Xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy bao bì nhựa

Xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy bao bì nhựa

Ngày đăng: 08-06-2022

1,229 lượt xem

Xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy bao bì nhựa

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

2. Tên dự án đầu tư

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1. Công suất của dự án đầu tư

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Nhu cầu nguyên liệu, vật liệu

4.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu khác

4.3. Nhu cầu sử dụng điện, nước

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1. Thu gom, thoát nước mưa

1.2. Thu gom, thoát và xử lý nước thải

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

2.1. Đối với khí thải công đoạn in

2.2. Hệ thống xử lý khí thải công đoạn tráng, ghép màng

2.3.Hệ thống xử lý khí thải công đoạn đùn ép tạo sợi

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải

4. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi

9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học

10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại

5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Chương V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải

2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Chương VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Cam kết

2. Kiến nghị

Xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy bao bì nhựa

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1. Các hạng mục công trình của dự án

Bảng 1. 2. Bảng nhu cầu sử dụng nguyên liệu vật liệu, hóa chất phục vụ quá trình sản xuất của nhà máy

Bảng 1. 3.. Nhu cầu sử dụng một số nhiên liệu khác của nhà máy

Bảng 1.4. Dự báo tổng nhu cầu sử dụng nước của dự án

Bảng 3. 1. Danh mục các công trình bảo vệ môi trường

Bảng 3. 2. Thông số của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Bảng 3. 3. Tổng hợp lượng chất thải rắn thông thường

Bảng 3. 4. Hiện tượng nguyên nhân, biện pháp khắc phục sự cố xử lý nước thải

Bảng 5. 2. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Bảng 5. 3. Kế hoạch quan trắc trong giai đoạn vận hành ổn định hệ thống xử lý khí thải

Bảng 5. 4. Kế hoạch quan trắc trong giai đoạn điều chỉnh công trình xử lý khí thải

Bảng 5. 5. Bảng dự trù kinh phí

 

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1. Vị trí của Nhà máy sản xuất bao bì PP và PE + BOPP

Hình 1. 2. Sơ đồ quy trình sản xuất bao bì nhựa PP

Hình 1. 3. Hình ảnh máy kéo sợi của nhà máy

Hình 1. 4. Sơ đồ công nghệ sản xuất bao bì PE + BOPP

Hình 1. 5. Sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo bản in của nhà máy

Hình 1. 6. Sơ đồ quy trình gia công vải không dệt

Hình 1. 7. Sơ đồ quy trình sản xuất bao bì vải không dệt

Hình 1. 8. Sản phẩm bao bì PE+BOPP

Hình 1. 9. Sản phẩm bao bì PP

Hình 1. 10. Vải PP dạng cuộn

Hình 1. 11. Sản phẩm bao bì vải không dệt

Hình 3. 1. Mô tả hệ thống thoát nước mưa

Hình 3. 2. Vị trí điểm xả nước mưa

Hình 3. 3. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Hình 3. 4. Sơ đồ hệ thống tuần hoàn nước làm mát

Hình 3. 5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt sau cải tạo

Hình 3. 6. Vị trí trạm xử lý nước thải

Hình 3. 7. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải công đoạn in

Hình 3. 8. Vị trí hệ thống xử lý khí thải khu vực in

Hình 3. 9.  Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải công đoạn tráng, ghép màng

Hình 3. 10. Vị trí hệ thống xử lý khí thải khu vực tráng, ghép màng

Hình 3. 11. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải công đoạn đùn ép tại sợi

Hình 3. 12. Vị trí hệ thống xử lý khí thải khu vực kéo sợi

Hình 3. 13. Nguyên lý của hệ thống thông gió tự nhiên

Hình 3. 14. Nguyên lý sử dụng quạt thông gió

 

Dự án Nhà máy sản xuất bao bì PP và PE + BOPP do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương làm chủ đầu tư đã có Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1911/QĐ-UBND ngày 15/08/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1. Công suất của dự án đầu tư

- Quy mô của dự án đầu tư: Sản xuất các loại bao bì PP và PE + BOPP (không tái chế phế liệu và sản xuất sản phẩm từ phế liệu) với công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm.

- Tổng diện tích thuê nhà xưởng: 29.393 m2.

Bảng 1. 1. Các hạng mục công trình của dự án

TT

Các hạng mục công trình

Diện tích (m2)

Mô tả kết cấu

I

Các hạng mục công trình chính

Nhà xưởng + kho

(bao gồm nhà văn phòng và nhà ăn ca)

13173,1

- Nhà xưởng (khu vực in, kéo sợi, may…) + kho tầng 1; Tường gạch thưng tôn;

- Văn phòng, khu vực dệt bao tầng 2; Tường gạch thưng tôn;

- Nhà ăn ca tầng 3: Tường gạch thưng tôn; Mái lợp tôn.

II

Các hạng mục công trình phụ trợ

Nhà bảo vệ + nhà hút thuốc

37,2

Tường gạch, BTCT

Nhà để xe công nhân 2 tầng

280

Khung thép, mái lợp tôn

Trạm điện hạ thế

112

BTCT

Sân + trạm bơm giếng khoan

120

BTCT

Hồ điều hòa

585

BTCT

Nhà xe 2 tầng

400

Khung thép, mái lợp tôn

Nhà kho

360

Tường gạch, BTCT

Khu xử lý nước thải sinh hoạt

42

Kết cấu khung thép; mái lợp tôn

Khu chứa chất thải

200

Tường gạch, mái tôn

10 

Bể nước ngầm

50 m3

BTCT, Xây ngầm

11 

Bể tự hoại

30 m3/4bể

Đáy và nắp bể BTCT, tường xây gạch đặc, xây ngầm

Tổng diện tích xây dựng

15.309,3

-

Diện tích sân, đường nội bộ, tiểu cảnh

6.580,49

-

Diện tích cây xanh, thảm cỏ

3.839

-

Đất dự trữ

3.664,21

-

Tổng diện tích đất

29.393

-

 

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a. Quy trình công nghệ sản xuất bao bì nhựa PP (Đã đầu tư lắp đặt)

Hình 1. 2. Sơ đồ quy trình sản xuất bao bì nhựa PP

Thuyết minh quy trình

Nguyên liệu chính để sử dụng trong cả quá trình sản xuất của nhà máy chính là hạt nhựa PP (Poly propylene). Hạt nhựa nhập về được người công nhân kiểm tra ngoại quan trước khi đưa vào các công đoạn tiếp theo của quy trình sản xuất.

Kéo sợi: Hạt nhựa PP được phối trộn với bột màu và bơm hút đưa lên máy kéo sợi, tại đây dưới tác dụng của nhiệt độ (180°C- 260°C), nhựa PP được biến tính dẻo và dễ dàng kéo dài thành sợi mỏng theo khuôn của máy. Khu vực này nhiệt độ khá lớn do đó chủ cơ sở sử dụng nước để làm mát máy móc, tăng tuổi thọ của máy. Nước làm mát này được cấp từ nước giếng khoan đã qua xử lý của nhà máy, và tuần hoàn để sử dụng. Tổng lưu lượng nước sử dụng trong các bồn chứa ban đầu là khoảng 20m3, lượng nước bốc hơi chiếm khoảng 5% lượng nước sử dụng, do đó lượng nước bổ sung để làm mát mỗi ngày là khoảng 1 m3/ngày đêm. Công đoạn kéo sợi được thực hiện bằng hệ thống máy móc hiện đại, khép kín.

Hình 1. 3. Hình ảnh máy kéo sợi của nhà máy

Dệt: Sợi nhựa sau khi kéo được đưa vào máy dệt để tạo thành các dải dệt lớn và dài tùy theo từng đơn hàng. Các dải này được cuộn lại thành nhiều lô lớn để dễ dàng vận chuyển và sản xuất.

Tráng, ghép màng: Đối với một số loại sản phẩm bao bì PP theo yêu cầu của đơn hàng mới thực hiện công đoạn tráng, ghép màng này để đảm bảo cho không khí và nước khó lọt qua các khe hở của sợi dệt.

Cắt: Sau khi tráng màng xong, sản phẩm được đưa vào máy để cắt thành các mảnh vải nhựa theo kích thước yêu cầu của sản phẩm.

In: Các tấm vải nhựa cắt sẵn hoặc cuộn chưa cắt sẽ được đưa vào máy in để in logo, thông tin của khách hàng theo yêu cầu. Công đoạn in này sử dụng mực in pha với dung môi toluen/IPA (Iso Propyl Alcohol) tùy theo mỗi loại sản phẩm mà tỉ lệ mực in pha sẽ khác nhau, nhưng trung bình tỉ lệ khối lượng mực in và dung môi được pha là 3 mực in: 1 dung môi. Công đoạn này phát sinh một lượng hơi dung môi phát tán ra môi trường không khí khu vực xung quanh.

Ở công đoạn này, mực in thừa sau quá trình được thu gom theo chất thải nguy hại. Các thiết bị in được vệ sinh định kỳ bằng dung môi khi chuyển đổi in mã hàng mới. Người công nhân sẽ dùng giẻ lau có thấm dung môi để vệ sinh thiết bị in (Tần suất vệ sinh thiết bị phụ thuộc vào từng mã hàng in và hoạt động sản xuất của nhà máy). Giẻ lau từ hoạt động vệ sinh được thu gom theo CTNH.

May: Tiếp đó sản phẩm được đưa vào may cạnh tạo thành sản phẩm hoàn thiện.

Lồng túi: Sau đó các túi nhựa PE được lồng vào bên trong bao bì tạo thành lớp bảo vệ của bao bì. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm sẽ được lồng túi hoặc không.

Đóng kiện: Các sản phẩm bao bì PP này sẽ được đưa vào máy để xếp hàng và đóng kiện trước khi xuất hàng.

b. Quy trình công nghệ sản xuất bao bì PE + BOPP (Đã đầu tư lắp đặt)

 Hình 1. 4. Sơ đồ công nghệ sản xuất bao bì PE + BOPP 

Thuyết minh quy trình

Nguyên liệu chính để sử dụng trong cả quá trình sản xuất của nhà máy chính là hạt nhựa PP (Poly propylene), PE (Poly Ethylene) và màng BOPP (Biaxial Oriented Polypropylene). Nguyên liệu nhập về được người công nhân kiểm tra ngoại quan trước khi đưa vào các công đoạn sản xuất.

Kéo sợi: Hạt nhựa PP được bơm hút đưa lên máy kéo sợi, tại đây dưới tác dụng của nhiệt độ (180°C- 260°C), nhựa PP được biến tính dẻo và dễ dàng kéo dài thành sợi mỏng theo khuôn của máy. Khu vực này nhiệt độ khá lớn do đó chủ cơ sở sử dụng nước để làm mát máy móc, tăng tuổi thọ của máy. Nước làm mát này được cấp từ nước giếng khoan đã qua xử lý của nhà máy và tuần hoàn để sử dụng. Tổng lưu lượng nước sử dụng trong các bồn chứa ban đầu là khoảng 20m3, lượng nước bốc hơi chiếm khoảng 5% lượng nước sử dụng, do đó lượng nước bổ sung để làm mát mỗi ngày là khoảng 1 m3/ngày đêm. Công đoạn kéo sợi được thực hiện bằng hệ thống máy móc hiện đại, khép kín. Do vậy, không làm phát sinh khí thải ra ngoài môi trường (Hình ảnh máy kéo sợi được thể hiện tại quy trình sản xuất bao bì nhựa PP phía trên).

Dệt: Sợi nhựa sau khi kéo được đưa vào máy dệt để tạo thành các dải dệt lớn và dài tùy theo từng đơn hàng. Các dải này được cuộn lại thành nhiều lô lớn để dễ dàng vận chuyển và sản xuất.

Ghép màng BOPP: Màng BOPP là màng nhựa được mua sẵn về, trên đó đã có sẵn các mặt in, logo của khách hàng hoặc màng được nhập về và in tại công ty. Sau đó chỉ cần chồng xếp màng BOPP lên vải dệt và cho vào máy ghép để ghép lại với nhau.

Bản chất của quá trình ghép màng như sau: Vận hành trên máy ghép màng, một đầu là cuộn vải (còn gọi là manh) và một đầu là màng BOPP (nhập mua), ở giữa là một lớp nhựa trong được tạo ra từ hạt nhựa PP (máy chạy có gia nhiệt, tùy thuộc từng mã hàng sẽ có nhiệt độ khác nhau). Sau khi qua máy ghép màng, vải dệt và mạng BOPP được ghép lại với nhau.

Cắt: Sau đó sản phẩm được đưa vào máy để cắt thành các mảnh vải theo kích thước yêu cầu của sản phẩm.

Thổi túi: Các hạt nhựa PE được đưa vào máy thổi túi để thổi thành các ống túi nhựa mỏng, trong dai và có độ bền cao, chống nước, chống thấm. Các ống túi này được cắt ngắn thành từng khúc theo kích thước của sản phẩm.

Lồng túi: Sau đó các túi nhựa PE được lồng vào bên trong bao bì đã được ghép màng BOPP tạo thành hai lớp bảo vệ của bao bì.

May: Tiếp đó sản phẩm được đưa vào may cạnh tạo thành sản phẩm hoàn thiện.

Đóng kiện: Các sản phẩm bao bì PE+BOPP này sẽ được đưa vào máy để xếp hàng và đóng kiện trước khi xuất hàng.

c) Quy trình công nghệ chế tạo bản in sản phẩm bao bì (Chưa đầu tư lắp đặt)

Hình 1. 5. Sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo bản in của nhà máy

Thuyết minh quy trình: Quy trình in bao bì gồm các bước:

- Thiết kế mẫu: Công ty liên hệ với khách hàng để biết ý tưởng của khách hàng. Sau đó bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành thiết kế đồ họa, thiết kế cấu trúc và bố trí khổ, khuôn để tính chi phí. Sau đó tiến hành làm thử mẫu để kiểm tra cấu trúc. Sau công đoạn thiết kế đồ họa để tạo ảnh và xử lý ảnh để làm film. Tiếp theo, tiến hành in thử, làm thử, gửi khách hàng kiểm duyệt trước khi tiến hành in sản phẩm đại trà.

- Sau khi thiết kế mẫu đảm bảo yêu cầu của khách hàng, bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành chế tạo bản in.

- Bình bản: là khâu sắp xếp các file đã thiết kế lên các khổ khuôn in, tạo ra những bản in mềm định dạng bằng file PDF để chuyển xuống công đoạn chế bản in;

- Chế bản in: Gồm chụp bản và khắc bản in.

- Chụp bản: Đặt khuôn in đã gắn film vào máy chụp khoảng 30 – 250 giây (Tùy thuộc vào loại bóng UV sử dụng). Bản chất của quá trình chụp bản là chiếu sáng bằng tia UV lên bề mặt phim, dưới tác dụng của ánh sáng những nơi có chữ, hình ảnh, logo trên film được giữ lại.

-  Sau quá trình chụp bản, khắc bản, bản in được rửa bằng máy rửa sử dụng dung môi hữu cơ (thành phần: butanol, Toluen, Isopropanol), thời gian rửa bản khoảng từ 3 -5 phút. Sau khi rửa bản in được sấy khô ở nhiệt độ 600C, máy rửa bản có hệ thống sấy đi kèm.

- Dung môi bẩn sẽ được đem qua máy lọc, tách dung môi và cặn bẩn khỏi nhau. Cặn bẩn được thu gom tại khu vực rác thải nguy hại, thuê đơn vị có chức năng xử lý theo quy định. Lượng cặn thải bỏ khi dự án hoạt động ổn định khoảng 10kg/năm. Máy rửa bản in và máy tái chế dung môi đều là các thiết bị kín, trong quá trình sử dụng không được mở nắp, do vậy, không làm phát sinh hơi dung môi ra ngoài môi trường.

- Khắc bản: Sau khi rửa, sấy khô bản in được đem đi khắc bản. Bản chất là quá trình sử dụng tia sáng UVA và UVC chiếu lên bản in đã chụp trong khoảng thời gian từ 6 – 30 phút nhằm định hình chữ, hình ảnh, logo cần in và tạo độ chống dính cho bản in.  

Sau khi chế tạo xong, bản in sẽ được chuyển đến các quy trình sản xuất có thực hiện hoạt động in.

d) Quy trình công nghệ sản xuất bao bì vải không dệt (Chưa đầu tư lắp đặt)

+ Quy trình gia công vải không dệt:

Hình 1. 6. Sơ đồ quy trình gia công vải không dệt

Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu sử dụng chính để gia công vải không dệt là các cuộn vải không dệt được nhập về.

- Công đoạn cắt: Các cuộn vải được đưa vào máy cắt nhằm chia vải thành từng mảnh theo kích thước yêu cầu của sản phẩm.

- Công đoạn đóng gói, xuất kho: Sản phẩm sau khi cắt được đóng gói và chuyển giao cho khách hàng. Các thao tác đóng gói được thực hiện thủ công hoặc bằng máy, bao bì đóng gói được nhà máy nhập từ bên ngoài về.

 

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG XIC CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

(Đính kèm Hợp đồng số 24/HĐTV/MP-SFVN)

(V/v Bổ sung hạng mục Lập hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường cấp tỉnh và Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022 cho Nhà máy sản cuất của Công ty TNHH Sun Field Việt Nam

và điều chỉnh giá trị, hình thức thanh toán của Hợp đồng)

Căn cứ Hợp đồng số 24/HĐTV/MP-SFVN giữa Công ty TNHH Sun Fileld Việt Nam và Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương;

Căn cứ công văn số 3105/CV-MP ngày 31/05/2022 V/v: Làm rõ việc bổ sung hạng mục đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định của Công ty TNHH Sun Field Việt Nam.

Bên A

: CÔNG TY TNHH SUN FILELD VIỆT NAM

Địa chỉ trụ sở

: Số 42 VSIP, đường số 3, KCN Việt Nam – Singapore, P.Bình Hòa, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Điện thoại

: 0274 3766 022

 

Mã số thuế

: 3701418175

Đại diện 

: Ông Trần Văn Mẫn

Chức vụ: Tổng Giám Đốc

 

BÊN B

: CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ trụ sở

: 28B Mai Thị Lựu, P.Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM

Địa chỉ VPĐD

: 109 Chung cư B1 Trường Sa, Phường 17, quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Điện thoại

: 0903649782

Mã số thuế

: 0305986789

Điện thoại

: 0913031102

 

Đại diện 

: Ông Nguyễn Văn Thanh

Chức vụ: Giám đốc

Hôm nay, ngày    tháng    năm 2022;

Sau khi thảo luận, hai bên cùng thỏa thuận thống nhất ký phụ lục hợp đồng số 01 Lập hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường cấp tỉnh (Sau đây gọi tắt là “GPMT”) và Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022 với các điều khoản như sau:

 

ĐIỀU 1. BỔ SUNG KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

Hai bên thống nhất bổ sung nội dung công việc: thực hiện lập hồ sơ xin cấp GPMT và hỗ trợ lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022 thay cho Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. Nội dung công việc Bên B cần bổ sung như sau:

· Lập hồ sơ xin cấp GPMT cấp tỉnh cho Nhà máy sản cuất của Công ty TNHH Sun Field Việt Nam tại Số 42 VSIP, đường số 3, KCN Việt Nam – Singapore, P. Bình Hòa, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương.

· Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022 cho Nhà máy sản cuất của Công ty TNHH Sun Field Việt Nam tại Số 42 VSIP, đường số 3, KCN Việt Nam – Singapore, P. Bình Hòa, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương.

ĐIỀU 2. SẢN PHẨM HỢP ĐỒNG

· Một (01) Giấy phép môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

· Một (01) Cuốn Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có dấu xác nhận của cơ quan chức năng.

ĐIỀU 2. ĐIỀU CHỈNH GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG VÀ THANH TOÁN

· Điều chỉnh giá trị hợp đồng:

TT

Hạng mục

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Lập hồ sơ đề nghị cấp GPMT

Giấy phép

1

131.000.000

131.000.000

2

Lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022

Báo cáo

1

26.000.000

Miễn phí

TỔNG

131.000.000

Bằng chữ: Một trăm ba mươi mốt triệu đồng

Ghi chú:

Tổng giá trị hợp đồng trên chưa bao gồm thuế VAT;

Tổng giá trị hợp đồng trên chưa bao gồm:

Chi phí thẩm định Giấy phép môi trường theo quy định nộp vào ngân sách nhà nước. (Quy định tại Biểu mức thu phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường Ban hành kèm theo Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương).

+  Các chi phí phát sinh khác theo quy định của cơ quan nhà nước.

· Điều chỉnh phương thức thanh toán:

Bên A thanh toán 04 (bốn) đợt cho bên B bằng hình thức chuyển khoản:

1. Đợt 1: Bên A tạm ứng cho Bên B đến 30% giá trị hợp đồng điều chỉnh (chưa bao gồm VAT 10%) tương ứng với số tiền 39.300.000 đồng trong vòng 05 ngày làm việc sau khi ký hợp đồng. Hồ sơ thanh toán gồm:

ü Giấy đề nghị tạm ứng đợt 1 của Bên B: 01 bản gốc.

ü Phụ lục hợp đồng có chữ ký và đóng dấu của đại diện hai Bên.

2. Đợt 2: Bên A tạm ứng cho Bên B đến 40% giá trị hợp đồng điều chỉnh (chưa bao gồm VAT 10%) tương ứng với số tiền 52.400.000 đồng trong vòng 05 ngày làm việc sau khi có biên nhận nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường. Hồ sơ thanh toán gồm:

ü Giấy đề nghị tạm ứng đợt 2 của bên B: 01 bản gốc.

ü Biên nhận nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường: 01 bản scan.

3. Đợt 3: Bên A thanh toán cho bên B đến 30% giá trị còn lại hợp đồng điều chỉnh (chưa bao gồm VAT 10%) tương ứng số tiền 39.300.000 đồng trong vòng 05 ngày làm việc sau khi Bên B giao đủ hồ sơ thanh toán gồm:

ü Giấy đề nghị tạm ứng đợt 3 của bên B: 01 bản gốc.

ü Giấy phép môi trường: 01 bản gốc.

ü Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022: 01 bản gốc

ü Biên bản thanh lý hợp đồng có chữ ký và đóng dấu của đại diện hai Bên.

ĐIỀU 3. ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN THỰC HIỆN

Hai bên thống nhất gia hạn tiến độ thực hiện Hợp đồng.

· Tiến độ thực hiện hạng mục lập hồ sơ xin cấp GPMT: 65 ngày làm việc kể từ ngày ký phụ lục hợp đồng số 01 và Bên A cung cấp đầy đủ hồ sơ theo phiếu thông tin Bên B yêu cầu .

· Tiến độ thực hiện Báo cáo công tác Bảo vệ môi trường năm 2022: 15 ngày làm việc kể từ ngày Bên A cung cấp đầy đủ hồ sơ theo phiếu thông tin Bên B yêu cầu. (Bên B nộp hồ sơ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trước ngày 5/01/2023 theo quy định).

ĐIỀU 4. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

· Hai bên cam kết thực hiện các nội dung trong phụ lục hợp đồng này.

· Các điều khoản khác của hợp đồng không thay đổi.

· Phụ lục 01 là một phần không thể tách rời của Hợp đồng số số 24/HĐTV/MP-SFVN giữa Công ty TNHH Sun Fileld Việt Nam và Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương.

· Phụ lục được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

ĐẠI DIỆN BÊN A

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN BÊN B

 

 

 

 

Xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy bao bì nhựa

GỌI NGAY -  0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha