Nước thải dệt nhuộm là loại nước thải công nghiệp với nhiều thành phần đa dạng và phức tạp vì vậy cần cấp phép khi xả thải
Ngày đăng: 11-01-2018
1,747 lượt xem
XẢ THẢI NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM VÀ GIẤY PHÉP XẢ THẢI
Nước thải dệt nhuộm là loại nước thải công nghiệp với nhiều thành phần đa dạng và phức tạp. Đây là loại nước thải chứa nhiều độc tính, gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh cũng như có thể gây bệnh ung thư cho người và động vật. Vì vậy, xử lý nước thải dệt nhuộm trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận là việc cần phải kiểm soát chặt chẽ.
Nước thải dệt nhuộm có thành phần nước thải đa dạng, bao gồm các chất ô nhiễm dạng hữu cơ: thuốc nhuộm, tinh bột, tạp chất; dạng vô cơ: muối trung tính, chất trợ nhuộm, …
Nước thải dệt nhuộm nếu không xử lý trước khi xả thải ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng:
- Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước. Nếu pH>9 sẽ gây độc hại với các loại thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thông xử lý nước thải.
- Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TS. Lượng thải lớn gây tác hại đối với các loại thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu.
- Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đồi sống thủy sinh do làm giảm ô xy hòa tan trong nước.
- Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, xấu cảnh quan.
- Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật gây ra một số bệnh mãn tính hay ung thư đối với người và động vật.
Về nguyên lý xử lý, nước thải loại này có thể ứng dụng các phương pháp:
- Cơ học như sàng, lọc, lắng để tách các hợp chất thô như cặn bẩn, xơ, sợi rác….
- Hóa lý như trung hòa các dòng thải có tính kiềm, axit cao; đông keo tụ để khử màu, các tạp chất lơ lửng và các hợp chất khó phân hủy sinh học; phương pháp oxy hóa, hấp phụ, điện hóa để khử màu thuốc nhuộm.
- Sinh học để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học.
- Phương pháp tách màng dùng để thu hồi các loại hồ tổng hợp, khử mùi, tách muối vô cơ…
Việc lựa chọn phương pháp xử lý như thế nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của chủ đầu tư như diện tích đất, kinh phí xây dựng, kinh phí bảo trì,… Tuy nhiên, dù lựa chọn công nghệ nào thì quy định nước thải sau khi xử lý đều phải đạt QCVN 13-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận. Đồng thời cần phải thực hiện xin giấy phép xả thải theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Gửi bình luận của bạn