dự án đầu tư là việc xây dựng và trình bầy một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Bao gồm thuyết minh dự án, thiết kế cơ sở, phân tích thị trường, tính toán quy mô công suất cho dự án.

2. Trình tự thực hiện dự án đầu tư:

Lập đề cương dự án;

-  Thảo luận, thống nhất với khách hàng về nội dung đề cương của dự án;

-  Thu thập thông tin về dự án;

-  Lập dự toán chi phí đầu tư các hạng mục;

-  Tính toán chi phí hoạt động của dự án;

-  Xác định nhu cầu vốn, nguồn vốn để đầu tư;

-  Phân tích về thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án;

-  Phân tích về thị trường nguyên liệu đầu vào đối với dự án;

-  Đánh giá về công nghệ của dự án;

-  Đánh giá  sản phẩm, giá bán, nguyên liệu đầu vào, mức độ cạnh tranh...;

-  Xây dựng phương án nhân sự, tổ chức quản lý dự án, tổ chức bán hàng;

-  Tính toán, phân tích chi tiết hiệu quả dự án đầu tư đối với chủ đầu tư và xã hội;

-  Thực hiện soạn thảo, viết chi tiết dự án đầu tư theo như đề cương;

- Thiết kế cơ sở toàn bộ dự án theo quy trình công nghệ sản xuất;

-  Hoàn thiện, in và bàn giao dự án cho chủ đầu tư.

Trình tự thực hiện dự án đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc, cụ thể:

- Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư; Phân tích lựa chọn sản phẩm cụ thể phù hợp.

- Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư; khái toán nguồn vốn đầu tư.

- Lựa chọn hình thức đầu tư; các hình thức huy động vốn.

- Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn, địa điểm đầu tư.

Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai nội dung sau: 

Báo cáo tiền khả thi: Đối với các dự án có quy mô lớn cần lập Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi

Báo cáo khả thi: Tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

3. Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm :

-  Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn 

-  Qui mô dự án và hình thức đầu tư  

-  Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công .....) được phân tích, đánh giá cụ thể .

-  Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở ..

-   Lựa chọn các phương án xây dựng công trình.

-   Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi.

-    Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.

-    Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.

Trong trường hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo qui định của pháp luật thì sau khi đựơc phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dựng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.

 Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

4. Nội dung của lập Báo cáo khả thi cho dự án đầu tư:

Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:

- Mục tiêu đầu tư;

- Địa điểm đầu tư;

- Qui mô dự án;

- Vốn đầu tư;

- Thời gian, tiến độ thực hiện dự án;

- Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường;

- Phương án sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự án;

- Các hình thức quản lí dự án;

- Hiệu quả đầu tư;

- Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án;

- Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan .

Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như: Tính hợp pháp, tính hợp lí, tính khả thi, tính hiệu quả, tính tối ưu .... 

Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao, do vậy một sự chú ý dành cho các chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án. Đặc biệt, nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay (tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư ... ) tham gia  ngay từ khâu lập dự án . 

Theo các chuyên gia thì muốn có một báo cáo khả thi có chất lượng thì chủ đầu tư phải dành thời gian và chi phí thỏa đáng cho việc khảo sát và lập báo cáo (Theo một nghiên cứu của UNDP thì chi phí lập báo cáo thường  chiếm 5% kinh phí dự án, có khi lên tới 15 - 20% đối với các dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp ).

Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư (với các dự án phải thẩm tra đầu tư). Đồng thời ,gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư (với dự án sử dụng nguồn vốn vay). Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế.

Như vậy, việc lập dự án đầu tư, mà cụ thể là Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công cũng như đảm bảo được  tính pháp lý của dự án. Các nhà đầu tư, sau khi lựa chọn phương án kinh doanh thì thường cần đễn sự hỗ trợ của các chuyên gia Lập dự án để hoàn thành 2 Báo cáo này. Việc thấu hiểu được mong muốn của các nhà đầu tư, luôn sẵn sàng sát cánh cũng các nhà đầu tư trong việc Lập Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi. Tùy những phương án kinh doanh cụ thể khác nhau mà chúng tôi đưa ra những phương án viết báo cáo chi tiết khác nhau để mang lại tính khả thi và đảm bảo được tính pháp lý cao nhất cho dự án.

5. Nội dung cụ thể của hồ sơ thuyết minh dự án đầu tư:

TỔNG QUÁT:

Các giấy tờ liên quan đến chủ đầu tư: giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, biên bản họp hội đồng thành viên, quyết định của hội đồng thành viên về việc lập dự án,….

Các giấy tờ liên quan đến lô đất chuẩn bị lập dự án: vị trí, địa điểm dự kiến xin, thuê… ( Bản vẽ vị trí khu đất, bản vẽ qui hoạch của KCN)

Hồ sơ năng lực của chủ đầu tư ,….

Thông tin về qui mô công suất đầu tư: Tổng mức đầu tư dự kiến, Khối lượng, chủng loại sản phẩm sản xuất, nuôi trồng…...

Lập tờ trình BQL KCN ; UBND tỉnh dự kiến xin đất để xin chủ trương đầu tư dự án, xin thuận địa điểm, thuận chủ trương.

QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Khảo sát thực địa, Lập bản vẽ địa hình, bản vẽ thửa đất, bản vẽ qui hoạch 1/500, bản vẽ qui hoạch hạ tầng điện, cấp thoát nước, …. 

Tiến hành các bước lập dự án đầu tư, lập cam kết bảo vệ môi trường,..

Lên kế hoạch về tài chính, nhân sự , thời gian thực hiện dự án.

Lập dự án khả thi, Dự án đầu tư trình cơ quan ban ngành BQL KCN xin chủ trương đầu tư, xin giấy phép đầu tư.

Làm việc với sở Tài nguyên môi trường , Sở xây dựng, sở KHĐT….: Hướng dẫn thủ tục làm hồ sơ thiết kế xây dựng.

Soạn thảo hồ sơ, văn bản trình các cơ quan ban ngành UBND tỉnh.

Làm việc với Ngân hàng xin chấp thuận cho vay vốn

Ngay sau khi có ý kiến phê duyệt thuận địa điểm, thuận chủ trương tiến hành thực hiện dự án, xin cấp chứng nhận đầu tư: Khảo sát địa chất, thiết kế bản vẽ thi công, lựa chọn nhà thầu thi công, lên phương án thu xếp vốn với ngân hàng và kêu gọi cổ đông góp vốn đầu tư xây dựng…

Ngay sau khi có bản thiết kế chi tiết làm việc với sở XD, UBND để xin giấy phép XD, giấy phép môi trường: báo cáo đánh giá tác động môi trường…….

Làm việc với Công an PCCC xin thỏa thuận PCCC, xin đấu nối điện nước…

Ngay sau khi có giấy phép XD tiến hành tìm nhà thầu XD, điện, nước, phòng cháy chữa cháy, môi trường ,….

5. Nội dung cụ thể của thuyết minh dự án đầu tư

CHƯƠNG I:       GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN.......................................................

I.1.       Giới thiệu chủ đầu tư.......................................................................................................

I.2.       Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư.......................................................................................

I.3.       Mô tả sơ bộ dự án.............................................................................................................

I.4.       Sản phẩm của dự án.........................................................................................................

I.5.       Cơ sở pháp lý triển khai dự án........................................................................................

I.6.       Các tiêu chuẩn Việt Nam.................................................................................................

I.7.       Các văn bản pháp lý của nhà thầu tư vấn:....................................................................

CHƯƠNG II:     SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.....................................................................

II.1.     Mục tiêu đầu tư ................................................................................................................

II.2.     Sự cần thiết phải đầu tư...................................................................................................

CHƯƠNG III:    NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG.........................................................................

III.1.    TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI....................................

a.         Vị trí địa lý........................................................................................................................

b.         Điều kiện tự nhiên............................................................................................................

c.         Đơn vị hành chính............................................................................................................

d.         Về tăng trưởng kinh tế.....................................................................................................

e.         Văn Hóa - Du lịch.............................................................................................................

f.          Tổng quan về dân số........................................................................................................

III.3.    Thị trường tiêu thụ sản phẩm .........................................................................................

III.4.    Thị trường tiêu thụ:..........................................................................................................

III.5.    Dự kiến thị phần kinh doanh của nhà máy trong tương lai........................................

CHƯƠNG IV:    ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG...................................................................................

IV.1.    Mô tả địa điểm xây dựng.................................................................................................

IV.2.    Điều kiện tự nhiên khu vực dự án..................................................................................

CHƯƠNG V:     QUI MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN.......................................................................

V.1.     Hạng mục công trình của dự án......................................................................................

5.2.1.  Hệ thống kỹ thuật hạ tầng...............................................................................................

5.2.2.  Thiết kế cấp thoát nước...................................................................................................

5.2.3.  Thiết kế điện chiếu sáng, chống sét:.............................................................................

5.2.4.  Thiết kế phòng cháy chống cháy ..................................................................................

V.2.     QUY MÔ HỆ THỐNG NƯỚC.........................................................................................

CHƯƠNG VI:    QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM..........................................................

VI.1.    Mô tả sản phẩm.................................................................................................................

VI.2.    Quy trình sản xuất............................................................................................................

VI.3.    Công nghệ..........................................................................................................................

VI.4.    Quy trình sản xuất ...........................................................................................................

VI.5.    Danh mục một số thiết bị trong nhà máy......................................................................

VI.6.    Đặc tính kỹ thuật của Thiết bị........................................................................................

CHƯƠNG VII:  PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

VII.1.  Phương án Vận hành nhà máy........................................................................................

VII.2.  Phương án sử dụng lao động và chi phí tiền lương......................................................

VII.3.  Cơ cấu tổ chức:.................................................................................................................

CHƯƠNG VIII:PHƯƠNG ÁN THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY.................................... .

VIII.1. Tiến độ thực hiện..............................................................................................................

VIII.2. Giải pháp thi công xây dựng...........................................................................................

8.2.1.              Phương án thi công..............................................................................................

VIII.3. Hạ tầng kỹ thuật................................................................................................................

VIII.4. Hình thức quản lý dự án..................................................................................................

CHƯƠNG IX:    ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN

IX.1.    Đánh giá tác động môi trường.........................................................................................

IX.2.    Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng....................................................................

IX.3.    Tác động của dự án tới môi trường trong quá trình xây dựng....................................

IX.4.    Đánh giá tác động môi trường trong quá trình hoạt động của dự án:........................

1.6. Chất thải Giải pháp bảo vệ môi trường trong Giai đoạn hoạt động của dự án:...........

IX.5.    Kết luận..............................................................................................................................

CHƯƠNG X:     DỰ TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN....................................................

X.1.     Cơ sở lập dự toán Tổng mức đầu tư...............................................................................

X.2.     Nội dung dự toán Tổng mức đầu tư................................................................................

10.2.1.            Chi phí xây dựng và lắp đặt................................................................................

10.2.2.            Chi phí thiết bị......................................................................................................

10.2.3.            Chi phí quản lý dự án:.........................................................................................

10.2.4.            Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:.........................................................................

10.2.5.            Chi phí khác..........................................................................................................

10.2.6.            Dự phòng phí:.......................................................................................................

10.2.7.            Bảng dự toán tổng mức đầu tư xây dựng công trình:.......................................

10.2.8.            Lãi vay trong thời gian xây dựng:......................................................................

CHƯƠNG XI:    VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN...........................................................................

XI.1.    Nguồn vốn.........................................................................................................................

XI.2.    Phương án hoàn trả vốn vay.......................................................................................... .

CHƯƠNG XII:  HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

XII.1.  Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán.........................................................................

12.1.1.            Các thông số giả định dùng để tính toán...........................................................

12.1.2.            Cơ sở tính toán......................................................................................................

12.1.3.            Các chỉ tiêu kinh tế của dự án............................................................................

XII.2.  Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội............................................................................

CHƯƠNG XIII:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................

XIII.1. Kết luận..............................................................................................................................

XIII.2. Kiến nghị...........................................................................................................................

6. Công việc của khách hàng khi lập dự án đầu tư

-  Xác định mục đích của việc lập dự án;

-  Cung cấp các văn bản pháp lý liên quan đến dự án;

-  Hỗ trợ cung cấp các thông tin để lập dự án : Địa điểm đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư, các hạng mục đầu tư, tiến độ đầu tư, công nghệ đầu tư, danh mục các sản phẩm, giá bán sản phẩm dự kiến, dự kiến định mức chi phí nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dự kiến về tổ chức quản lý, tổ chức bán hàng …

 

Liên hệ dịch vụ lập dự án đầu tư:

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha