Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường dự án Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, gồm các loại dạng viên, hạt và dạng bột cám với công suất 360.000 tấn sản phẩm/năm.
Ngày đăng: 12-12-2024
20 lượt xem
MỤC LỤC....................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT............. 3
DANH MỤC BẢNG............................................................................ 4
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................ 6
2.1. Địa điểm thực hiện dự án:........................................................................ 6
2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư... 7
2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:.. 8
2.4. Quy mô của dự án đầu tư...................................................................... 8
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư....................................... 8
3.1. Công suất của dự án đầu tư........................................................................ 8
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lực chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư........ 8
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư................................................................... 12
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư..... 12
5.1 Đặc điểm tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật nơi thực hiện dự án............................ 16
5.2. Các hạng mục công trình chính.................................................................. 18
5.3. Các hạng mục công trình phụ trợ................................................................. 20
5.4. Các hạng mục bảo vệ môi trường.................................................................. 20
5.5. Danh mục máy móc, thiết bị..................................................................... 22
CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...... 29
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch phân vùng môi trường... 29
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường........ 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 31
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:.......31
3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa....................................................................... 31
3.1.2.1. Công trình thu gom nước thải:.......................................................... 32
3.1.2.2. Công trình thoát nước thải:................................................................... 33
3.1.2.3. Công trình xử lý nước thải:..................................................................... 33
3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:.............................................. 37
3.2.1. Công trình xử lý bụi từ dây chuyền sản xuất:.................................. 37
3.2.2. Công trình xử lý khí thải lò hơi:....................................................... 44
3.2.3. Công trình, biện pháp giảm mùi hôi phát sinh từ các khu vực lưu chứa nguyên liệu, kho thành phẩm..... 46
3.3. Công trình, biện pháp, lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường............ 46
3.3.1. Công trình lưu giữ chất thải:................................................................ 46
3.3.2. Công trình, thiết bị xử lý chất thải:........................................................... 48
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:........................... 48
3.4.1. Công trình lưu giữ chất thải:............................................................... 48
3.4.2. Công trình, thiết bị xử lý chất thải:.................................................... 49
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.................................. 49
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:...... 50
3.7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường....... 58
3.7.1. Những nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:.... 58
3.7.2. Đánh giá tác động môi trường từ việc thay đổi nội dung so với quyết định
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:.. 61
CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG......... 62
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:.......................................... 62
CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHUƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRUỜNG CỦA DỰ ÁN .64
5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án............ 64
5.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:............................................... 64
5.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải.......... 64
5.1.3. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp thực hiện kế hoạch..... 65
5.2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ.............................................. 66
5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.......................... 66
CHƯƠNG 6. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................... 67
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
+ Chủ dự án: CÔNG TY TNHH ...........
- Đại diện theo pháp luật: ....... Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Địa chỉ trụ sở: KCN Sông Mây, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
- Điện thoại: ...... Fax: ........
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số .... do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp đăng ký lần đầu ngày 29 tháng 04 năm 1995, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2023.
+ Tổ chức kinh tế thực hiện dự án: CÔNG TY TNHH ..........
- Đại diện theo pháp luật: ...... Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Địa chỉ trụ sở chính: KCN Nhơn Hòa, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
- Điện thoại: ....... Fax: .......
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ...... do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp đăng ký lần đầu ngày 26 tháng 9 năm 2012, đăng ký thay đổi lần thứ tư ngày 22 tháng 8 năm 2023.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án ......., cấp chứng nhận lần đầu ngày 26 tháng 9 năm 2012, chứng nhận thay đổi lần thứ tư ngày 13 tháng 11 năm 2024.
Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
(Sau đây gọi tắt là Nhà máy)
KCN Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, với diện tích 53.551,5m2 có giới cận như sau:
+ Phía Bắc giáp: Giáp Công ty TNHH DeHeus – Chi nhánh Bình Định.
+ Phía Đông giáp: đường trục KCN.
+ Phía Tây giáp: dải cây xanh KCN
+ Phía Nam giáp: Hành lang tuyến điện 110kV, đất cây xanh KCN.
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí tương quan giữa dự án và các đối tượng xung quanh
Quyết định số 85/QĐ-BQL ngày 18 tháng 3 năm 2022 của Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ANT (MV).
Tổng vốn đầu tư của dự án: 269.200.000.000 đồng (Hai trăm sáu mươi chín tỷ, hai trăm triệu đồng). Căn cứ vào khoản 3, điều 9 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Dự án thuộc loại hình công nghiệp có vốn đầu tư là 269.200.000.000 đồng, thuộc nhóm B.
Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc có diện tích 53.551,5m2 với quy mô sản xuất 180.000 tấn sản phẩm/năm.
Công nghệ: Công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại với dây chuyền sản xuất khép kín lắp đặt cùng các thiết bị xử lý bụi đi kèm.
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất và các nguồn gây ô nhiễm
*Thuyết minh quy trình
Quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và chất phụ gia cho thức ăn gia súc, gia cầm của nhà máy là một quy trình công nghệ khép kín, nguyên liệu được đưa vào đầu dây chuyền và sản phẩm ra ở cuối dây chuyền.
Nguyên liệu: Nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm: sắn, ngô, khô dầu lạc, bột cá, cám gạo,…
Nhập kho: Nguyên liệu về nhà máy trước khi nhập kho phải được kiểm tra chất lượng nhằm loại bỏ các nguyên liệu không đạt chất lượng, giúp thuận lợi cho quá trình sản xuất tiếp theo.
Chuẩn bị: Nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất phải qua khâu chuẩn bị nhằm kiểm tra chất lượng cũng như số lượng của từng loại nguyên liệu. Sau khi kiểm tra, từng loại nguyên liệu sẽ được băng tải kéo lên và chứa vào các Silo, bin chứa liệu riêng.
Sàng lọc: Nguyên liệu được qua công đoạn sàng lọc để loại bỏ các tạp chất.
Cân: Tại công đoạn này nguyên liệu sẽ được cân theo một lượng nhất định cho từng loại thức ăn, với từng loại thức ăn mà nguyên liệu sẽ được cân với tỉ lệ phối trộn khác nhau.
Nghiền: Sau khi cân nguyên liệu sẽ được đưa qua máy nghiền, tất cả các nguyên liệu sẽ được nghiền thành bột.
Phối trộn: Bột nguyên liệu sẽ được đưa qua công đoạn trộn, tại đây một lượng nhỏ vitamin và nguyên tố vi lượng được thêm vào nhằm tăng sinh trưởng cho vật nuôi.
Sau công đoạn trộn, bột nguyên liệu sẽ được băng tải kéo lên chứa trong silo, để thực hiện công đoạn cân đóng bao đối với sản phẩm dạng bột; còn đối với sản phẩm dạng viên, hạt thì sẽ tiếp tục qua công đoạn ép viên (kích thước: 2mm, 2,5mm, 3mm, 5mm, 8mm, 10mm,…). Sau khi ép viên, các viên thức ăn sẽ được làm nguội, vô bao, đóng gói thành phẩm. Đối với sản phẩm dạng hạt sẽ qua thêm công đoạn bẻ mảnh trước khi đóng gói thành phẩm và lưu kho.
*Quy trình hệ thống máy
Hình 1.3 Quy trình hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất của nhà máy
Toàn bộ dây chuyền chế biến thức ăn gia súc hoạt động toàn bộ bằng công nghệ tự động phù hợp với đặc điểm tình hình và môi trường ở Việt Nam. Toàn bộ hệ thống máy móc được chia thành các bộ phận máy như sau:
Bộ phận nạp liệu: Bao gồm hệ thống bảo quản nguyên liệu trước khi đưa vào hệ thống nghiền, gồm Silo dựng cao và hệ thống gầu tải liệu từ kho nguyên liệu lên Silo, ở bộ phận này có bộ phận kiểm tra được vi tính hóa các tính chất của nguyên liệu như độ ẩm, khối lượng.
Bộ phận nghiền: Gồm hệ thống nghiền các nguyên liệu được đưa đến từ bộ phận nạp liệu. Hệ thống nghiền kiểu mới đảm bảo hạt đều và công suất cao.
Bộ phận phối trộn: Bộ phận này được kiểm soát rất chặt chẽ và được vi tính hóa hoàn toàn. Tỷ lệ phối trộn theo công thức của từng sản phẩm đã được nhập sẵn trong máy tính, đảm bảo độ đồng đều của mẻ và rút ngắn thời gian trộn.
Bộ phận ép viên và làm nguội, bẻ mảnh: Đây là bộ phận quan trọng nhất trong toàn bộ dây chuyền, quyết định đến chất lượng, hình thức của nhóm sản phẩm hỗn hợp. Hệ thống ép viên 2 tầng điều chất, giúp nguyên liệu được làm chín hơn, giảm ảnh hưởng của độc tố và tăng vị ngon trong thức ăn. Ngoài ra, hệ thống ép tạo viên thức ăn được tăng cường hệ thống làm chín nguyên liệu và thiết bị làm bằng thép không gỉ đảm bảo vệ sinh cho nguyên liệu khi sản xuất.
Hệ thống bơm nguyên liệu lỏng: đảm bảo duy trì chất lượng, số lượng nguyên liệu cao nhất.
Hệ thống hút bụi: Ngoài những bộ phận chính thì hệ thống hút bụi đóng vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống này sẽ hút toàn bộ những bụi cám trong quá trình sản xuất nhằm bảo vệ môi trường xung quanh và sức khỏe công nhân làm việc.
Ngoài ra, còn có các bộ phận khác như hệ thống đóng gói, các hệ thống kiểm soát,… và hệ thống vận chuyển nguyên liệu được tự động hoàn toàn. Phương pháp hoạt động của toàn bộ máy móc thiết bị là khả năng độc lập của các bộ phận và khả năng liên kết các bộ phận với nhau, được kiểm soát bởi hệ thống quản lý trung tâm.
Sản phẩm của Dự án là các loại thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, gồm các loại dạng viên, hạt và dạng bột cám với công suất 360.000 tấn sản phẩm/năm.
Sản phẩm của nhà máy sẽ luôn được sản xuất bằng nguyên liệu tốt, đạt chất lượng cao. Để đảm bảo được yếu tố này, nhà máy sẽ tiến hành nhập nguyên liệu theo tiến độ sản xuất từng thời kỳ. Nguồn nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất của nhà máy như sau:
Bảng 1.2. Danh mục nguyên liệu chính phục vụ sản xuất của dự án
Tên nguyên liệu chính |
Số lượng (kg/năm) |
Nguồn cung cấp |
Bắp |
180.397.752 |
Nam Mỹ |
Bã mì xay |
15.886.112 |
Việt Nam |
Argentinian SBM 46% |
44.850.512 |
Nam Mỹ |
DDGS (HQ) |
43.294.064 |
Mỹ |
Tổng cộng |
284.428.440 |
|
(Nguồn: Công ty TNHH...)
Bảng 1.3. Danh mục các nguyên liệu phụ phục vụ sản xuất của dự án
Tên nguyên liệu phụ |
Số lượng (kg/năm) |
Nguồn cung cấp |
Wheat flour |
1.851.728,22 |
Việt Nam |
Barley |
1.660.963 |
Australia |
Cám lúa mì bột |
6.648.917,62 |
Việt Nam |
Gạo vàng |
4.065.537,95 |
Ấn Độ |
Cám tươi |
7.364.496 |
Việt Nam |
Gạo lức |
645 |
Việt Nam |
Indian SBM 46% |
8.463.486,26 |
Ấn Độ |
Palm Meal |
1.458.008,10 |
Indo |
Provisoy (Bột đậu) |
808.272,12 |
Việt Nam |
Bã hạt cải |
7.023.309,20 |
Ấn Độ |
Danchan F.SBM |
627.949,27 |
Taiwan |
Copra meal |
3.971.776,28 |
Philippines |
Bột xương thịt -50% |
9.200.071 |
USA |
Bột cá ba sa 60% |
5.768,20 |
Việt Nam |
Bột cá biển 60% |
593.851 |
Việt Nam |
Bột lông gia cầm |
580.444,31 |
Việt Nam |
Soybean oil |
616.755,56 |
Malaysia |
Dầu dừa |
169.304 |
Việt Nam |
Dầu cọ tinh luyện |
914.318,71 |
Malaysia |
Lactose |
246.738,00 |
USA |
Rumifat plus |
21.193,48 |
Malaysia |
Cheese meal |
71.805,68 |
USA |
Whey permeate (váng sữa) |
1.165.890 |
USA |
VTM BT |
37.189,73 |
Việt Nam |
Limestone 1.5mm |
886.575,83 |
Việt Nam |
Limestone 1.5mm |
231.910,77 |
Việt Nam |
Limestone Powder |
9.801.336,33 |
Việt Nam |
Calcium formate |
53.336,74 |
Trung Quốc |
Muối |
1.290.208,3 |
Việt Nam |
MDCP 21% |
1.445.909,1 |
Trung Quốc |
MCP 22% |
24.863,31 |
Trung Quốc |
Formic acid 75% |
255.433,71 |
Hà Lan |
Organacid |
638.989,44 |
Trung Quốc |
Nutrisaf |
187.223,05 |
Pháp |
Kulactic |
30.188,57 |
USA |
Ajitein |
56.002,38 |
Việt Nam |
Procell plus |
26.220,93 |
Việt Nam |
Dextrose |
175.498,03 |
Trung Quốc |
Mật rỉ đường |
552.009,47 |
Việt Nam |
CMS (Fomula USE) |
788.040,70 |
Việt Nam |
MFL |
762.342 |
Việt Nam |
Đường |
128.768 |
Việt Nam |
Cinergy |
2.358,6 |
Pháp |
Jeluvet |
260.770 |
Đức |
Yidouzyme |
12.485,61 |
Trung Quốc |
Ure |
20.033,13 |
Việt Nam |
Lysine HCL 99% |
102.095 |
Trung Quốc |
Tryptophan |
135.841 |
Trung Quốc |
Methionine liquid 88% |
170.701,31 |
Trung Quốc |
Tổng cộng |
75.607.560 |
|
(Nguồn: Công ty TNHH ........)
Lượng nhiên liệu
+ Nhiên liệu đốt lò hơi
Nhà máy còn sử dụng một lượng lớn trấu để làm nhiên liệu vận hành lò hơi. Lượng trấu tiêu thụ cho lò hơi khoảng 280 kg/giờ tương ứng với 1 tấn hơi/giờ. Lò hơi hiện tại nhà máy là 04 tấn hơi/giờ, đủ để phục vụ nhà máy sản xuất đạt công suất lớn nhất, công ty không đầu tư mới.
+ Nhiên liệu cho xe nâng, máy phát điện
Lượng dầu DO sử dụng cho hoạt động vận chuyển (xe nâng, xe xúc, máy phát điện..) ước tính khoảng 15 tấn/năm.
Nhu cầu sử dụng nước
Nước cấp để Nhà máy sử dụng vào mục đích vận hành lò hơi, nhà ăn ca, PCCC và nhu cầu vệ sinh hàng ngày của người lao động trong Nhà máy. Nhu cầu cấp nước ước tính như sau:
+ Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt của tổng số 140 lao động làm việc tại dự án: 45 lít/người x 140 người/ngày = 6,3 m3/ngày
+ Ngoài ra còn có nước cấp cho nhà ăn tập thể khoảng 18 lít/người/ngày. Như vậy với 140 người/ngày x 01 bữa ăn/ngày x 18 lít/ngày = 2,5 m3/ngày.
+ Nước cấp cho hoạt động tráng, rửa thiết bị và dụng cụ trong phòng thí nghiệm: khoảng 20 lít/ngày.
+ Nước tưới cây: Diện tích cây xanh theo quy hoạch là 10.776,6 m2 với lượng nước cần cho tưới cây xanh trung bình hiện nay là khoảng 17,6 m3/ngày tùy vào thời tiết nắng nóng hay mưa mà có thể tăng giảm phù hợp.
+ Nước cấp cho phòng cháy chữa cháy: tính theo TCVN 2622:1995 tiêu chuẩn thiết kế cấp nước cho phòng cháy chữa cháy lấy 15lít/s, số lần phát sinh hỏa hoạn đồng thời là 1 đám cháy, thời gian hỏa hoạn là 2 giờ: 108m3. Nhà máy xây dựng bể chứa nước PCCC với diện tích 81,25m2.
Nước phục vụ cho sản xuất rất ít, chỉ cấp nước cho lò hơi: Thực tế vận hành lò hơi tại nhà máy cho thấy để tạo ra 01 tấn hơi/giờ thì cần khoảng 1,1m3 nước, như vậy lò hơi 04 tấn/giờ sẽ cần lượng nước cấp ở thời điểm hoạt động cao nhất (3 tấn hơi/giờ ≈ 80% công suất lò hơi) khoảng 52 m3/ngày (một ngày làm 02 ca, 8 giờ/ca) để cấp hơi nhiệt cho quá trình sản xuất. Nước dùng để xử lý khói thải lò hơi là lượng nước bổ sung do mất mát trong quá trình bốc hơi ước tính khoảng gần 0,1m3/ngày.
Như vậy, lượng nước sử dụng thường xuyên cho các hoạt động trong một ngày tại nhà máy là khoảng 78,7 m3/ngày (chỉ tính nước cấp sinh hoạt, tưới cây, cấp cho lò hơi, phòng thí nghiệm).
Nhu cầu sử dụng điện:
Nhu cầu cấp điện của Nhà máy chủ yếu phục vụ cho sản xuất, chiếu sáng và các hoạt động Văn phòng với lượng điện tiêu thụ khoảng 7.703.546 Kwh/năm. Nguồn điện được lấy từ tuyến 22KV hiện trạng do Điện lực An Nhơn cung cấp.
Lượng hóa chất sử dụng cho phòng thí nghiệm:
Nhà máy hoạt động sản xuất với quy mô công suất 360.000 tấn sản phẩm/năm, phòng thí nghiệm có tiến hành sử dụng các thiết bị đo nhanh (máy Nier) để kiểm tra độ ẩm, độ nhớt của nguyên liệu và sản phẩm, bên cạnh còn sử dụng một số hóa chất phục vụ công tác chuẩn độ để kiểm tra thành phẩm. Dự kiến phòng thí nghiệm sẽ sử dụng lượng hóa chất như sau:
Bảng 1.4. Danh mục hóa chất sử dụng của dự án
STT |
Tên hóa chất |
Định mức sử dụng |
Đơn vị/năm |
Xuất xứ |
1 |
Sulphuric acid 95% |
44 |
Kg |
Hàn Quốc |
2 |
Ether Ethylique |
12 |
Kg |
Việt Nam |
3 |
Hydrochloric acid 37% |
28,5 |
Kg |
Trung Quốc |
4 |
Acid acetic |
2 |
Kg |
Trung Quốc |
5 |
Ống chuẩn Potassium permanganat 0.1N |
3 |
Kg |
Việt Nam |
6 |
Xút công nghiệp |
90 |
Kg |
Đài Loan |
7 |
Argent Nitrate 0.1N |
4 |
Kg |
Việt Nam |
8 |
n-Hexan |
27,5 |
Kg |
Trung Quốc |
9 |
Nitric acid |
1 |
Kg |
Trung Quốc |
10 |
Methylene Blue |
0,01 |
Kg |
Đức |
11 |
Potassium chromat |
0,25 |
Kg |
Đức |
12 |
Methyl Red |
0,01 |
Kg |
Đức |
13 |
Copper (II) sulfate pentahydrate |
1,7 |
Kg |
Trung Quốc |
14 |
Acid boric |
6 |
Kg |
Trung Quốc |
15 |
Diamononium oxalate monohydrate |
0,6 |
Kg |
Trung Quốc |
16 |
Potassium sulfate |
15 |
Kg |
Trung Quốc |
17 |
Ethanol 90 o |
44 |
Kg |
Việt Nam |
18 |
Ammonia solution |
2,5 |
Kg |
Trung Quốc |
(Nguồn: Công ty TNHH...........)
a.Các đối tượng tự nhiên
Đặc điểm địa hình: Diện tích dự án đã được Chủ đầu tư hạ tầng KCN Nhơn Hòa san ủi mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN cấp cho nhà đầu tư thứ cấp. Trước đây, Chủ dự án đã xây dựng các hạng mục công trình của dự án Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc theo quy hoạch tổng mặt bằng đã được Ban Quản lý KKT phê duyệt và đã đưa dự án đi vào hoạt động cho đến nay.
Hệ thống sông suối, kênh mương:
+ Cách dự án khoảng 50m về phía Nam có kênh N2 được nắn tuyến từ núi Mâm Xôi đến giáp suối Yến, đây là kênh tiếp nhận nước mưa trong KCN Nhơn Hòa. Nước Kênh N2 bắt nguồn từ hồ Núi Một dẫn theo suối Yến phía Tây Nam KCN được dẫn vào kênh N2 dọc theo biên phía Tây KCN và tưới cho rộng lúa của người dân phía Tây KCN. = Cách Dự án khoảng 650m về phía Tây Nam có Suối Dài, đây là nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Hòa. Suối Dài bắt nguồn từ các dòng suối nhỏ từ cánh đồng phía Tây KCN chảy tập trung thành suối và chảy qua KCN đổ vào bàu Đào phía Đông KCN và chảy vào hệ thống mương nội đồng ruộng lúa phía Đông Bắc KCN.
b.Các đối tượng kinh tế, xã hội
Hiện trạng dân cư, hạ tầng xã hội: Cách Dự án khoảng hơn 50m về phía Tây là khu dân cư xã Nhơn Thọ và đất canh tác nông nghiệp của người dân. Về phía Bắc, cách Dự án khoảng 800m có quốc lộ 19 đi ngang qua góp phần thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra; xung quanh QL19 dân cư sống đông đúc. Người dân địa phương gần khu vực dự án sinh sống chủ yếu bằng nghề nghiệp chính là làm nông: trồng lúa, trồng các loại hoa màu trong vườn nhà như: rau xanh và chăn nuôi bò, lợn, gà, vịt; một số người dân trong độ tuổi lao động đi làm ăn xa nhà hoặc đang làm việc tại một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong KCN Nhơn Hòa và một vài cơ sở sản xuất quy mô nhỏ nằm rải rác trong địa bàn xã; một số ít hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, dịch vụ ăn uống, giải trí phục vụ nhu cầu của người dân trong thôn, trong xã.
Các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Nhà máy này nằm trong KCN Nhơn Hòa nên xung quanh là đều các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất các ngành nghề như: Tiếp giáp về phía Bắc dự án có Công ty TNHH DeHeus – Chi nhánh Bình Định; cách 50m - 350m về phía Đông có các công ty như: Công ty Cổ phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc chi nhánh Bình Định, Công ty TNHH Jafa Comfeed Việt Nam, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đều là các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tiếp giáp về phía Tây, Nam là hành lang tuyến điện 110kV, đất cây xanh KCN.
Ngoài ra, cách dự án khoảng 1,4 km và 1,6 km lần lượt về phía Tây Bắc là Nhà thờ Khiết tâm, UBND xã Nhơn Thọ.
c.Đặc điểm hiện trạng hạ tầng kỹ thuật KCN Nhơn Hòa
Giao thông:
Hệ thống đường giao thông trong KCN gồm đường trục và đường nội bộ KCN được xây dựng bê tông hóa hoàn thiện. Bố trí đầy đủ hệ thống cấp nước, thảm cỏ, cây xanh; đảm bảo lưu thông qua lại giữa các Nhà máy và có kết nối thuận tiện với giao thông bên ngoài như quốc lộ 19 và quốc lộ 1A.
Cấp nước:
Hiện nay, Chủ đầu tư hạ tầng KCN Nhơn Hòa đã đầu tư hoàn thiện việc nâng công suất của nhà máy cấp nước từ 1.980 m3/ngày.đêm lên 3.000m3/ngày.đêm nên hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cấp nước cho tất cả các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN.
Cấp điện:
Quá trình sản xuất và sinh hoạt của nhà máy sử dụng nguồn điện từ tuyến 22KV hiện trạng do Điện lực An Nhơn cung cấp.
Thoát nước mưa, nước thải:
Hiện nay, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước thải của KCN đã được Chủ đầu tư KCN xây dựng hoàn thiện đến tường rào từng doanh nghiệp theo quy hoạch KCN được duyệt, đáp ứng nhu cầu đấu nối và hoạt động của dự án.
Chủ đầu tư hạ tầng KCN cũng đã xây dựng hoàn thành 01 module hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN với công suất xử lý đạt 2.000 m3/ngày.đêm, đồng thời chuyển hệ thống hiện tại 1.000m3/ngày đêm thành hệ thống dự phòng, đối với dự án lượng nước thải phát sinh với lượng ít nên hệ thống của KCN Nhơn Hòa hoàn toàn đáp ứng được.
Vệ sinh môi trường:
Hiện nay tại KCN Nhơn Hòa đã có Ban Quản lý các dịch vụ đô thị An Nhơn thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các doanh nghiệp trong KCN với tần suất 2 lần/tuần; CTNH trên địa bàn tỉnh cũng đã có đơn vị chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
d.Đặc điểm hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của dự án
Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho dự án như: hệ thống thu gom, thoát nước mưa, hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt, sản xuất, hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp điện, cấp nước và các hạng mục kho chứa chất thải đã được Chủ dự án xây dựng hoàn thành theo quy hoạch được duyệt.
e.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án
Vị trí thực hiện dự án nằm ở Khu công nghiệp Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Hiện trạng sử dụng đất hiện nay trên toàn mặt bằng dự án được trình bày cụ thể như sau:
Bảng 1.5. Thống kê cơ cấu sử dụng đất
STT |
Nội dung |
Diện tích (m2) |
Mật độ (%) |
1 |
Đất xây dựng công trình |
30.741,36 |
57,91 |
2 |
Đất trồng cây xanh, thảm cỏ |
10.803,2 |
20,12 |
3 |
Đất giao thông nội bộ, sân bãi |
12.006,94 |
21,97 |
Tổng diện tích |
53.551,5 |
100% |
(Nguồn: Quy hoạch điều chỉnh của dự án Công ty TNHH......)
Như đã nêu, với công suất 360.000 tấn sản phẩm/năm, Công ty hầu như không thực hiện cải tạo, sửa chữa các hạng mục công trình hiện hữu đang sử dụng của Nhà máy. Hiện nay các hạng mục đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt năm 2021 và vẫn đảm bảo phục vụ hoạt động của dự án.
Bảng 1.6. Các hạng mục công trình đầu tư xây dựng tại dự án
STT |
Hạng mục |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
A |
Đất xây dựng công trình |
31.014,61 |
57,92 |
1 |
Nhà bảo vệ số 1 |
11,9 |
0,02 |
2 |
Nhà bảo vệ số 2 |
65,1 |
0,12 |
3 |
Nhà văn phòng |
447,8 |
0,84 |
4 |
Nhà ăn công nhân |
321,3 |
0,60 |
5 |
Nhà nghỉ công nhân |
246,3 |
0,46 |
6 |
Nhà xe công nhân |
516,8 |
0,97 |
7 |
Nhà xe khách |
101 |
0,19 |
8 |
Nhà máy phát điện văn phòng |
42 |
0,08 |
9 |
Kho thành phẩm 1, văn phòng kho |
5.825,7 |
10,88 |
10 |
Kho nguyên liệu 1 |
8.029,2 |
14,99 |
11 |
Tháp xuất hàng xá |
166,16 |
0,31 |
12 |
Tháp máy |
427,7 |
0,80 |
13 |
Nhà lò hơi |
320,7 |
0,60 |
14 |
Nhà chứa bồn dầu |
193,8 |
0,36 |
15 |
Trạm cân |
57,6 |
0,11 |
16 |
Căn tin |
273,9 |
0,51 |
17 |
Kho thành phẩm 2 |
1.375,2 |
2,57 |
18 |
02 mái nối |
72 |
0,13 |
19 |
Kho nguyên liệu 2 |
6.802 |
12,70 |
20 |
Bể nước ngầm |
24 |
0,04 |
21 |
05 silo nguyên liệu |
380 |
0,71 |
22 |
Nhà lấy mẫu |
79,3 |
0,15 |
23 |
Nhà lưu trữ tài liệu |
150 |
0,28 |
24 |
Băng chuyền nạp liệu |
168 |
0,31 |
25 |
Nhà điều khiển xuất hàng xá |
11,1 |
0,02 |
26 |
Kho bao phế, giấy phế, sắt phế |
192 |
0,36 |
27 |
Bể nước PCCC |
81,25 |
0,15 |
28 |
Tháp máy 2 (chưa xây dựng, chỉ thi công móng nền) |
216 |
0,4 |
29 |
Băng chuyền nạp liệu 2 (chưa lắp đặt, chỉ công khi xây Tháp máy 2) |
155 |
0,29 |
30 |
Kho thành phẩm 3 |
3.439,8 |
6,42 |
31 |
Nhà sửa xe nâng hàng |
54 |
0,10 |
32 |
04 silo |
768 |
1,43 |
B |
Đất giao thông, sân bãi |
11.760,29 |
21,96 |
1 |
Bãi xe ô tô |
2.350,7 |
4,39 |
2 |
Giao thông nội bộ |
9.409,59 |
17,57 |
C |
Đất trồng cây xanh, thảm cỏ |
10.776,6 |
20,12 |
D |
Tổng cộng |
53.551,5 |
100 |
(Nguồn: Công ty TNHH.......).
Hệ thống giao thông:
Giao thông đối nội: Bao gồm các đường nội bộ (bê tông hóa, bê tông xi măng tải nặng) liên kết các khu với nhau. Hiện nay, các hạng mục này vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động, không bị hư hỏng, xuống cấp nên vẫn tiếp tục sử dụng, không cải tạo, hay xây dựng thêm. Hàng năm, Công ty sẽ kịp thời sửa chữa, cải tạo các vị trí bị xuống cấp để giao thông nội bộ được đảm bảo.
Hệ thống cấp nước:
Hiện nay, Nhà máy sử dụng nguồn nước cấp của KCN Nhơn Hòa để cung cấp nước cho quá trình vận hành lò hơi, nhà ăn ca, nhu cầu vệ sinh hàng ngày của người lao động trong Công ty và tưới cây xanh, PCCC. Hiện nay, hạng mục này vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động, không bị hư hỏng, xuống cấp.
Hệ thống cấp điện:
Hiện nay, nguồn điện sử dụng tại Nhà máy được cấp bởi tuyến 22KV hiện trạng của Điện lực An Nhơn thông qua 01 trạm biến áp 3000KVA để cấp điện phục vụ sản xuất và 01 trạm biến áp 250KVA để cấp điện phục vụ chiếu sáng văn phòng. Nhà máy vẫn tiếp tục sử dụng hạ tầng cấp điện hiện có. Định kỳ, nhà máy sẽ thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng trạm biến áp và hệ thống điện của toàn bộ nhà máy để đảm bảo về an toàn điện và duy trì cung cấp điện ổn định phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thoát nước mưa:
Thu gom toàn bộ lượng nước mưa từ mái nhà và nước mưa chảy tràn được thoát theo hai đường chính: một phần chảy tràn ra khu vực xung quanh nhà máy, một phần được thu gom bằng hệ thống PVC từ mái của các khu nhà. Sau đó dẫn về mương thoát nước mưa có đan chắn.
Hiện trạng hệ thống đường cống, hố ga thu gom đấu nối nước mưa trên phần diện tích nhà máy đang hoạt động đã được xây dựng cơ bản hoàn thiện theo quy hoạch điều chỉnh được duyệt và vận hành ổn định.
Toàn bộ nước mưa thu gom được dẫn vào hệ thống thoát nước mưa của KCN tại vị trí đấu nối CX1 (góc Đông Nam), CX2 (phía Đông), CX3 (góc Đông Bắc) (thể hiện trên bản vẽ Quy hoạch điều chỉnh thoát nước mưa đính kèm ở phụ lục). 3 vị trí đấu nối nước mưa này đã có sẵn trước đây và tiêu thoát tốt nước mưa trong mặt bằng nhà máy ngay cả vào những thời điểm mưa lớn kéo dài.
Thoát nước thải:
Hiện trạng hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ và đấu nối nước thải trên phần diện tích nhà máy đang hoạt động đã được xây dựng hoàn thiện theo quy hoạch được duyệt trước đây và vận hành ổn định. Dự án sẽ không có thay đổi đối với hệ thống thoát nước thải này. Cụ thể, nước thải sinh hoạt được thu gom và đấu nối theo hai đường (thể hiện trên bản vẽ Quy hoạch điều chỉnh thoát nước thải đính kèm ở phụ lục):
+ Đối với nước thải sinh hoạt từ căng tin sẽ thu gom qua song chắn rác, bể tách dầu mỡ, cùng với nước thải từ các nhà vệ sinh khu vực văn phòng và nhà ăn công nhân sau khi qua bể tự hoại chống thấm, tất cả chảy về hố ga đối chứng tại phía Đông của nhà máy đấu nối với hệ thống thu gom nước thải của KCN Nhơn Hòa tại điểm CX5.
+ Đối với nước thải sinh hoạt từ khu nhà lò hơi và phòng thí nghiệm sau khi qua bể tự hoại chống thấm sẽ được thu gom thoát ra hố ga đối chứng tại phía Đông Nam của nhà máy đấu nối với hệ thống thu gom nước thải của KCN Nhơn Hòa tại điểm CX4.
+ Đối với nước thải phát sinh từ hoạt động xử lý khí thải lò hơi, vệ sinh xả đáy nồi hơi đã được nhà máy xây dựng các bể thu gom để lắng cặn và trung hòa, định kỳ bổ sung thêm nước sạch bù cho phần hao hụt, bay hơi, hoàn toàn không thải bỏ.
Hệ thống cây xanh:
Hiện công ty đã trồng đúng và đủ diện tích cây xanh, thảm cỏ trên toàn bộ phần diện tích quy hoạch đã được phê duyệt trước đây là 10.776,6m2.
Cây xanh cảnh quan phần lớn được bố trí xung quanh công trình, xung quanh bên trong tường rào dự án tạo sự cân bằng cho tổng thể công trình và các khu lân cận nhằm giảm thiểu tiếng ồn cũng như ô nhiễm môi trường xung quanh..
Vệ sinh môi trường:
Công ty đã thiết kế xây dựng nhà kho bao, giấy phế ở góc Tây Nam phía sau kho nguyên liệu 1 của công ty với tổng diện tích 144m2. Nhà kho này được xây ngăn ra thành 03 khu vực riêng biệt với nền bê tông, tường gạch trát vữa xi măng, trần cao trên 4m lợp tôn lạnh bao gồm: khu chất thải nguy hại, khu chất thải rắn sinh hoạt, khu bao phế. Cụ thể như sau:
Rác thải sinh hoạt thông thường của nhà máy được thu gom vào thùng chuyên dụng và lưu giữ trong nhà chứa chất thải sinh hoạt với diện tích 32m2 (4mx8m).
Chất thải nguy hại của nhà máy được tập kết, phân loại, lưu chứa vào nhà chứa chất thải nguy hại với diện tích 16m2 (4mx4m).
+ Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm:
Toàn bộ chất thải rắn công nghiệp thông thường (như bao phế các loại, pallet hỏng các loại, can nhựa, phuy nhựa, giấy carton, lốp xe…) được thu gom và lưu chứa tại nhà chứa CTR sản xuất, với diện tích là 96m2 (8m x 12m).
+ Đối với các thành phần không có khả năng tái sử dụng, tái chế sẽ được thu gom, lưu chứa, thải bỏ chung với chất thải rắn sinh hoạt.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT nhà máy sản xuất nguyên liệu ứng dụng bán dẫn
Gửi bình luận của bạn