Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Nhà máy chế biến thủy sản

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường (GPMT) Nhà máy chế biến thủy sản. Sản phẩm của cơ sở là tôm tươi đông lạnh và tôm hấp - luộc đông lạnh với công suất 4.000 tấn thành phẩm phẩm/năm (11 tấn sản phẩm/ngày đêm).

Ngày đăng: 21-11-2024

3 lượt xem

MỤC LỤC ....................................................................................................i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..................................................................vi

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ........................................ 1

1. Tên chủ cơ sở................................................................................... 1

2. Tên cơ sở.................................................................................................... 1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở................................ 8

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở ............................................................... 8

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở................................................................ 8

3.3. Sản phẩm của cơ sở............................................................................. 16

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện,

nước của cơ sở ....................................................................................... 16

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở................................... 18

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI

CỦA MÔI TRƯỜNG ................................................................. 19

2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,

phân vùng môi trường....................................................................... 19

2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường ............ 20

Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............................................................ 28

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải............. 28

3.1.1. Công trình, biện pháp thu gom, thoát nước mưa................................. 28

3.1.2. Công trình, biện pháp thu gom, thoát nước thải................................ 29

3.1.3. Xử lý nước thải ............................................................................. 32

3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải................................................... 39

3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường ............. 42

3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại....................... 44

3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.......................... 45

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường .............................. 46

3.7. Các nội dung khác biệt so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo

đánh giá tác động môi trường....................................................... 49

Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG...... 53

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải................................ 53

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.................................... 55

4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung .......................... 55

Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................ 57

5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.............................. 57

5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với môi trường không khí ........ 58

Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY.. 60

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Nhà máy....... 60

6.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật.................. 60

6.2.1. Chương trình quan trắc định kỳ.............................................................. 60

6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải ......................... 62

6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm............................. 63

Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐỐI VỚI CƠ SỞ..................................................................... 65

Chương VIII. CAM KẾT CỦA CƠ SỞ....................... 68

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU

- Địa chỉ Công ty:...đường Lò rèn, phường 5,thành phố Bạc Liêu.

- Người đại diện:..............Chức vụ: Giám đốc.

+ Số căn cước công dân: ............ Ngày cấp: 12/05/2022. Nơi cấp: Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội.

+ Địa chỉ thường trú: ..............Phường 5, TP. Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.

- Điện thoại: ...............

- Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên: Mã số Doanh nghiệp ......., đăng ký thay đổi lần thứ 5, ngày 30/10/2023 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu cấp.

- Mã số thuế: ..............

2. Tên cơ sở

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN

- Địa điểm thực hiện dự án:........đường Lò rèn, phường 5, thành phố Bạc Liêu.

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

- Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của UBND thành phố Bạc Liêu về việc điều chỉnh quy hoạch một phần Khu công viên cây xanh (khu vực đường Đê Lò Rèn, phường 5) thành khu đất chức năng đất ở, đất giáo dục và một phần chức năng đất xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản.

- Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 08/7/2015 của UBND thành phố Bạc Liêu phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết cải tạo và xây dựng Phường 5: ‘Điều chỉnh đất quy hoạch khu hành chính Phường 5 thành đất khu dân cư tự chỉnh trang’, thành phố Bạc Liêu.

- Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc cho phép Công ty TNHH chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu .... chuyển mục đích sử dụng 13.129,9m2 đất trồng cây lâu năm sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp để xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản, tại phường 5, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

- Quyết định số 1807/QĐ-UBND ngày 08/10/2018 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc chấp thuận cho Công ty TNHH chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu ... thu gom nước thải của Công ty TNHH chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu.... Bạc Liêu để xử lý.

- Hợp đồng cho thuê đất ký ngày 23/5/2024 giữa Công ty TNHH CBTS và XNK ... với Công ty TNHH MTV CBTS và XNK ... Bạc Liêu.

Ghi chú: Theo Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh Bạc Liêu thì cho phép Công ty TNHH CBTS và XNK ... chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản. Do đó, Quyết định này cũng tương đương Giấy phép xây dựng nhà máy.

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần:

+ Quyết định số 207/QĐ-UBND, ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Nhà máy chế biến thủy sản ...

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 51/GP-UBND, ngày 31/8/2022 của UBND tỉnh Bạc Liêu.

+ Công văn số 811/STNMT-CCBVMT ngày 26/7/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc phúc đáp đơn đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại ngày 18/7/2016 của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu...

- Quy mô của cơ sở:

+ Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: Căn cứ vào tổng vốn đầu tư của dự án (120 tỷ đồng), dự án thuộc mục III, nhóm B, Phụ lục I -Phân loại dự án đầu tư công theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ.

+ Phân loại theo tiêu chí về môi trường: Dự án thuộc dự án đầu tư nhóm I theo quy định tại mục 4, phần II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại Cột 4, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này).

+ Quy mô của cơ sở:

Vị trí thực hiện dự án:

Dự án được xây dựng tại...đường Lò rèn, phường 5, thành phố Bạc Liêu. Dự án được xây dựng trên thửa đất số 1362 tờ bản đồ số 5. Hiện trạng đất xây dựng nhà máy là đất thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu... cho Công ty TNHH MTV chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu ... thuê đất theo hợp đồng ngày 23/5/2024 với diện tích 5.500m2. Vị trí tiếp giáp cụ thể như sau:

+ Phía Đông: Giáp Công ty TNHH CBTS & XNK ...

+ Phía Tây: Giáp đất trống.

+ Phía Nam: Giáp Công ty TNHH MTV ....

+ Phía Bắc: Giáp đất trống.

* Sơ đồ vị trí dự án:

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí dự án

Tổng diện tích dự án:

Dự án được xây dựng trên thửa đất số 1362 tờ bản đồ số 5. Hiện trạng đất xây dựng nhà máy là đất thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu ... cho Công ty TNHH MTV chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu ... thuê đất theo hợp đồng ngày 23/5/2024 với diện tích 5.500m2.

Theo đó, tổng diện tích Công ty TNHH một thành viên chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu.. xin được cấp theo giấy phép môi trường là 5.500m2.

Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ... cấp cho Công ty TNHH chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu .. là 27.788,90 m2. Hiện tại, phần diện tích này đã được xây dựng thành 3 Công ty:

+ Công ty TNHH một thành viên chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu ...: Tổng diện tích của Công ty là 5.500 m2, do .. làm Giám đốc, với ngành nghề kinh doanh là chế biến thủy sản (kèmtheo HĐ thuê đất ngày 23/5/2024 sau Phụ lục).

+ Công ty TNHH chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu ..: Tổng diện tích của Công ty là 20.288,90 m2. Do .. làm Giám đốc, với ngành nghề kinh doanh là chế biến thủy sản.

+ Công ty TNHH một thành viên ..: Tổng diện tích của Công ty là 2.000 m2, do ông ...làm Giám đốc, với ngành nghề kinh doanh là sản xuất nước đá (kèm theo HĐ thuê đất ngày 23/5/2024 sau Phụ lục).

Tổng vốn đầu tư: 120.000.000.000 đồng.

Hạng mục công trình:

* Hạng mục công trình chính:

Bảng 1.2: Nhóm các hạng mục về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Ghi chú:

Tổng diện tích các hạng mục công trình chính xin cấp giấy phép có diện tích chênh lệch so với Đề án BVMT chi tiết được phê duyệt là do phát sinh thêm hạng mục căn tin. Nguyên nhân là do nội dung Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cập nhật thiếu diện tích hạng mục căn tin đã được thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CD 992096; CD 992097 cấp ngày 09/6/2017.

* Hạng mục công trình phụ:

Bảng 1.3: Nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng

Tổng diện tích các hạng mục công trình phụ xin cấp giấy phép có diện tích chênh lệch so với Đề án BVMT chi tiết được phê duyệt là do tình hình thực tế nhu cầu sử dụng đất của Công ty và cập nhật theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số... kèm theo phụ lục và hợp đồng thuê đất ký ngày 23/5/2024 giữa Công ty TNHH CBTS và XNK ... với Công ty TNHH MTV CBTS và XNK ...

* Hạng mục công trình bảo vệ môi trường:

Bảng 1.4: Nhóm các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

Diện tích kho chứa chất thải nguy hại, khu tập trung rác thải thông thường, hệ thống xử lý nước thải, kho chứa bao bì, phế liệu, bể sự cố nước thải được sử dụng chung với Công ty TNHH CBTS và XNK ...

* Hiện trạng các công trình, hạng mục sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

Hiện trạng, một số các hạng mục công trình chính, công trình phụ và công trình bảo vệ môi trường đã được xây dựng của Nhà máy (theo Quyết định số 207/QĐ-UBND, ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh BạcLiêu về việc phê duyệtđề án bảo vệ môi trường chi tiết của của Nhà máy chế biến thủy sản) vẫn được tiếp tục sử dụng. Cập nhật tên và diện tích các hạng mục được nêu rõ tại bảng 1.2, bảng 1.3 và bảng 1.4.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Quy mô sản xuất của cơ sở là 4.000 tấn thành phẩm/năm, tương đương 11 tấn sản phẩm/ngày đêm (Nhà máy hoạt động 360 ngày/năm). Sản xuất các mặt hàng tôm tươi đông lạnh (3.000 tấn/năm), tôm hấp luộc đông lạnh (1.000 tấn/năm).

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

* Quy trình sản xuất tôm tươi đông lạnh:

Hình 1.2: Quy trình sản xuất tôm tươi đông lạnh

Giải thích quy trình:

+ Tiếp nhận nguyên liệu:

Nguyên liệu được ướp trong thùng đá cách nhiệt ở nhiệt độ ≤ 40C và vận chuyển về nhà máy bằng xe chuyên dùng có sẳn tại Công ty. Bộ phận KCS kiểm tra và đánh giá chất lượng nguyên liệu trước khi tiếp nhận. Nguyên liệu dùng để chế biến tôm vỏ bỏ đầu thường là tôm sú có chất lượng tốt: Mùi tanh tự nhiên, có màu sắc đặc trưng, sáng bóng; không có đốm đen nào trên thân, tôm không bị mềm vỏ, bể vỏ, giãn đốt; không bị sâu đuôi, đen đuôi.

+ Rửa 1: Với mục đích loại bỏ tạp chất và vi sinh bám trên thân tôm.

Nguyên liệu được rửa qua bồn nước nhiệt độ ≤ 10oC. Cho tôm vào phễu, băng chuyền nhỏ chuyển tôm nguyên liệu vào bồn rửa, tiến hành thổi khí để chuyển tôm lên băng chuyền, băng chuyền lớn chuyển tôm xuống bàn rung, công nhân hứng tôm bằng rổ nhựa và tiến hành cân để biết số lượng ban đầu của nguyên liệu.

+ Sơ chế: Với mục đích loại bỏ những phần không ăn được, không có giá trị về mặt cảm quan, giá trị kinh tế và theo yêu cầu của quy trình.

Thao tác: Tay trái cầm nghiêng thân tôm, tay phải cầm dao (hoặc kéo) tách phần vỏ ở đầu ra, cắt bỏ phần râu, mắt tôm và hàm đen, dùng dao cạo sạch gạch tôm và rửa dưới vòi nước cho sạch. Yêu cầu của các thao tác này phải nhẹ nhàng và đúng

kỹ thuật, không làm đứt phần lưỡi hàm bên dưới, phải rửa sạch phần gạch trên thân tôm, tôm lun được bảo quản bằng đá bào sao cho nhiệt độ thân tôm ≤ 10oC; phế liệu phải được chuyển ngay khỏi khu vực sản xuất để tránh lây nhiễm.

+ Rửa 2:

Tôm sau khi xử lý được nhúng qua bồn nước đã được làm lạnh. Nước rửa có nhiệt độ ≤ 10oC và thường xuyên thay nước mới.

+ Phân cở:

Tôm được phân cỡ, hạng, loại tôm vì mỗi cỡ, hạng, loại tôm có giá thành khác nhau và cũng góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế.

Thao tác: Tôm sau khi rửa được chuyển lên máy phân cỡ, những con tôm có kích thước nhỏ sẽ rơi xuống nước, tôm có kích thước lớn sẽ di chuyển dọc theo các con lăn và rơi xuống máng hứng. Máy phân cỡ chỉ phân sơ bộ kích thước của tôm. Để có cỡ tôm chính xác công nhân cần phải cân từng con tôm nguyên liệu. Tôm thường có các kích cỡ sau: 8/12, 13/15, 16/20, 21/25, 26/30, 31/40, 41/50, 61/70,... Một cỡ tôm bao gồm các con tôm đầu cỡ, giữa cỡ và cuối cỡ.

Phân loại: Loại ra những con tôm có chất lượng không đạt yêu cầu quy trình sản xuất (tôm đen đuôi, sâu đuôi, hở đốt, mềm, dập,...)

Thao tác: Tôm được đổ ra thành từng đống trên bàn và luôn được phủ đá, công nhân dùng tay cào nhẹ đống tôm ra cho mỏng và tiến hành phân loại.

+ Rửa 3:

Tôm được rửa bằng nước sạch nước đã được làm lạnh. Nước rửa có nhiệt độ ≤ 10oC và thường xuyên thay nước mới.

Cân: Sau khi rửa, sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng, kích cỡ trước khi cân. + Chế biến, rút tim, xẻ lưng:

Tùy theo nhu cầu mà tiến hành công đoạn rút tim, xẻ lưng các sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.

Sau đó tiến hành xử lý phụ gia trước khi tiếp tục công đoạn rửa. + Rửa 4:

Tôm được rửa bằng nước sạch nước đã được làm lạnh. Nước rửa có nhiệt độ ≤ 10oC và thường xuyên thay nước mới.

+ Cân, xếp hộp:

Khuôn dùng để xếp tôm là khuôn nhôm có nắp truyền nhiệt bằng nhôm. Loại khuôn này thích hợp cho xếp tôm block 1,8kg hoặc 2kg.

Thao tác: Tôm được xếp thành từng lớp, mỗi lớp có từ 2-5 hàng theo chiều dọc khuôn tùy theo kích cỡ tôm, xếp tôm theo kiểu lợp mái ngói.

+ Cấp đông:

Hạ thấp nhiệt độ thân tôm xuống dưới điểm đóng băng để làm chậm sự hư hỏng của thực phẩm đồng thời kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.

Thao tác: Trước khi xếp vào tủ đông, tôm được thay nước mới, khuôn tôm được đậy nắp truyền nhiệt bằng nhôm, khởi động tủ đông đến khi nhiệt độ của tủ đạt yêu cầu, xếp các khuôn tôm lên các tấm panel của tủ cấp đông.

+ Mạ băng - tái đông:

Tôm sau khi tách khuôn được băng chuyền đưa tiếp sang vòi phun sương có nhiệt độ 00C<t0C<100C để tạo lớp băng mỏng trên toàn bộ bề mặt block tôm. Thời gian mạ băng 3-5 giây.

+ Tách khuôn - mạ băng:

Sau khi kiểm tra đủ thời gian và nhiệt độ cấp đông thì lấy khuôn ra và chuyển đến bộ phận tách khuôn. Sản phẩm đông lạnh được tháo rời bằng cách chuyển khuôn ngâm trong nước để tách khuôn và lấy sản phẩm ra.

Sau đó, cho tôm vào nước lạnh <100C để mạ băng, sao cho lớp băng phủ kín tôm. Mạ băng sản phẩm nhằm làm tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, bảo vệ sản phẩm, hạn chế sự bay hơi nước và biến đổi oxy hóa chất béo, ngăn chặn sự mất nước.

+ Rà kim loại:

Từng túi block tôm được cho qua máy rà kim loại nếu phát hiện có kim loại thì cô lập block tôm đó, sau đó đem xả ra để kiểm tra kim loại.

+ Đóng thùng:

Bảo quản sản phẩm, tránh được sự hư hỏng có thể xảy ra trong giai đoạn chờ phân phối và tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, quảng cáo sản phẩm.

Thao tác: Xếp 6 block tôm có cùng kích cỡ vào thùng carton. Bên ngoài thùng phải ghi đầy đủ các tiêu chí cần thiết như Tên sản phẩm, cở, loại, trọng lượng, ngày tháng năm sản xuất, ngày hết hạn,… hoặc theo yêu cầu khách hàng.

+ Bảo quản:

Khi bao gói hoàn chỉnh thì phải đưa hàng vào kho bảo quản đúng vị trí, thao tác phải nhẹ nhàng.

Hạn chế mở cửa kho để giữ nhiệt độ ổn định.

Sắp xếp hàng trong kho phải đúng qui định. Hàng vào trước phải xuất trước.

Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm và thủ kho thành phẩm kiểm tra nhiệt độ kho thành phẩm, nhiệt độ trung tâm sản phẩm, thời gian bảo quản và qui cách xếp sản phẩm trong kho.

* Quy trình sản xuất tôm hấp - luộc đông lạnh:

Hình 1.3: Quy trình sản xuất tôm hấp luộc đông lạnh

Giải thích quy trình:

+ Tiếp nhận nguyên liệu:

Nguyên liệu được ướp trong thùng đá cách nhiệt ở nhiệt độ ≤ 40C và vận chuyển về nhà máy bằng xe chuyên dùng có sẳn tại Công ty. Bộ phận KCS kiểm tra và đánh giá chất lượng nguyên liệu trước khi tiếp nhận. Nguyên liệu dùng để chế biến tôm vỏ bỏ đầu thường là tôm sú có chất lượng tốt: Mùi tanh tự nhiên, có màu sắc đặc trưng, sáng bóng; không có đốm đen nào trên thân, tôm không bị mềm vỏ, bể vỏ, giãn đốt; không bị sâu đuôi, đen đuôi.

+ Rửa 1: Với mục đích loại bỏ tạp chất và vi sinh bám trên thân tôm.

Nguyên liệu được rửa qua bồn nước nhiệt độ ≤ 10oC. Cho tôm vào phễu, băng chuyền nhỏ chuyển tôm nguyên liệu vào bồn rửa, tiến hành thổi khí để chuyển tôm lên băng chuyền, băng chuyền lớn chuyển tôm xuống bàn rung, công nhân hứng tôm bằng rổ nhựa và tiến hành cân để biết số lượng ban đầu của nguyên liệu.

+ Sơ chế: Với mục đích loại bỏ những phần không ăn được, không có giá trị về mặt cảm quan, giá trị kinh tế và theo yêu cầu của quy trình.

Thao tác: Tay trái cầm nghiêng thân tôm, tay phải cầm dao (hoặc kéo) tách phần vỏ ở đầu ra, cắt bỏ phần râu, mắt tôm và hàm đen, dùng dao cạo sạch gạch tôm và rửa dưới vòi nước cho sạch. Yêu cầu của các thao tác này phải nhẹ nhàng và đúng

kỹ thuật, không làm đứt phần lưỡi hàm bên dưới, phải rửa sạch phần gạch trên thân tôm, tôm lun được bảo quản bằng đá bào sao cho nhiệt độ thân tôm ≤ 10oC; phế liệu phải được chuyển ngay khỏi khu vực sản xuất để tránh lây nhiễm.

+ Rửa 2:

Tôm sau khi xử lý được nhúng qua bồn nước đã được làm lạnh. Nước rửa có nhiệt độ ≤ 10oC và thường xuyên thay nước mới.

+ Phân cở:

Tôm được phân cỡ, hạng, loại tôm vì mỗi cỡ, hạng, loại tôm có giá thành khác nhau và cũng góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế.

Thao tác: Tôm sau khi rửa được chuyển lên máy phân cỡ, những con tôm có kích thước nhỏ sẽ rơi xuống nước, tôm có kích thước lớn sẽ di chuyển dọc theo các con lăn và rơi xuống máng hứng. Máy phân cỡ chỉ phân sơ bộ kích thước của tôm. Để có cỡ tôm chính xác công nhân cần phải cân từng con tôm nguyên liệu. Tôm thường có các kích cỡ sau: 8/12, 13/15, 16/20, 21/25, 26/30, 31/40, 41/50, 61/70,... Một cỡ tôm bao gồm các con tôm đầu cỡ, giữa cỡ và cuối cỡ.

Phân loại: Loại ra những con tôm có chất lượng không đạt yêu cầu quy trình sản xuất (tôm đen đuôi, sâu đuôi, hở đốt, mềm, dập,...)

+ Rửa 3:

Tôm được rửa bằng nước sạch nước đã được làm lạnh. Nước rửa có nhiệt độ ≤ 10oC và thường xuyên thay nước mới.

Cân: Sau khi rửa, sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng, kích cỡ trước khi cân.

+ Chế biến, rút tim, xẻ lưng:

Tùy theo nhu cầu mà tiến hành công đoạn rút tim, xẻ lưng các sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.

Sau đó tiến hành xử lý phụ gia trước khi tiếp tục công đoạn rửa.

+ Rửa 4:

Tôm được rửa bằng nước sạch nước đã được làm lạnh. Nước rửa có nhiệt độ ≤ 10oC và thường xuyên thay nước mới.

+ Hấp - luộc băng chuyền:

Tôm sau khi rửa xong để ráo, chuyển qua công đoạn hấp hoặc luộc. Nhiệt độ thiết bị hấp hoặc luộc đạt 95 – 1000C, nhiệt độ trung tâm sản phẩm đạt >710C hoặc theo yêu cầu khách hàng.

+ Làm nguội:

Tôm sau khi hấp xong qua 2 bồn cho tôm vào bơ có nước làm nguội sản phẩm với nhiệt độ nước <40C, thời gian làm nguội tùy theo cỡ con tôm.

+ Cân, xếp hộp:

Khuôn dùng để xếp tôm là khuôn nhôm có nắp truyền nhiệt bằng nhôm. Loại khuôn này thích hợp cho xếp tôm block 1,8kg hoặc 2kg.

Thao tác: Tôm được xếp thành từng lớp, mỗi lớp có từ 2-5 hàng theo chiều dọc khuôn tùy theo kích cỡ tôm, xếp tôm theo kiểu lợp mái ngói.

+ Cấp đông:

Hạ thấp nhiệt độ thân tôm xuống dưới điểm đóng băng để làm chậm sự hư hỏng của thực phẩm đồng thời kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.

Thao tác: Trước khi xếp vào tủ đông, tôm được thay nước mới, khuôn tôm được đậy nắp truyền nhiệt bằng nhôm, khởi động tủ đông đến khi nhiệt độ của tủ đạt yêu cầu, xếp các khuôn tôm lên các tấm panel của tủ cấp đông.

+ Mạ băng - tái đông:

Tôm sau khi tách khuôn được băng chuyền đưa tiếp sang vòi phun sương có nhiệt độ 00C<t0C<100C để tạo lớp băng mỏng trên toàn bộ bề mặt block tôm. Thời gian mạ băng 3-5 giây.

+ Tách khuôn - mạ băng:

Sau khi kiểm tra đủ thời gian và nhiệt độ cấp đông thì lấy khuôn ra và chuyển

đến bộ phận tách khuôn. Sản phẩm đông lạnh được tháo rời bằng cách chuyển khuôn ngâm trong nước để tách khuôn và lấy sản phẩm ra.

Sau đó, cho tôm vào nước lạnh <100C để mạ băng, sao cho lớp băng phủ kín tôm. Mạ băng sản phẩm nhằm làm tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, bảo vệ sản phẩm, hạn chế sự bay hơi nước và biến đổi oxy hóa chất béo, ngăn chặn sự mất nước.

+ Rà kim loại:

Từng túi block tôm được cho qua máy rà kim loại nếu phát hiện có kim loại thì cô lập block tôm đó, sau đó đem xả ra để kiểm tra kim loại.

+ Đóng thùng:

Bảo quản sản phẩm, tránh được sự hư hỏng có thể xảy ra trong giai đoạn chờ phân phối và tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, quảng cáo sản phẩm.

Thao tác: Xếp 6 block tôm có cùng kích cỡ vào thùng carton. Bên ngoài thùng phải ghi đầy đủ các tiêu chí cần thiết như Tên sản phẩm, cở, loại, trọng lượng, ngày tháng năm sản xuất, ngày hết hạn,… hoặc theo yêu cầu khách hàng.

+ Bảo quản, xuất xưởng:

Khi bao gói hoàn chỉnh thì phải đưa hàng vào kho bảo quản đúng vị trí, thao tác phải nhẹ nhàng.

Hạn chế mở cửa kho để giữ nhiệt độ ổn định.

Sắp xếp hàng trong kho phải đúng qui định. Hàng vào trước phải xuất trước.

Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm và thủ kho thành phẩm kiểm tra nhiệt độ kho thành phẩm, nhiệt độ trung tâm sản phẩm, thời gian bảo quản và qui cách xếp sản phẩm trong kho.

3.3. Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của cơ sở là tôm tươi đông lạnh và tôm hấp - luộc đông lạnh với công suất 4.000 tấn thành phẩm phẩm/năm (11 tấn sản phẩm/ngày đêm).

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

* Nguyên, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất:

- Nguyên liệu:

Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy chủ yếu là: tôm các loại. Nguồn cung ứng nguyên liệu từ các hộ nuôi tôm công nghiệp trong khu vực, từ các đại lý thu mua trong và ngoài tỉnh cung ứng. Cụ thể như sau:

Bảng 1.5: Nguyên liệu đầu vào của dự án

- Nhiên, vật liệu, hóa chất của dự án:

Bảng 1.6: Nhiên, vật liệu, hóa chất của dự án

Bảng 1.7: Danh mục máy móc, thiết bị

- Nguồn cung cấp điện: Để phục vụ nhu cầu sản xuất và chiếu sáng, Công ty sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia trong khu vực làm nguồn năng lượng chính. Công ty có lắp đặt trạm biến áp công suất 3.200 KVA phục vụ cho hoạt động chế biến thủy sản.

Ngoài ra, Công ty còn sử dụng máy phát điện dự phòng nhãn hiệu Cummins của Nhật với công suất 1.500 kVA để phòng ngừa khi nguồn lưới điện bị cúp. Hiện tại tình trạng của máy vẫn hoạt động tốt, đảm bảo nguồn cung cấp điện liên tục cho Công ty hoạt động ổn định, định kỳ Công ty bảo dưỡng, kiểm tra, vô dầu nhớt và theo dõi tình trạng hoạt động của máy phát điện.

Tổng lượng điện năng tiêu thụ trung bình của Công ty là 5.171.969 KWh/năm.

- Nguồn cung cấp nước: Nhà máy sử dụng nước giếng khoan để cung cấp cho quá trình hoạt động. Hiện tại, nhà máy khai thác 3 giếng khoan, chiều sâu mỗi giếng là 210m và đường kính 168mm. Lưu lượng khai thác sử dụng lớn nhất 190m3/ngày đêm (theo giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 51/GP-UBND của UBND tỉnh Bạc Liêu ngày 31/8/2022). Cụ thể:

+ Nước chế biến thủy sản: Lượng phát sinh là 165 m3/ngày đêm (11 tấn thành phẩm/ngày đêm x 15 m3/tấn sản phẩm = 165 m3/ngày đêm).

(Nguồn: Tài liệu kỹ thuật của T ng cục Môi trường năm 2011 “Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành chế biến thủy sản, dệt may, giấy và bột giấy

+ Nước sinh hoạt: 300 công nhân lao động trực tiếp (làm việc theo ca, không sinh hoạt tại Nhà máy): 300 người x 30 lít/người = 9m3/ngày đêm (Nguồn: Tiêu chuẩn TCVN 13606:2023 Cấp nước - Mạnglưới đường ống và công trình - Yêu cầu thiết kế)

+ Mục đích khác (tưới cây, rửa đường, rửa xe,…): 16m3/ngày đêm.

- Tình hình khai thác sử dụng nước dưới đất theo các kết quả báo cáo định kỳ:

Theo báo cáo tình hình thực hiện giấy phép khai thác nước dưới đất năm 2023 của Công ty TNHH MTV CBTS và XNK... cho thấy chất lượng nước khai thác khá tốt, tất cả các thông số quan trắc qua 4 đợt đều thấp hơn QCVN 09:2023/BTNMT cho phép. Điều này cho thấy chất lượng nước dưới đất khá tốt, đạt chất lượng nước cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhà máy. Bên cạnh đó, tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất thấp hơn giấy phép cho phép khai thác theo giấy phép số 51/GP-UBND, ngày 31/8/2022 của UBND tỉnh Bạc Liêu.

5. Các thông ti​n khác liên quan đến cơ sở

- Tiến độ thực hiện dự án:

Công ty đi vào hoạt động năm 2015.

- Vốn đầu tư:

  • Tổng vốn đầu tư: 120.000.000.000 VNĐ.
  • Trong đó, chi phí bảo vệ môi trường: 5.000.000.000 VNĐ.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án đầu tư Khu nhà ở biệt thự quy mô 4,26 ha

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha