Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án trang trại chăn nuôi heo thương phẩm

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án trang trại chăn nuôi heo thương phẩm. Quy mô của dự án đầu tư: gồm 03 dãy chuồng chăn nuôi với công suất 4.000 con/năm.

Ngày đăng: 13-11-2024

15 lượt xem

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................... 2

DANH MỤC BẢNG.................................................................................. 3

DANH MỤC HÌNH...................................................................................... 3

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................. 4

1.1. Tên chủ dự án đầu tư................................................................................. 4

1.2. Tên dự án đầu tư............................................................................................ 4

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩn sản xuất của dự án đầu tư................... 5

1.4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư.... 6

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........... 8

2.1.     Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường....... 8

2.2.  Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải....8

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ..... 9

3.1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải............................ 9

3.2.  Công trình, biệp pháp xử lý bụi, khí thải.............................................................. 20

3.3.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.......................... 20

3.4.  Phương pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường............................................. 20

3.5.  Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi....... 20

3.6.  Các công trình bảo vệ môi trường đã được điều chỉnh, thay đổi so với Đề án Bảo vệ môi trường đã được phê duyệt....... 20

CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG....................... 20

4.1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.................................................... 20

CHƯƠNG V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC.... 20

5.1. Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện............... 20

5.2. Chương trình quan trắc chất thải...................................................... 20

CHƯƠNG VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......... 20

PHỤC LỤC 1:........................................................ 20

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.Tên chủ dự án đầu tư

Tên chủ dự án: Hộ chăn nuôi

Địa chỉ văn phòng: ..Ngô Đức Đệ, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ........ -  Điện thoại: .........

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ........ do UBND Thị xã An Nhơn cấp lần đầu ngày 15/11/2016.

1.2.Tên dự án đầu tư

Tên dự án: Trang trại chăn nuôi heo thương phẩm (Gọi tắt là Dự án)

Địa chỉ thực hiện dự án đầu tư: khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Vị trí dự án có các giới cận như sau:

+ Phía Bắc: giáp Trang trại nuôi heo hộ Nguyễn Đình Phong (thửa đất số 154)

+ Phía Tây: giáp đường đi (đường mòn ven núi)

+ Phía Nam: giáp Trang trại nuôi heo hộ Trần Ngự Vũ và Trần Thị Ngọc Bích

+ Phía Đông: giáp đường bê tông liên khu chăn nuôi tập trung, dọc kênh thủy lợi

Hình 1.1. Vị trí trang trại

  • Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường số ...../QĐ- UBND ngày 29 tháng 05 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định.
  • Quy mô của dự án đầu tư: gồm 03 dãy chuồng chăn nuôi với công suất 4.000 con/năm.

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩn sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1.Công suất của dự án đầu tư

Quy mô: gồm 03 dãy chuồng chăn nuôi với công suất 4.000 con/năm.

1.3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Quy trình chăn nuôi trang trại như sau:

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình chăn nuôi của trang trại

Thuyết minh:

Heo con cai sữa được Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp cho Hộ chăn nuôi .... Heo con nhập về trại có trọng lượng khoảng 6 kg/con, được kiểm tra kỹ, tất cả đều khỏe mạnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch (do cơ quan thú y cấp).

Heo được nuôi tại trại trong khoảng 5 tháng, trọng lượng đạt khoảng 65 ÷ 100 kg là xuất chuồng. Sau khi xuất chuồng, thực hiện khử trùng, vệ sinh chuồng trại thật sạch sẽ, sau đó tiến hành nhập đợt heo mới. Như vậy, Trang trại sau khi đi vào hoạt động, trong một năm nuôi sẽ xuất chuồng được 02 lứa heo, mỗi đợt tối đa là 2.000 con.

1.4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư

Nhu cầu nguyên liệu, nhiên vật liệu

Bảng 1.1. Bảng danh mục nguyên vật liệu, cám, phụ gia sử dụng tại dự án

Stt

Nhu cầu

ĐVT

Nguồn cung cấp

Lượng dùng kg/ngày

 

01

Cám CP 851/951, 852L/952L dành cho heo tập ăn ( 7 ngày tuổi – 20kg thể trọng)

 

0,3-

0,5kg/con/ngày

 

Công ty Cổ phần chăn

nuôi CP Việt Nam

 

600-1.000

 

02

Cám CP 852S/952S dành cho heo con 20- 60kg thể trọng

1-1,5

kg/con/ngày

Công ty Cổ phần chăn

nuôi CP Việt Nam

 

2.000-3.000

 

03

Cám CP 852/952 dành cho heo thịt 65-100kg thể trọng

1,8-2,2

kg/con/ngày

Công ty Cổ phần chăn

nuôi CP Việt Nam

 

3.600-4.400

 

04

Cám CP 853/953 dành heo chuẩn bị xuất chuồng  (>  100kg  thể trọng)

 

2,5-3,0

kg/con/ngày

 

Công ty Cổ phần chăn

nuôi CP Việt Nam

 

5.000-6.000

Tổng nhu cầu

11.200-14.400

Nguồn: Chủ dự án,2022 Tổng khối lượng cám heo sử dụng tại dự án ước tính khoảng 336 - 432 tấn/tháng.

Ngoài ra sử dụng cám và phế phẩm, dự án sử dụng các loại thuốc khử trùng và thuốc thú y. Danh mục, khối lượng thuốc, hóa chất sử dụng tại dự án được thống kê qua bảng sau:

Bảng 1.2. Danh mục thuốc, hóa chất sử dụng

STT

Tên gọi

Chủng loại

Số lượng

Xuất xứ

01

Cồn salicilat Methyl 10%

Sát trùng

Chai/lứa

Việt Nam

02

Virkon

Sát trùng chuồng trại

100

Việt Nam

03

TH4

24

Việt Nam

04

Vôi bột

10

Việt Nam

05

Anazin 20%

Giảm sốt

115

Việt Nam

06

Streptomycin, lọ 1.000mg

Thuốc kháng

sinh

56

Việt Nam

07

Getamycin 4%, túi 4g

56

Việt Nam

STT

Tên gọi

Chủng loại

Số lượng

Xuất xứ

08

Enrotis L.A, lọ 1.000mg

 

50

Việt Nam

09

Ampicilin, lọ 500mg

120

Việt Nam

10

Penicillin, lọ 1MUI

120

Việt Nam

11

Nova – Mycoplasma, gói

1kg

30

Việt Nam

12

Nova- Ampi.co, gói 1kg

40

Việt Nam

13

Maxxin, lọ 100ml

Thuốc đặc trị

40

Việt Nam

14

Hansone, lọ 100ml

30

Việt Nam

15

Polycan, lọ 100ml

Vacxin

30

Việt Nam

16

Choramine B

-

100

Việt Nam

Nguồn: Chủ dự án,2022

Nguồn cấp điện, nước của dự án

Nguồn cấp nước

Nguồn nước sử dụng cho trang trại được lấy từ giếng khoan để cấp phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân viên.

Nước được sử dụng cho các hoạt động tại trang trại gồm: sinh hoạt của nhân viên tại trang trại, nước cấp cho heo uống, vệ sinh chuồng, vệ sinh thiết bị máy móc,…. Ngoài ra nguồn nước cấp còn dùng cho mục đích PCCC, tưới tiêu đồng cỏ.

Nhu cầu cấp nước

Nước cấp sinh hoạt: 0,6 m3/ngày

Nước cấp cho chăn nuôi: 40 m3/ngày

Nước cấp cho rửa chuồng : 12,6 m3/ngày

Vậy tổng nhu cầu cấp nước cho cả dự án là: (không áp dụng tính đối với nhu cầu sử dựng nước cấp cho PCCC) Q tổng = 0,6 + 40 + 12,6 = 53,2m3/ngày.đêm

- Nguồn cấp điện: Nguồn cấp điện cho khu quy hoạch đấu nối từ đường dây 22KV hiện có của điện lực khu vực.

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP DỰ ÁN ​ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1.Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Theo Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường số .../QĐ- UBND ngày 29 tháng 05 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định. Nước thải sau khi xử lý đạt theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT, cột B (Kq= 0,9; Kf =1,3) – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sẽ được xả thải ra suối Cạn phía Tây Trang trại. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng lắp đặt xử lý nước thải hộ chăn nuôi đã điều chỉnh điểm xả ra kênh chính Hồ Núi Một để phù hợp với điều kiện thực tế hơn.

Theo Quyết định số .../QĐ-UBND ngày 24/09/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước và bảo về môi trường.

Theo công văn số ......2/STMT – CCBVMT ngày 25/08/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc thay đổi điểm tiếp nhận nước thải Dự án Trang trại chăn nuôi heo thương phẩm.

Theo công văn số ...../KTCTTL-QLN ngày 01/06/2021 của Công ty TNHH KTCT Thủy Lợi về việc cho Hộ .... đấu nối hệ thống thoát nước thải chăn nuôi đã qua xử lý vào kênh chính hồ Núi Một.

2.2.Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải

Nguồn tiếp nhận nước thải của trang trại là kênh kênh chính Hồ Núi Một nằm ở phía Đông trang trại. Với chức năng của kênh chính Hồ Núi Một là dẫn nước của Hồ Núi Một với chiều dài 1250m để cung cấp nước tưới thủy lợi cho hai vựa lúa là An Nhơn và Tuy Phước. Do vậy, toàn bộ lượng nước chuyển qua kênh chính hồ Núi Một được sử dụng để tưới tiêu thủy lợi cho 8.760 ha đất gieo trồng cho các phường, xã Nhơn Tân, Nhơn Lộc, Nhơn Thọ, Nhơn Hòa, Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn và xã Bình Nghi huyện Tây Sơn. Bổ sung nước cho đập Thạnh Hòa để tưới cho 6.200 ha lúa Hè thu và 2.600 ha lúa vụ mùa của huyện Tuy Phước.

Khu vực này không nằm trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Do đó, tại khu vực không có điểm xả nào khác ngoài kênh chính Hồ Núi Một ở phía Đông trang trại. Nên việc lựa chọn nguồn tiếp nhận nước thải là kênh chính Hồ Núi Một ở phía Đông trang trại phù hợp với điều kiện thực tế.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất giấy phép môi trường dự án Nhà máy gạch, ngói

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha