Thuyết minh dự án trại heo giống công nghệ cao có quy mô là 1.200 nái sinh sản cụ kỵ, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 33.000 – 45.000 con heo giống ông bà, bố mẹ, cung cấp 33.000 – 45.000 cho nhu cầu nuôi heo thịt của thị trường trong nước.
Ngày đăng: 07-12-2024
27 lượt xem
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU................................................................. 5
1.1 Giới thiệu về chủ đầu tư..................................................................... 5
1.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án................................................................ 5
1.3 Sự cần thiết xây dựng dự án............................................................... 5
1.4 Các căn cứ pháp lý............................................................................ 6
1.5 Mục tiêu dự án.................................................................................. 7
1.5.1 Mục tiêu chung............................................................................... 7
1.5.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................... 8
Chương II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN........................... 9
2.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án................................. 9
2.1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.......................................... 9
2.1.2 Điều kiện thủy văn........................................................................ 14
2.2 Quy mô sản xuất của dự án.............................................................. 15
2.2.1. Đánh giá nhu cầu thị trường thịt................................................... 15
2.2.2 Quy mô đầu tư của dự án.............................................................. 16
2.3 Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án................................... 17
2.3.1 Địa điểm xây dựng........................................................................ 17
2.3.2 Hình thức đầu tư........................................................................... 17
2.4 Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án......... 17
2.4.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án...................................................... 17
2.4.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 17
Chương III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ, KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ...... 19
3.1 Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình................................ 19
3.2 Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ............................ 21
Chương IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN................................. 24
4.1 Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng....... 24
4.2 Phương án Thiết kế xây dựng công trình và lựa chọn thiết bị lắp đặt.. 24
4.2.1 Danh mục các hạng mục công trình đầu tư xây dựng của dự án....... 24
4.2.2 Giải pháp xây dựng các công trình của dự án................................. 27
4.2.3 Các hạng mục công trình............................................................... 29
4.3 Phương án tổ chức thực hiện............................................................ 33
4.4 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 33
Chương V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ..... 34
5.1 Đánh giá tác động môi trường.......................................................... 34
5.1.1 Giới thiệu chung............................................................................ 34
5.1.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường................................. 34
5.2. Các tác động của môi trường............................................................ 38
5.2.1 Trong quá trình xây dựng.............................................................. 38
5.2.2 Trong giai đoạn sản xuất............................................................... 38
5.4 Giải pháp phòng chống cháy nổ....................................................... 39
Chương VI: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN...... 40
4.1 Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án.......................................... 40
4.2 Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ.................... 43
4.3 Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án............................................... 48
4.3.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.............................................. 48
4.3.2 Phương án vay......................................................................... 49
4.3.3 Các thông số tài chính của dự án............................................... 49
Đề xuất và kiến nghị............................................................................. 51
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN........ 52
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Căn cước công dân: .......... do Cục Cảnh Sát ĐKQL Cư Trú Và DLQG Về Dân Cư, cấp ngày 25/01/2018.
Đại diện pháp luật: ..... - Chức vụ: Giám đốc.
Địa chỉ thường trú:.Số 2 đường 13, P. Thủ Thiêm, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.
Tên dự án: TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO TÁM
Địa điểm xây dựng: Thôn 07, xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, điều hành và khai thác dự án. Tổng mức đầu tư: 29.239.833.000 đồng. Trong đó:
+ Vốn tự có (tự huy động), 60%: 7.545.100.000 đồng.
+ Vốn vay tín dụng (40%) : 11.696.733.000 đồng.
Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây nền kinh tế - xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẻ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm đặc biệt là thịt heo không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại.
Các sản phẩm nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị trường nội địa. Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công là do chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, mà cụ thể là thịt heo hiện đang đứng trước một thực tế khó khăn là giá bán khá cao so với một số nước khác, không cạnh tranh được mà nguyên nhân sâu xa cũng chính vì hình thức chăn nuôi ở nước ta vẫn là hình thức truyền thống và lạc hậu nên năng suất sản lượng thấp, chi phí cao.
Hiện nay các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn còn ít. Quy mô của các cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc một lượng sản phẩm lớn. Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm cụ thể là thịt heo của thị trường là rất cao, nhất là heo được chăn nuôi từ quy trình kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh thị trường trong nước còn rộng lớn thì thị trường xuất khẩu còn bỡ ngỡ.
Được sự hỗ trợ về kỹ thuật và hợp tác chăn nuôi của tập đoàn lớn hiện đang rất thành công trên thế giới với các sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp và chăn nuôi. Việt Nam trong những năm gần đây, sản phẩm đã tạo ra tính đột phá và góp phần làm cho ngành chăn nuôi dần phát triển theo hướng hiện đại hóa. Những điều kiện trên, việc đầu tư xây dựng trang trại nuôi heo giống và heo thịt chất lượng cao là thật sự cần thiết.
Hòa chung với sự phát triển kinh tế của đất nước với sức trẻ, trí tuệ, lòng nhiệt huyết khát vọng đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo tập trung với mô hình khép kín. Với mục đích chuẩn bị quản lý và thực hiện dự án một cách khoa học, đảm bảo các quy định chung và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. CĐT..... phố hợp với đơn vị tư vấn tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO”.
Phát triển chăn nuôi heo và đặc biệt là heo giống để chủ động nguồn heo giống trong nước, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu, phụ phế phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và xuất khẩu.
Phát triển chăn nuôi heo cần gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng. Khuyến khích kinh tế Hộ kinh doanh phát triển.
Tạo sự chuyển dịch trong chăn nuôi heo theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, năng suất cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu thị trường và lợi nhuận của người chăn nuôi.
Ứng dụng và tiếp thu công nghệ chăn nuôi heo hiện đại của thế giới, từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành chăn nuôi heo địa phương có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn.
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Lâm Đồng.
Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương.
Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 1 trại heo nái sinh sản có quy mô là 1.200 nái sinh sản cụ kỵ, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 33.000 – 45.000 con heo giống ông bà, bố mẹ, cung cấp 33.000 – 45.000 cho nhu cầu nuôi heo thịt của thị trường trong nước.
Chương II:
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Huyện Bảo Lâm nằm trên cao nguyên Di Linh, độ cao trung bình là 900 m. Trung tâm huyện cách Thành phố Hồ Chí Minh 210 km về phía đông bắc, cách Thành phố Đà Lạt 140 km về phía tây nam cách trung tâm Thành phố Bảo Lộc khoảng 8 km về phía Bắc.
Vị trí địa lý:
Địa hình:
Địa hình đồi núi cao: được phân bổ tập trung phía Bắc của huyện và có xu hướng thấp gần về hướng Nam và hướng Tây.
Khí hậu:
Khí hậu Bảo Lâm là khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Huyện Bảo Lâm gần như bao trọn Thành Phố Bảo Lộc, do đó các yếu tố khí hậu, khí tượng như nhiệt độ không khí, số giờ nắng, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, gió... được thu thập từ trạm quan trắc Bảo Lộc để phục vụ cho báo cáo, tất cả đều được đánh giá trên cơ sở thống kê số liệu khí tượng thủy văn 5 năm gần nhất từ 2014 đến năm 2018 tại trạm quan trắc Bảo Lộc.
Nhiệt độ không khí:
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc Bảo Lộc – Lâm Đồng (Đơn vị: 0C)
Năm |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
Bình quân năm |
22,0 |
22,4 |
22,4 |
22,3 |
22,3 |
Tháng 1 - January |
19,1 |
19,9 |
21,0 |
21,1 |
21,4 |
Tháng 2 - February |
20,9 |
20,7 |
22,0 |
21,0 |
21,2 |
Tháng 3 - March |
22,9 |
22,6 |
22,7 |
22,2 |
22,7 |
Tháng 4 - April |
22,7 |
23,2 |
23,1 |
23,3 |
23,5 |
Tháng 5 - May |
23,8 |
24,0 |
23,3 |
23,9 |
23,5 |
Tháng 6 - June |
22,6 |
22,7 |
22,4 |
23,3 |
22,9 |
Tháng 7 - July |
22,3 |
22,7 |
22,2 |
22,4 |
22,1 |
Tháng 8 - August |
22,7 |
23,0 |
22,7 |
22,9 |
21,8 |
Tháng 9 - September |
22,3 |
22,8 |
22,0 |
23,1 |
22,2 |
Tháng 10 - October |
22,3 |
22,7 |
22,4 |
22,2 |
22,6 |
Tháng 11 - November |
22,0 |
22,5 |
22,5 |
21,8 |
22,1 |
Tháng 12 - December |
20,8 |
21,6 |
22,0 |
20,3 |
22,1 |
(Nguồn: Số liệu niêm giám thống kê Tỉnh Lâm Đồng, 2018)
Số liệu thống kê cho thấy, khu vực Thành phố Bảo Lộc có nhiệt độ ổn định qua các năm, dao động từ 22,0 – 22,4oC. Nhiệt độ trung bình năm 2018 là 22,3oC, thấp hơn so với các năm 2015 và 2016 có nhiệt độ trung bình là 22,4oC. Tháng 5 có nhiệt độ trung bình cao hơn so với các tháng khác trong năm, dao động từ 23,5 – 24,0oC. Nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, dao động từ 19,1 – 21,4oC. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm trung bình 10,3oC.
Số giờ nắng:
Bảng 2. 2. Số giờ nắng tại trạm quan trắc Bảo Lộc – Lâm Đồng (Đơn vị tính: Giờ)
Năm |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
Tổng số giờ nắng |
2.151 |
2.345 |
2.184 |
2.008 |
2.208 |
Tháng 1 - January |
217 |
223 |
180 |
163 |
198 |
Tháng 2 - February |
238 |
224 |
204 |
177 |
187 |
Tháng 3 - March |
243 |
246 |
207 |
224 |
224 |
Tháng 4 - April |
162 |
224 |
217 |
215 |
246 |
Tháng 5 - May |
195 |
205 |
208 |
180 |
217 |
Tháng 6 - June |
141 |
160 |
139 |
185 |
205 |
Tháng 7 - July |
119 |
146 |
163 |
119 |
120 |
Tháng 8 - August |
172 |
182 |
158 |
143 |
145 |
Tháng 9 - September |
155 |
170 |
97 |
144 |
120 |
Tháng 10 - October |
164 |
192 |
191 |
123 |
140 |
Tháng 11 - November |
184 |
179 |
195 |
156 |
186 |
Tháng 12 - December |
161 |
194 |
225 |
179 |
220 |
(Nguồn: Số liệu niêm giám thống kê Tỉnh Lâm Đồng, 2018)
Tổng số giờ nắng tại trạm Bảo Lộc từ năm 2014 – 2018 dao động từ 2.008 – 2.345 giờ/năm. Năm 2015 đạt 2.345 giờ/năm, cao hơn so với các năm còn lại. Số giờ nắng các năm qua thống kê cao nhất vào tháng 3 (246 giờ) và thấp nhất vào tháng 9 (97 giờ), mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 thường có số giờ nắng thấp hơn các tháng còn lại trong năm. Lượng bức xạ ghi nhận thực tế tại Bảo Lộc là 128Kcal/cm2.
Lượng mưa:
Bảng 2. 3. Lượng mưa tại trạm quan trắc Bảo Lộc – Lâm Đồng (Đơn vị tính: mm)
Năm |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
Tổng lượng mưa |
3.381 |
2.627 |
2.529 |
2.965 |
3.502 |
Tháng 1 - January |
28 |
3 |
160 |
101 |
128 |
Tháng 2 - February |
70 |
26 |
5 |
152 |
34 |
Năm |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
Tháng 3 - March |
93 |
29 |
23 |
170 |
231 |
Tháng 4 - April |
662 |
162 |
100 |
266 |
102 |
Tháng 5 - May |
214 |
222 |
210 |
262 |
333 |
Tháng 6 - June |
410 |
448 |
309 |
232 |
299 |
Tháng 7 - July |
473 |
492 |
295 |
454 |
760 |
Tháng 8 - August |
220 |
338 |
349 |
270 |
579 |
Tháng 9 - September |
316 |
237 |
364 |
310 |
484 |
Tháng 10 - October |
497 |
288 |
413 |
405 |
211 |
Tháng 11 - November |
311 |
233 |
134 |
329 |
201 |
Tháng 12 - December |
87 |
149 |
147 |
14 |
138 |
(Nguồn: Số liệu niêm giám thống kê Tỉnh Lâm Đồng, 2018)
Lượng mưa lớn phân bố đều và tập trung khoảng 90% vào mùa mưa, số ngày mưa khoảng 190 ngày/năm và tập trung nhiều từ tháng 6 đến tháng 9. Lượng mưa năm 2018 đạt 3.502 mm/năm, cao hơn so với các năm trước. Trong năm lượng mưa tập trung nhiều từ tháng 4 đến tháng 11, dao động từ 100 – 760 mm/tháng, các tháng còn lại có ít mưa. Lượng mưa phân bố đều theo mùa (mùa mưa và mùa khô), đã chi phối mạnh mẽ nền sản xuất nông lâm nghiệp, do đó phải chủ động nước tưới từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm tiếp theo.
Độ ẩm:
Bảng 2. 4. Độ ẩm tại trạm quan trắc Bảo Lộc – Lâm Đồng (Đơn vị tính: %)
Năm |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
Bình quân năm |
82 |
84 |
85 |
85 |
85 |
Tháng 1 - January |
79 |
77 |
81 |
81 |
78 |
Tháng 2 - February |
76 |
76 |
80 |
79 |
79 |
Tháng 3 - March |
71 |
76 |
79 |
80 |
82 |
Tháng 4 - April |
81 |
79 |
83 |
82 |
80 |
Tháng 5 - May |
82 |
85 |
89 |
87 |
86 |
Tháng 6 - June |
89 |
89 |
91 |
88 |
89 |
Tháng 7 - July |
90 |
90 |
90 |
90 |
92 |
Tháng 8 - August |
86 |
89 |
89 |
90 |
93 |
Tháng 9 - September |
88 |
88 |
91 |
88 |
90 |
Tháng 10 - October |
86 |
87 |
85 |
88 |
85 |
Tháng 11 - November |
82 |
84 |
85 |
87 |
85 |
Tháng 12 - December |
77 |
82 |
78 |
82 |
84 |
(Nguồn: Số liệu niêm giám thống kê Tỉnh Lâm Đồng, 2018)
Các tháng mùa mưa có độ ẩm cao, dao động từ 79 – 93%, cộng với mưa lớn đã làm toàn bộ vùng gần như bão hòa về nước. Trái lại mùa khô không có mưa, độ ẩm thấp, lượng bốc hơi lớn. Độ ẩm lớn nhất tháng vào tháng 8 là 935. Độ ẩm nhỏ nhất vào tháng 3 là 71%. Bình quân các năm dao động từ 82 – 85%.
Gió
Hằng năm có hai hướng gió chính: Mùa khô là gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 1 đến tháng 4. Mùa mưa là hướng gió Tây Nam thổi từ tháng 6 đến tháng 9, tần suất gió là 60 - 70%, tốc độ gió trung bình 2 – 3 m/s. Hàng năm từ tháng 4 đến tháng 11 thường có cơn giông gió, trong cơn giông tốc độ gió có thể lên tới 23 m/s hoặc có gió giật mạnh, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thi công các công trình xây dựng, giao thông…Ngoài ra, gió gây phát tán bụi và lan truyền chất ô nhiễm trong khí thải, mùi hôi,…đến các khu vực xung quanh dự án.
Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi phân bố theo mùa khá rõ rệt, ít biến động theo không gian. Lượng bốc hơi trung bình từ 55 – 60% lượng mưa hàng năm. Lượng bốc hơi vào mùa khô khá lớn, ngược lại vào mùa mưa lượng bốc hơi khá nhỏ.
Hiện tượng giông bão
Khi xuất hiện áp thấp ở Biển Đông từ vĩ độ 16 – 18oB đều có thể gây ảnh hưởng đến thời tiết tại Lâm Đồng theo các mức độ khác nhau. Trung bình khoảng 3 năm sẽ xuất hiện 1 cơn bão vào tháng 10 - tháng 11, tuy nhiên ít xuất hiện. Số liệu thống kê đã ghi nhận tại Lâm Đồng có xuất hiện bão với tốc độ gió khoảng 21 – 23 m/s tương đương 76 – 83 km/h (cấp độ 9).
Các hiện tượng khí hậu cực đoan thường là sự kiện hiếm hoặc tương đối hiếm với một vùng nhất định. Chúng có thể xảy ra bởi một yếu tố đơn chẳng hạn nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp đạt giá trị kỷ lục, hoặc do sự kết hợp một số yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm dẫn đến hiện tượng hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2018).
Đặc điểm hệ thống sông, suối, kênh, rạch
Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6 km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờng), Sông La Ngà, Sông Đa Nhim.
Huyện Bảo Lâm có các dòng sông suối chính như: Đa Tong Kriong, Đa Dung Krian, Đạ Riam, Đạ Bình,... tập hợp nhiều nguồn suối nhỏ để đổ vào sông La Ngà. Ở phía Bắc huyện Bảo Lâm cũng có nhiều dòng suối lớn như: Đạ Pou, Đạ Siat, Đạ Kôi, Đạ Sou với rất nhiều nhánh suối nhỏ tập trung đổ vào sông Đa Dâng (Sông Đồng Nai) là ranh giới tự nhiên của huyện với tỉnh Đắk Nông nơi có các nhà máy thủy điện Đồng Nai 1,2,3. Nguồn nước ngầm phân bổ ở khác các địa bàn trong huyện có độ sâu từ 30 – 80 m có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Dự án nằm cạnh con suối nhỏ rộng khoảng 1,5 m nằm cạnh dự án.
Lượng mưa hàng năm tại Bảo Lâm rất lớn, bình quân 2.000 – 2.500 mm, có tiềm năng dồi dào về thuỷ lợi và thuỷ điện. Bước đầu huyện đã xây dựng được hồ chứa nước Tân Rai ở Lộc Thắng và cụm công trình thuỷ điện phục vụ cho đồng bào dân tộc ở xã Lộc Lâm. Thác nước Bảy Tầng ở Lộc Thành và hệ thống thác nước ở Lộc Bắc, có thể xây dựng được các công trình thuỷ điện phục vụ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa ở phía Bắc và phía Nam của huyện.
Tình hình nông nghiệp
Bảo Lâm là một trong những địa phương đã, đang triển khai và ứng dụng có hiệu quả các biện pháp khoa học, kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Từ đó, các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững được hình thành mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Huyện Bảo Lâm hiện có gần 52.000 ha đất canh tác nông nghiệp, với các loại cây trồng chính và chủ lực như cà phê, chè và cây ăn quả. Hiện tại, ngành nông nghiệp chiếm khoảng 35,47% trong cơ cấu kinh tế chung của huyện, tốc độ tăng trưởng của ngành luôn ở mức cao (bình quân khoảng 5,06%/năm). Đó là những điều kiện thuận lợi để Bảo Lâm ứng dụng các tiến bộ KHKT vào xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản theo tinh thần Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về “Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025”. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm đã xây dựng Nghị quyết số 07 về “Phát triển kinh tế vườn - hộ bền vững giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến 2025”.
Thời gian tới, huyện Bảo Lâm tiếp tục chú trọng việc liên kết hợp tác trong sản xuất nông nghiệp để tạo nên chuỗi giá trị, thúc đẩy kinh tế hợp tác và vai trò của người nông dân, áp dụng khoa học kỹ thuật làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp để cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập và đủ điều kiện tham gia các thị trường quốc tế nhằm xây dựng Bảo Lâm trở thành huyện Nông Thôn Mới, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước hiện đại và là một trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng.
Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới.
Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1-3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho sự thiếu hụt trong nguồn cung các loại thịt tại Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến diện tích chăn nuôi và đồng cỏ hạn chế tại Việt Nam; trong khi nước ta có 4,5 vạn hecta diện tích đồng cỏ để chăn nuôi bò phát triển, nước Úc có đến 760 vạn hecta diện tích đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò. Thứ hai, sự thiếu đầu tư của doanh nghiệp nội địa trong những ngành liên quan đến chuỗi giá trị chăn nuôi gia súc và gia cầm như thức ăn chăn nuôi hay giống vật nuôi dẫn dến sự lệ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vốn rất đắt đỏ. Lý do cuối cùng được đề cập đến là mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ tại Việt Nam, 85% gia súc ở nước ta được nuôi ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình, điều này dẫn đến sự thiếu bền vững trong năng suất, giá bán, cũng như chất lượng gia súc.
Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dăn số trẻ và gia tăng trong chi tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nguồn cung trong thịt gia cầm và thịt bò tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa phát triển một mô hình kinh doanh bền vững.
Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình như những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thương mại được kí kết gây biến động về giá bán trên thị trường, hay thói quen chuộng hàng nhập khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam.
Một vài chiến lược và hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa trong ngành thịt như:
+ Phát triển ngang: thiết kể quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối tác vệ tinh.
+ Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ cạnh tranh về giá.
+ Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm giảm mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
+ Chăn nuôi theo vùng dựa trên lợi thế địa lý của từng khu vực.
-Xây dựng trang trại nuôi heo sinh sản công nghệ cao với quy mô đàn là 1.200 heo nái cụ kỵ.
-Tận dụng nguồn phân heo, ủ phân hữu cơ với chế phẩm sinh học cung cấp cho trồng trọt lân cận.
Dự án Trại heo giống Công nghệ cao Tám Do Genetics được đầu tư xây dựng tại Thôn 07, xã Lộc Quảng, Huyện Bảo Lâm, Tỉnh Lâm Đồng.
Dự án “TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO" được đầu tư xây dựng theo hình thức đầu tư mới.
BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
STT |
Hạng mục |
ĐVT |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Diện tích khu đất |
m2 |
61.607 |
100% |
2 |
Diện tích xây dựng |
m2 |
29.948 |
49% |
3 |
Diện tích công trình chính |
m2 |
18.763 |
30% |
4 |
Diện tích công trình phụ trợ |
m2 |
1.714 |
3% |
5 |
Đường nội bộ, giao thông, sân bãi |
m2 |
2.880 |
5% |
6 |
Hệ thống cấp thoát nước nội bộ và kế nối ra bên ngoài |
m2 |
673 |
1% |
7 |
Công trình bảo vệ môi trường |
m2 |
6.068 |
10% |
8 |
Diện tích cây xanh và diện tích khác |
m2 |
31.559 |
51% |
Các vật tư đầu vào như: vật tư và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Các trang thiết bị được nhập từ Đan Mạch. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng
Gửi bình luận của bạn