Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án Trang trai chăn nuôi gà quy mô công nghiệp
Ngày đăng: 04-01-2023
493 lượt xem
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU Tư 1
1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH TM DV DTG Tiền Giang 1
2. Tên dự án đầu tư: Chăn nuôi gà đẻ trứng công nghiệp và sản xuất phân hữu cơ, quy mô 1.200.000 con gà và 13.612 tấn phân hữu cơ/năm. 1
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư: 1
3.1. Công suất của dự án đầu tư 1
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 2
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư 6
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 7
Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU Tư VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRưỜNG 9
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRưỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU Tư 10
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thả 10
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 10
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải 10
3.1.3 Xử lý nước thải 11
3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 13
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 15
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 16
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 17
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 17
Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP MÔI TRưỜNG 20
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 20
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 21
Chương V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHưƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRưỜNG CỦA DỰ ÁN
5.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án: 23
5.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 23
5.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 23
5.2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ 23
5.2.1 Quan trắc nước thải: 23
5.2.2 Quan trắc khí thải lò sấy phân 24
5.2.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 24
Bảng 1. 1 Công suất của dự án 1
Bảng 1. 2 Nhu cầu nguyên liệu đầu vào 7
Bảng 1. 3 Thống kê hóa chất sử dụng 8
Bảng 3. 1 Các thông số kỹ thuật cho công trình XLNT sinh hoạt như sau 12
Bảng 3. 2 Quy trình xử lý khí thải 14
Bảng 3. 3. Khối lượng CTNH phát sinh tại dự án 16
Bảng 5. 1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 23
Bảng 5. 2 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy mẫu 23
1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH TM DV
- Địa chỉ văn phòng: m.
Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 09
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên, mã số doanh nghiệp
2. Tên dự án đầu tư: Chăn nuôi gà đẻ trứng công nghiệp và sản xuất phân hữu cơ, quy mô 1.200.000 con gà và 13.612 tấn phân hữu cơ/năm.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: .
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Chăn nuôi gà đẻ trứng công nghiệp và sản xuất phân hữu cơ, quy mô 1.500.000 con gà và 17.612 tấn phân hữu cơ/năm, Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 31/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh .
- Quy mô của dự án đầu tư: Dự án thuộc nhóm II theo tiêu chí phân loại về môi trường.
Công suất thiết kế của dự án như bảng sau:
STT |
Tên sản phẩm |
Sản lượng/năm |
1 |
Gà đẻ trứng |
1.500.000 con |
2 |
Gà thải loại (còn sống) |
1.146.750 con/năm |
3 |
Trứng gà |
336.600.000 trứng |
4 |
Phân hữu cơ |
13.612 tấn |
v Quy trình chăn nuôi gà đẻ trứng công nghiệp
Thuyết minh: Quy trình chăn nuôi gà được thực hiện hoàn toàn tự động từ khâu cho ăn đến lấy trứng, lấy phân. Quy trình chăn nuôi được thực hiện theo công nghệ trại lạnh, nhiệt độ trong chuồng duy trì ở mức 20-25oC, quá trình điều chỉnh nhiệt độ được thiết kế chế độ chạy tự động theo dải nhiệt độ đã cài đặt theo nhiệt độ môi trường.
Gà hậu bị nhập về từ 16 tuần tuổi. Gà sẽ bắt đầu đẻ trứng ở tuần tuổi 19, tỉ lệ đẻ tăng dần và đạt đỉnh cao (85%-90%) ở tuần tuổi 36.
Quy trình chủng ngừa vắc-xin cho gà được thực hiện theo hướng dẫn của CP.
Đến tuần tuổi 35, dự án sẽ liên hệ với cơ quan thú y địa phương lấy máu cho đàn gà để xét nghiệm hiệu giá kháng thể kháng của vi-rút cúm A/H5N1. Nếu kết
quả chưa đạt tỷ lệ bảo hộ (<70%) thì chủng ngừa lại vắc-xin cúm A/H5N1 và xét nghiệm lại sau 30 ngày chủng ngừa loại vắc-xin này.
Dự án đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống đầy đủ; bổ sung các loại đa khoáng, vi khoáng, men tiêu hóa.( VD: Acid- pak 4 way của Alltech Hoa kỳ, Nutrilaczym của R.E.P)
Định kỳ 21 ngày, bổ sung tỏi, nghệ tươi xay nhuyễn rãi lên bề mặt máng ăn (không trộn lẫn với thức ăn) và chỉ ăn 1 lần duy nhất trong ngày, liên tiếp 3 ngày để thay thế kháng sinh, định kỳ để phòng ngừa bệnh hô hấp trên gà đẻ liều lượng tùy theo thể trọng của gà, 4g/ kg thức ăn.
Thường xuyện vệ sinh máng ăn và núm uống, duy trì hệ thống thông gió hoạt động hiệu quả để đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm phù hợp dễ chịu cho đàn gà.
Đàn gà được theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có dấu hiệu bất thường thì dự án khai báo với cơ quan thú y địa phương để được tư vấn, hỗ trợ.
Gà đến 65 tuần tuổi sẽ bắt đầu cho ra gà thải loại (còn sống) theo từng đợt. Trước khi xuất bán, gà sẽ được cho ngừng cho ăn 6-10 giờ và khai báo với Chi cục Chăn nuôi và Thú y để kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật ra ngoài tỉnh.
Trong quá trình chăn nuôi, tại dự án sẽ làm phát sinh số lượng lớn chất thải rắn là (chủ yếu là phân gà), chất thải lỏng và khí độc hại (xử lý được trình bày cụ thể tại chương 3)
Toàn bộ trứng sau khi được băng tải chuyển đến khu xử lý trứng bằng hệ thống phun hơi nhằm loại bỏ bớt lớp bụi bám do thức ăn, dính phân. Sau đó trứng sẽ được băng tải tiếp tục chuyển qua khu vực phân loại theo kích cỡ tự động và chuyển qua khâu soi đèn tự động để loại bỏ những trứng không đạt yêu cầu về chất lượng vỏ và hình thái.
Toàn bộ trứng đạt yêu cầu tiếp tục được khử trùng bằng tia UV tránh bị xâm nhập các tạp chất từ bên ngoài vào trong trứng, tạo sự an toàn tuyệt đối khi sử dụng, sau khi trứng được chiếu tia thì trứng tiếp tục được băng chuyền tải chuyển qua khâu kiểm tra trứng lần cuối cùng, sau khi kiểm tra xong trứng tiếp tục theo băng chuyền tải đưa vào khay và nhân viên chỉ việc nhấc trứng ra khỏi băng chuyền tải.
Quy trình cụ thể như sau:
ình 2. Quy trình thực hiện trứng sạch
Trong quy trình thực hiện trứng sạch hầu như không phát sinh chất thải (quy trình không dùng nước để vệ sinh trứng – sử dụng máy nén khí phun hơi làm sạch trứng), chỉ phát sinh rất ít lượng bụi bẩn bám trên trứng và một số trứng không đạt tiêu chuẩn.
Hình 3. Quy trình sản xuất phân hữu cơ
Thuyết minh quy trình: Phân gà tươi từ trong băng tải chứa phân lắp ráp theo tầng gà ở (phân gà không nằm trên nền chuồng gà), phân gà sẽ được xử lý giảm bớt ẩm độ dưới 75% thông qua việc gà uống men tiêu hóa hàng ngày. Theo kinh nghiệm thực tế của chủ dự án, gà được bổ sung men tiêu hoá được cấp qua đường uống hàng ngày có tác dụng làm khô phân hạn chế tình trạng tiêu chảy trên gà đẻ, chống mất nước cho gà, đồng thời, giảm thiểu lượng nước có trong phân gà. Cảm quang bằng mắt thường ẩm độ của phân gà khi được bổ sung men tiêu hoá ± 70-75% ẩm độ (men của nhà sản xuất Alltech, được nhập khẩu và phân phối tại VN bởi công ty TNHH Alltech VN). Hàng ngày (mỗi ngày một lần) công nhân sẽ vận hành băng chuyền tải tự động cuốn phân ra ngoài để đưa vào xe bồn kín chuyên dụng, trong quá trình cuốn phân từ băng tải để đưa vào xe bồn, phân gà sẽ được rãi lên bề mặt 01 loại men chuyên dụng dùng để sản xuất phân hữu cơ. Loại men này do đơn vị cung cấp thiết bị nhập khẩu vào, nguồn gốc từ Trung Quốc, thành phần chủ yếu gồm các chủng vi sinh liều lượng sử dụng theo hướng dẫn từ nhà cung cấp là 1kg men sử dụng cho 2 tấn phân gà tươi.
Loại men này, đưa vào phân gà, trộn đều trước khi đưa vào bể ủ lên men hiếu khí, phát huy tác dụng khi kết hợp sinh nhiệt trong quá trình xử lý phân gà.
Sau khi đưa phân tươi vào xe bồn, trong quá trình vận chuyển từ trại gà đến nhà máy sản xuất phân hữu cơ, xe bồn sử dụng trục vít sẽ đảo đều lượng men đã rãi trên phân gà trước khi xả trục bơm vào hệ thống tiếp nhận phân gà. Khi phân gà kết hợp với men vi sinh đưa vào hệ thống tiếp nhận. Tại đây, phân gà được bơm vào phễu đưa vào hệ thống nghiền, tách nước, ủ nhiệt từ lượng nước được tách ra, hệ thống sử dụng bơm hơi hút khí từ bên ngoài vào tạo thêm nhiệt, từ lớp phân gà sẽ sinh ra hiếu khí và làm khô phân gà trong hệ thống chứa,chúng có thể giải phóng nhiệt lượng lớn để tăng nhiệt độ bên trong bể. Nhiệt độ trong giai đoạn này là 45oC - 70oC, quá trình lên men có thể thúc đẩy hơn nữa quá trình sinh sản và trao đổi chất của vi sinh vật. Khi nó hơn 60oC, chất phân, vi khuẩn có hại và mầm bệnh trong cơ thể, trứng ký sinh và các chất có hại khác sẽ bị tiêu diệt. Đồng thời, nhiệt độ sinh tồn, độ ẩm và pH của vi khuẩn có lợi sẽ đạt đến giá trị cân bằng, để đáp ứng điều kiện sống sót của vi khuẩn có lợi.
Quá trình từ lúc cấp phân tươi đến khi thành phẩm phân hữu cơ là 8h. Phân gà sau khi khô sẽ được chuyền tải ra khu vực đóng bao thành phẩm.
Thành phẩm phân gà cuối cùng đạt hàm lượng hữu cơ: 38,221% (TCVN9294:2012); Vi sinh vật tạp (CFU/g): 16 x 104 (TCVN 6168:2002) – bao
gồm E.coli <1,1.103 và Salmonella <0,63 CFU/g; Vi sinh vật phân giải xenlulo (nhóm xạ khuẩn) (CFU/g) (TCVN: 6168:2002): 2,8 x 106.
Phân hữu cơ tại dự án là phân hữu cơ truyền thống và đảm bảo yêu cầu tại Mục số 3, phụ lục 5 của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón về quy định chỉ tiêu và chất lượng phân.
Các sản phẩm của dự án bao gồm:
STT |
Tên sản phẩm |
Sản lượng/năm |
1 |
Gà thải loại (còn sống) |
1.146.750 con |
2 |
Trứng gà |
336.600.000 trứng |
3 |
Phân hữu cơ |
13.612 tấn |
Ø Nhu cầu nguyên liệu
STT |
Tên sản phẩm |
Đơn vị tính/năm |
Số lượng/Năm |
1 |
Gà ISA Brown của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam cung cấp |
Con |
1.200.000 |
2 |
Thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ siêu trứng của Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam |
Tấn |
43.200 |
3 |
Vitamin khoáng, thuốc, vaccin |
Chai/lọ |
5.000 |
4 |
Men vi sinh xử lý phân |
Tấn |
500 |
Ø Nhiên liệu, vật liệu
Dầu DO chạy máy phát điện: Chủ yếu dùng để vận hành máy phát điện dự phòng khi có sự cố cúp điện. Định mức tiêu hao nhiên liệu của máy phát điện khi hoạt động là 70 lít/h. Dự án sẽ dự trữ 01 phuy dầu 200 lít tại dự án phòng trường hợp cúp điện sử dụng;
Gas để nấu ăn: khoảng 01 bình loại 48kg/tháng.
Nước cấp cho sinh hoạt: Theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006, tổng lượng nước sử dụng cho sinh hoạt tính trung bình cho một người là 100 lít/người-ngày). Công nhân làm việc tối đa tại dự án là 44 người. Tổng lượng nước cấp của 44 công nhân được ước tính là 4,4m3/ngày.
Nước cấp cho gà uống: Nhu cầu nước uống cho gà đẻ vào khoảng125ml/con/ngày (sử dụng núm uống), tương đương 150m3/ngày.
Nước vệ sinh trang thiết bị trong chuồng nuôi: Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà không phát sinh nước thải do dự án sử dụng công nghệ trang trại lanh, hệ thống phân được cào tự động. Lượng nước thải chủ yếu phát sinh ở giai đoạn xuất chuồng, sử dụng để vệ sinh chuồng nuôi và máy móc thiết bị trong chuồng nuôi. Theo thực tế thì lượng nước thải phát sinh khoảng 10m3/chuồng nuôi, tương đương
khoảng 140m3/đợt vệ sinh.
Nước cấp cho hệ thống làm mát chuồng nuôi: Nước cấp cho hệ thống làm mát chuồng nuôi, mỗi chuồng nuôi sẽ được bố trí một hồ nước 2m3 để cấp cho hệ thống làm mát nhờ hệ thống bơm tự động. Như vậy, lượng nước cấp cho hệ thống làm mát cấp lần đầu cho 14 chuồng nuôi là 28m3 và sẽ được bổ sung khi hết nước.Trung bình bổ sung thêm 9m3/ngày cho 14 chuồng.
Tổng nhu cầu sử dụng nước tối đa của dự án: 4,4+ 150 + 140 + 28= 322,4
m3.
Tổng nhu cầu sử dụng nước trung bình hàng ngày: 4,4 +150 = 154,4m3. Dự
án sử nguồn nước giếng khoan tại dự án.
Dự án sử dụng điện nhằm phục vụ quá trình sinh hoạt, các máy móc thiết bị điện trong dự án, sử dụng tối đa khoảng 200.000 kWh/tháng. Nguồn điện mà dự án sử dụng được lấy từ hệ thống lưới điện quốc gia đã hạ thế do Điện lực Tân Phước cung cấp. Ngoài ra, dự án còn sử dụng điện từ máy phát điện chạy dầu DO công suất 825kVA (trong trường hợp cúp điện).
Hóa chất sử dụng để sát trùng chuồng trại và phương tiện ra vào dự án chủ yếu là Cloramin B với khối lượng sử dụng như sau:
Bảng 1. 3 Thống kê hóa chất sử dụng
T T |
Tên hóa chất |
Khối lượng sử dụng |
1 |
Cloramin B |
30tấn/năm |
2 |
Chế phẩm sinh học BALASA-N01 |
2 tấn/năm |
3 |
Biosep T |
2 tấn/năm |
Không thay đổi so với các nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
- Đường ống thu gom, thoát nước mưa được thiết kế tách riêng với hệ thống thoát nước thải.
- Nước mưa từ mái nhà văn phòng, nhà ăn sẽ được thu gom bằng ống nhựa PVC Ø90 về cống thoát bằng bê tông kích thước 400*200m.
- Phần nước mưa từ các dãy chuồng trại được thu gom bằng ống nhựa PVC Ø90 sau đó dẫn về hố gas và thoát vào các ao sinh học trong khuôn viên dự án.
- Hiện tại đa phần nước mưa được tự thấm vào khu vực nền dự án chưa được bê tông hóa và một phần tự chảy tràn vào các ao trong khuôn viên của dự án.
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải
- Công trình thu gom: Tại các khu vực nhà văn phòng, nhà công nhân, bố trí đường ống thu gom PVC Ø114 và PVC Ø90 vào hầm tự hoại tập trung. Nước thải từ nhà ăn theo ống nhựa PVC Ø90 về bể tách mỡ. Nước thải sau hầm tự hoại sẽ theo đường ống PVC Ø114 vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải sau bể tách mỡ theo đường ống PVC Ø90 về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đối với nước thải phát sinh từ các dãy chuồng nuôi sẽ theo đường cống bêtông có D*H=400mm*400mm dẫn vào hầm ủ biogas làm từ vật liệu HDPE.
- Công trình thoát nước thải: Nước thải sinh hoạt sau xử lý sẽ được thoát vào ao chứa nước (dùng để tưới cây) trong khu vực dự án bằng đường ống thoát PVC Ø60 dài 20m. Nước thải chăn nuôi sau biogas theo đường ống nhựa PVC Ø200 dài 50m đến các hố than hoạt tính, sau đó thoát ra các ao sinh học trong khu vực.
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Điểm xả nước thải sinh hoạt sau xử lý là ao chứa trong khuôn viên dự án. Điểm tiếp nhận nước thải chăn nuôi là ao sinh học trong khuôn viên dự án. Dự án không thoát nước thải ra nguồn tiếp nhận nào bên ngoài khu vực dự án.
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải được đính kèm phụ lục.
v Nước thải sinh hoạt
Với tổng lượng nước thải phát sinh là 5,06 m3/ngày bao gồm nước thải từ nhà vệ sinh (4,4m3/ngày) và nước thải từ nhà ăn (0,66m3/ngày), dự án đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất xử lý 6 m3/ngày.đêm để xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của nhà ăn và vệ sinh của công nhân tại dự án.
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung như sau:
QCVN 14:2008/BTNMT, cột B
Thuyết minh quy trình
Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại sẽ được dẫn về bể thu gom cùng với nước thải từ nhà ăn sau bể tách mỡ (đã loại bỏ chất thải rắn từ lưới lược rác bố trí trên ống thoát). Bể thu gom đồng thời thực hiện chức năng điều hòa lưu lượng nước thải vào bể vi sinh.
Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học là một trong những công nghệ phổ biến hiện nay trên thế giới. Do lượng nước thải tương đối ít và đã được xử lý sơ bộ (hầm tự hoại, lưới lược rác) nên sẽ dễ dàng được xử lý bởi vi sinh vật, do đó dễ dàng đạt ngay tiêu chuẩn cột B theo QCVN 14:2008/BTNMT. Công nghệ xử lý được tích hợp trong một modul do lưu lượng cần xử lý tương đối ít. Nước thải sau xử lý sẽ được thoát vào ao chứa nước (dùng để tưới cây) trong khu vực dự án.
Bùn dư từ hệ thống sẽ được chủ dự án thuê đơn vị chức năng thu gom, xử lý Các thông số kỹ thuật dự cho hệ thống xử lý nước thải như sau:
STT |
Hạng mục |
Kích thước (dài x rộng x sâu) |
Ghi chú |
Hiệu quả xử lý |
1 |
Bề tách mỡ |
2mx1mx1,5m |
Xử lý sơ bộ nước thải nhà ăn |
Loại bỏ 95% dầu mỡ |
2 |
Bể thu gom |
Modul hợp khối có kích thước 3,4m x1,4m x 1,4m |
Thu gom, điều hòa lưu lượng vào bể sinh sinh |
- |
3 |
Bể vi sinh |
Sử dụng vi sinh và mạng lọc xử lý nước thải |
95% |
|
4 |
Bể lắng |
Lắng lọc nước thải đảm bảo nước thải đạt quy chuẩn trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận |
90% |
v Nước thải chăn nuôi
Nước thải từ vệ sinh chuồng trại: dự án không phát sinh nước thải vệ sinh chuồng trại thường xuyên vì dưới đáy mỗi hệ thống chuồng có băng tải tải phân ra bên ngoài, chỉ thực hiện vệ sinh chuồng trại khi tái đàn. Lượng nước thải rất khó ước lượng chính xác vì phụ thuộc vào người làm vệ sinh. ước tính mỗi lần vệ sinh cần khoảng 2m3/chuồng, vậy tổng lượng nước thải ước tính phát sinh cao nhất (làm vệ sinh cả 14 chuồng) là 28m3/ngày. Nước thải từ các trại chăn nuôi của dự án được thu gom dẫn về hệ thống xử lý chung, quy trình công nghệ như sau:
Thuyết minh quy trình: Nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi được thu gom về hầm ủ biogas, hầm ủ biogas lưu khoảng 60 ngày để đảm bảo phân hủy hết các chất gây ô nhiễm. Nước thải ra khỏi biogas sẽ được dẫn qua bể lọc than hoạt tính sau đó được khử trùng để loại bỏ hết các vi khuẩn gây hại. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 62-MT: 2016/BTNMT, cột B.
Các thông số kỹ thuật cho hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi như sau:
STT |
Hạng mục |
Kích thước (dài x rộng x sâu) |
Ghi chú |
Hiệu quả xử lý |
1 |
Hầm ủ |
18,5m * 3m* 3m |
Xử lý kị khí nước thải |
Loại bỏ 95% chất ô nhiễm |
2 |
Bể lọc than |
2,5m*1m*2m |
Loại bỏ TSS, BOD5 còn lại |
90% |
3 |
Bể khử trùng |
2,5m*1m*2m |
Loại bỏ vi khuẩn trong nước thải |
95% |
4 |
Ao chứa |
20m*10m*1,5m |
Chứa nước thải sau xử lý |
- |
Hệ thống xử lý khí thải (tháp khử mùi) của máy sản xuất phân là một bộ phận quan trọng của hệ thống máy sản xuất phân được nhà cung cấp lắp đặt kèm theo máy.
Quy trình công nghệ xử lý cụ thể như sau:
Khí thải khi đi từ dưới lên xuyên qua lớp vật liệu rỗng, khi tiếp xúc với bề mặt ướt của lớp vật liệu rỗng (Raschig ring- những mảnh ống, có chiều dài và đường kính xấp xỉ bằng nhau, thường là gốm hoặc kim loại) thành phần ô nhiễm sẽ bị giữ lại còn khí sạch thoát ra ngoài. Phần cặn rắn còn lại sẽ được nước đưa xuống thùng chứa và được xả định kỳ dưới dạng bùn (thuê đơn vị chức năng thu gom xử lý như
chất thải nguy hại). Lớp vật liệu sẽ được rửa định kỳ nhằm chống hiện tượng tắc nghẽn dòng khí. Theo khuyến cáo của đơn vị cung cấp thì mỗi 03 tháng nên tiến hành xúc rửa vật liệu lọc, việc tiến hành rửa được tiến hành đơn giản bằng cách ngâm trong nước sạch hoặc sử dụng vòi phun cao áp để làm sạch chất bẩn bám trên bề mặt vật liệu.
Thông số thiết kế:
Tháp cao 2015mm, đường kính 710mm, ngang 1200mm. Công suất tiêu hao điện năng 0,75kW.
Lớp vật liệu hấp phụ sử dụng vòng Lacey Ring ∮75
v Chất thải rắn sinh hoạt
Với tổng lượng phát sinh tối đa 22kg/ngày, chủ đầu tư áp dụng các biện pháp
sau:
- Thu gom chất thải rắn sinh hoạt vào các thùng chứa thích hợp. Thùng chứa 60
lít được bố trí tại khu văn phòng và nhà kho cho thuận tiện việc thu gom.
- Hợp đồng với đơn vị trên địa bàn huyện có chức năng thu gom và vận chuyển đem đi xử lý tuân thủ các quy định hiện hành.
Phân gà
Lượng phân gà phát sinh hàng ngày tại dự án vào khoảng 165 tấn, đây là số lượng khá lớn nếu không có biện pháp thu gom và xử lý hiệu quả sẽ là nguồn gây ô nhiễm rất lớn.
Tại dự án áp dụng công nghệ chăn nuôi trại lạnh với hệ thống thu gom phân hoàn toàn tự động nên chất thải được thu gom được triệt để. Chất thải sau khi thu gom được chuyển đến máy xử lý phân ngay trong ngày bằng băng tải. Tại dự án sử dụng 6 máy xử lý phân gà, mỗi máy có công suất xử lý là 50-60 tấn phân tươi/ngày. Lượng phân gà sau xử lý là 40- 45 tấn/ngày và được chứa tại các nhà lưu chứa. Phân gà sau xử lý được bán cho các hộ dân, đơn vị có như cầu sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
Xác gà chết cơ học
Gà chết cơ học (do giẫm đạp, kẹt chuồng…) tại dự án được sát trùng bằng thuốc Biosep T, sau đó được xử lý cùng với lượng phân gà phát sinh.
Vỏ bao bì thức ăn
Bao bì chứa thức ăn phát sinh khoảng 300kg/ngày được được trang trại tận dụng lại làm bao bì đựng phân.
Khi sử dụng không hết dự án sẽ thu gom lại và cho người dân trong khu vực hoặc bán lại cho người thu mua phế liệu.
v Gà ch t do dịch bệnh
Bác sĩ thú y của dự án sẽ theo dõi và xác định tình trạng sức khỏe của đàn gà cũng như các biểu hiện của các loại bệnh trên đàn gà. Đồng thời theo dõi tình hình dịch bệnh trong khu vực để xác định được nguyên nhân làm gà chết.
Khi có dấu hiệu của dịch bệnh hoặc dịch bệnh xảy ra, chủ đầu tư sẽ thực hiện quy trình khai báo theo Điều 7, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (cơ quan khai báo đầu tiên là nhân viên thú y cấp xã và UBND cấp xã) và thực hiện việc xử lý theo Điều 10 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chất thải nguy hại phát sinh tại dự án còn bao gồm: giẻ lau nhiễm các thành phần nguy hại, bóng đèn quỳnh quang hỏng, chất thải có khả năng lây nhiễm thành phần nguy hại (vỏ chai, hộp giấy, bao bì, chai lọ, kim tiêm chứa thuốc thú y) với số lượng như sau:
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án Trang trai chăn nuôi gà quy mô công nghiệp
STT |
Thành phần |
Số lượng trung bình (kg/tháng) |
Mã CTNH |
Trạng thái tồn tại |
1 |
Bóng đèn huỳnh quang hỏng |
3 |
16 01 06 |
Rắn |
2 |
Giẻ lau nhiễm các thành phần nguy hại |
5 |
18 02 01 |
Rắn |
3 |
Chất thải có khả năng lây nhiễm thành phần nguy hại vỏ chai, hộp giấy, bao bì, chai lọ chứa thuốc thú y, kim |
40 |
13 02 01 |
Rắn |
|
tiêm |
|
|
|
Tổng |
48 |
|
|
Chất thải nguy hại được thu gom và quản lý như sau:
- Dự án đã xây dựng kho chứa chất thải nguy hại có diện tích 10m2, bố trí gần khu vực trại có kết cấu nền bê tông xi măng, vách xây gạch, mái lợp tole. Bên trong kho chứa chất thải nguy hại sẽ bố trí các thùng rác để lưu giữ chất thải nguy hại riêng từng loại đúng theo mã chất thải nguy hại.
- Hợp đồng với vị chức năng để xử lý chất thải nguy hại đúng quy định.
- Chuồng trại cần được che chắn, giảm thiểu việc phát tán tiếng ồn của gà
- Không để các tác động mạnh xảy ra trong khu vực chuồng nuôi, tránh làm gà giật mình hàng loạt dẫn đến có tiếng kêu lớn.
- Tiếng ồn trong lúc xuất chuồng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên do diện tích xây dựng dự án rộng, lại nằm xa khu vực sinh sống của người dân nên tiếng ồn không ảnh hưởng đến xung quanh chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân trong dự án. Chủ dự án cần trang bị bảo hộ lao động cho công nhân.
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực dự án.
v Giảm thiểu sự cố hệ thống XLNT
Quá trình hoạt động của hệ thống xử lý chất thải vẫn có khả năng bị hư hỏng hay không đạt yêu cầu. Vì vậy Chủ dự án cử nhân viên thường xuyên theo dõi, vận hành hệ thống chất thải. Về việc tập huấn các kiến thức về xử lý chất thải sẽ do đơn vị thi công công trình XLNT hướng dẫn.
Đã lựa chọn đơn vị thi công có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình đáp ứng được nhu cầu của dự án.
Do lượng nước thải phát sinh tại dự án không thường xuyên, chủ yếu phát sinh sau mỗi đợt vệ sinh định kỳ nên đảm bảo thời gian khắc phục sự cố hệ thống mà không cần bể dự phòng.
v Giảm thiểu sự cố lan truyền dịch bệnh
Chương trình vệ sinh phòng dịch của khu trại sẽ được thực hiện nghiêm ngặt và đúng theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 - Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y và theo Thông tư số 07/2016/TT-
BNNPTNT ngày 31/05/2016 - Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
đây:
Để phòng ngừa dịch bệnh lan truyền, trang trại sẽ thực hiện các biện pháp dưới
Nơi xây dựng trang trại phải có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn
nuôi; đảm bảo điều kiện xử lý chất thải theo quy định.
Về chuồng trại:
Dự án sẽ xây dựng hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật ra vào trại.
Trại chăn nuôi bố trí riêng biệt các khu: khu chăn nuôi; khu vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khu tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho công nhân và khách thăm quan; khu tập kết và xử lý chất thải; khu làm việc của cán bộ chuyên môn.
Cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi dãy chuồng nuôi có bố trí hố khử trùng.
Chuồng nuôi bố trí hợp lý theo các kiểu chuồng về vị trí, hướng, kích thước, khoảng cách giữa các dãy chuồng theo quy định hiện hành về chuồng trại.
Mái chuồng đảm bảo không bị dột nước khi mưa.
Các kho thức ăn, kho thuốc thú y và thuốc sát trùng, kho thiết bị, ... được thiết kế đảm bảo thông thoáng, không ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
Về con giống:
Gà hậu bị mua về nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, có đầy đủ giấy kiểm dịch và có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo.
Thức ăn, nước uống:
Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi gà phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của từng giai đoạn phát triển.
Trong trường hợp phải trộn thuốc, hoá chất vào thức ăn, nước uống nhằm mục đích phòng bệnh hoặc trị bệnh phải tuân thủ thời gian ngừng thuốc, ngừng hoá chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất; không được sử dụng kháng sinh, hoá chất trong danh mục cấm theo quy định hiện hành.
Quản lý và thực hiện khi có sự cố dịch bệnh xảy ra
Khi có dịch bệnh xảy ra, chủ trang trại cần phải cách ly gà mang bệnh và báo ngay cho đơn vị có chức năng và thẩm quyền đến xử lý, cụ thể là Chi cục Chăn nuôi
Thú y tỉnh Tiền Giang để được hướng dẫn xử lý bệnh theo đúng quy định, bao gồm các thông tin sau đây:
Tổ chức, cá nhân khai báo;
Địa điểm, thời gian phát hiện dịch bệnh động vật; Loại động vật;
Số lượng động vật; Mô tả dấu hiệu bệnh.
Quản lý và thực hiện chương trình tiêm chủng vaccin
Thúc đẩy hệ miễn dịch để tạo ra kháng thể là phương pháp thực tế và cần thiết làm giảm tổn thất về tài chính do dịch bệnh. Khi thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa ở mức độ cao có thể ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra hoặc hạn chế được ảnh hưởng, giảm được tổn thất.
Do đó, đề ra chương trình vacxin là một nội dung quan trọng để bảo vệ đàn gia cầm chống lại các mầm bệnh tập trung. Thế nhưng việc phòng bệnh hữu hiệu đòi hỏi có sự trợ giúp của các phương pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt.
Gửi bình luận của bạn