Hô sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất bao bì nhựa

Hô sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu

Ngày đăng: 04-01-2023

776 lượt xem

Hô sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2

1. Tên chủ dự án đầu tư 2

2. Tên dự án đầu tư 2

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 4

3.1. Công suất dự án đầu tư 4

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 5

3.2.1. Quy trình sản xuất các sản phẩm nhựa (đui đèn, phích cắm, ổ cắm): 5

3.2.2. Quy trình lắp ráp sản phẩm: 6

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư 7

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 7

4.1. Nhu cầu nguyên, vật liệu 7

4.2. Nhu cầu tiêu thụ điện, nước 8

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 8

5.1. Sơ bộ tình hình triển khai xây dựng và hoàn thành các hạng mục chính của dự án 8

5.2. Dây chuyền máy móc thiết bị đã đầu tư của dự án 9

5.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 19

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 20

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phần vùng môi trường 20

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 20

2.1. Môi trường không khí 20

2.2. Môi trường nước 20

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 22

1. Công trình, biện pháp thoát nước  mưa, thu gom và xử lý nước thải 22

1.1. Thu gom, thoát nước mưa 22

1.2. Thu gom, thoát nước thải 22

1.3. Xử lý nước thải 25

1.3.1. Nguồn phát sinh nước thải: 25

1.3.2. Quy trình công nghệ xử lý: 26

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 29

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 31

3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 31

3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường 31

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 33

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 35

5.1. Nguồn phát sinh 35

5.2. Biện pháp giảm thiểu 36

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 37

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có) 41

7.1. Biện pháp bảo đảm môi trường làm việc về an toàn lao động 41

7.2. Biện pháp phòng cháy, chữa cháy 42

7.3. Sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất 42

7.4.  Sự cố ngộ độc, sự cố dịch bệnh 43

8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có) 43

9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) 43

10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường 43

CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 40

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 40

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 41

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có) 41

Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung 41

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung 41

4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có) 42

5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có) 42

6. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư đối với chất thải 42

6.1. Đối với chất thải sinh hoạt 42

6.2. Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường 42

6.3. Đối với chất thải nguy hại 44

7.  Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường 45

7.1.  Yêu cầu về cải tạo, phục hồi môi trường 45

7.2.  Yêu cầu về bồi hoàn đa dạng sinh học 45

Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 45

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 45

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải 46

CHƯƠNG VII. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA 47

DỰ ÁN 47

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án 47

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 47

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý nước thải 47

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 47

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định k 47

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 48

2.3.  Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án 48

2.4. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 48

Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 49

CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 50

1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường 50

2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan 50

2.1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 50

2.2. Các cam kết khác 50

PHỤ LỤC 1. CÁC GIẤY TỜ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN 52

PHỤ LỤC 2. CÁC BẢN VẼ LIÊN QUAN CỦA DỰ ÁN 53

Hô sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTCT

Bê tông cốt thép

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

BYT

Bộ y tế

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTSH

Chất thải sinh hoạt

HTXL

Hệ thống xử lý

KCN

Khu công nghiệp

NTSH

Nước thải sinh hoạt

NTSX

Nước thải sản xuất

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PTN

Phòng thí nghiệm

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVV

Quy chuẩn Việt Nam

 

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

- Tên chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH

- Địa chỉ văn phòng: Việt Nam.

- Người đại diện theo pháp luật: Ông H       Chức vụ: Giám đốc; 

- Điện thoại: 

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 04958 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư  thay đổi lần th

- Giấy chứng nhận đầu tư số 051 01 000 2 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp chứng nhận lần đầu ngày 20 tháng 7 năm 2009.

2. Tên dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư: Dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất bao bì nhựa mềm màng ghép phức hợp và thiết bị điện

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Dự án được xây dựng tại một khu đất có tổng diện tích 15.298 m2 thuộc địa phận phường Dị Sử, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

 

Hình 1. 1. Vị trí địa lý khu vực thực hiện Dự án

 

Bảng 1. 1. Tọa độ khu vực dự án

Điểm 1

X = 2315134,09

Y = 590091,26

Điểm 2

X = 2315081,95

Y = 560276,28

Điểm 3

X = 2315008,67

Y = 560278,21

Điểm 4

X = 2315054,37

Y = 560088,32

 

Dự án được thực hiện trên khu đất thuộc địa bàn phường Dị Sử, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Phía Bắc: giáp Công ty TNHH 

Phía Nam: giáp khu dân cư

Phía Đông Bắc: 

Phía Tây: giáp đường 

*) Mối tương quan của dự án đối với các đối tượng xung quanh

- Giao thông: Dự án nằm gần đường quốc l về phía Nam, vì vậy điều kiện giao thông tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu và tiêu thụ ra vào công ty, thuận lợi cho hàng hóa được lưu thông ra các tỉnh lân cận.

- Thủy văn: Cạnh vị trí thực hiện dự án về phía Đông có mương thoát nước của khu vực chảy ra sông Bần Vũ Xá, đây cũng là nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của dự án.

- Khu dân cư: nằm sát dự án về phía Nam và phía Đông của dự án. Do đó hoạt động của dự án có tác động đến người dân sống xung quanh khu vực dự án.

- Di tích văn hoá – lịch sử: Trong khu vực dự án không có công trình kiến trúc, công trình Quốc gia và di tích lịch sử văn hoá.

*) Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Mặt bằng quy hoạch tổng thể đã được Sở Xây dựng thẩm định tại Thông báo chấp thuận MTQHTTDC số 309/TB-SXD ngày 11/9/2020

+ Giấy phép xả nước hải vào nguồn nước số 36/GP-UBND ngày 10/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên.

+ Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường:Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 2/04/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với Nhà máy sản xuất bao bì nhựa mềm màng ghép phức hợp và thiết bị điện của Công ty TNHH MAI LÂM.

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải mã số 33.000378.T  ngày 26/02/2016 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cấp lần thứ nhất.

Hiện trạng dự án đã xây dựng cơ bản hoàn thiện và đi vào hoạt động sản xuất từ năm 2009. Khu đất đã được UBND tỉnh Hưng Yên cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại giấy chứng nhận số BH 670793 ngày 28/11/2014 với hiện trạng khu đất là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Trong quá trình hoạt động của dự án không khai thác nước ngầm. Bên cạnh đó, dự án là dự án sản xuất có phát sinh nước thải, bụi ra môi trường phải được xử lý. Vì vậy, dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

*) Quy mô của dự án đầu tư:

- Loại hình dự án:

 Dự án có tổng vốn đầu tư 81.469.000.000 VNĐ ((phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án đầu tư nhóm B (dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng).

Theo Giấy chứng nhận đầu tư số 051 01 000 224 do UBND tỉnh Hưng Yên chứng nhận lần đầu ngày 20 tháng 7 năm 2009 chấp thuận dự án đầu tư điều chỉnh “Nhà máy sản xuất bao bì nhựa môm màng ghép phức hợp và thiết bị điện” trên khu đất có diện tích 15.298m2 thuộc địa phận phường Dị Sử, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Với quy mô công suất sản xuất bao bì 8,5 triệu m2/năm, ô cắm, công tắc, phụ kiện điện: 3,5 triệu sản phẩm/năm; máng đèn, chấn lưu: 2,5 triệu sản phẩm/năm; aptomat dân dụng: 1 triệu sản phẩm/năm; bóng đèn: 4,5 triệu sản phẩm/năm. Như vậy, cơ sở thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại mục số 17, mức III, phụ lục II, nghị định 08/2022/NĐ-CP do đó cơ sở có tiêu chí môi trường thuộc dự án nhóm I.

Tuy nhiên, cơ sở đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Quyết định số 832/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2016. Do đó, Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh cấp Giấy  phép môi trường.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1. Công suất dự án đầu tư

Căn cứ theo Giấy chứng nhận đầu tư số 051 01 000 224  chứng nhận lần đầu ngày 20/7/2009 của UBND tỉnh Hưng Yên thì quy mô, công suất của Dự án như sau:

+ Mục tiêu: Sản xuất bao bì nhựa mềm màng ghép phức hợp; sản xuất, lắp ráp thiết bị điện dân dụng và công nghiệp.

+ Quy mô: ổ cắm, công tắc,phụ kiện điện 3,5 triệu sản phẩm/năm; máng đèn, chấn lưu 2,5 triệu sản phẩm/năm; aptomat dân dụng 1 triệu sản phẩm/năm; bóng đèn 4,5 triệu sản phẩm/năm; bao bì 8,5 triệu m2/năm.

Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất Giấy phép Môi trường này, cơ sở đang thực hiện mục tiêu sản xuất, lắp ráp thiết bị điện dân dụng và công nghiệp với công suất đạt khoảng 100% công suất so với công suất đăng ký trong giấy chứng nhận đầu tư. Còn đối với mục tiêu sản xuất bao bì nhựa mềm màng ghép phức hợp, hiện tại và tương lai gần Công ty chưa có kế hoạch triển khai, Chủ đầu tư cam kết sẽ xin cấp Giấy phép môi trường khi thực hiện mục tiêu đó.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Để sản xuất ra các sản phẩm của nhà máy cần phải trải qua các công đoạn sản xuất trong quy trình sản xuất dưới đây.

3.2.1. Quy trình sản xuất các sản phẩm nhựa (đui đèn, phích cắm, ổ cắm):

 

Hình 1. 2. Quy trình sản xuất các sản phẩm nhựa trong thiết bị điện

Thuyết minh:

Nguyên liệu để sản xuất vỏ ổ cắm điện, chân phích cắm, đui đèn là các hạt nhựa nguyên sinh, Sử dụng máy ép ngang - công nghệ hiện đại kép kín, hạt nhựa được đưa vào máy ép gia nhiệt thành dạng nhựa lỏng, quá trình này khép kín không phát sinh ra hơi nhựa (VOCs).

Nhựa này sẽ được ép trong khuôn, trong khuôn đã được lắp các chi tiết cần thiết của linh kiện ví dụ như chân phích cắm. Sau đó máy ép nhựa sẽ ép vào khuôn để tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước như yêu cầu. Trong công đoạn này sẽ phát sinh các  đầu mẩu bavia, diềm nhựa khi tách sản phẩm khỏi khuôn.

Sau đó, sản phẩm sẽ được đưa qua khay nước làm mát để hạ nhiệt độ và tăng tính đông cứng của sản phẩm. Sản phẩm được hong khô tự nhiên và đưa đi lắp ráp, đóng gói.

Đối với đầu mẩu bavia, diềm nhựa thừa phát sinh từ công đoạn ép nhựa sẽ được thu gom, đưa vào máy nghiền để tuần hoàn cho quá trình sản xuất của nhà máy.

3.2.2. Quy trình lắp ráp sản phẩm:

Để tạo ra các sản phẩm hoàn thiện cung ứng cho thị trường và người tiêu dùng  thì các sản phẩm của quy trình sản xuất trên cùng phụ kiện máng đèn (Công ty đã dừng sản xuất máng đèn, nhập trực tiếp thành phẩm máng đèn để làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất) được đưa đi lắp ráp hoàn chỉnh các bộ phận và đóng gói. Cụ thể quy trình lắp ráp sản phẩm như sau:

 

Hình 1. 3. Quy trình lắp ráp sản phẩm của nhà máy

Thuyết minh:

Quy trình lắp ráp các sản phẩm của nhà máy trải qua 4 bước đơn giản, đầu tiên các bộ phận của từng sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng, thông số kĩ thuật xem đã đạt yêu cầu chưa, sau đó các bộ phận này được đưa vào lắp ráp với nhau. Công đoạn  lắp ráp sản phẩm chủ yếu được công nhân nhà máy thực hiện thủ công có kèm theo thiết bị phụ trợ. Các linh kiện sau khi được lắp ráp tại thành sản phẩm thiết bị điện gồm bóng đèn, ổ cắm, công tắc, aptomat, bóng chấn lưu sẽ được kiểm tra chất lượng  sản phẩm xem đã đạt yêu cầu kỹ thuật sản phẩm chưa, khi đạt yêu cầu sản phẩm sẽ được đưa đi đóng gói và nhập kho.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

Bảng 1. 2. Danh mục sản phẩm của Công ty

STT

Tên sản phẩm

Đơn vị

Công suất

1

Ổ cắm, công tắc,

phụ kiện điện

Sản phẩm/năm

3.500.000

2

Aptomat

Sản phẩm/năm

1.000.000

3

Bóng đèn (đèn led)

Sản phẩm/năm

4.500.000

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Nhu cầu nguyên, vật liệu

Các nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất của dự án được thống kê trong bảng dưới đây:

Bảng 1. 3. Nhu cầu nguyên, vật liệu

STT

Nguyên, nhiên liệu

Đơn vị

Khối lượng

1

 Máng nhôm

Tấn/năm

3.375

2

Hạt nhựa nguyên sinh

Tấn/năm

1.940

3

Lá đồng

Tấn/năm

350

4

Lõi nhôm

Tấn/năm

140

5

Chíp Led, nguồn, bản mạch

Chiếc/năm

4.500.000

6

Mặt đậy, thân công tắc

Chiếc/năm

3.500.000

7

Linh kiện điện aptpmat

Bộ/năm

1.000.000

8

Khăn mềm

kg/năm

15

9

Vỏ hộp các loại

Chiếc

11.500.000

4.2. Nhu cầu tiêu thụ điện, nước

*) Nhu cầu tiêu thụ điện năng:

Mục đích sử dụng điện: Điện được sử dụng cho tất cả các hoạt động của dự án: hoạt động của máy móc, thắp sáng, các thiết bị văn phòng,… Công ty đã ký hợp đồng với Sở Điện lực Hưng Yên để xây dựng trong khuôn viên nhà máy một trạm biến áp với công suất 400 KvA cung cấp điện cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra nhà máy còn 1 máy phát điện riêng với công suất Công suất dự phòng: 110 kVA/ 88 kW, Công suất liên tục: 100kVA/ 80kW  để tiến hành sản xuất khi bị mất điện. Hệ thống điện đi trong khu xưởng được thiết kế máng đỡ, nguồn điện động  lực được đi trong ống lồng kéo từ máng cáp tới điểm đấu nối vào thiết bị theo quy chế kỹ thuật điện.

Nhu cầu sử dụng điện trung bình: khoảng 110.000 KWh/tháng.

*) Nhu cầu về cấp nước, sử dụng nước:

Nguồn nước cấp sử dụng cho Công ty là nước sạch được nhà máy nước Dị Sử  do công ty TNHH Thành Trung cung cấp, nước phục vụ chủ yếu cho nhu cầu sinh họat và sản xuất của dự án.

- Lượng nước dùng cho sinh hoạt: Hiện tại số cán bộ, công nhân viên đang làm việc ở dự án khoảng 140 người. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt là: 140 người × 100 lít/người/ngày = 14,0m3/ngày.

- Lượng nước dùng cho sản xuất dùng chủ yếu cấp trong quá trình làm mát sản phẩm, lượng  nước cung cấp ban đầu khoảng 10 m3, tuy nhiên nước này được quay vòng tuần hoàn lại để tiếp tục sử dụng, lượng nước bay hơi và hao hụt sẽ được bổ sung hàng ngày, lượng nước bổ sung hiện nay là khoảng 0,5m3/ngày đêm.

- Nước dùng cho hoạt động tưới cây, rửa đường trong khu vực nhà máy là 2,0m3/ngày.

- Nước dùng cho PCCC: Lượng nước dự trữ cấp nước cho hoạt động chữa cháy được tính cho 01 đám cháy trong 2 giờ liên tục với lưu lượng 15 lít/giây/đám cháy. Tuy nhiên, lượng nước này không sử dụng thường xuyên, chỉ sử dụng trong khi có sự cố xảy ra. Nước dùng cho PCCC không được tính vào nhu cầu nước thường xuyên sử dụng của dự án mà Chủ dự án sẽ xây dựng bể chứa để dự trữ cấp nước cho hoạt động chữa cháy.

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1. Sơ bộ tình hình triển khai xây dựng và hoàn thành các hạng mục chính của dự án 

Các hạng mục công trình của dự án đều đã được xây dựng và bố trí chức năng sử dụng tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1. 4. Hiện trạng xây dựng các hạng mục công trình của dự án

TT

Các hạng mục công trình đầu tư

Đơn vị

Khối lượng

Tình trạng

1

Hạng mục công trình chính

1.1

Cổng nhà bảo vệ

m2

20

Đã xây dựng

1.2

Nhà điều hành

m2

216

Đã xây dựng

1.3

Nhà làm việc của chuyên gia

m2

162

Đã xây dựng

1.4

Xưởng sản xuất thiết bị điện số 1

m2

1.920

Đã xây dựng

1.5

Xưởng sản xuất thiết bị điện số 2

m2

1.680

Đã xây dựng

1.6

Nhà ăn ca công nhân

m2

180

Đã xây dựng

1.7

Xưởng sản xuất bao bì

m2

1.440

Chưa xây dựng

1.8

Kho tổng hợp

m2

1.440

Đã xây dựng

2

Công trình phụ trợ

2.1

Hệ thống đèn chiếu sáng

HT

01

Đã xây dựng

2.2

Hệ thống PCCC

HT

01

Đã xây dựng

2.3

Trạm điện

Trạm

100

Đã xây dựng

2.4

Hệ thống thoát nước

m2

500

Đã xây dựng

2.5

Sân đường nội bộ cây xanh

m2

5.640

Đã xây dựng

2.6

Hệ thống xử lý nước thải

m2

15

Xây mới

5.2. Dây chuyền máy móc thiết bị đã đầu tư của dự án

Danh mục máy móc thiết bị đã đầu tư được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1. 5. Bảng danh mục máy móc thiết bị đã đầu tư của dự án

TT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Năm sản xuất

Tình trạng

1

Máy ép đúc phun nhựa Plastic và phụ kiện đồng bộ kèm theo

Cái

16

2014

Hoạt động tốt

2

Máy sấy cuộn cảm

Cái

2

2015

Hoạt động tốt

3

Máy in nổi in bằng khuôn In cứng bằng thép

Cái

2

2015

Hoạt động tốt

4

Khuôn bằng kim loại để đúc sản phẩm

Cái

21

2015

Hoạt động tốt

5

Khuôn bằng thép để đúc sản phẩm

Cái

74

2014

Hoạt động tốt

6

Máy ghim chân nắp bịt nhôm vào bầu nhựa bóng đèn và thử sáng

Cái

1

2016

Hoạt động tốt

7

Máy phun keo thủ công

Cái

2

2016

Hoạt động tốt

8

Máy băng tải cao su

Bộ

1

2016

Hoạt động tốt

9

Máy khắc laze fiber

Bộ

2

2009

Hoạt động tốt

10

Khuôn ép vỏ linh kiện

Cái

7

2009

Hoạt động tốt

11

Máy đóng gói

Cái

5

2017

Hoạt động tốt

12

Máy biến áp MBA 3 pha 560KA

Cái

1

2017

Hoạt động tốt

13

Máy ép nhựa

Cái

70

2020

Hoạt động tốt

14

Day truyền băng tải xích

Cái

1

2020

Hoạt động tốt

15

Máy mài kim loại

Cái

1

2020

Hoạt động tốt

16

Máy ép đùn Plastic

Cái

1

2020

Hoạt động tốt

17

Máy đúc khuôn ép nhựa công nghiệp

Cái

1

2020

Hoạt động tốt

18

máy đánh bóng rung

Cái

1

2020

Hoạt động tốt

19

Khuôn đúc sản phẩm nhựa

Cái

2

2020

Hoạt động tốt

20

Máy dập

Cái

1

2020

Hoạt động tốt

21

máy buộc dây

Cái

19

2020

Hoạt động tốt

22

Lõi khuôn

Cái

13

2020

Hoạt động tốt

23

Máy hàn điện trở

Cái

1

2020

Hoạt động tốt

24

Máy đột đinh tán

Cái

2

2020

Hoạt động tốt

25

Máy pha chế và ép keo tự động

Cái

11

2020

Hoạt động tốt

26

Máy cắt dây nhiều lần CNC

Cái

3

2020

Hoạt động tốt

27

Máy kiểm tra đóng ngắt Aptomat

Cái

2

2020

Hoạt động tốt

28

Máy làm mát nước dùng cho máy ép nhựa

Cái

1

2020

Hoạt động tốt

29

Máy phát điện 110 kVA

Cái

1

2020

Hoạt động tốt

Ngoài ra, dự án còn sử dụng một số thiết bị cho văn phòng khác như: máy tính, điều hòa, quạt cây, máy in, bàn ghế….. được sản xuất tại Việt Nam.

5.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Số công nhân viên của Công ty hiện có khoảng 140 người với cơ cấu tổ chức quản lý và bộ máy của Công ty TNHH MAI LÂM như sau:

 

Hình 1. 5. Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty


CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phần vùng môi trường

Công ty TNHH Mai Lâm không thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải nên việc dự án đầu tư là phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.

Khu đất thực hiện dự án của Công ty TNHH MAI LÂM nằm trên trục quốc lộ 5B, nơi có vị trí giao thông thuận lợi cho hoạt động vận chuyển và mua bán hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người dân khu vực. Vì vậy, dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của Huyện Mỹ Hào nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

2.1. Môi trường không khí

Thời điểm hiện tại, do có thay đổi mục tiêu sản xuất và công nghệ sản xuất nên quá trình sản xuất không phát sinh ra khí thải.

Trong quá trình hoạt động, chủ dự án tiến hành lấy mẫu môi trường định kỳ, qua các kết quả nhận thấy tất cả các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2019/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc và  QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về châts lượng không khí xung quanh.

(kết quả phân tích được đính kèm tại phụ lục của báo cáo).

Ngoài ra, chủ dự án đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ các khu vực nhà vệ sinh, khu xử lý nước thải tập trung bằng các chế phẩm vi sinh do đó hạn chế được mùi và khí thải phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

2.2. Môi trường nước

Chủ cơ sở đã đầu tư xây dựng 01 HTXL nước thải sinh hoạt công suất 15m3/ngày đêm nằm ở cuối khu đất về phía Đông của nhà máy. Công suất và công nghệ của hệ thống xử lý nước thải đảm bảo theo báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Nước thải sau xử lý đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và QCĐP 01:2019/HY - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải sinh hoạt.

Nguồn tiếp nhận nước thải của Dự án là mương thoát nước phía Nam giáp với công ty sau đó chảy về sông Bần Vũ Xá. Sông Bần Vũ Xá, con sông nhỏ bắt nguồn từ xã Giai Phạm thuộc huyện Yên Mỹ chảy qua thị trấn Bần và các xã Minh Hải (huyện Văn Lâm), xã Phan Đình Phùng, xã Cẩm Xá, xã Dương Quang, xã Hòa Phòng (thị xã Mỹ Hào). Mặt khác, Sông Bần Vũ Xá làm nhiệm vụ tiêu nước và cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là khu vực thị xã Mỹ Hào. Do đó với lượng nước thải khoảng 15 m3/ngày đêm của dự ánsẽ không ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước của khu vực.

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án

Kế hoạch vận hành thử nghiệm, quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các thiết bị, các công trình xử lý chất thải của dự án được đề xuất theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều 21 thuộc thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022. Cụ thể như sau:

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Thời gian vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trong 3 tháng (dự kiến từ 01/03/2023 đến 30/05/2023).

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý nước thải

- Tần suất và vị trí giám sát:

+ Tần suất lấy mẫu và vị trí giám sát: Giai đoạn hiệu chỉnh hiệu suất lấy mẫu tổ hợp đối với HTXL nước thải tập trung: tối thiểu 5 lần, trong đó 15 ngày/lần ( lấy 5 mẫu nước thải trước hệ thống xử lý, 5 mẫu nước thải sau hệ thống xử lý).

+ Tần suất lấy mẫu và vị trí giám sát:  Giai đoạn vận hành ổn định đánh giá hiệu quả lấy mẫu đơn: tối thiểu 7 lần, lấy 7 ngày liên tiếp ( lấy 1 mẫu nước thải trước xử lý và 7 mẫu nước thải sau hệ thống xử lý).

- Thông số giám sát: Lưu lượng, pH, BOD5, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng chất rắn hòa tan (TDS), amoni, sunfua, nitrat, dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động về mặt, Phosphat, tổng Coliform

- Quy chuẩn so sánh: QCĐP 01:2009/HY, K=1,2; KHY=0,85

Trước khi VHTN công trình BVMT công ty sẽ gửi Thông báo tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên theo quy định tại khoản 5 điều 31, nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định k

- Quan trắc nước thải, khí thải: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 111 và Khoản 1, Khoản 2 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, hoạt động sản xuất của Công ty không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ do không có  lưu lượng xả thải nước thải lớn ra môi trường và không có lưu lượng xả khí thải lớn ra môi trường.

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải

Căn cứ khoản 2, điều 97, nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 dự án không phải thực hiện quan trắc tự động, liên tục nước thải.

2.3.  Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án

Không có.

2.4. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm

Không có.

 KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

Trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo xin cấp giấy phép môi trường (2020 và 2021) Cơ sở chưa bị kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở.

Hô sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha