HỒ SƠ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành

Ngày đăng: 06-07-2016

1,945 lượt xem

HỒ SƠ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Công ty cổ phần tư vấn đầu tư & thiết kế xây dựng Minh Phương với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường cũng muốn chia sẻ kiến thức sau nhiều năm trải nghiệm trong quá trình Lập kế hoạchbảo vệ môi trường để Các chủ Dự án có thể tham khảo. Sau đây là các bước thực hiện :

1.      Thành phần hồ sơ bản kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:

Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định, hồ sơ đăng ký bản kế hoạchbảo vệ môi trường gồm:

- Ba (03) bản với hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định;

- Một (01) dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) có chữ ký (ghi rõ họ tên, chức danh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ quan chủ dự án.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất, hồ sơ đăng ký bản kế hoạchbảo vệ môi trường gồm:

- Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với yêu cầu về hình thức và nội dung thực hiện;

2.      Vì sao phải lập kế hoạch?

Kế hoạch giúp  phân tích, đánh giá, dự báo các ảnh hưởng đến môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường;

Mặt khác, là cơ sở để yêu cầu chủ dự án thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng nội dung đã cam kết, nhằm giảm thiểu, hạn chế các tác động xấu đến môi trường, con người trong giai đoạn tiến hành dự án và khi dự án đi vào hoạt động.

3.      Đối tượng lập gồm những ai?

Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất. Kế hoạch bảo vệ môi trường được lập trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Đối với các dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản kế hoạchbảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại  trong các trường hợp sau:

+       Thay đổi địa điểm thực hiện;

+       Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ ngày bản kế hoạchbảo vệ môi trường được đăng ký;

+       Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với dự báo trong bản kế hoạchbảo vệ môi trường đã được đăng ký nhưng chưa tới mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4.      Thời điểm lập kế hoạch

-   Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải đăng ký bản kế hoạchbảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác.

-   Đối với dự án thăm dò dầu khí, chủ dự án phải đăng ký bản kế hoạchbảo vệ môi trường trước khi khoan thăm dò.

-   Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản kế hoạchbảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.

-   Đối với các dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định, chủ dự án hoặc chủ cơ sở phải đăng ký bản kế hoạchbảo vệ môi trường trước khi thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

 

5.      Các bước tiến hành

-   Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô Dự án;

-   Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án;

-   Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của Dự án;

-   Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án;

-   Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường;

-   Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện;

-   Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

-   Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường;

-   Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt (Gửi Phòng Tài nguyên và

Môi trường);

-    Thẩm định và Quyết định phê duyệt.

Ví dụ một số loại hình lập KHBVMT: các cơ sở thu mua phế liệu, kinh doanh cho thuê nhà trọ, quán ăn, nhà xưởng, nhà hàng,…

 

Liên hệ tư vấn lập kế hoạch bảo vệ môi trường KHBVMT:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

 

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha