Đề nghị cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất thép cán nguội

Đề nghị cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất thép cán nguội và hồ sơ hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Ngày đăng: 09-11-2022

262 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1

1. Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH công nghiệp Thép Việt Hòa 1

2. Tên cơ sở: Nhà máy thép lá cán nguội và ống thép Việt Hoa 1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 1

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở 1

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở: 1

3.3. Sản phẩm của cơ sở: 4

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 4

4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng 5

4.2. Nguồn cung cấp điện, nước 5

4.3. Nhu cầu xả nước thải 6

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 7

5.1 Vị trí thực hiện dự án 7

5.2. Các hạng mục công trình của cơ sở 7

5.3. Các thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất của Cơ sở 8

5.4. Vốn đầu tư thực hiện dự án 10

5.5. Tổ chức quản lý thực hiện dự án 10

CHƯƠNG II.SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 12

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 12

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 12

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 14

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 14

1.1. Thu gom, thoát nước mưa: 14

1.2. Thu gom, thoát nước thải: 15

1.3. Xử lý nước thải: 16

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 28

2.1. Công trình thu gom bụi, khí thải trước khi được xử lý: 29

2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải đã được lắp đặt 29

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 34

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 37

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 39

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 39

Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đang áp dụng tại 39

6.1. Hệ thống xử lý nước thải: 39

6.2. Hệ thống xử lý khí thải: 40

6.3. Khu lưu giữ chất thải: 40

6.4. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ: 41

6.5. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tai nạn lao động: 41

6.6. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tai nạn giao thông: 42

6.7. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố ngộ độc thực phẩm: 42

7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết 42

Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 43

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 43

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với bụi, khí thải 45

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 46

4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải: 47

5. Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường: 49

Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 50

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 50

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải 52

Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 46

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 46

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 46

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 46

2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật 48

Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 49

Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 50


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

QH

Quốc hội

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

WHO

Tổ chức y tế thế giới

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

BTCT

Bê tông cốt thép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

BYT

Bộ Y tế

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

CTTT

Chất thải thông thường

CTNH

Chất thải nguy hại

HTXL

Hệ thống xử lý

NTSH

Nước thải sinh hoạt

NTSX

Nước thải sản xuất

SP

Sản phẩm

 


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu sản xuất sản phẩm của Nhà máy 5

Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở 6

Bảng 1.3: Các hạng mục công trình của cơ sở 7

Bảng 1.4: Danh mục, máy móc, thiết bị chính của cơ sở 8

Bảng 1.8. Nhu cầu sử dụng lao động của dự án 10

Bảng 3.1: Các hạng mục công trình của HTXL nước thải sinh hoạt 20

Bảng 3.2: Bảng thông số kỹ thuật của HTXL nước thải sinh hoạt tập trung 20

Bảng 3.3: Các hạng mục công trình của HTXL nước thải sản xuất 24

Bảng 3.4: Bảng thông số kỹ thuật của HTXL nước thải sản xuất 25

Bảng 3.4: Khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại cơ sở 34

Bảng 3.5: Danh mục các chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở 37

Bảng 3.6 Nội dung thay đổi so với đề án BVMT chi tiết đã được phê duyệt 42

Bảng 4.1: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 43

Bảng 4.2: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 45

Bảng 4.3: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 46

Bảng 4.3: Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn 46

Bảng 4.4: Giá trị giới hạn đối với độ rung 47

Bảng 5.1: Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng nước thải sinh hoạt sau HTXL của cơ sở 50

Bảng 5.2: Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng nước thải sản xuất sau HTXL của cơ sở 51

Bảng 5.3: Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng khí thải sau HTXL tại công đoạn vệ sinh bề mặt của cơ sở 52

Bảng 6.1: Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở 46

Bảng 6.7.  Tần suất quan trắc công trình xử lý khí thải 46


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

 

Hình 1.1. Quy trình sản xuất thép lá cán nguội và ống thép các loại 2

Hình 3.1. Hình ảnh hệ thống thoát nước mưa tại Dự án 15

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa của cơ sở 15

Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 18

Hình 3.5 Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải 22

Hình 3.6 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sản xuất 23

Hình 3.7 Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải sản xuất 28

Hình 3.6. Hình ảnh chụp hút thu gom khí thải 29

Hình 3.7. Hệ thống xử lý khí thải tại công đoạn làm sạch bề mặt 30

Hình 3.7. Hình ảnh hệ thống xử lý khí thải 32

Hình 3.8. Hệ thống xử lý khí thải lò hơi 32

Hình 3.9. Hình ảnh hệ thống xử lý khí thải lò hơi 34

Hình 3.10 Hình ảnh khu lưu giữ chất thải thông thường 37

Hình 3.11 Hình ảnh khu lưu giữ CTNH 39

Đề nghị cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất thép cán nguội và hồ sơ hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM 

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH công nghiệp Thép Việt Hòa

- Địa chỉ văn phòng: huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Đồng Văn Hà – Chức vụ: Tổng giám đốc.

- Điện thoại: 022139894251

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0900218045 đăng kí lần đầu ngày 15/5/2012, đăng kí thay đổi lần thứ 4 ngày 15/1/2021 do Phòng đăng kí kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp.

- Giấy chứng nhận đầu tư số 05101000412 chứng nhận lần đầu ngày 8/10/2012, chứng nhận thay đổi lần thứ 2 ngày 20/5/2015 của UBND tỉnh Hưng Yên.

2. Tên cơ sở: Nhà máy thép lá cán nguội và ống thép Việt Hoa

- Địa điểm cơ sở: xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

- Các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

- Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết số 44/QĐ-UBND ngày 10/1/2019 của UBND tỉnh Hưng Yên.

- Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH số 33.000345.T ngày 14/11/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cấp.

- Quy mô của dự án đầu tư: Vốn đầu tư thực hiện dự án là 287.512 triệu đồng; (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án đầu tư nhóm B (dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng).

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại cột 3, phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Dự án có tiêu chí về môi trường tương đương dự án nhóm I được quy định tại điểm a, khoản 3, điều 28 Luật Bảo vệ môi trường và quy định tại mục I3, Phụ lục III, Nghị dịnh 08//2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Tuy nhiên, dự án đã có quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp tỉnh. Do đó dự án thuộc đối tượng làm Giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên thẩm định và UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy phép môi trường.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Căn cứ theo Giấy chứng nhận đầu tư số 05101000354 chứng nhận thay đổi lần 1 ngày 27/5/2014 của UBND tỉnh Hưng Yên thì quy mô, công suất của Dự án như sau:

+ Mục tiêu: Sản xuất sản phẩm thép lá thép cán nguội và ống thép các loại.

+ Quy mô: 120.000 tấn/năm

Hiện tại, cơ sở đang sản xuất với quy mô đạt 100% công suất đăng ký.

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

Dự án sản xuất sản phẩm thép lá cán nguội và ống thép các loại. Quy trình sản xuất của dự án như sau:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật

Theo thông tin mô tả dự án tại chương 1 có thể nhận thấy các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án là:

- Môi trường không khí: môi trường không khí xung quanh tại khu dự án chịu tác động từ bụi, khí thải do hoạt động xây dựng công trình hay do hoạt động của dự án trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng.

- Môi trường đất: môi trường đất tại khuôn viên xây dựng dự án chịu tác động do hoạt động xây dựng công trình dự án từ môi trường đất tự nhiên sang môi trường đất bị bê tông hóa.

- Môi trường nước mặt: mương rạch tưới tiêu hiện trạng sẽ được san lấp để phù hợp với quy hoạch 1/500, suối theo quy hoạch 1/2000 tiếp giáp phía Tây dự án sẽ chịu ảnh hưởng do hoạt động của dân cư và là nơi tiếp nhận nước thải khi hệ thống thoát nước thải 1/2000 chưa được xây dựng.

Dự án không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP:

Bảng III1: Bảng nhận dạng các yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án

TT

Yếu tố nhạy cảm về môi trường

Nhận dạng yếu tố nhạy cảm

Mô tả yếu tố nhạy cảm

Không

 

1

Nằm trong nội thành, nội thị của các đô thị

 

X

 

2

Xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

 

X

 

3

Sử dụng/chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vùng đất ngập nước quan trọng, di sản thiên nhiên khác được xác lập hoặc được công nhận

 

X

 

4

Sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng

 

X

 

5

Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên

 

X

 

6

Di dân, tái định cư

 

X

 

Đề nghị cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất thép cán nguội và hồ sơ hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM 

- Môi trường không khí:

+ Chỉ số chất lượng không khí AQI chung dao động trong khoảng 30 - 90; chủ yếu thuộc nhóm chất lượng không khí trung bình đến tốt, tần xuất xuất hiện nhóm chất lượng không khí kém (AQI từ 101-200) rất ít.

+ Chỉ số chất lượng AQI của từng thông số: AQI thông số PM2.5 tốt, dao động ở mức từ 1 đến 10; AQI thông số PM10 tốt, dao động ở mức từ 1 đến 20; AQI thông số O3 tốt, dao động từ ở mức từ 15 đến 40; AQI thông số CO tốt, dao động từ ở mức từ 25 đến 45; AQI thông số SO2 trung bình - tốt, dao động từ ở mức từ 25 đến 65 và AQI thông số NO2 trung bình - tốt, dao động từ ở mức từ 20 đến 90.

- Môi trường đất/trầm tích: Môi trường đất/trầm tích của Phú Quốc nhìn chung không bị ô nhiễm kim loại nặng, tuy nhiên, có vài vùng dị thường nằm ven theo bờ biển, gồm những nguyên tố: Mg, Mn, Cu, Pb, Zn, Cd, Sb, As, B, Br, I, SO42-, và NO-. Ngoài ra, các vùng đất thấp và cửa sông ven biển gia tăng nhiễm mặn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Hiện trạng khu vực thực hiện dự án không ghi nhận thấy các loài thực vật, động vật hoàng dã; không có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; không có các loài đặc hữu nên không bị tác động bởi dự án.

Hiện trạng tài nguyên sinh vật khu dự án mang đặc trưng của vùng ven biển Phú Quốc, cụ thể:

- Thực vật: hiện trạng hệ thực vật khu đất dự án có các cây bản địa đặc trưng của vùng ven biển Phú Quốc đang khai thác dịch dụ du lịch như: cây dừa, cây xanh cảnh quan, bãi cỏ.

- Động vật: Hệ động vật phát triển dựa trên đặc điểm hệ thực vật, cụ thể: với đa số là đất cây ven biển nên hệ động vật khá nghèo nàn, không có loài cần bảo vệ, bảo tồn, chủ yếu là các loại bò sát và côn trùng, cụ thể: thằn lằn, tắc kè, dế, bướm, gián, rết, giun đất.

- Hệ sinh thái dưới nước:

+ Khu dự án có mương rạch dùng cho mục đích tưới tiêu nên chủ yếu là tảo rong và các loài sinh vật phù du, không ghi nhận các loài động vật, thực vật quý hiếm.

(Nguồn: Theo tài liệu khảo sát từ nguồn hồ sơ khảo sát thực hiện phê duyệt quy hoạch 1/500 của dự án của Chủ đầu tư, tháng 11/2021 – 2/2022).

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

Môi trường tiếp nhận nước thải sau xử lý của dự án theo quy hoạch xây dựng 1/500 là tuyến cống thoát nước thải khu vực trên đường giao thông đối ngoại (đường N37) vào khu đất dự án để dẫn về khu xử lý nước thải chung của khu vực xử lý. Trong giai đoạn đầu khi khu vực chưa có hệ thống cống thu gom nước thải và khu xử lý nước thải chung của khu vực, nước thải sau khi xử lý tại HTXLNT của dự án đạt quy chuẩn môi trường hiện hành là QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột A sẽ tận thu tái sử dụng làm nước cấp tưới cây (pha loãng nước thải đạt QCVN 08-2015:MT/BTNMT cột B1 về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu trước khi sử dụng), nước cấp rửa đường, nước cấp PCCC tại ngay dự án. Khi hệ thống thoát nước thải quy hoạch 1/2000 đã được xây dựng thì nước thải dự án sẽ được đấu nối thoát nước thải sau xử lý ra tuyến ống thoát nước thải khu vực tại đường giao thông đối ngoại (đường N37) vào khu đất dự án, dẫn về xử lý tập trung tại khu xử lý nước thải chung của khu vực - Khu đô thị Dương Đông (nằm cách dự án khoảng 3.5m về phía Nam theo quy hoạch khu vực 1/200) rồi xả thải vào mặt nước (rạch cảnh quan) khu vực dẫn thoát ra biển →  đã được xử lý theo quy định nên không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chịu tải của môi trường nước mặt của khu vực.

Vị trí điểm đấu nối xả nước thải sau xử lý của dự án được đấu nối ra tuyến ống thoát nước thải khu vực tại đường giao thông đối ngoại trên đường N37 (đường giao thông đối ngoại vào khu dự án) là hố ga đấu nối thoát nước thải có các thông số kỹ thuật được quy hoạch như sau:

- Tọa độ vị trí hố ga đấu nối thoát nước thải sau xử lý: X = 1135191 và Y = 440770. Vị trí hố trong tổng thể mặt bằng dự án thể hiện tại hình vẽ 1.9, chương I.

- Hố ga đấu nối thoát nước thải sau xử lý có kết cấu đáy, nắp bê tông cốt thép, thành gạch diện tích dài x rộng = 1m x 1m, cao độ đáy hố là 12,5m, cao độ nắp hố là 14,2m, sâu 1,7m.

- Đường ống dẫn thoát nước thải sau xử lý từ Trạm XLNT đến hố ga đấu nối thoát nước thải sau xử lý là đường ống HDPE D315 dài khoảng 108m.

Theo quy hoạch xây dựng 1/2000 khu vực - Khu đô  thị Dương Đông sẽ có hệ thống cống thoát nước thải tách riêng với hệ thống cống thoát nước mưa và thu gom dẫn nước thải của tất cả các dự án trong khu vực về khu xử lý nước thải chung của khu vực (nằm cách dự án khoảng 3,5km về phía Nam) để xử lý tập trung, sau đó xả thải vào mặt nước (rạch cảnh quan) khu vực dẫn thoát ra vùng biển ven bờ.

3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án

Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án, Đơn vị tư vấn kết hợp với Đơn vị phân tích là Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu phân tích hiện trạng môi trường vào 3 đợt: đợt 1 ngày 15/8/2022; đợt 2 ngày 22/8/2022 và đợt 3 ngày 29/8/2022.

Việc do đạc, lấy mẫu, phân tích tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường. Đơn vị thực hiện đo đạc, lấy mẫu, phân tích là Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động đáp ứng đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Điều 91 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường với các chứng nhận Ilac-MRA, VILAS 444 và VIMCERTS 026.

Đề nghị cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất thép cán nguội và hồ sơ hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM 

3.1. Môi trường không khí xung quanh

- Vị trí lấy mẫu: 1 vị trí, tại vị trí công trình hiện trạng tiếp giáp đường giao thông vào khu đất dự án (tọa độ X = 1135185; Y = 440769);

- Số lượng mẫu: 01 mẫu/1 vị trí/1 đợt * 1 vị trí * 3 đợt;

- Thời điểm lấy mẫu: lúc 9h - 12h, trời nắng, gió nhẹ;

- Các chỉ tiêu phân tích: vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm,tốc độ gió), bụi lơ lửng (TSP), CO, NO2, SO2. Trong đó các chỉ tiêu vi khí hậu được đo trực tiếp tại hiện trường, các chỉ tiêu còn lại thực hiện lấy mẫu khí và phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Các thiết bị sử dụng để đo đạc và lấy mẫu tại hiện trường gồm: Thiết bị lấy mẫu bụi: Dustscan Scout Aerosol Monitor, thiết bị lấy mẫu khí: Air Sampler - CASELLA-Apex, máy đo nhiệt độ TES 1364, máy đo độ ẩm TES 1364.

- Phương pháp phân tích:

STT

Chỉ tiêu

Phương pháp phân tích

1

Bụi

TCVN 5067:1995

2

SO2

TCVN 5971:1995

3

NO2

TCVN 6137:2009

4

CO

HD-CO

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

Kết quả đo đạc, phân tích cụ thể được trình bày trong phần phụ lục của báo cáo và được tóm tắt dưới đây:

Bảng III2: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí khu vực dự án

 

STT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN 05:2013/BTNMT

KK

Đợt 1 – Ngày 15/8/2022

1

Nhiệt độ

0C

29,6

-

2

Độ ẩm

%

72,1

-

3

Tốc độ gió

m/s

2,8

-

4

Bụi lơ lửng

μg/m3

130

300

5

SO2

μg/m3

37

350

6

NO2

μg/m3

25

200

7

CO

μg/m3

2.080

30.000

Đợt 2 – Ngày 22/8/2022

1

Nhiệt độ

0C

29,2

-

2

Độ ẩm

%

72,8

-

3

Tốc độ gió

m/s

3,3

-

4

Bụi lơ lửng

μg/m3

110

300

5

SO2

μg/m3

29

350

6

NO2

μg/m3

15

200

7

CO

μg/m3

1.760

30.000

Đợt 3 – Ngày 29/8/2022

1

Nhiệt độ

0C

29,9

-

2

Độ ẩm

%

72,5

-

3

Tốc độ gió

m/s

3,0

-

4

Bụi lơ lửng

μg/m3

150

300

5

SO2

μg/m3

42

350

6

NO2

μg/m3

29

200

7

CO

μg/m3

2.270

30.000

 

Qua kết quả khảo sát thực tế và kết quả phân tích cho thấy chất lượng môi trường không khí khu vực dự án tốt, tại thời điểm thu mẫu tất cả giá trị của các thông số đo đạc đều nằm trong giới hạn cho phép của các Quy chuẩn tương ứng hoặc không phát hiện. Khu vực dự án có chất lượng môi trường không còn tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

3.2. Độ ồn

Tại điểm đo không khí, đội khảo sát môi trường đã tiến hành đo mức ồn cụ thể như sau:

- Vị trí lấy mẫu: trùng vị trí đo mẫu khí;

- Số lượng mẫu: 01 mẫu/1 vị trí/1 đợt * 3 đợt;

- Thời gian lấy mẫu: 9h – 12h, trời nắng, gió nhẹ;

- Các chỉ tiêu phân tích: cường độ ồn (Leq), được đo trực tiếp tại hiện trường.

- Các thiết bị sử dụng để đo đạc tại hiện trường gồm: Thiết bị đo độ ồn RION - Model NL21 Sound Level Meter, Nhật Bản;

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Kết quả đo đạc cụ thể được trình bày trong phần phụ lục của báo cáo và được tóm tắt dưới đây:

Bảng III3: Kết quả đo đạc ồn khu vực dự án 

Ký hiệu mẫu

Tiếng ồn Leq

(dBA)

Ngày 15/8/2022

Ngày 22/8/2022

Ngày 29/8/2022

KK

58

55

61

QCVN 26:2010/BTNMT

70

70

70

Qua kết quả đo đạc ồn tại khu vực dự án cho thấy khu vực dự án có mức ồn đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuần QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

3.3. Môi trường nước mặt

- Vị trí lấy mẫu: Mương rạch tưới tiêu khu đất dự án (tọa độ X = 1135159; Y = 440834).

- Số lượng mẫu: 01 mẫu/1 vị trí/3 đợt;

- Thời gian lấy mẫu: 9 – 12h, trời nắng, gió nhẹ;

- Các chỉ tiêu phân tích: Các thông số là pH, chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy hóa học (COD), BOD5, amoni, nitrat, phosphat, Cu, Zn, Fe, Pb, dầu mỡ động thực vật, Coliform. Các chỉ tiêu đều thực hiện lấy mẫu nước và phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Các quy chuẩn kỹ thuật, thiết bị sử dụng trong đo đạc và lấy mẫu tại hiện trường gồm: Máy đo oxy hòa tan cầm tay Hana HI9147, Italy; TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu; TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3: 2012) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

Nguồn phát sinh nước thải:

- Số lượng: 2 nguồn phát sinh nước thải.

- Bao gồm:

+ Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt, lưu lượng phát thải: 55,8 ÷ 69,75 m3/ngđ;

+ Nguồn số 02: Nước thải từ các công trình công cộng: 0,77 ÷ 0,96  m3/ngđ.

Lưu lượng xả nước thải tối đa:

- Lưu lượng xả nước thải tối đa theo ngày: 70 m3/ngđ.

- Lưu lượng xả nước thải tối đa theo giờ: 3,5 m3/h.

- Chế độ xả nước thải: 20/24h.

Dòng nước thải:

- Số lượng dòng nước thải: 1 dòng nước thải.

- Là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận.

Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:

Bảng V1: Bảng thông số các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải của dự án

TT

Chất ô nhiễm

Giá trị ô nhiễm trước xử lý

Giá trị giới hạn sau xử lý xả thải vào môi trường

QCVN 14: 2008/

BTNMT (cột A)

1

pH

<5

5 - 9

2

BOD5 (mg/l)

436,68

30

3

 TSS (mg/l)

1.033,70

50

4

Amoni (mg/l, tính theo N)

38,83

5

5

Dầu mỡ động, thực vật (mg/l)

247,28

10

6

Phosphat (mg/l, tính theo P)

32,50

6

7

Tổng Coliform (MPN/

100ml)

8,22 x104

3.000

 

Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:

- Vị trí xả nước thải:  

+ Tọa độ vị trí hố ga đấu nối thoát nước thải sau xử: X = 1135191 và Y = 440770.

+ Vị trí hố trong tổng thể mặt bằng dự án thể hiện tại hình vẽ 1.9, chương I.

- Phương thức xả nước thải: Nước thải sau xử lý lưu chứa tại bể chứa nước sau xử lý để tận thu tái sử dụng làm nước cấp tưới cây (pha loãng nước thải đạt QCVN 08-2015:MT/BTNMT cột B1 về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu trước khi sử dụng), nước cấp rửa đường, nước cấp PCCC (trong giai đoạn đầu khi khu vực chưa có hệ thống cống thu gom nước thải và khu xử lý nước thải chung của khu vực). Khi hệ thống thoát nước thải quy hoạch 1/2000 đã được xây dựng thì nước thải dự án sẽ được đấu nối thoát nước thải sau xử lý ra tuyến ống thoát nước thải khu vực tại đường giao thông đối ngoại (đường N37) vào khu đất dự án, dẫn về xử lý tập trung tại khu xử lý nước thải chung của khu vực - Khu đô thị Dương Đông (nằm cách dự án khoảng 3,5km về phía Nam theo quy hoạch khu vực 1/200) rồi xả thải vào mặt nước (rạch cảnh quan) khu vực dẫn thoát ra biển →  đã được xử lý theo quy định nên không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chịu tải của môi trường nước mặt của khu vực.

- Nguồn tiếp nhận nước thải: cống thoát nước thải khu vực trên đường N37 dẫn về Khu xử lý nước thải chung của Khu đô thị Dương Đông, sau đó xả thải vào mặt nước (rạch cảnh quan) khu vực dẫn thoát ra biển.

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

Không có

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

Không có

4. Nội dung đề nghị cấp phép khác

Không có

Đề nghị cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất thép cán nguội và hồ sơ hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM 

 

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha