BÁO CÁO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Tùy theo quy mô hoạt động của cơ sở mà báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ có tần suất lập báo cáo giám sát môi trường khác nhau

Ngày đăng: 11-01-2018

1,609 lượt xem

BÁO CÁO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan (2017), Việt Nam nhập khẩu 394.692 tấn phân bón các loại, trị giá 100,8 triệu USD tăng 75,1 về lượng và tăng tới 92,5% về giá trị. Tính chung trong 10 tháng, cả nước nhập khẩu 3,9 triệu tấn phân bón đưa kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này lên hơn 1 tỷ USD, tăng 17,5% về lượng và tăng 15% về giá trị. Cùng với thị trường phân bón được dự báo sẽ tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ khi tình hình thời tiết và thổ nhưỡng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Nắm bắt được xu hướng này, hiện nay ở nước ta đã ngày càng xuất hiện nhiều công ty sản xuất phân bón nhằm cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước.

Điều đầu tiên để chủ đầu tư được phép xây dựng thì cần phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong báo cáo này sẽ được đánh giá các tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành. Từ đó đưa ra các biện pháp xử lý để giảm thiểu tác động môi trường.

Bên cạnh ĐTM thì chủ đầu tư cũng cần phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ nộp lên Cơ quan có thẩm quyền để trình bày về tình hình các công trình xử lý môi trường để đảm bảo rằng trong quá trình vận hành chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Cụ thể trong báo cáo giám sát định kỳ sẽ nêu về một số vấn đề như sau:

Trong quá trình hoạt động sản xuất, phối trộn phân bón có phát sinh một số nguồn ô nhiễm như:

- Nước thải từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên

- Nước thải vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh máy móc

- Mùi, bụi từ quá trình phối trộn phân bón

- Rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại,…

Đồng thời trình bày các biện pháp giảm thiểu, khắc phục sao cho các chỉ tiêu ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép đang được tiến hành thực hiện tại của cơ sở.

Tùy theo quy mô hoạt động của cơ sở mà báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ có tần suất lập báo cáo giám sát môi trường khác nhau:

- 3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm.

- 6 tháng/1lần đối với các cơ sở không thuộc hai đối tượng trên (hoặc theo yêu cầu từng địa phương).

- Trong đó:

o Giám sát môi trường xung quanh: tối thiểu 6 tháng/lần

o Giám sát chất thải: tối thiểu 03 tháng/lần

 

Xem thêm Báo cáo giám sát môi trường

 

 

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha