Bệnh viện đa khoa là những bệnh viện lớn, có thể xét nghiệm và chữa trị hầu hết các loại chứng bệnh. có rất nhiều nhân tố gây ảnh hường tơi môi trường vì vậy cần phải đánh giá tác động môi trường.
Ngày đăng: 23-01-2018
2,660 lượt xem
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN
Bệnh viện hay nhà thương là cơ sở để khám và chữa trị cho bệnh nhân khi bệnh của họ không thể chữa ở nhà hay nơi nào khác. Đây là nơi tập trung các chuyên viên y tế gồm các bác sĩ nội và ngoại khoa, các y tá, các kỹ thuật viên xét nghiệm cận lâm sàng. Trong đó được phân loại như sau:
Bệnh viện đa khoa là những bệnh viện lớn, có thể xét nghiệm và chữa trị hầu hết các loại chứng bệnh. Tại đây bác sĩ chuyên khoa mỗi ngành làm việc tại một khu riêng của ngành mình nhưng vẫn có thể liên lạc với những bác sĩ của ngành khác để cộng tác chữa trị công hiệu - nhất là nghiên cứu những bệnh khó chẩn đoán hay chữa trị.
Bệnh viện chuyên khoa là những bệnh viện được thành lập chuyên ngành vì nhu cầu điều trị đặc biệt. Ví dụ: bệnh viện nhi khoa, bệnh viện mắt, bệnh viện lão.
Phòng khám là một cơ sở y tế có nhiều phòng để bác sĩ khám bệnh. Khác với phòng mạch là nơi chẩn bịnh riêng của từng bác sĩ, phòng khám mang tính công cộng hơn và thường có nhiều hỗ trợ y tế hơn như y tá, chuyên viên vật lý trị liệu, y sĩ nhãn khoa v.v. Vì phòng khám thường không có phòng và giường cho bệnh nhân ngủ lại, trên lý thuyết không thuộc vào loại bệnh viện.
Bệnh xá hay trạm xá là nơi chẩn đoán và chữa trị tạm thời người bệnh địa phương thường do y tá quản lý. Nếu bệnh trầm trọng sẽ được gửi lên bệnh viện lớn.
Viện nghiên cứu y học là nơi sinh viên y khoa học tập và thực tập tại các bệnh viện thường dưới sự giảng dạy của các giáo sư và các nhà nghiên cứu khoa học y khoa. Đa số các bệnh viện lớn có viện nghiên cứu y học nghiên cứu về các ngành chuyên khoa.
Bệnh viện tư và công cộng là nơi bệnh nhân vào bệnh viện tư phải đóng lệ phí bằng tiến túi hoặc do hãng bảo hiểm tài trợ. Bệnh viện công do nhà nước quản lý và thường là miễn phí. Ngoài khác biệt về tài chính, tại một số nước, bệnh viện tư có thể có khả năng phục vụ tốt hơn vì nhân viên được tuyển chọn khắt khe hơn; trong khi bệnh viện công phần lớn nhân viên mới ra trường hoặc có tinh thần làm việc kiểu "công chức".
Tuy nhiên dù là theo hình thức nào thì cũng đều có những tác động đến môi trường liên quan đến vấn đề rác thải, nước thải,… Theo nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng bệnh viện thì Dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh quy mô từ 500 giường bệnh trở lên (trừ trường hợp do Bộ Y tế cấp quyết định phê duyệt dự án đầu tư); Dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác có quy mô từ 50 giường bệnh trở lên thì cần phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng.
Do đó, bên cạnh các báo cáo khả thi, thiết kế xây dựng, thiết kế công nghệ,… thì báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một báo cáo quan trọng không thể thiếu khi xin giấy phép xây dựng dự án. Quy trình thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện như sau:
· Xác định các vấn đề môi trường liên quan và phạm vi thực hiện dự án;
· Tiến hành khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, điều kiện môi trường khu vực dự án xác định sự phù hợp với yêu cầu của dự án và yêu cầu bảo vệ môi trường khu vực;
· Đánh giá hiện trạng môi trường, các nguồn và mức độ gây ô nhiễm của các chất thải phát sinh, công tác bảo vệ môi trường của cơ sở từ khi chuẩn bị xây dựng đến thời điểm hiện tại;
· Báo cáo đánh giá các biện pháp phòng ngừa, xử lý chất thải đã và đang sử dụng;
· Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho giai đoạn xây dựng. Đề xuất phương án quản lý, dự phòng, xử lý thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
· Xác định nhóm cộng đồng liên quan / quan tâm đến quá trình ĐTM dự án: chủ dự án, nhà đầu tư (người/tổ chức tài trợ hoặc cho vay tiền), Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư;
· Lập báo cáo ĐTM trình nộp Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh / thành (Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương).
· Tiến hành gửi hồ sơ đến hội đồng thẩm định và phê duyệt dự án;
Gửi bình luận của bạn