Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).
Ngày đăng: 28-06-2016
3,002 lượt xem
QUY ĐỊNH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM
1. Những quy định chung
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, trong những năm qua hầu hết các dự án phát triển kinh tế đã quan tâm và thực hiện các trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cũng như Lập cam kết bảo vệ môi trường nói riêng. Các ĐTM và Bản cam kết Bảo vệ Môi trường (CKBVMT) được tiến hành và vận dụngtheo các văn bản hướng dẫn của Luật Bảo Vệ Môi trường 2005, Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, Thông tư 27/2015/TT-BTNMT của ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Do nhu cầu của xã hội ngày càng cao nên việc phát triển đầu tư các dự án xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ phát triển mạnh mẽ trong toàn quốc. Ngoài những dự án lớn phải lậpbáo cáo ĐTM theo quy định của Điều18 Luật BVMT 2005 và Phụ lục 2 của Nghị định Chính phủ số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015.
Đối với nội dung ĐTM
Nghị định quy định danh mục 146 nhóm dự án phải lập ĐTM thuộc 19 lĩnh vực (Phụ lục II Nghị định này) như là : xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng; giao thông; năng lượng và phóng xạ; điện tử và viễn thông; thủy lợi; sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp; thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; dầu khí; xử lý chất thải; cơ khí, luyện kim; chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ; chế biến thực phẩm; chế biến nông sản; chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; sản xuất phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm; sản xuất giấy và văn phòng phẩm; dệt nhuộm và may mặc và các nhóm dự án khác.
Chủ đầu tư dự án có thể lập hoặc thuê tổ chức bên ngoài có đủ điều kiện để lập ĐTM được quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM phải được lập lại trong các trường hợp như : Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, không triển khai thực hiện dự án trong thời gian 36 tháng, thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường.
Lập ĐTM được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi). Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chủ Dự án phải tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án.
Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải dự báo được các tác động lên các điều kiện tự nhiên, môi trường, và các yếu tố kinh tế - xã hội liên quan, phải có kết quả tham vấn cộng đồng, các biện pháp khắc phục cũng như cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp đó.
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư & thiết kế xây dựng Minh Phương với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường cũng muốn chia sẻ kiến thức sau nhiều năm trải nghiệm trong quá trình Lập ĐTM để Các chủ Dự án có thể tham khảo. Sau đây là các bước thực hiện viết (ĐTM):
2. Đánh giá tác động môi trường là gì?
Đánh giá tác động môi trường gọi tắt là ĐTM (tên tiếng Anh là EIA – Environmental Impact Assessment) là việc xem xét các ảnh hưởng qua lại giữa môi trường với các hoạt động phát triển kinh tế trong chính sách, các chương trình và dự án phát triển.
Đánh giá môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Nói cách khác, đánh giá tác động môi trường là một quá trình nghiên cứu nhằm nhận dạng, dự báo và phân tích những tác động môi trường có ý nghĩa quan trọng của dự án và cung cấp thông tin cần thiết để nâng cao chất lượng của việc ra quyết định. Đánh giá tác động môi trường được sử dụng để phòng ngừa, làm giảm thiểu những tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực, đồng thời hỗ trợ cho việc sử dụng hợp lý tiềm năng tài nguyên, qua đó làm tăng tối đa lợi ích của các dự án để phát triển kinh tế xã hội góp phần vào phát triển bền vững của một quốc gia.
3. Tại sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Nhằm đáp ứng các vấn đề:
· Làm thế nào để phát triển kinh tế - xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường sống của con người?
· Làm thế nào để đạt tới sự hài hòa lâu dài, bền vững giữa phát triển giữa phát triển sản xuất và bảo vệ thiên nhiên và môi trường?
Lợi ích của việc thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:
Triển khai đánh giá tác động môi trường càng sớm vào chu trình dự án thì lợi ích mang lại càng nhiều. Nhìn chung, những lợi ích của đánh giá môi trường bao gồm:
- Hoàn thiện thiết kế, lựa chọn vị trí dự án
- Đặt dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của chúng
- Là một kế hoạch về môi trường, xây dựng cơ sở khoa học cho việc ra quyết định cuối cùng hay thẩm định dự án.
- Là một công cụ để ngăn ngừa các tác động và kiểm soát hoạt động
- Có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho công tác bảo vệ môi trường trong các giai đoạn xây dựng dự án, vận hành và giám sát.
- Tiết kiệm chi phí đối với công tác khắc phục hậu quả của dự án.
- Làm cho dự án hiệu quả hơn về kinh tế và xã hội.
- Tăng cường trách nhiệm của các bên có liên quan trong quá trình phát triển.
- Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững.
4. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
· Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005, chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Dự án công trình quan trọng quốc gia;
b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử- văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;
d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;
đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;
e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;
g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.
b) Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương ;
c) Đối tượng quy định .
Ví dụ: Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy sản xuất công suất lớn, các dự án về chăn nuôi, trồng trọt, khu du lịch, sân golf, khu dân cư đô thị, trung tâm thương mại, khách sạn, bệnh viện, trường học…
5. Thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Việc lập ĐTM được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).
6. Quy trình thực hiện
- Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT - XH;
- Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;
- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
- Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.
7. Một số hình ảnh lấy mẩu không khí, tiếng ồn, mẫu đất và mẫu nước, Đo mẫu không khí....
Gửi bình luận của bạn