Giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử

Giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho nhà máy

Ngày đăng: 09-11-2022

283 lượt xem

Giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho nhà máy 

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1

1. Tên chủ cơ sở: Công ty cổ phần Sản xuất Máy Hòa Bình 1

2. Tên cơ sở: Công ty cổ phần Sản xuất Máy Hòa Bình 1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 3

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở 3

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở: 3

3.3. Sản phẩm của cơ sở: 7

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 8

4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng 8

4.2. Nguồn cung cấp điện, nước 9

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 10

5.1. Các hạng mục công trình của cơ sở 10

5.2. Các thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất của Cơ sở 10

5.3. Vốn đầu tư thực hiện dự án 11

CHƯƠNG II.SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 13

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 13

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 14

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 15

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 15

1.1. Thu gom, thoát nước mưa: 15

1.2. Thu gom, thoát nước thải: 15

1.3. Xử lý nước thải: 16

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 24

2.1. Công trình thu gom bụi, khí thải trước khi được xử lý: 25

2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải đã được lắp đặt 25

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 25

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 27

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 29

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 30

Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đang áp dụng tại 30

6.1. Hệ thống xử lý nước thải: 30

6.2. Khu lưu giữ chất thải: 30

6.4. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ: 30

7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 31

Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 33

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 33

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 33

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 33

4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại – Không có: 34

5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế hiệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất – Không có: 34

6. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải: 34

7. Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường: 36

Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 37

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 37

Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 37

6.1. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật 38

Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 40

Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 41


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

QH

Quốc hội

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

WHO

Tổ chức y tế thế giới

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

BTCT

Bê tông cốt thép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

BYT

Bộ Y tế

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

CTTT

Chất thải thông thường

CTNH

Chất thải nguy hại

HTXL

Hệ thống xử lý

NTSH

Nước thải sinh hoạt

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tọa độ mốc ranh giới khu đất của dự án 2

Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu sản xuất sản phẩm của Nhà máy 8

Bảng 1.3: Các hạng mục công trình của cơ sở 10

Bảng 1.4: Danh mục, máy móc, thiết bị chính của cơ sở 10

Bảng 3.1. Danh mục kích thước các hạng mục xử lý của hệ thống 20

Bảng 3.2. Danh mục máy móc thiết bị vận hành hệ thống 20

Bảng 3.3. Lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh tại nhà máy 26

Bảng 3.4. Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy 27

Bảng 3.5 Nội dung thay đổi so với ĐTM đã được phê duyệt 31

Bảng 4.1: Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn 34

Bảng 4.2: Giá trị giới hạn đối với độ rung 34

Bảng 5.1: Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng nước thải sinh hoạt sau HTXL của cơ sở 37

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí dự án 2

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình gia công vô lăng ô tô 4

Hình 1.3. Hình ảnh sản phẩm của nhà máy 8

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa của cơ sở 15

Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt  tập trung 17

Hình 3.3 Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải 24

Hình 3.4 Hình ảnh khu lưu giữ chất thải thông thường 27

Hình 3.5 Hình ảnh khu lưu giữ CTNH 29

 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở: Công ty cổ phần Sản xuất Máy Hòa Bình

- Địa chỉ văn phòng:  Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên;

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Mai Anh Hùng

- Điện thoại: 02213751356

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 666423342 chứng nhận lần đầu ngày 13/18/2013, thay đổi lần thứ 3 ngày 04/7/2018;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0900642345, đăng ký lần đầu ngày 14/8/2014, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 11/6/2021;

- Mã số thuế của công ty: 0900611033.

2. Tên cơ sở: Công ty cổ phần Sản xuất Máy Hòa Bình

- Địa điểm cơ sở: phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

- Các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 31/QĐ-STNMTngày 31/01/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tổng vốn đầu tư của dự án là 55.650 triệu đồng. Quy mô của dự án đầu tư: Dự án nhóm C (dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng)

- Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Dự án đã được cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường cấp tỉnh, do đó dự án thuộc đối tượng làm Giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên thẩm định và UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy phép môi trường.

- Địa điểm thực hiện dự án: phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ hào, tỉnh Hưng Yên. Công ty thuê lại nhà xưởng sản xuất của Công ty TNHH sản xuất và XNK Tuấn Phương Hưng Yên , đơn vị được UBND tỉnh Hưng Yên chấp thuận mục tiêu cho thuê nhà xưởng tại thông báo số 242/TB-UBND ngày 19/9/2008 với tổng diện tích là 3.600 m2.  Dự án đã vào hoạt động từ năm 2010.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí dự án

Bảng 1.1 Tọa độ mốc ranh giới khu đất của dự án

Điểm

X

Y

A

2315779

558627

B

2315770

558668

C

2315906

5586697

D

2315914

558662

 

Dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư dưới 60 tỷ đồng, đã đi vào hoạt động sản xuất từ năm 2010, đã được cấp quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM cấp tỉnh, công ty có công trình xử lý nước thải. Vì vậy, dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

* Mối tương quan giữa dự án với các đối tượng xung quanh:

- Giao thông:

Dự án nằm trong khu vực nhà xưởng của Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Tuấn Phương Hưng Yên. Dự án nằm trong trung tâm thị xã Mỹ Hào với vị trí giao thông thuận lợi, nằm cạnh trục đường kinh tế Bắc Nam, cách đường quốc lộ 5 khoảng 1,7 km về phía Nam, do đó vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Mạng lưới giao thông thuận lợi tạo nên một lợi thế rất lớn trong quá trình nhập nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hóa của công ty.

- Sông suối:

Khu vực dự án thuộc địa bàn phường Nhân Hòa. Mương tiêu thoát nước của khu vực thực hiện dự án nằm phía Bắc cách vị trí nhà máy khoảng 200m, điểm cuối của mương đổ vào sông Bắc Hưng Hải cách vị trí nhà máy khoảng 6km về hướng Tây.

- Kinh tế - xã hội:

Xung quanh khu vực dự án có các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động. Gần khu vực thực hiện dự án hiện không có dân cư sinh sống. Gần khu vực dự án không có vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và các khu di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng. Vị trí của dự án nằm gần trường THPT Hồng Đức và Trường trung cấp nghề GTVT.

- Khu dân cư: Khu vực thực hiện dự án có khoảng cách gần nhất tới khu dân cư khoảng 500 m về phía Tây. Do vậy, trong quá trình đi vào hoạt động, dự án đã tăng cường thực hiện những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, nhằm hạn chế tối đa tác động đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư lân cận.

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Theo Quyết định số 450/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 13/4/2022 về việc Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì tầm nhìn và mục tiêu cụ thể như sau:

+ Về tầm nhìn đến năm 2050: Môi trường Việt Nam có chất lượng tốt, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn của nhân dân; đa dạng sinh học được gìn giữ, bảo tồn, bảo đảm cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội hài hòa với thiên nhiên, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp được hình thành và phát triển, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050.

+ Về mục tiêu đến năm 2030: Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước.

Do đó, dự án đầu tư là phù hợp với chiến lược BVMT quốc gia.

- Xác định công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo như: Quy hoạch quản lý chất thải rắn; Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường... Trong giai đoạn 2021- 2025, để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, ngày 15/6/2021, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về Chương trình bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030.

- Về quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: Theo Quyết định số 28/2017/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên ban hành quyết định bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên xác định các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường như: thu gom, xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thu gom, phân loại lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải chất thải rắn theo quy định của pháp luật và giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện dự án đầu tư “Công ty cổ phần Sản xuất Máy Hòa Bình”  của Công ty cổ phần Sản xuất Máy Hòa Bình với mục tiêu gia công, xử lý hoàn thiện da hoàn toàn đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định

Công ty thuê lại nhà xưởng sản xuất của Công ty TNHH sản xuất và XNK Tuấn Phương Hưng Yên , đơn vị được UBND tỉnh Hưng Yên chấp thuận mục tiêu cho thuê nhà xưởng tại thông báo số 242/TB-UBND ngày 19/9/2008 với tổng diện tích là 3.600 m2

Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mục tiêu của dự án là chế biến xử lý bề mặt da thuộc (không bao gồm hoạt động thuộc da); sản xuất các loại gioăng, khớp chống nước, khí, nhiệt, điện. Quy mô dự án là chế biến xử lý bề mặt da thuộc 11.000 m2/năm; các loại gioăng, khớp chống nước, khí, nhiệt, điện 5.500 chiếc/năm. Khu đất thực hiện dự án nằm giáp với trục đường kinh tế Bắc Nam, nơi có vị trí giao thông thuận lợi cho hoạt động vận chuyển và mua bán hàng hóa liên tỉnh. Cơ sở không thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải nên việc dự án đầu tư là phù hợp với quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch tỉnh và phân vùng môi trường.

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

a. Môi trường không khí

Với quy mô sản xuất hiện tại nhà máy chỉ phát sinh bụi từ công đoạn mài da, lượng bụi này được thu hồi ngay tại máy do đó không phát tán ra môi trường xung quanh.

b. Môi trường nước

Trong quá trình hoạt động nhà máy chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt. Chủ cơ sở đã đầu tư 01 HTXL nước thải tập trung công suất 10 m3/ngày đêm lắp đặt tại khu vực cạnh nhà để xe. Nước thải sau xử lý đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép theo QCĐP 01:2019/HY – Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải sinh hoạt.

 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1. Thu gom, thoát nước mưa:

+ Nước mưa trên mái được thu gom bằng các đường ống PVC D100 xuống các hố ga có kích thước 700x700x800mm. Các hố ga được nối với nhau bằng đường ống PVC D160 và PVC D200 và đấu nối về các hố ga hàm ếch thu nước mặt có kích thước 1000x1000x1700mm. Các hố ga hàm ếch được nối với nhau bằng hệ thống cống BTCT có kích thước D400 và D600, dộ dốc i=0,25% sau đó thu về hố ga tổng có kích thước 2000x2000x1700mm và thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

+ Các hố ga dọc theo hệ thống thu gom được định kỳ tổ chức nạo vét để tránh tình trạng ngập úng khi có mưa to kéo dài.

+ Nước mưa chảy tràn tại khu vực nhà máy chứa lẫn bụi bẩn, đất cát, chất rắn lơ lửng,.. được thu gom vào hệ thống dẫn riêng, qua các hố ga để lắng cặn sau đó được dẫn vào hệ thống thoát nước chung của toàn bộ Công ty TNHH sản xuất và XNK Tuấn Phương Hưng Yên, cuối cùng chảy ra cửa xả phía Đông khu đất thực hiện dự án và chảy vào nguồn tiếp nhận là mương phía Bắc cách nhà máy khoảng 200m.

Dự án với tọa độ điểm xả nước mưa như sau: (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105o30’, múi chiếu 3o): X: 2315800; Y: 558637

Dưới đây là sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa tại cơ sở:

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa của cơ sở

1.2. Thu gom, thoát nước thải:

+ Nước thải từ nhà vệ sinh: Được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại có tổng thể tích là 10 m3 bao gồm 3 bể và được bơm về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 10 m3/ngày đêm bằng đường ống HDPE DN25 với chiều dài khoảng 50 m.

+ Nước thải sau hệ thống xử lý được thoát ra hệ thống cống nước thải chung của khu vực bằng đường ống PVC D200, chiều dài khoảng 70m. Điểm tiếp nhận nước thải là mương phía Bắc dự án, từ đó chảy ra sông Bắc Hưng Hải nơi tiếp nhận cuối cùng của nước mưa chảy tràn và nước thải của toàn bộ khu vực.

Tọa độ vị trí xả thải: (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105o30’, múi chiếu 3o): X(m): 2321041; Y(m): 557125.

1.3. Xử lý nước thải:

* Nguồn phát sinh

- Nước thải sinh hoạt: lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại cơ sở là 9m3/ngày.

* Biện pháp xử lý nước thải của cơ sở:

Trước đây nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A tuy nhiên đến nay hệ thống đã xuống cấp và không đạt hiệu quả xử lý, do đó Công ty đã kí hợp đồng với Trung tâm quan trắc – thông tin Tài nguyên và Môi trường lắp đặt HTXL nước thải mới đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCĐP 01:2019/HY (K =1,2; Khy =0,85). Quy trình xử lý như sau:

Giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho nhà máy 

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

6.1.1. Thời hạn dự kiến vận hành thử nghiệm

Theo tiến độ thực hiện dự án, thời gian hoàn thành dự án và bắt đầu đi vào vận hành thử nghiệm sau khi được cấp giấy phép môi trường vào khoảng tháng 01/2023.

* Tổng hợp danh mục các công trình xử lý nước thải của dự án

Bảng 6.1. Danh mục chi tiết kế hoạch VHTN các công trình xử lý chất thải

Công trình

Quy mô

Thời gian bắt đầu

Thời gian kết thúc

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Công suất 10 m3/ngày đêm

Tháng 01/2023

Tháng 6/2023

Công suất dự kiến đạt được của dự án tại thời điểm kết thúc VHTN 100%

100%

6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý

* Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý:

Theo quy định tại khoản 5, điều 21, thông tư số 02/2022/BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 điều này (dự án quy định tại cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ), việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư, cơ sở tự quyết định nhưng phải đảm bảo quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải.

Trên cơ sở đó, chủ đầu tư lập kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải như sau:

Dự án sẽ tiến hành lấy mẫu nước thải trong 03 đợt để đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống:


Bảng 6.2. Kế hoạch quan trắc chất thải

Số đợt

Thời gian dự kiến

Số mẫu

Vị trí

Thông số

Quy chuẩn so sánh

I. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung

Lần 1

03 đợt trong tháng 01/2023: mỗi đợt tương ứng 01 ngày

06

 

- mẫu nước thải đầu vào tại hố thu gom nước thải;

- mẫu nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý tại điểm xả thải

Lưu lượng, pH, TSS, BOD5, NH4+, NO3-, PO43-, sunfua (tính theo H2S), Clo dư, Dầu mỡ động thực vật, tổng Coliforms, tổng  các  chất hoạt động bề mặt

QCĐP 01:2019/HY (k=1; khy=0,85)

Lần 2

Lần 3

Trước khi dự án đi vào VHTN công trình BVMT công ty sẽ gửi Thông báo tới sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên theo quy định tại khoản 5 điều 31, nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

* Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trăc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch:

Dự kiến giai đoạn vận hành thử nghiệm, Chủ đầu tư sẽ phối hợp với đơn vị có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc về môi trường, dự kiến là Trung tâm Quan trắc – thông tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên thực hiện quan trắc nước thải để đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải.

Thông tin đơn vị phối hợp thực hiện:

- Tên đơn vị: Trung tâm Quan trắc – thông tin Tài nguyên và Môi trường;

Địa chỉ trụ sở chính: Số Nguyễn Văn Linh, thành phố Hưng Yên, tỉnh hưng Yên

Điện thoại: 02216  

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc của Trung tâm Quan trắc – thông tin Tài nguyên và Môi trường: Vimcerts 161;

Chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 số hiệu Vilas 894

6.1. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật

- Cơ sở không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc định kì theo quy định tại điều 97 và 98 nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022

Giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho nhà máy 

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha