Hồ sơ đề xuất xin giấy phép môi trường cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy công nghiệp
Ngày đăng: 08-06-2022
913 lượt xem
Hồ sơ đề xuất xin giấy phép môi trường cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy công nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có)
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có)
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có)
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có)
4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có)
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm
CHƯƠNG VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
PHỤ LỤC 1. CÁC GIẤY TỜ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN
PHỤ LỤC 2. CÁC BẢN VẼ LIÊN QUAN CỦA DỰ ÁN
1. Tên dự án đầu tư và Hồ sơ đề xuất xin giấy phép môi trường cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy công nghiệp
- Tên dự án đầu tư: DỰ ÁN NHÀ MÁY CÔNG NGHIỆP NEW BEST WIRE VIỆT NAM.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Lô số CN1-1, KCN Minh Quang, phường Bạch Sam, thị xã Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên.
- Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan tới môi trường của dự án đầu tư: UBND tỉnh Hưng Yên.
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 02 tháng 04 năm 2021 của UBND tỉnh Hưng Yên về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy công nghiệp New Best Wire Việt Nam của Công ty TNHH công nghiệp New Best Wire Việt Nam.
- Quy mô hạng mục công trình của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án nhóm B (Dự án thuộc lĩnh vực Công nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật đầu tư công có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng (cụ thể tổng mức đầu tư của dự án là 700 tỷ 500 triệu đồng).
+ Các công trình chính: nhà điều hành 420m2; nhà xưởng số 1: 9.792m2; nhà xưởng số 2: 3.520m2; khu vực gia công bên ngoài (có mái che nối nhà xưởng 01 và nhà axit số 3): 1.190m2; khu vực bố trí công đoạn tẩy rửa (trong khu nhà axit số 3): 165m2.
+ Các công trình phụ trợ: Nhà để xe, phòng bơm, nhà bảo vệ, khu vực bể khí hóa lỏng, đường giao thông nội bộ, cây xanh, khu đất dự trữ.
+ Công trình bảo vệ môi trường: Khu lưu giữ chất thải; hệ thống thu gom, thoát nước mưa và nước thải; hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt; hẹ thống xử lý nước thai sản xuất; hệ thống xử lý hơi axit, hơi dung môi sơn.
2. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1. Công suất dự án đầu tư - xin giấy phép môi trường
*) Mục tiêu dự án:
- Sản xuất, gia công dây thép carbon, dây thép hợp kim, dây thép không gỉ cao cấp bằng công nghệ căng dây thép.
- Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng bán buôn (không thành lập cơ sở bán buôn) các hàng hóa có mã HS sau: 7213, 7221, 7227.
*) Quy mô công suất:
- Quy mô công suất thiết kế: 52.800 tấn/năm.
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Sản phẩm đầu ra của dự án là dây thép hợp kim và dây thép carbon, dây thép không gỉ. Trong đó quy trình sản xuất dây thép hợp kim và dây thép carbon có các bước sản xuất tương tự nhau nên có chung quy trình sản xuất; dây thép không gỉ có quy trình sản xuất riêng.
3.2.1. Quy trình sản xuất dây thép carbon và dây thép hợp kim
Do dự án phân bố các khu vực sản xuất khác nhau: khu tẩy gỉ, tẩy rửa, xử lý bề mặt, khu gia công, khu ủ, khu căng kéo dây thép..., đảm bảo phù hợp với các thiết bị máy móc của dự án. Quy trình sản xuất của dự án gồm các bước chính:
+ Xử lý bề mặt: tác dụng tẩy rửa, tẩy gỉ cuộn thép trước khi thực hiện căng kéo dây thép.
+ Căng kéo dây thép: Sau khi đã xử lý bề mặt cuộn thép được đưa vào công đoạn kéo căng dây. Đây là công đoạn quan trọng tạo kích thước cơ bản của sản phẩm và chất lượng cho sản phẩm. Công đoạn sử dụng thiết bị căng kéo dây liên tục và đảo ngược (15 thiết bị) để kéo căng dây thép làm cho dây thép đạt được kích cỡ theo yêu cầu.
+ Khâu ủ dây thép: Dây thép sau khi căng kéo được cắt, đấu chia cuộn và đưa vào thiết bị ủ chuyên dụng trong môi trường khí trơ làm tăng độ bền của dây thép.
+ Xử lý bề mặt dây thép: Đây chính là công đoạn tẩy rửa và xử lý bề mặt dây thép đảm bảo dây thép sáng, bóng, bền và thẩm mỹ.
+ Căng kéo dây thép tạo thành phẩm: Sau khi đã xử lý bề mặt, dây thép được căng kéo để phủ lớp bảo vệ bên ngoài dây thép, đóng cuộn, tạo sản phẩm.
Với công nghệ của dự án đảm bảo sản phẩm dây thép đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
a. Quy trình sản xuất tổng thể
Thuyết minh quy trình xin giấy phép môi trường
* Nguyên liệu: Nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất của dự án là các cuộn dây thép carbon, thép hợp kim đã được tinh luyện, không chứa các tạp chất; tại dự án không sử dụng phế liệu để sản xuất; các hóa chất, bột căng kéo dây thép, dầu kéo, …
Các nguyên liệu nhập về được kiểm tra đảm bảo yêu cầu (loại thép, kích cỡ, nồng độ các hóa chất, ....) được nhập kho bảo quản, nguyên liệu không đạt yêu cầu được trả lại nhà cung cấp.
* Khâu xử lý bề mặt: Đây chính là công đoạn tẩy rửa (tẩy gỉ) ban đầu:
- Thép nguyên liệu được đưa đến các bể tẩy rửa (04 bể) để tẩy gỉ. Mỗi 01 bể chứa HCl có 01 bể chứa nước sạch ngay sau. Thép được cầu trục tự động đưa vào bể chứa dung dịch HCl 20 % để tẩy gỉ trên bề mặt dây thép, cuộn dây thép được nhúng gập trong bể. Bể có kích thước 5mx3,1mx2,9m, dung dịch HCl trong bể duy trì tối đa 30m3.
- Sau đó, thép được cầu trục nhúng sang bể nước nóng (hơi nóng cấp vào bể từ nồi hơi) để rửa sạch axít bám trên bề mặt. Bể chứa nước có kính thước 5mx2mx3m, lượng nước trong bể 20 m3, nhiệt độ trong bể duy trì ở mức 50-60oC. Thời gian tẩy rửa mỗi mẻ: 15 phút tùy theo từng loại sản phẩm, nguyên liệu. Khi không hoạt động tẩy rửa, không thực hiện cấp hơi nóng; nhiệt độ trong bể ở nhiệt độ thường.
- Pha dung dịch tẩy gỉ ban đầu: Nước sạch được cấp vào bể, dung dịch HCl 32% được tự động cấp vào bể với tỷ lệ để đạt được tổng dung tích trong bể là 30 m3, dung dịch đạt nồng độ 20%. Tùy theo thời điểm khi cặn trong bể nhiều, dung dịch không đảm bảo cho việc tẩy rửa, sẽ thực hiện thay thế. Toàn bộ dung dịch thải được đưa về 02 bể chứa axit thải có nắp đậy với kích thước 5,5mx3,2mx2,55m và 1,25mx3,2mx2,9m để lưu giữ; lượng cặn sẽ thuê đơn vị có chức năng đến thu gom, xử lý; dung dịch nước trong được đưa về hệ thống xử lý nước thải sản xuất của dự án với lượng thải lớn nhất 20 m3/lần. Các bể tẩy gỉ không thay thế đồng loạt tại cùng thời điểm, thực hiện luân phiên thay thế thải bỏ dung dịch axit thải.
- Bể nước nóng: hàng ngày được bổ sung lượng bay hơi thất thoát khoảng 1m3/bể, định kỳ 1 đến 4 tuần sẽ thực hiện thải bỏ hoàn toàn. Nước thải sẽ theo đường ống thoát nước đưa về 02 bể gom nước thải với các dòng thải khác để ổn định lưu lượng, điều hòa nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải sản xuất của dự án. 02 bể chứa nước thải có kích thước 5,5mx3,2mx2,55m và 1,25mx3,2mx2,9m, có lắp đậy đảm bảo an toàn.
Sau khi các cuộn thép được rửa, cầu trục giữ cuộn thép bên trên mặt bể rửa để cuộn thép khô tự nhiên trước khi đưa sang công đoạn kéo căng dây.
* Khâu căng kéo dây thép: Dự án kéo dây bằng công nghệ căng dây dùng bột căng dây chuyên dụng. Dây thép được căng thiết bị, sau đó dưới tác dụng của một loạt các thiết bị kéo liên tục, thiết bị kéo đảo chiều thực hiện kéo và căng dây thép liên tục giúp cho dây thép thu nhỏ dần kích thước, khi đạt được kích thước theo mong muốn thì thực hiện cuộn dây và chia thành cuộn với khối lượng phù hợp
Tại công đoạn này dự án sử dụng bột căng dây có tác dụng bôi trơn, giảm bớt masat để thực hiện kéo dây dễ dàng, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Đầu dây thép sau khi vào thiết bị kéo, bồn căng từ bồn chứa được thiết bị (mắt cacbua Vonfram) tự động đưa bột đến cửa và phủ lên dây thép khi đi qua cửa ra bột (đảm bảo lượng bột vừa đủ phủ lên dây, lượng dư nhỏ rơi xuống đáy thiết bị. Dây thép tiếp tục được kéo cho đến khi đạt được kích thước theo mong muốn, sau đó quấn dây tạo cuộn theo đúng kích cỡ, khối lương yêu cầu. Quá trình này phát sinh bột căng dây lẫn bột sắt. Lượng bột thải này được thu gom đưa về khu lưu giữ chất thải như đối với chất thải nguy hại. Định kỳ thuê đơn vị có chức năng thu gom, xử lý.
* Khâu ủ nhiệt: Dây thép sau khi được kéo căng và chia cuộn sẽ được đưa vào lò ủ nhiệt. Với đặc thù dự án sản xuất sản phẩm dây thép chất lượng cao, trong đó có công đoạn ủ (cần cung cấp trực tiếp khí Nito vào lò ủ tạo môi trường trơ), với mục đích làm cho sản phẩm sáng, bóng và đạt chất lượng tốt nhất. Sau khi các cuộn thép được đưa vào lò ủ, lò ủ được gia nhiệt bằng điện lên nhiệt độ 500-850oC và được duy trì ở mức nhiệt độ trên trong 2giờ. Methanol và N2 được cấp tự động vào lò ủ làm tăng độ sáng bóng, tính chất của thép. Sau 2 giờ, nhiệt độ được giảm dần và làm giảm nhiệt độ của thép, thép được lấy ra đưa đến quy trình sản xuất tiếp theo.
- Về việc lắp đặt thiết bị tạo khí Nitơ: Tại dự án để cấp khí Nito cho lò ủ, dự án sử dụng thiết bị tạo khí Nito. Thiết bị tạo khí Nitơ để phục vụ nhu cầu sản xuất cho dự án là rất cần thiết, vì sản phẩm dây thép cần được chế tạo trong môi trường không chứa khí ôxi. Thiết bị được chế tạo đồng bộ cùng với dây chuyển ủ dây thép và cung cấp trực tiếp khí Nitơ vào lò ủ dây thép. Thiết bị tạo khí Nitơ được đặt trên diện tích là 14m2 (dài x rộng = 7 x 2m) trong nhà xưởng số số 2 (ký hiệu hạng mục 9 trên bản vẽ mặt bằng tổng thể). Chủ dự án cam kết tại dự án sử dụng 02 thiết bị tách lọc khí Nitơ từ không khí với công suất tối đa 100m3/h; áp suất 8,5bar để sản xuất khí nitơ cung cấp cho dây chuyền sản xuất của dự án; Các thiết bị đi kèm của 02 máy tạo Nitơ, hệ thống đường cấp khí gas (LPG) được kiểm định chất lượng và có CO/CQ rõ ràng, đồng thời duy trì hiệu lực kiểm định theo quy định của pháp luật. Máy tạo Nitơ là thiết bị sản xuất với công suất nhỏ và áp suất của khí trong thiết bị khá thấp khoảng 8,5bar nên khả năng gây cháy nổ là rất thấp.
Quy trình hoạt động của máy tạo nitơ là sử dụng máy nén khí để cấp không khí vào máy tạo nitơ và sử dụng máy sấy đông lạnh và bộ lọc chính xác để lọc ra hầu hết dầu, khí, độ ẩm và tạp chất trong không khí, sau đó đi vào rây phân tử trong tháp, oxy được hấp thụ trong các lỗ mịn của sàng phân tử cacbon bằng áp suất không khí, và nitơ cần thiết được thải vào thùng chứa, và nitơ có độ tinh khiết cao được tạo ra qua các chu kỳ lặp lại của quá trình (Sơ đồ chi tiết công nghệ được đính kèm báo cáo).
Tại dự án sử dụng 02 Máy nén khí để cấp không khí vào thiết bị tạo khí Nitơ.
+ Máy nén khí 1: là một thiết bị chuyển đổi năng lượng cơ học của động cơ thành năng lượng áp suất hoặc động năng, và được sử dụng để tăng Áp suất Không khí tạo ra khí nén. Trong máy nén khí, không khí được nén bằng cách hút vào khí quyển, do đó làm giảm thể tích và tăng áp suất của nó. Máy nén khí là một thiết bị đa chức năng dùng để cung cấp khí nén ở áp suất cần thiết.
+ Máy nén khí 2: Máy nén khí dạng vít xoắn. Do thiết kế máy nén khí dạng vít xoắn, cùng ở 1 mã lực, máy nén khí vít xoắn có lượng xả khí lớn hơn so với máy nén khí truyền thống; đó cũng là do thiết kế rôto của máy nén khí vít xoắn ngày càng hoàn thiện hơn, điều này cũng giúp cải thiện sản lượng khí, hiệu suất của máy nén khí vít xoắn. Nguyên lý hoạt động của máy nén khí vít xoắn là sử dụng cánh quạt âm dương để quay khí nén tạo ra khí điều áp nên nhiều nhà sản xuất cũng sử dụng tính năng này để điều khiển số vòng quay của động cơ bằng bộ biến tần ở phía động cơ để điều khiển thể tích tạo khí của máy nén khí vít xoắn. Phương pháp này có thể sử dụng đầu khí khi không cần dịch chuyển lớn, có thể giảm tần số của động cơ và giảm số vòng quay để đạt được hiệu quả tiết kiệm năng lượng, và do được dẫn động bởi một tần số thay đổi nên khi máy nén khí vít xoắn khởi động sẽ không gây tác động cho người sử dụng lưới điện.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
*) Biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: xin cấp giấy phép môi trường
- Lập tổ vệ sinh môi trường tại nhà máy, hàng ngày đi quét dọn sạch sẽ các khu nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ăn, thu gom chất thải từ các thùng chứa đổ vào xe gom và đẩy rác đến khu lưu giữ chất thải rắn tạm thời.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ chuyên dụng về môi trường: chổi quét rác các loại; xẻng hót rác; xe đẩy rác; thùng chứa; găng tay; khẩu trang…
- Trong quá trình vận chuyển rác không để rác quá đầy làm rơi vãi chất thải ra ngoài, nếu bị vương vãi sẽ quét dọn ngay;
- Phân công ít nhất một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để đảm nhiệm việc phân định, phân loại và quản lý chất thải thông thường cũng như CTNH.
*) Công trình lưu giữ tạm thời:
Dự án đã xây dựng khu lưu giữ rác thải tạm thời có diện tích 100,2m2 và được chia làm 04 ngăn: ngăn chất thải sinh hoạt 27 m2; ngăn chất thải công nghiệp thông thường 20m2; ngăn chất thải tái chế 31 m2; ngăn chất thải nguy hại 22,2 m2.
Khu vực lưu giữ rác thải tạm thời của dự án được phân bổ thành nhiều ngăn nhỏ như trên nhằm mục đích thuận lợi cho công tác thu gom, phân loại rác thải ngay tại nguồn của dự án và thêm vào đó là tác dụng hướng dẫn thêm sự hiểu biết về rác thải và trách nhiệm phân loại rác thải của toàn bộ cán bộ công nhân viên dự án.
Đặc điểm chung của khu lưu giữ: khu lưu giữ được xây dựng kiên cố đảm bảo tránh các tác động tiêu cực của thời tiết (nắng, gió, nước mưa chảy tràn,…).
+ Thiết kế Khu lưu giữ: xây dựng dạng nhà xưởng tiền chế;
+ Tường gạch trát bao quanh cao 3,5m tính từ nền lên sau đó bắn mái tôn xung quanh; ngăn cách giữa các ngăn bằng tường gạch cao 3,5m và phía trên tường gạch sử dụng khung thép lưới B40.
+ Cấu tạo mái: mái tôn màu xà gồ thép C150×50×20×1,8; kèo thép.
+ Nền: được đổ bê tông gia cố chắc chắn, có cửa ra vào đối với mỗi ngăn lưu chứa; bố trí các rãnh thu kích thước rộng 100mm, sâu 100mm xung quanh và thiết kế 02 hố ga phía cuối các rãnh thu kích thước lần lượt 500×500mm và 400×400mm; là biện pháp phòng ngừa sự cố tràn đổ chất thải nguy hại dạng lỏng.
+ Cửa ra vào tại mỗi ngăn: Kích thước 1.500×2.000mm, vật liệu khung thép hộp 25×50×1,2 thép lưới B40 hoặc tôn phẳng dày 0,5mm nhằm đảm bảo thao tác bốc dỡ của người lao động và được gắn các biển cảnh báo theo quy định của pháp luật.
*) Biện pháp xử lý:
Toàn bộ chất thải phát sinh dự án không tự xử lý mà thuê đơn vị có chức năng là Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Công nghiệp & Môi trường Việt Nam theo hợp đồng số 001008/HDDXL2022 về “thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp thông thường, nguy hại”.
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
1.1. Dự báo về khối lượng CTNH phát sinh
Bảng 3.10. Dự báo về thành phần, khối lượng CTNH phát sinh
STT |
Chất thải |
Giai đoạn vận hành thử nghiệm (Tấn/3 tháng) |
Giai đoạn vận hành thương mại (tấn/năm) |
Mã số CTNH |
1 |
Bóng đèn huỳnh quang hỏng thải |
8 cái/3 tháng |
50 cái/năm |
16 01 06 |
2 |
Mực in, hộp đựng mực in thải từ khu vực văn phòng |
0,025 |
0,2 |
08 02 01 |
3 |
Giẻ lau dính dầu mỡ, hóa chất |
0,2 |
1 |
18 02 01 |
4 |
Dầu mỡ bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị thải bỏ |
0,35 |
2 |
17 02 04 |
5 |
Thùng đựng dầu mỡ hóa chất thải, sơn thải |
0,5 |
3 |
18 01 01 18 01 02; 18 01 03 |
6 |
Dung dịch tẩy gỉ thải bỏ; |
10 |
60 |
07 04 01 |
7 |
Dung dịch bể bôi trơn thải bỏ |
1 |
7 |
07 04 01 |
8 |
Cặn dung dịch bể axit oxalic thải |
0,5 |
4 |
07 04 01 |
9 |
Dung dịch bể chống gỉ sét thải |
2,5 |
20 |
07 04 01 |
10 |
Dầu kéo thải bỏ |
1,5 |
13 |
07 02 04 |
11 |
Pin, ác quy thải |
0,015 |
0,1 |
08 01 01 |
12 |
Bột kéo dây dính dầu thải bỏ |
5 |
30 |
19 06 01 |
13 |
Bavia kim loại dính dầu thải |
0,15 |
1 |
19 06 01 |
14 |
Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải sản xuất |
0,5 |
6 |
19 12 02 |
15 |
Cặn sơn thải |
0,025 |
0,2 |
08 01 01 |
16 |
Than hoạt tính thải |
0,1 |
0,6 |
08 01 01 |
17 |
Vật liệu cách nhiệt thải |
0,1 |
0,5 |
18 02 01 |
Hồ sơ đề xuất xin giấy phép môi trường cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy công nghiệp
4.2. Biện pháp thu gom, Công trình lưu giữ tạm thời CTNH
*) Biện pháp thu gom:
- Phân công ít nhất một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để đảm nhiệm việc phân định, phân loại và quản lý chất thải thông thường cũng như CTNH.
- Quản lý CTNH theo thông tư 36/2015/TT-BTNMT: Quy định về quản lý chất thải nguy hại, để đóng gói, lưu chứa CTNH.
- Toàn bộ CTNH phát sinh phải được lưu giữ trong khu vực lưu giữ tạm thời CTNH trong thời gian đợi các cơ quan chức năng tới thu gom, đưa đi xử lý.
*) Công trình lưu giữ CTNH của dự án:
- Dự án đã bố trí nhà lưu chứa chất thải nguy hại với diện tích 22,2 m2 được xây dựng bên cạnh khu vực lưu giữ chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp thông thường.
- Đặc điểm xây dựng: khu lưu giữ được xây dựng kiên cố đảm bảo tránh các tác động tiêu cực của thời tiết (nắng, gió, nước mưa chảy tràn,…).
+ Thiết kế Khu lưu giữ: xây dựng dạng nhà xưởng tiền chế;
+ Tường gạch trát bao quanh cao 3,5m tính từ nền lên sau đó bắn mái tôn xung quanh; ngăn cách giữa các ngăn bằng tường gạch cao 3,5m và phía trên tường gạch sử dụng khung thép lưới B40.
+ Cấu tạo mái: mái tôn màu xà gồ thép C150×50×20×1,8; kèo thép.
+ Nền: Nền của ngăn lưu giữ chất thải nguy hại được xây dựng hệ thống rãnh thu và hố gas để phòng ngừa, ứng phó với sự cố rò rỉ, đổ tràn chất thải nguy hại dạng lỏng. Nền khu lưu giữ chất thải nguy hại: bố trí các rãnh thu kích thước rộng 100mm, sâu 100mm xung quanh và thiết kế 01 hố ga BTCT phía cuối các rãnh thu kích thước 400×400mm; là biện pháp phòng ngừa sự cố tràn đổ chất thải nguy hại dạng lỏng.
+ Cửa ra vào tại mỗi ngăn: Kích thước 1.500×2.000mm, vật liệu khung thép hộp 25×50×1,2 thép lưới B40 hoặc tôn phẳng dày 0,5mm nhằm đảm bảo thao tác bốc dỡ của người lao động và được gắn các biển cảnh báo theo quy định của pháp luật.
+ Bên trong ngăn chứa mỗi loại chất thải nguy hại được lưu giữ trong các thùng chuyên dụng riêng biệt, có nắp đậy. Bên ngoài và bên trong ngăn lưu giữ chất thải nguy hại được dán các biển cảnh báo chất thải nguy hại ở vị trí đúng với tầm nhìn của mọi người, hoặc cao hơn một chút và dấu hiệu biển gồm hình tam giác đều, nền tam giác màu vàng, viền đen với các biểu tượng màu đen và chữ màu đen (nếu có) tương ứng với tính chất của loại chất thải và ý nghĩa cảnh báo theo TCVN 6707:2009.
*) Biện pháp xử lý: đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất máy công nghiệp
Hồ sơ đề xuất xin giấy phép môi trường cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy công nghiệp
Gửi bình luận của bạn