Giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc đông dược

Giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc đông dược được thực hiện sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được kiểm tra hoàn thành nhà máy đi vào hoạt động

Ngày đăng: 09-11-2022

316 lượt xem

Giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc đông dược được thực hiện sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được kiểm tra hoàn thành nhà máy đi vào hoạt động

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1

1. Tên chủ cơ sở: Công ty cổ phần Sản xuất và chế biến thuốc đông dược 1

2. Tên cơ sở: Nhà máy sản xuất dược tiêu chuẩn GPM 1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 2

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở 2

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở: 2

3.3. Sản phẩm của cơ sở: 15

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 16

4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng 16

4.2. Nguồn cung cấp điện, nước 16

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 18

5.1. Các hạng mục công trình của cơ sở 18

5.2. Các thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất của Cơ sở 18

5.4. Vốn đầu tư thực hiện dự án 23

5.5. Tổ chức quản lý thực hiện dự án 23

CHƯƠNG II.SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 25

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 25

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 25

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 27

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 27

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa: 27

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải: 28

3.2. Xử lý nước thải: 29

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 38

2.1. Công trình xử lý bụi, khí thải đã được lắp đặt 38

2.3. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác 42

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 44

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 46

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 48

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 48

6.1. Hệ thống xử lý nước thải: 48

6.2. Hệ thống xử lý khí thải: 49

6.3. Khu lưu giữ chất thải: 49

6.4. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ: 50

6.5. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tai nạn lao động: 50

6.6. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tai nạn giao thông: 51

6.7. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố ngộ độc thực phẩm: 51

7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 51

Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 53

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 53

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 54

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 55

4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại – Không có: 56

5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế hiệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất – Không có: 56

6. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải: 56

4.7. Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường: 57

Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 58

5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 58

Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 61

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 61

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 61

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 61

2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật 62

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 62

Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 63

Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 64


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

QH

Quốc hội

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

WHO

Tổ chức y tế thế giới

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

BTCT

Bê tông cốt thép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

BYT

Bộ Y tế

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

CTTT

Chất thải thông thường

CTNH

Chất thải nguy hại

HTXL

Hệ thống xử lý

NTSH

Nước thải sinh hoạt

NTSX

Nước thải sản xuất

SP

Sản phẩm

Giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc đông dược được thực hiện sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được kiểm tra hoàn thành nhà máy đi vào hoạt động


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu sản xuất sản phẩm của Nhà máy 16

Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở 17

Bảng 1.3: Các hạng mục công trình của cơ sở 18

Bảng 1.4: Danh mục, máy móc, thiết bị chính của cơ sở 18

Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng lao động của dự án 23

Bảng 3.1: Các hạng mục công trình của HTXL nước thải tập trung 34

Bảng 3.2: Bảng thông số kỹ thuật của HTXL nước thải sinh hoạt tập trung 35

Bảng 3.3. Định mức hóa chất dùng cho HTXLNT tập trung của nhà máy 37

Bảng 3.4: Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý bụi, khí thải cho lò hơi 4T/h hoạt động thường xuyên 39

Bảng 3.5: Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý bụi, khí thải cho 01 lò hơi 4T/h 41

Bảng 3.6: Khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại cơ sở 44

Bảng 3.7: Danh mục các chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở 47

Bảng 3.8. Nội dung thay đổi so với ĐTM đã được phê duyệt 51

Bảng 4.1: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 53

Bảng 4.2: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 54

Bảng 4.3: Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn 55

Bảng 4.4: Giá trị giới hạn đối với độ rung 56

Bảng 5.1: Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng nước thải sau HTXL tập trung của cơ sở 58

Bảng 5.2: Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng khí thải 60

Bảng 6.1: Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở 61

Bảng 6.2.  Tần suất quan trắc công trình xử lý chất thải 61


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

 

Hình 1.1. Vị trí Nhà máy 1

Hình 1.2. Quy trình xử lý nguyên liệu đầu vào 3

Hình 1.3. Quy trình sản xuất viên hoàn cứng 6

Hình 1.4.Quy trình sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng dạng nước, siro 10

Hình 1.5. Hình ảnh sản phẩm của cơ sở 16

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa của cơ sở 27

Hình 3.2. Hình ảnh tuyến thu gom nước mưa 28

Hình 3.3. Sơ đồ phân luồng dòng thải tại dự án 29

Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung 31

Hình 3.5 Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải tập trung 37

Hình 3.6. Hệ thống xử lý khí thải tại lò hơi 4T/h 38

Hình 3.7. Hệ thống xử lý khí thải tại lò hơi tầng sôi công suất 4T/h 40

Hình 3.8. Hình ảnh hệ thống xử lý khí thải lò hơi 4T/h 42

Hình 3.9. Hình ảnh hệ thống làm mát 44

Hình 3.10 Hình ảnh khu lưu giữ CTNH 48

 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở: Công ty cổ phần Sản xuất và chế biến thuốc đông dược

- Địa chỉ văn phòng: x huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

- Người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn Thị Hòa – Chức vụ: Giám đốc.

- Điện thoại: 02254691791; Fax: 022139911230.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 090120230 đăng kí lần đầu ngày 10/6/2012, đăng kí thay đổi lần thứ 14 ngày 8/1/2022 do Phòng đăng kí kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp.

- Giấy chứng nhận đầu tư số 05120000198 chứng nhận lần đầu ngày 15/3/2012, chứng nhận thay đổi lần thứ 2 ngày 14/4/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên.

2. Tên cơ sở: Nhà máy sản xuất dược tiêu chuẩn GPM

- Địa điểm cơ sở: Nhà máy được thực hiện trên khu đất có diện tích 31.547 m2 ( Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất số BK 906804) trên địa bàn xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Dự án đã vào hoạt động từ 2010. Vị trí tiếp giáp của nhà máy như sau:

+ Phía Đông Bắc giáp hành lang đường sắt Hà Nội – Hải Phòng

+ Phía Tây Bắc giáp hành lang bảo vệ sông Như Quỳnh

+ Phía Đông Nam giáp Liên đoàn bản đồ địa chất

+ Phía Tây Nam giáp đường nhựa

Hình 1.1. Vị trí Nhà máy

* Các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt:

- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 26/GXN-STNMT ngày 29/10/2012 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cấp;

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 280/QĐ-STNMT ngày 19/9/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cấp;

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 2390/GP-UBND ngày 18/10/2021 của UBND tỉnh Hưng Yên.

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1612/GP-UBND ngày 30/7/2019 của UBND tỉnh Hưng Yên.

- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 33.000013.T do Sở tài nguyên và môi trường cấp ngày 14/04/2008.

* Quy mô của cơ sở: Vốn đầu tư của cơ sở là 141.457 triệu đồng; (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): nhóm B.

- Cơ sở thuộc nhóm II quy định tại mục 2 và mục 9, Phụ lục IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ do đó Cơ sở thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Căn cứ theo Giấy chứng nhận đầu tư số 05101000198 chứng nhận lần đầu ngày 25/3/2009, chứng nhận thay đổi lần thứ 1 ngày 17/4/2014 của UBND tỉnh Hưng Yên thì quy mô, công suất của Cơ sở như sau:

- Mục tiêu: Sản xuất các loại thuốc đông dược tiêu chuẩn GPM; sản xuất các loại nguyên liệu, dược phẩm, thuốc chữa bệnh cho người tiêu chuẩn GPM; sản xuất thuốc ống.

- Quy mô:

+ Sản phẩm viên nang: 2.500 triệu đơn vị sản phẩm/năm;

+ Sản phẩm viên bao: 10.000 triệu đơn vị sản phẩm/năm;

+ Sản phẩm thuốc nước: 2.500 triệu đơn vị sản phẩm/năm;

+ Sản phẩm viên hoàn: 2.500 triệu đơn vị sản phẩm/năm;

+ Sản phẩm trà tan: 1.500 triệu đơn vị sản phẩm/năm;

+ Sản phẩm khác: 1.000 triệu đơn vị sản phẩm/năm;

+ Sản phẩm thuốc ống: 60 triệu đơn vị sản phẩm/năm.

Hiện tại, cơ sở đang sản xuất với quy mô đạt 100% công suất đăng ký.

Thuyết minh quy trình:

Dược liệu đầu vào: Là một hoặc hỗn hợp các dược liệu đã qua công đoạn sơ chế. Dược liệu nhập về dạng khô hoặc tươi đã được cắt khúc đưa về nhà máy được rửa sạch, công đoạn rửa phát sinh nước thải, nhà máy không thực hiện công đoạn : cắt, sấy khô, thái, nghiền, rây. Dược liệu sau khi rửa sạch được đưa vào nồi chiết xuất.

Dung môi chiết sử dụng như: Nước, cồn.

Công đoạn chiết xuất:

Thiết bị chiết xuất:

+ Bộ phận nạp liệu bằng khí nén: sử dụng khí nén để vận chuyển dược liệu khô, làm nhỏ vào các nồi chiết.

+ Bộ phận nạp dung môi: là các bồn chứa Inox 316, dung môi cồn được bơm hút chân không 20m3/giờ để cấp vào các nồi chiết.

+ Bộ phận thiết bị chiết xuất 4 nồi: 4 m3/ nồi được chế tạo bằng inox 316 đạt các tiêu chuẩn của châu âu về cháy nổ, các nồi chiết được gia nhiệt bằng hơi cung cấp bởi nồi hơi của nhà máy, không sử dụng điện để gia nhiệt.

Dược liệu được nạp vào 4 nồi chiết thông qua bộ phận nạp liệu bằng khí nén, dung môi được nạp vào nồi chiết thông qua bộ phận nạp dung môi.

Thông số chiết trên 4 nồi tùy thuộc vào đặc điểm dược liệu. Dịch chiết có thể chảy lần lượt từ nồi 1 ð nồi chiết 2 ð nồi chiết 3 ð nồi chiết 4 để nồng độ hoạt chất đạt cao nhất.

Công đoạn rút dịch chiết:

Sau khi đủ thời gian chiết, dịch chiết của mỗi lần chiết trên 4 nồi sẽ được rút ra khỏi nồi chiết thông qua bộ xả dịch chiết, bộ chân không và hệ thống lọc của bộ phận chiết 4 nồi.

Dịch chiết được chuyển vào hệ thống tank chứa để loại tạp.

Công đoạn loại tạp chất:

Thiết bị:

§ Tank chứa

§ Hệ thống lọc

Kỹ thuật: Tùy theo đặc điểm tạp chất của mỗi sản phẩm khác nhau mà có các phương pháp loại tạp khác nhau. Các phương pháp loại tạp chất thường được áp dụng trong sản xuất công nghiệp như sau:

+ Lắng: Là quá trình tách hạt rắn trong huyền phù dưới tác động của trọng lực.

+ Lọc: Lọc qua hệ thống lọc bằng phương pháp lọc áp lực (tạo bởi bơm) hoặc lọc chân không (tạo bởi hút chân không).

Công đoạn cô đặc/sấy khô:

Thiết bị:

§ Thiết bị chưng bay hơi 3 cột, công suất bay hơi 5000 lít /giờ, giúp chuyển dịch chiết với 5% chất rắn thành 40% chất rắn, 3 cột tuần hoàn, sử dụng nhiệt của hơi để gia nhiệt.

§ Thiết bị sấy khô băng tải, áp suất giảm:đây là thiết bị để sản xuất cao khô với hàm ẩm< 3%, công suất sấy 100 kg cao khô/giờ, hệ thống sử dụng hệ bơm hút chân không để tạo ra áp suất giảm trong buồng sấy, băng tải sẽ được ra nhiệt bằng nước nóng hoặc bằng hơi giúp làm khô lớp cao trên bề mặt.

Công đoạn thu hồi hóa chất:

Dịch chiết sau khi loại tạp được chuyển vào tank cân bằng của bộ phận thiết bị bay hơi. Gia nhiệt và hút chân không các cột theo thông số phù hợp với từng sản phẩm để bay hơi dung môi. Dung môi bay hơi sẽ được ngưng tụ và thu hồi thông qua bộ ngưng tụ (hơi nước nóng bay lên đối lưu với dòng nước lạnh, hơi gặp lạnh ngưng tụ chuyển sang dạng lỏng), sau đó được đẩy đến khu bồn chứa để tái sử dụng cho các lần sản xuất sau.

Dịch chiết sau khi cô bay hơi dung môi được chuyển đến bộ phận thiết bị cô đặc và tiến hành cô đặc. Hơi từ nồi cô đặc được ngưng tụ và thu hồi bằng bộ ngưng tụ sau đó được đẩy đến khu bồn chứa để tái sử dụng cho các lần sản xuất sau. Nhiệt độ cô không quá 700C, thời gian 3h – 5h.

Dịch cô đặc được chuyển sang thiết bị sấy, nhiệt độ sấy không quá 700C, thời gian sấy khoảng 4h-6h.

Quá trình sấy sử dụng hơi nóng, hơi được cấp từ lò hơi công suất 4 tấn/h của nhà máy.

Công đoạn tiệt trùng (nếu cần):

Thiết bị: Bộ phận tiệt trùng sâu.

Kỹ thuật: Dịch chiết sau khi cô được được chuyển qua hệ thống tiệt trùng sâu nếu dịch chiết có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Dịch chiết được gia nhiệt (có thể lên đến 1430C) bằng hơi nước để tiệt trùng trong khoảng 2 – 4s.

Công đoạn kiểm tra:

Trước khi đóng gói, sản phẩm sẽ được kiểm tra về cảm quan, độ ẩm, tạp chất, định tính, giới hạn vi sinh….. Các phép kiểm tra được thực hiện bằng các thiết bị kiểm nghiệm.

Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn tùy vào mức độ thì sẽ mang đi tái chế hay thu gom theo CTR, sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng sẽ được chuyển sang đóng gói và chuyển vào kho chờ xuất hàng.

Đóng gói – Nhập kho:

Đóng gói sản phẩm của quá trình chiết xuất đúng theo quy cách yêu cầu của từng loại sản phẩm.

Quá trình chiết suất dược liệu: đầu vào là dược liệu chưa chiết suất, đầu ra là cao lỏng hoặc cao khô để tiếp tục làm ra các sản phẩm ở các xưởng khác hoặc đóng gói nhập kho, bán hàng.

Quá trình này sử dụng dung môi là cồn từ 50 độ -70 độ, Toàn bộ cồn sau khi đã tách ra khỏi cao dược liệu sẽ được chuyển sang hệ thống thu hồi dung môi để tái xử dụng cho lần sản xuất sau.

Chất thải rắn của quá trình này chủ yếu là bã dược liệu (là thân, cành, rễ, lá…chủ yếu là Celluloza) sẽ được thu gom thuê xử lý như chất thải rắn thông thường.

Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn tùy vào mức độ thì sẽ mang đi tái chế hay thu gom theo CTR.

Nhiệt và mùi: dây chuyền được chế tạo tuần hoàn, liên tục và kín, được bọc bảo ôn toàn bộ nên mùi và nhiệt thoát ra ngoài môi trường không đáng kể.

Dây chuyền đầu tư hệ thông vệ sinh tự động CIP, tuần hoàn nên nước để vệ sinh cần ít. Tần suất vệ sinh máy móc thiết bị 1 lần/ngày sau mỗi ngày sản xuất.

b,Quy trình sản xuất viên hoàn cứng:

ông trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa:

+ Mạng lưới mương thoát nước mưa bằng bê tông cốt thép có chiều rộng từ B400 đến B500 m, chạy dọc theo các tuyến đường giao thông trong dự án. Nước mưa được thu gom vào các hố ga thu nước ven đường bằng bê tông cốt thép có nắp, có lưới chắn rác rồi dẫn ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Nước mưa chảy tràn được thu gom và dẫn ra nguồn tiếp có tổng chiều dài khoảng 900 m, trên đó bố trí các hố ga có kích thước DxRxC=1mx1mx1m, với độ dốc i=0,3%.

+ Đối với nước mưa từ mái nhà xưởng dự án sử dụng máng thu nước của mái dốc (độ dốc mái từ 15%-20%) được đặt ở vị trí viền mép mái. Nước mưa chảy theo mái dốc vào máng xối xuống máng thu dưới mép mái, sau đó chảy dốc về phía phễu thu (Trên miệng phễu thu được lắp lưới chắn rác, là các tấm bằng gang có đục lỗ) rồi xuống bằng ống thu đứng bằng uPVC (đường kính 120 mm) để chảy ra đường ống thoát nước mưa chung của nhà máy.

+ Các hố ga dọc theo hệ thống thu gom được định kỳ tổ chức nạo vét để tránh tình trạng ngập úng khi có mưa to kéo dài.

+ Nước mưa chảy tràn tại khu vực nhà máy chứa lẫn ít bụi bẩn, đất cát, chất rắn lơ lửng,.. được thu gom vào hệ thống dẫn riêng, qua các hố ga để lắng cặn sau đó được đấu nối tại cửa xả phía Nam khu đất thực hiện dự án.

Dưới đây là sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa tại cơ sở:

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa của cơ sở

Nước mưa trên mái nhà xưởng được đi qua lưới chắn rác để thu gom và loại bỏ toàn bộ rác thải có kích thước lớn sau đó đi vào Hệ thống thu gom nước mưa toàn công ty. Nước mưa chảy tràn trên bề mặt sân đường nội bộ sẽ được thu gom vào các hố ga lắng cặn để lắng đọng chất rắn lơ lửng trước khi đưa vào hệ thống thoát nước mưa toàn công ty.

Dự án với tọa độ điểm xả nước mưa như sau: (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105o30, múi chiếu 30: X: 2.321.078 ; Y: 549.533.

Hình 3.2. Hình ảnh tuyến thu gom nước mưa

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải:

+ Nước thải từ các nhà vệ sinh: Được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại có thể tích là 10 m3 (DxRxC=4x2,5x1m) và được bơm về hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng đường ống HDPE DN25 với tổng chiều dài khoảng 150 m.

+ Nước thải từ nhà vệ sinh của nhà điều hành được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại có thể tích là 5 m3 (DxRxC=2,5x2x1m) và bơm về hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng đường ống HDPE DN25 với chiều dài 200 m.

+ Nước thải nhà bếp sau xử lý sơ bộ bằng bể tách dầu mỡ có thể tích 10 m3 (DxRxC=4x2,5x1) và bơm về hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng đường ống HDPE DN25 với chiều dài 100 m.

+ Nước thải sản xuất từ dây truyền sản xuất được bơm về về hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng đường ống HDPE DN25 với chiều dài 100 m.

Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của nhà máy sau khi xử lý đạt yêu cầu theo QCĐP 02:2019/HY được dẫn từ hệ thống xử lý nước thải tập trung ra nguồn tiếp nhận là sông Như Quỳnh bằng đường ống uPVC DN110 có chiều dài khoảng 50 m.

Hình 3.3. Sơ đồ phân luồng dòng thải tại dự án

Điểm xả nước thải sau xử lý:

+ Vị trí xả thải: sông Như Quỳnh thuộc xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

+ Tọa độ vị trí xả thải: (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105o30’, múi chiếu 3o): X: 2321057,2; Y: 549552,6.

3.2. Xử lý nước thải:

- Nguồn phát sinh nước thải:

+ Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh;

+ Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà bếp ăn;

+ Nguồn số 03: Nước thải sản xuất phát sinh từ hoạt động sản xuất.

Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm: chất hữu cơ (BOD), chất dinh dưỡng (N/P), chất rắn lơ lửng (SS), vi sinh vật,… đây là những chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao đối với nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực nếu không được xử lý nhất là hệ sinh vật nơi tiếp nhận nguồn thải. Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt chứa các vi khuẩn mang mầm bệnh, trứng giun sán, các vi khuẩn này theo nguồn nước làm lan truyền mầm bệnh, gây hại cho con người và môi trường.

Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý tốt, sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí xung quanh và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

Thành phần nước thải sản xuất phát sinh tại dự án chủ yếu là bụi, bùn đất bám trên bề mặt dược phẩm là nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Ngoài ra còn có một số chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, dược liệu sau khi sơ chế, chế biến. Đây là những chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao đối với nước mặt trong khu vực nếu không được xử lý.

* Công trình xử lý nước thải đã được xây dựng:

-  Công suất của hệ thống: 140 m3/ngày đêm.

- Đơn vị thiết kế, thi công, giám sát: Công ty TNHH môi trường Hành Trình Xanh;

- Địa chỉ: 89/3 Phùng Hưng, phường 13, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

- Hệ thống được xây dựng bằng bê tông cốt thép, sử dụng công nghệ xử lý hóa lý kết hợp sinh học.

- Chế độ vận hành hệ thống: tự động, liên tục.

xem Giấy phép môi trường cho nhà máy sàn xuất thuốc đông dược được thực hiện sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được kiềm tra hoàn thành nhà máy đi vào hoạt động

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha